1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.429
    Đã được thích:
    13.528
    [​IMG]
    OnlySilverMoonkuyomuko thích bài này.
  2. ChauBaTrieu

    ChauBaTrieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2012
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    25
    Ấn Độ chi tiền mua sắm, chế tạo VK khá mạnh tay nhưng có vẻ tinh thần quyết chiến của binh lính Ấn không được cao lắm thì phải.
  3. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Mấy ông đấy nhìn chăm chăm thế kia, chả biết là chấm "em" nào đây ... :))
  4. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    "em" giữa đấy:P
  5. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Hải quân Ấn Độ “xui tận mạng”
    (Kienthuc.net.vn) - Tàu chiến hỏng, mắc cạn, cháy liên tiếp, sĩ quan tuồn tài liệu mật ra ngoài là những vụ việc động trời được phát hiện trong vài tháng gần đây.
    Một chuỗi 7 vụ tai nạn liên tiếp đã xảy ra kể từ tháng 12/2013, gần đây nhất là vụ chiếc tàu đổ bộ LST cỡ 6.000 tấn INS Airavat bị mắc cạn và hư hỏng nặng vào ngày 30/1/2014, khi nó đang trở về cảng Visakhapatnam.
    Các quan chức Hải quân Ấn Độ nói với Jane’s rằng, một ủy ban điều tra vụ tai nạn đã được thành lập, để tìm xem nguyên nhân là lỗi của thủy thủ đoàn, hay là do những sai sót trong việc nạo vét bến cảng.
    Được đóng ở Kolkata bởi Nhà máy Cơ khí Đóng tàu Garden Reach (GRSE), con tàu Arivat dài 125m, là tàu đổ bộ LST lớp Shardul thứ ba của Hải quân Ấn Độ.
    Những tai nạn khác liên quan đến 3 tàu hộ vệ tên lửa, một tàu quét mìn, một tàu hộ vệ và một tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo Project 877EKM. Hải quân Ấn Độ đã cố gắng mô tả những tai nạn trên là những sự cố nhỏ, song không mấy hiệu quả với dư luận, nhất là khi những tai nạn này xảy ra liên tục và dồn dập.
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ INS Airavat bị mắc cạn khi đang trở về căn cứ hải quân.
    Khó khăn càng thêm chồng chất khi vào cuối tháng 1/2014, Bộ Quốc phòng Ấn Độ ra lệnh mở cuộc điều tra về việc làm rò rỉ các tài liệu nhạy cảm của một sĩ quan hải quân cao cấp.
    Đại úy Manoj Rawat, người phải đối mặt với việc bị miễn nhiệm, được cho là đã tuồn các tài liệu mật của hải quân cho người yêu cũ. Trong đơn khiếu nại gửi đến Bộ Tư lệnh Hải quân về việc viên sĩ quan này từ chối kết hôn với mình, người yêu cũ của Rawat đã tố cáo anh ta đã chuyển cho cô một số tài liệu mật.
    Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ lại cho rằng đây chỉ là các tài liệu lấy từ nguồn mở.
    Bộ Quốc phòng rất quan tâm đến vụ việc này, sau vụ vi phạm an ninh của Hải quân vào năm 2006, trong đó các tài liệu nhạy cảm liên quan đến mua sắm khí tài được cho là đã chuyển cho các đại lý vũ khí.
    Một số sĩ quan bị miễn nhiệm, nhưng một số trường hợp vẫn chưa xử lí được do phải chờ các thủ tục dẫn độ từ Vương quốc Anh.
  6. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Israel giúp Ấn Độ xây dựng lá chắn chống tên lửa Trung Quốc
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...chan-chong-ten-lua-Trung-Quoc/20142/53371.vnd

    VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê chuẩn chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa cùng với các công ty Israel.

    [​IMG]
    Tên lửa chống tên lửa AAD (gentleseas.blogspot.com)
    Chương trình mới hiện chưa có tên này nhằm bảo vệ Ấn Độ trước tên lửa đường đạn Trung Quốc. Dự kiến, tham gia chương trình có Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO, các hãng Bharat Dynamics Limited (BDL) và Bharat Electronics Limited (BEL) của Ấn Độ, cũng như các công ty IAI và Rafael của Israel.

    Hợp đồng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được ký trong 6 tháng tới. Chương trình dự định sử dụng các kết quả nghiên cứu của Ấn Độ trong chương trình AAD (các tên lửa chống tên lửa này của Ấn Độ sẽ vào trực chiến vào năm 2015).

    Ngoài ra, thành phần hệ thống còn gồm các trạm radar do IAI và BEL hợp tác phát triển. Hệ thống tương lai sẽ là nhiều tầng và gồm các tên lửa chống tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa.

    Công ty Rafael cũng mời chào Ấn Độ phát triển và cung cấp hệ thống C4I, nhưng quân đội Ấn Độ chưa trả lời. Hiện nay, Ấn Độ không có các hệ thống C4I trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa.

    Tháng 5/2013, Ấn Độ công bố ý định sử dụng các vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh để phát hiện các vụ phóng tên lửa đường đạn. Hệ thống vệ tinh tương lai sẽ là một thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Ấn Độ. Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ ISRO cũng đã nhận nhiệm vụ phát triển các camera và kính viễn vọng mới cho vệ tinh.

    Năm 2010, Israel đã chào bán cho Ấn Độ hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome, cũng như đã đàm phán bán hệ thống phòng thủ tên lửa David's Sling. Tháng 2/2013, đàm phán kết thúc với việc phía Ấn Độ từ chối mua các hệ thống phòng thủ tên lửa Israel.
  7. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Ấn Độ ra mắt BrahMos-M

    Tại triển lãm DefExpo 2014 ở Ấn Độ đã lần đầu tiên trưng bày maket kích thước đầy đủ của tên lửa BrahMos-M.
    So với mẫu cơ sở, tên lửa mới là biến thể nhỏ hơn để trang bị cho máy bay.
    [​IMG]
    BrahMos-M tại DefExpo 2014
    Trước đó, BrahMos là tên lửa siêu âm triển khai trên mặt đất và hạm tàu. Hiện ,nay liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace đang phát triển các biến thể mới, mà một trong số đó là BrahMos-M phóng từ máy bay.
    Mô hình BrahMos-M đã lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm DefExpo 2014 ở New Delhi. Chủ tịch công ty BrahMos Aerospace, TS A. Sivathanu Pillai đã nói rằng, tên lửa này trước hết là dành cho máy bay Ấn Độ. Su-30MKI có thể mang 3 quả BrahMos-M, còn MiG-29K/KUB mang được 2 quả. Tiêm kích thế hệ 5 FGFA do Nga-Ấn phát triển cũng có thể mang được 2 tên lửa này.
    BrahMos-M sẽ có tốc độ cao hơn mẫu cơ sở, 3,5М thay vì 2,8М. Tên lửa có chiều dài dưới 6 m, đường kính 50 cm, trọng lượng phần chiến đấu không quá 300 kg, tầm bắn 290 km. Mẫu chế thử BrahMos-M đầu tiên dự định được thử nghiệm vào năm 2017.
    Nguồn: altair.com.pl, MP, 9.2.2014.
    http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/An-Do-ra-mat-BrahMosM/20142/53381.vnd
    suhomangOnlySilverMoon thích bài này.
  8. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Pháp, Mỹ, Israel tranh nhau chào bán tên lửa chống tăng cho Ấn Độ
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...-ten-lua-chong-tang-cho-An-Do/20142/53379.vnd

    - Tại triển lãm DefExpo 2014 ở Ấn Độ, công ty MBDA đã bắt đầu đàm phán với Lục quân Ấn Độ về việc bán hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển tầm trung MMP (Missile Moyenne Portee).

    [​IMG]
    MMP (taringa.net)

    Năm 2010, Ấn Độ đã bắt tay thực hiện chương trình mua 8.000 hệ thống tên lửa chống tăng hạng nhẹ, dùng để thay thế các hệ thống Milan 2T hiện có trong trang bị Lục quân Ấn Độ.

    Tại thời điểm bắt đầu đấu thầu, MBDA đã không thể chào hàng một hệ thống có khả năng phóng tên lửa ở chế độ bắn-quên nên họ đã không tham gia đấu thầu. Nhưng sau khi phát triển được tên lửa MMP đáp ứng các yêu cầu của Lục quân Pháp và nhận được đơn đặt hàng 2.850 tên lửa, MBDA hy vọng xúc tiến thành công hệ thống này tại Ấn Độ.

    Lục quân Ấn Độ mới đây đã hoàn thành thử nghiệm hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Spike của công ty Rafael (Israel). Các công ty Mỹ Raytheon và Lockheed Martin thì mời chào sản xuất chung hệ thống Javelin.Để giới thiệu dự án MMP, MBDA hợp lực với hãng Bharat Dynamics Limited (Ấn Độ), vốn là đối tác của MBDA trong sản xuất tên lửa Milan. Hệ thống MMP được đề nghị sản xuất cũng ở cấu hình như cho Lục quân Pháp.

    MBDA hiện nay đang thử nghiệm và cấp chứng nhận cho MMP. Dự kiến, các thủ tục này sẽ hoàn thành vào năm 2016 và các hệ thống này sẽ bắt đầu được cung cấp cho Lục quân Pháp vào năm 2017.

    MMP là hệ thống tên lửa đa nhiệm kiểu bắn-quên, nhưng vẫn duy trì khả năng điều khiển bằng lệnh theo cáp sợi quang nhờ khí tài quang của xạ thủ. MMP cho phép tiêu diệt bất kể ngày đêm và với tổn thất phụ thấp các công trình phòng ngự, xe không bọc thép và bọc thép có trang bị các hệ thống tự vệ mới nhất ở cự ly đến 4.000 m, trong tình huống chiến thuật phức tạp. Nhờ nguyên lý cấu tạo module, MMP có thể lắp trên xe chiến đấu bọc thép, phương tiện bay và bệ phóng mang vác.

    Tên lửa MMP có thể phóng ở 3 chế độ: bắn-quên, xạ thủ điều khiển bằng lệnh qua cáp quang trên toàn đường bay đến mục tiêu, và bắt mục tiêu sau khi phóng.

    Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn 2 chế độ (hồng ngoại không làm lệnh/truyền hình), đầu đạn kép đa năng, động cơ 2 tầng, khả năng xuyên giáp đồng nhất dày 1 m và xuyên bê tông dày 2 m. Cơ cấu phóng 3 chân và bộ acquy có tổng trọng lượng 11 kg. Bệ phóng được trang bị thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, la bàn nam châm và máy thu GPS.

    Theo MBDA, một trong các ưu điểm chủ chốt của tên lửa là đầu tự dẫn hồng ngoại không làm lạnh, cho phép phóng lập tức sau khi bắt mục tiêu.
  9. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    BrahMos


    Defexpo 2014, New Delhi, India

    arrow2 thích bài này.
  10. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Ấn Độ không than phiền gì về FGFA
    Đại sứ Nga tại Ấn Độ Aleksandr Kadakin tuyên bố rằng, không hề có phàn nàn chính thức nào của Ấn Độ đối với chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 Nga-Ấn FGFA.

    [​IMG]
    “Chúng tôi không lưu ý đến những tin bài tiêu cực thỉnh thoảng xuất hiện trên báo chí cáo buộc Nga không hoàn thành các cam kết của mình với Ấn Độ. Chúng tôi đã không nhận được than phiền chính thức nào từ phía Ấn Độ”, ông Kadakin nói tại triển lãm DefExpo 2014.
    Phó Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự (FSVTS) của Nga Vyacheslav Dzirkaln đã nói rằng, tất cả những tin bài như thế được thuê viết. Việc đàm phán đang được tiến hành trong khuôn khổ các thỏa thuận. Các nguồn tin ở Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng, Không quân Ấn Độ định rút tiền từ dự án FGFA sang mua 126 tiêm kích Pháp Rafale.
    Tổng công ty chế tạo máy bay thống nhất OAK của Nga đánh giá thị trường tiêu thụ FGFA là 200 chiếc, còn thị trường thế giới là 400 chiếc.
    Tờ The Times of India trước đó đưa tin, các bên đã tiến gần đến việc ký kết hợp đồng lớn phát triển FGFA trị giá hơn 11 tỷ USD. “Mẫu chế thử đầu tiên sẽ đến Ấn Độ vào năm 2014 và sẽ bay thử ở căn cứ Ozar, Maharashtra, nên chúng tôi hy vọng rằng, máy bay sẽ được nhạn vào trang bị vào năm 2022”, Tham mưu trưởng Không quân ẤN Độ, Nguyên soái trưởng không quân Norman Anil Kumar Browne nói.
    Theo ông Browne, đến năm 2019, các nhà khoa học và phi công thử nghiệm Ấn Độ sẽ làm việc cả tại căn cứ Ozar lẫn ở trung tâm thử nghiệm tại Nga, việc sản xuất loạt sẽ được triển khai tại nhà máy củ hãng HAL.
    Phó Giám đốc thứ nhất FS VTS Aleksandr Fomin nói rằng, sẽ mất không dưới 6-10 năm để phát triển FGFA. “Trong tương lai, chúng tôi sẽ xuất khẩu máy bay cùng với các đối tác Ấn Độ”, ông Fomin nói.
    Theo báo chí Ấn Độ, Nga và Ấn Độ dự định chi mỗi bên 8-10 tỷ USD để phát triển và chế tạo FGFA. Các chuyên gia cho rằng, FGFA sẽ vượt trội các loại tương tự của phương Tây về tiêu chí giá cả/hiệu quả và sẽ không chỉ nâng cao sức mạnh chiến đấu của Không quân Ấn Độ và Nga mà còn chiếm lĩnh vị trí xứng đáng trên thị trường máy bay chiến đấu thế giới.
    Người ta thường mất 3-4 năm thử nghiệm trước khi đưa máy bay vào sản xuất loạt. Т-50 của Nga có thể cũng đi theo lịch trình đó vì các mẫu chế thử đã cho thấy độ tin cậy ở các chế độ bay khác nhau.
    Hiện nay, chỉ có Mỹ có các tiêm kích thế hệ 5 là F-22 Raptor và F-35 Lightning. Nhưng Т-50 có tính năng cao hơn F-22.
    Nguồn: indrus.in, 7.2, MP, 9.2.2014.
    http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/An-Do-khong-than-phien-gi-ve-FGFA/20142/53386.vnd
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này