1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    arrow3 thích bài này.
  2. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    clip ấn độ phóng tên lửa đạn đạo angi 4
  3. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Không quân Ấn Độ chê tơi bời tiêm kích thế hệ 5 FGFA
    8:01 AM, 27/01/2014, Views: 11 | By Nhân Vũ
    VietnamDefence - Không quân Ấn Độ (IAF) chỉ trích chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 FGFA (Fifth Generation Fighter Aircraft) dựa trên PAK FA Т-50.

    [​IMG]
    Hình ảnh giả định tiêm kích FGFA của IAF (Parijat Gaur / www.parijatgaur.deviantart.com)

    Tờ Business Standard của Ấn Độ số ra ngày 22.1.2014 đăng tải bài báo “Russia can't deliver on Fifth Generation Fighter Aircraft: IAF” của Ajai Shukla, trong đó cho hay, IAFchỉ trích chương trình Nga-Ấn phát triển cho Ấn Độ tiêm kích thế hệ 5 FGFA (Fifth Generation Fighter Aircraft) trên cơ sở thiết kế tiêm kích thế hệ 5 PAK FA Т-50 của Nga.

    IAF đã quay ngoắt 180 độ khi chỉ trích dữ dội dự án Nga-Ấn hợp tác phát triển tiêm kích tương lai thế hệ 5 FGFA. Kể cả lúc này, khi mà New Delhi và Moskva đã ký hợp đồng 6 tỷ USD về việc hợp tác phát triển FGFA với những tính năng thiết kế riêng cho Ấn Độ Ấn Độ, IAF khẳng định rằng, người Nga sẽ không có khả năng hoàn thành những cam kết của mình về các tính năng của máy bay.
    Bởi lẽ FGFA được xem là cần thiết sống còn đối với tương lai của IAF, nên Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ А.К. Antony đã công khai bác bỏ mọi khả năng mua tiêm kích thế hệ 5 F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ khi nói rằng, FGFA sẽ là đủ. Năm 2007, New Delhi và Moskva đã nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của tiêm kích này khi ký hiệp định liên chính phủ đưa dự án này ra ngoài khuôn khổ các thủ tục mua sắm thông thường của Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Ngoài ra, các nhà khoa học Ấn Độ cũng nói rằng, kinh nghiệm tích lũy được với FGFA sẽ mang lại những khả năng cực kỳ quan trọng để phát triển tiêm kích thế hệ 5 hoàn toàn của Ấn Độ có tên AMCA (Advanced Medium Combat Aircraft).

    Tuy nhiên, bất chấp ưu tiên cao như thế dành cho FGFA, IAF vẫn phàn nàn với Bộ Quốc phòng Ấn Độ rằng, máy bay này sẽ không đủ tốt. Ngày 24/12/2013, tại cuộc gặp ở New Delhi dưới sự chủ trì của Cục trưởng Cục Công nghiệp quốc phòng Gokul Chandra Pati, các quan chức cao cấp của IAF đã nói rằng, FGFA có “những nhược điểm… về mặt tính năng và các đặc điểm kỹ thuật khác”.

    Business Standard đã đọc được biên bản cuộc họp này. Ba điểm phản đối chính của IAF đối với FGFA là: (а) Người Nga miễn cưỡng chia xẻ thông tin thiết kế quan trọng với Ấn Độ; (b) Các động cơ hiện tại của tiêm kích là AL-41F1 là không tương xứng vì chỉ là sự hiện đại hóa động cơ AL-31F của tiêm kích Su-30MKI; và (с) Máy bay quá đắt. Tuy nhiên, Ấn Độ đầu tư 6 tỷ USD vào việc hợp tác phát triển FGFA, “một tỷ lệ lớn của ngân sách mua sắm của IAF sẽ bị phong tỏa”.

    Ngày 15/1/2014, IAF đã nối lại cuộc tấn công ở New Delhi, trong cuộc gặp tại Bộ Quốc phòng để đánh giá tiến triển của chương trình FGFA. Phó Tham mưu trưởng IAF (DCAS), quan chức cao cấp phụ trách mua sắm của IAF đã tuyên bố rằng, động cơ của FGFA là không đủ mạnh, radar không tương xứng, các chi tiết tàng hình của nó được thiết kế kém, tỷ trọng của Ấn Độ trong các công việc quá nhỏ, và giá cả cảu máy bay sẽ rất đắt tại thời điểm đưa nó vào trang bị.

    Các nguồn tin cao cấp tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang nghi ngờ IAF đang tìm cách phá dự án FGFA để có tiền mua sắm 126 tiêm kích Rafale theo chương trình MMRCA (Medium Multi-Role Combat АircraftMMRCA) trị giá ước 18 tỷ USD vốn đang bị cản trở về kinh phí do hạn chế về ngân sách. Tháng 10/2012, Tư lệnh IAF, nguyên soái không quân N.А.K. Brown nói rằng, IAF sẽ chỉ mua 144 chiếc FGFA thay vì 214 chiếc như dự kiến ban đầu. Sau khi cắt giảm số lượng máy bay mua sắm, nay IAF lại đặt ra câu hỏi về chính tính hữu ích của dự án chung FGFA với Nga.

    Các tiêm kích thế hệ 5 có chất lượng vượt trội các tiêm kích hiện đại thế hệ 4,5 như Su-30MKI. Chúng được thiết kế để có tính năng tàng hình, khiến chúng hầu như vô hình đối với radar, chúng có khả năng bay siêu âm mà không phải bật chế độ tăng lực của động cơ (một số loại tiêm kích hiện nay như Rafale cũng có khả năng này) và chúng mang thiết bị avionics và các tên lửa tiên tiến.

    Bộ Quốc phòng và HAL phản đối những chỉ trích của IAF đối với FGFA. Các quan chức Nga tuyên bố rằng, các động cơ AL-41F1 của các mẫu chế thử T-50 chỉ là giải pháp tạm thời để tiến hành chương trình bay thử. Nga đang phát triển động cơ mới làm động cơ chính cho FGFA và PAK FA.

    Các quan chức cũng nói rằng, chương trình FGFA bao gồm cả việc hợp tác phát triển một radar mạnh hơn nhiều radar hiện dùng trên các mẫu chế thử T-50 hiện nay. Không quân Nga muốn có một radar bình thường với trường quan sát chỉ ở bán cầu trước cho biến thể FGFA của mình. Còn IAF muốn có thêm 2 radar bổ sung nhìn bên, cho phép phi công có tầm nhìn 360 độ xung quanh. Hiện nay, Nga cũng đang xem xét một yêu cầu tương tự.

    Khi được hỏi, IAF đã không trả lời. Bộ Quốc phòng Ấn Độ và HAL đã được đề nghị bình luận qua thư điện tử, nhưng cũng im lặng.

    Trong khi đó, Bộ Quốc phòng, HAL và IAF vẫn tiếp tục thảo luận. Nga tiếp tục tiến lên trong việc phát triển tiêm kích thế hệ 5. Viện thiết kế OKB Sukhoi đã thực hiện 300 chuyến bay thử cho Т-50 mà OKB Sukhoi và HAL dự định phát triển lên thành FGFA trong gần 8 năm. Không quân Nga vốn có những yêu cầu ít tham vọng hơn IAF dự định đưa biến thể PAK FA Т-50 cảu mình vào trang bị vào năm 2017-2018.

    Sau hiệp định liên chính phủ ký tháng 10/2007, vào tháng 12/2008, giữa HAL và nhà xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport đã ký hợp đồng tổng. Trong đó nêu những nguyên tắc hợp tác chung như việc phân công công việc, chia xẻ chi phí và bán FGFA sang các nước thứ ba. Tháng 12/2010, đã ký hợp đồng thiết kế sơ bộ xác định cấu hình cơ sở của FGFA và lựa chọn các hệ thống và thiết bị cho nó. Khi hoàn thành thiết kế này vào tháng 6/2013, nay đang đàm phán về hợp đồng phát triển chính. Hợp đồng này sẽ bao gồm việc thiết kế thực tế và phát triển FGFA .
  4. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    ấn độ duyệt binh rủ anh abe làm khách mời:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    clip :
    hiralysuhomang thích bài này.
  5. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    giá thành Rafale đã đội lên 100% trong thương vụ mua sắm MMCRA
    http://www.dnaindia.com/scitech/rep...ikely-to-dent-iaf-s-strike-capability-1957107
    OnlySilverMoon, hiralysuhomang thích bài này.
  6. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    6 tàu chiến Ấn Độ gặp nạn trong 2 tháng
    (Kienthuc.net.vn) - Chỉ trong vòng 2 tháng, 6 tàu chiến Ấn Độ đã xảy ra nhiều sự cố trong hoạt động như nứt thân tàu, mắc cạn, đâm nhau, hỏa hoạn.
    Theo Tạp chí Jane's Defence Weekly, Tham mưu trưởng Hải Quân Ấn Độ Đô đốc D.J. Joshi tiết lộ rằng, theo nhật ký an ninh thì trong vòng 2 tháng, các tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đã xảy ra 6 sự cố, trong đó bao gồm sự cố của 1 tàu ngầm.
    Sự cố xảy ra gần nhất vào đầu tháng 1/2014 khi cabin hệ thống định vị thủy âm trên tàu hộ vệ tên lửa INS Betwa xuất hiện vết nứt nhỏ. Tàu này do Ấn Độ tự thiết kế và đóng, có lượng giãn nước 3.600 tấn. Sự cố làm cho nước ngấm vào cabin của tàu INS Betwa, không thể hoạt động bình thường.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ tên lửa cùng loại với INS Betwa.
    Theo điều tra ban đầu, có thể là sau khi kết thúc nhiệm vụ triển khai, quay về cảng quân sự Munbai xuất hiện sự cố mắc cạn hoặc đâm vào một vật gì đó dưới nước.
    Ngày 4/12/2013, tàu quét mìn lớp Pondicherry mang tên INS Konkan cũng bị cháy khi đang sửa chữa tại căn cứ Hải quân Vishakhapatnam.
    Sau mấy ngày, tàu hộ vệ tên lửa INS Tarkash của Hải quân Ấn Độ khi neo đậu tại cảng Munbai cũng va vào đê chắn sóng làm thân tàu hư hỏng nặng.
    Tối ngày 23/12/2013, tàu hộ vệ INS Talwar của Hải quân Ấn Độ cũng đã va chạm với một tàu cá địa phương tại vùng biển Ả Rập khi cách Ratnagiri khoảng 10 hải lý. Vụ việc khiến tàu cá bị chìm, làm 4 ngư dân trên tổng số 27 ngư dân bị thương.
    Ngày 18/1, tàu ngầm phi hạt nhân lớp Kilo mang tên INS Sindhughosh khi quay về cảng Munbai đã bị mắc cạn. Tới ngày 23/1, quan chức Hải quân Ấn Độ cho biết, tàu ngầm INS Sindhughosh không bị bất kỳ thiệt hại nào, đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tuần tra trở lại.
    [​IMG]
    Một chiếc tàu ngầm Kilo Ấn Độ mới mắc cạn ở cảng Mumbai - nơi xảy ra vụ nổ tàu ngầm Kilo INS Sindhurakshak.
    Ngoài ra vào cuối tháng 1/2014, tàu hộ vệ hạng nhẹ của Hải quân Ấn Độ đã phục vụ 22 năm và mới hoàn thành việc bảo dưỡng trung hạn vào đầu tháng 1 khi tuần tra tại khu vực biển cách Munbai khoảng 70 km, vách ngăn kín nước đuôi tàu bị rò rỉ, buộc phải quay về căn cứ. Theo quan chức Hải quân Ấn Độ ,đây cũng chỉ là một sự cố “nhỏ”.
    Bài viết chỉ ra, trước khi xảy ra 6 sự cố này, ngày 14/8/2013 tàu ngầm Kilo INS Sindhurakshak phát sinh 2 lần nổ tại cảng quân sự Mumbai, sau đó bị chìm. Tàu ngầm này vẫn đang chìm dưới nước, nhưng phía Hải quân Ấn Độ cho rằng sẽ sớm đạt được hợp đồng cứu hộ với một công ty nước ngoài.
    Một phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ cho biết, bất kỳ hải quân nước nào khi thực hiện nhiệm vụ đều không thể tránh được những sự cố như vậy. Tuy nhiên, việc để xảy ra tới 6 vụ việc chỉ trong vòng 2 tháng là tỉ lệ quá cao, rõ ràng Ấn Độ còn rất nhiều việc phải làm trong khâu bảo đảm an toàn khi hoạt động.
  7. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    tank Arjun MK-II
    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

  8. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Vũ khí hiện đại của Ấn Độ liên tục gặp hạn.Cái xứ ấn độ này làm ăn chán quá
    http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/vu-khi-hien-dai-cua-an-do-lien-tuc-gap-han-3000401/
    Thời gian đần đây, nhiều vũ khí hiện đại của Ấn Độ liên tục gặp sự cố. Mới đây nhất là tàu chiến đổ bộ hiện đại nhất Ấn Độ bị thiệt hại sau khi mắc cạn tại một cảng miền nam, buộc hải quân nước này phải mở cuộc điều tra lớn về vụ việc.

    Theo Xinhua, INS Aviravat, tàu mới nhất trong số các tàu chiến đổ bộ xe tăng lớp Shardul, tối 2/2 bị mắc cạn và hỏng chân vịt tại
    [​IMG]
  9. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Nga mời chào Ấn Độ Tor-M2KM

    Hệ thống tên lửa phòng không module Tor-M2KM trở thành sản phẩm trưng bày chính của Nga tại triển lãm Defexpo 2014 khai mạc ngày 6/2/2014 ở New Delhi, Ấn Độ.
    [​IMG]
    Hệ thống này với các phương tiện chiến đấu và kỹ thuật kiểu module lần đầu tiên có khả năng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ phòng không các đại đô thị và trung tâm công nghiệp khi nằm bên trong phạm vi ranh giới của chúng.

    Đây là sản phẩm mới nhất của Tập đoàn phòng không Almaz-Antei (Nga) và Nhà máy Cơ điện Izhevsk Kupol trực thuộc.

    Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2KM có tất cả các ưu điểm của hệ thống Tor-M2E vốn được phát triển chuyên để đối phó với các phương tiện tiến công đường không phổ biến nhất như các mục tiêu bay cơ động mạnh, bom có điều khiển và bom liệng, tên lửa chống radar và tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay và trực thăng.

    Tor-M2KM được trang bị các phương tiện tính toán và radar hiện đại, cho phép phát hiện và xử lý đến 48 mục tiêu, hiển thị thông tin về 10 mục tiêu nguy hiểm nhất trong số đó và bảo đảm tiêu diệt đồng thời 4 mục tiêu bay. Diện tích mục tiêu mà một module chiến đấu độc lập của hệ thống Tor-M2KM có thể bảo vệ là hơn 200 m2.
    [​IMG]
    Ngoài ra, cấu trúc của hệ thống mới trù tính khả năng bố trí nó, tùy theo ý muốn của khách hàng, trên bất kỳ khung gầm ô tô, rơ-mooc, toa xe lửa có trọng tải phù hợp, cũng như tàu nhỏ hay sử dụng ở dạng cố định trên mái các tòa nhà, công trình. Điều đó cho phép mở rộng đáng kể phạm vi sử dụng Tor-M2KM kể cả bảo vệ các sân vận động chống khủng bố từ trên không khi tiến hành các sự kiện thể thao quốc tế lớn và giảm nhiều chi phí khai thác.

    Tháng 4-6/2014, dự định tổ chức thử nghiệm Tor-M2KM lắp trên khung gầm ô tô Tata do Ấn Độ sản xuất trong khuôn khổ cuộc đấu thầu mua 2 trung đoàn tên lửa phòng không tầm gần do Bộ Quốc phòng mở.

    Hiện nay, công ty “Nhà máy cơ điện Izhevsk Kupol” đang tích cực hoàn thiện hệ thống tên lửa này và nâng cao tính năng chiến đấu của hệ thống. Họ đang cùng các nhà thiết kế và sản xuất tàu chiến hàng đầu cho Hải quân Nga tiến hành hiện đại hóa các hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu bằng biến thể hạm tàu của Tor-M2KM là М-Тor. Họ cũng đang nghiên cứu phương án hiện đại hóa Tor-M2KM để trang bị cho các đơn vị quân đội Nga ở Bắc Cực.
    Nguồn: Armstrade, 7.2.2014.
    http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Nga-moi-chao-An-Do-TorM2KM/20142/53366.vnd
  10. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Ấn Độ bắt tay Israel chế tạo hệ thống đánh chặn tên lửa Trung Quốc
    (TNO) Ấn Độ và Israel sẽ cùng phát triển một hệ thống đánh chặn tên lửa nhằm đối phó với các loại tên lửa thông thường và cả loại mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, trang tin quân sự Defense News (Mỹ) đưa tin hôm 6.2.


    [​IMG]
    Tên lửa Prithvi do Ấn Độ sản xuất - Ảnh: Reuters

    Chương trình hợp tác này hiện chưa được đặt tên và đã được Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông qua, với một hợp đồng dự kiến sẽ được 2 bên ký kết vào 6 tháng tới, một chuyên gia thuộc Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu Phòng vệ Ấn Độ (DRDO) tiết lộ.

    Hai tập đoàn quốc phòng Israel, gồm Rafael và Israel Aircraft Industries (IAI), và DRDO cùng hai tập đoàn quốc phòng Ấn Độ, gồm Bharat Dynamics Limited (BDL) và Bharat Electronics Limited (BEL), sẽ tham gia vào chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa nói trên.

    Hệ thống đánh chặn tên lửa mới được cho là sự kết hợp giữa hệ thống phòng không Prithvi (Ấn Độ) và hệ thống radar di động do BEL và IAI cùng hợp tác sản xuất.

    Defense News dẫn lời một lãnh đạo của tập đoàn Rafael cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa mới sẽ được phát triển cho Ấn Độ sử dụng.

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...ao-he-thong-danh-chan-ten-lua-trung-quoc.aspx
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này