1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ấn Độ thử thành công tên lửa đối không ngoài tầm nhìn
    (Vũ khí) - Không quân Ấn Độ vừa bắn thử thành công một tên lửa đối không ngoài tầm nhìn Astra từ máy bay chiến đấu Su-30MKI.
    [​IMG]
    Tên lửa không - đối - không ngoài tầm nhìn Astra được phóng thành công từ máy bay Su-30MKI hôm 4/5 vừa qua.
    Hôm 4/5, Ấn Độ vừa bắn thành công lần đầu tiên đối với loại tên lửa không - đối - không nội địa Astra từ một chiến đấu cơ Su-30MKI, đánh dấu một bước ngoặt mới trong hơn một thập kỷ phát triển quanh co phức tạp của tổ hợp vũ khí ngoài tầm nhìn (BVR) cho Không quân nước này.
    Theo hãng tin Time of India, vụ thử nghiệm tên lửa Astra đã diễn ra trên bầu trời vùng biển Ả Rập, sau một vài sự cố kỹ thuật liên quan đến lỗi thiết kế cấu hình khí động học của dự án tên lửa này từ năm 2004.
    Tên lửa Astra sẽ phải tiếp tục trải qua hàng loạt các cuộc thử nghiệm toàn diện bằng mô hình thật để chống lại các mục tiêu cơ động thực tế giống như máy bay chiến đấu của đối phương, trước khi được Không quân Ấn Độ đưa vào trang bị cho các máy bay chiến đấu như Su-30MKI, MiG-29 và loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ nội địa Tejas.
    [​IMG]
    Trong vụ phóng thử nghiệm hôm 4/5, tên lửa Astra được phóng đi từ máy bay Su-30MKI và không nhắm vào bất kỳ mục tiêu nào. Không quân Ấn Độ nói rằng họ mới chỉ thử nghiệm khả năng hoạt động như một nền tảng vũ khí phóng trên không.
    DRDO - Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ tự tin rằng họ có thể đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án tên lửa này vào tháng 12/2016 để có thể tiến hành sản xuất loạt cho không quân. Theo thiết kế được tiết lộ, biến thể tên lửa Astra đời đầu (Astra Mk-1) đạt tầm bắn xa 44km với xác suất trúng đích ngay trong lần phóng đầu tiên, trong khi đó, biến thể Astra Mk-2 sẽ có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa trên 100km.
    "Việc phóng thử thành công tên lửa Astra từ máy bay Su-30MKI là một bước tiến lớn trong việc tích hợp vũ khí này lên máy bay chiến đấu. Nó sẽ cho phép máy bay có thể chống lại các mục tiêu thực nhanh và chính xác hơn. Chúng tôi đã lên kế hoạch tiếp tục thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm khác, bao gồm cả việc thử nghiệm trên máy bay chiến đấu nội địa Tejas trong tương lai gần", Giám đốc DRDO Avinash Chander nói.
    Sau kết quả của lần phóng thành công đầu tiên của tên lửa Astra, đã mở ra cho Không quân Ấn Độ một tương lai mới trong việc tự chủ thiết kế và chế tạo một loại tên lửa không - đối - không có thể tấn công mục tiêu ngoài tầm nhìn, qua đó thay thế cho những loại tên lửa đắt tiền của Nga, Pháp và Israel.
    Với khả năng khóa mục tiêu cả trước và sau khi phóng, có thể đối kháng điện tử tuyệt vời, trang bị đầu dò radar chủ động giai đoạn cuối, động cơ đẩy không khói, hiệu quả trong kịch bản tác chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, DRDO nói rằng tên lửa Astra sẽ trở thành một "sát thủ diệt chim sắt" của Không quân Ấn Độ trong những cuộc không chiến tương lai.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ấn Độ phóng thử thành công hệ thống tên lửa phóng loạt Pinaka
    Thứ sáu 30/05/2014 09:20
    ANTĐ - Ngày 29-5, Ấn Độ đã phóng thử thành công 3 loạt tên lửa từ thống phóng loạt "Pinaka" do nước này tự chế tạo, từ một căn cứ thử nghiệm ở trường bắn trên biển Chandipur, thuộc bang miền đông Odisha.
    Theo các nguồn tin quân sự Ấn Độ, cả 3 loạt phóng thử loại tên lửa không điều khiển này đều thành công như mong đợi. Hệ thống tên lửa phóng loạt "Pinaka" có khả năng phá hủy các mục tiêu trong phạm vi 40km bằng các loạt bắn nhanh, thậm chí có thể phá hủy các công trình và hầm ngầm bê tông.
    Tên lửa "Pinaka", đã trải qua nhiều lần phóng thử kể từ năm 1995, đã được biên chế cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Và các vụ phóng thử hiện tại được tiến hành với một số cải tiến trong hệ thống vũ khí, các nguồn tin trên nói và cho biết thêm rằng quân đội nước này có thể sẽ tiến hành thêm một số vụ phóng thử nữa.
    Hệ thống "Pinaka" có thể vô hiệu hóa một khu vực mục tiêu rộng 3,9 km2 bằng các loạt phóng nhanh. Chúng được gắn trên ôtô tải Tatra, mỗi xe có 2 bệ với tổng số 12 ống phóng. Hệ thống có thể phóng một loạt 12 tên lửa cỡ đạn 214mm trong vòng 44 giây với tầm bắn hiệu quả tối đa 40km.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa đa nòng "Pinaka"

    Giới chức quốc phòng Ấn Độ cho rằng, với thời gian phản ứng nhanh và tốc độ bắn cao, hệ thống tạo cho lục quân nước này một lợi thế lớn trong một cuộc xung đột có cường độ thấp. Hơn nữa, hệ thống này có khả năng tích hợp với nhiều loại đầu đạn khác khiến nó trở nên có sức hủy diệt lớn hơn.
    Tháng 7 năm ngoái, một hệ thống phóng tên lửa đa nòng Pinaka Mark II hiện đại thế hệ thứ 2 đã trải qua các cuộc thử nghiệm thành công tại khu vực Chandhan ở trường bắn dã chiến Pokhran, bang miền tây Rajasthan, và hệ thống này hiện đang trong giai đoạn phát triển.
    Các nguồn tin cho rằng việc phát triển và thử nghiệm hệ thống tên lửa hiện đại này sẽ tiếp tục và dự kiến sẽ sớm đưa vào biên chế cho các lực lượng vũ trang.

    Ấn Độ và Pakistan liên tiếp 'đe dọa' nhau?
    (Vũ khí) - Từ đầu năm 2014, Ấn Độ đã bốn lần phóng thử tên lửa Akash, một động thái được coi là đáp trả việc Pakistan dồn dập thử tên lửa tầm ngắn Hatf-III.
    Theo Indiatimes ngày 28/5, Ấn Độ đã liên tiếp phóng thử thành công 3 quả tên lửa phòng không Akash từ trường bắn tích hợp Chandipur ở ngoài khơi bờ biển Balasore, bang Odisha.
    Theo thông tin được Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết, cả 3 quả tên lửa đã tiêu diệt thành công mục tiêu giả định là một chiếc máy bay không người lái Lakshya. Quả tên lửa đầu tiên được phóng ở tầm thấp, bay ở độ cao 700m và tiêu diệt thành công tên lửa Lakshya đang bay cách trường bắn 20km.
    Sau đó 5 giây, Không quân Ấn Độ tiếp tục phóng 2 quả tên lửa tiếp theo. “Quả tên lửa đầu tiên đã tiêu diệt mục tiêu. 2 quả tiếp theo đã tìm đến và phóng trúng các mảnh vỡ đang rơi xuống đất”, Giám đốc dự án tên lửa Akash G. Chandramouli cho biết.
    [​IMG]
    Tên lửa Akash trong một lần thử nghiệm
    Được biết đây là lần thử nghiệm tên lửa Akash thứ tư được Ấn Độ tiến hành tính từ đầu năm 2014 đến nay. Theo đó trong hai ngày 23 và 26/4, Ấn Độ đã dồn dập tiến hành hai vụ phóng tên lửa Akash.
    Trong cuộc thử nghiệm ngày 26/4, Ấn Độ liên tiếp phóng 2 quả tên lửa Akash. "Tên lửa tinh vi Akash đã được bắn thử nghiệm 2 lần liên tiếp từ tổ hợp phóng Complex-3 tại trường bắn Chandipur vào lúc 11h55 và 12h00 (giờ địa phương) hôm 26/4", một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói với tờ The Hindu.
    Mô tả cả hai lần bắn thử nghiệm là "thành công mỹ mãn", Giám đốc dự án tên lửa Akash G. Chandramouli cho biết.
    "Mỗi tên lửa nhắm vào phần đuôi của một máy bay mục tiêu do phi công điều khiển từ xa, một vài phút sau khi dời bệ phóng, tên lửa đã đánh chặn mục tiêu thành công khi nó đang ở độ cao nhất định trên biển", nguồn tin trên cho biết thêm.
    Tại cuộc thử nghiệm ngày 23/4 và cuối tháng 2/2014, các tên lửa Akash tiếp tục được Ấn Độ phóng thử thành công.
    Theo những thông tin được Ấn Độ công bố, Akash là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, được phát triển bởi Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) như một phần trong chương trình phát triển tên lửa dẫn đường tích hợp cho quân đội nước này.
    Tên lửa Akash đạt tầm bắn tối đa 25km và có thể mang một đầu đạn nặng 60kg. Nó có khả năng nhắm vào mục tiêu từ khoảng cách xa 30km và được tích hợp trong một tổ hợp có thể theo dõi và tấn công đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau.
    Với khả năng vô hiệu hóa các mục tiêu trên không như máy bay chiến đấu phản lực, tên lửa hành trình và tên lửa không - đối - đất, các chuyên gia quốc phòng Ấn Độ còn so sánh hệ thống Akash tương đương với loại MIM-104 Patriot của Quân đội Mỹ hiện nay.
    Việc chế tạo và thử nghiệm thành công siêu tên lửa này của Ấn Độ có thể sẽ đưa Ấn Độ trở thành một trong số ít những nước trên thế sở hữu công nghệ sản xuất tên lửa đánh chặn hiện đại có thể đe dọa trực tiếp đến tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hatf-III của Pakistan.
    Trong thời gian qua, Pakistan cũng liên tiếp thử tên lửa Hatf-III một động thái được đánh giá nhằm thị uy trước láng giềng. Theo đó trong các ngày 22/4 và 9/5, hai vụ phóng thử Hatf-III liên tiếp được Pakistan thực hiện thành công.
    Theo tuyên bố của Quân đội Pakistan, tên lửa đạn đạo đất đối đất Hatf-III có thể mang cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân và có tầm phóng 290km:
    ''Vụ phóng thành công này đã khép lại cuộc tập trận thực địa của lực lượng tên lửa chiến lược thuộc Bộ chỉ huy các lực lượng chiến lược'', đại diện Quân đội Pakistan cho biết.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tham nhũng, quan liêu khiến Ấn Độ không mua được pháo PK
    (Kienthuc.net.vn) - Quản lý yếu kém và nạn tham nhũng khiến Ấn Độ vẫn chưa thể tìm ra được ứng cử viên thích hợp để thay thế pháo phòng không L70 đã lỗi thời.
    Tờ Defensenews đưa tin, Quân đội Ấn Độ đang lên kế hoạch mua sắm các hệ thống pháo phòng không mới do nước này tự sản xuất.
    New Delhi đã triển khai chương trình thay thế hệ pháo phòng không lạc hậu của nước này từ 2007, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhà thầu nước ngoài nào đáp ứng được nhu cầu của Quân đội Ấn Độ.
    Chương trình dự thầu trên sẽ vừa được mở cho các công ty nội địa của Ấn Độ và lẫn các công ty liên doanh Ấn Độ với nước ngoài. Yêu cầu này cho thấy Quân đội Ấn Độ cũng muốn tạo thêm cơ hội tham gia cho các nhà thầu quốc tế. Tất nhiên các công ty liên doanh nếu trúng thầu, thì 50% các chi tiết của một hệ thống pháo phòng không phải được sản xuất ở Ấn Độ.
    [​IMG]
    Một hệ pháo phòng không L70 đã được Quân đội Ấn Độ cải tiến và nâng cấp.
    Bộ quốc phòng Ấn Độ đã thông báo mời thầu đến cho các công ty quốc phòng nội địa của nước này trong đó bao gồm: Tata Power SED, Larsen & Toubro, Punj Lloyd, Bharat Forge, Công ty quốc doanh OFB và công ty Bharat Earth Movers. Dự kiến giá trị của gói thầu trên là 1,7 tỷ USD và Bộ quốc phòng sẽ tiến hành lựa chọn cũng như đánh giá để tìm ra được các nhà thầu tiềm năng.
    Trước đó, gói thầu quốc tế mua 428 hệ thống pháo phòng không vào năm 2007 và 2009 đều bị hủy bỏ, do không tìm đủ số nhà thầu cần thiết để tham gia dự thầu. Vào năm 2007 chỉ có mình công ty Rheinmetall hợp tác với OFB và năm 2009 là công ty Rosoboronexport của Nga.
    Ông Rahul Bhonsle - Thiếu tướng Quân đội Ấn Độ đã về hưu cho biết, việc không tìm ra được nhà thầu thích hợp luôn là vấn đề quen thuộc với Bộ quốc phòng Ấn Độ. Một phần trong đó là do thiếu tầm nhìn, tổ chức, lên kế hoạch yếu kém và sự vô trách nhiệm của bộ quốc phòng nước này khi để cho tình trạng thiếu trang bị cũng như lạc hậu diễn ra trong lực lượng phòng không Ấn Độ trong suốt một thời gian dài.
    [​IMG]
    Hệ thống pháo phòng không tự động MANTIS 35mm do hãng Rheinmetall Air Defence chế tạo.
    Ngoài ra theo ông Rajinder Bhatia - Giám đốc điều hành của công ty Bharat Forge cho biết, việc các công ty quốc phòng nước ngoài chi hoa hồng mạnh tay cho các quan chức trong bộ quốc phòng cũng là một vấn đề lớn cần được giải quyết.
    Hiện tại Rheinmetall Air Defence là hãng sở hữu các công nghệ tiên tiến nhất dành cho các hệ thống pháo phòng không và được nhiều nước sử dụng, nhưng vấn đề ở đây là hãng này bị cấm tham gia các gói dự thầu quốc phòng ở Ấn Độ do các vụ bê bối về hối lộ.
    Một quan chức thuộc Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết, các công ty quốc phòng trong nước sẽ cần phải hợp tác với công ty nước ngoài để tiến hành dự thầu vì cơ bản các doanh nghiệp Ấn Độ không có nhiều kinh nghiệm trong việc chế tạo vũ khí.
    Bước đi mà Ấn Độ cần lúc này là việc nhanh chóng trang bị cho lực lượng phòng không yếu kém của mình các hệ thống phòng không mới. Mà việc này chỉ có thể được giải quyết bằng các hợp đồng mua sắm với các công ty nước ngoài hơn là với các doanh nghiệp trong nước. Khi các công ty nội địa hầu như chưa có gì trong tay và việc nghiên cứu, chế tạo sẽ là một khoảng thời gian khá dài.
    [​IMG]
    Các công ty Ấn Độ không đủ sức để có thể đáp ứng các yêu cầu mà Quân đội nước này đặt ra cho một pháo phòng không thế hệ mới.
    Quân đội Ấn Độ đòi hỏi các hệ thống phòng không mới phải sử dụng cỡ đạn lớn 30mm và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không trong bất kỳ thời tiết nào, ngày cũng như đêm và phải được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực cùng hệ thống quan sát hình ảnh riêng biệt trên không.
    Lực lượng vũ trang Ấn Độ đang sở hữu khoảng 1.200 khẩu pháo phòng L-70 mua từ Thụy Điển từ những năm 1960. Pháo phòng không L70 sử dụng đạn 40mm, có tốc độ bắn 330 viên/phút với tầm bắn hiệu quả là 12.500m.
  4. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Ấn Độ thiếu tiền để hoàn thành tàu sân bay nội địa
    (Kienthuc.net.vn) - Chương trình đóng tàu sân bay nội địa INS Vikrant của Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ tạm ngưng vì thiếu tiền.
    Jane's Defence Weekly dẫn nguồn tin Hải quân Ấn Độ cho biết, cơ quan này đang tìm kiếm nguồn kinh phí 160 tỷ Rupi (khoảng 2,3 tỷ USD) trong vòng 2-3 năm tới từ Đảng BJP mới giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Ấn Độ để tiếp tục chương trình đóng mới tàu sân bay nội địa Projcet 71(IAC).

    Nguồn tin chính thức trao đổi với ISH Jane’s rằng, Ủy ban nội các an ninh (CCS) đứng đầu là tân Thủ tướng Narendra Modi sắp cắt giảm một phần quan trọng trong nhu cầu tài chính của Hải quân Ấn Độ để tiếp tục công việc giai đoạn II và giai đoạn III trong chương trình tàu sân bay 40.000 tấn tại nhà máy đóng tàu Cochin ở Kochi, miền Nam Ấn Độ.

    Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ được hạ thủy vào tháng 8/2013 và được đặt tên INS Vikrant. Một nguồn tin cấp cao từ Cục thiết kế hàng hải Ấn Độ (NDB) cho biết, tàu sân bay đã được hoàn thành 75% khối lượng công việc.

    [​IMG]
    Kể từ khi được hạ thủy vào tháng 8/2013, tàu sân bay INS Vikrant gần như nằm đắp chiếu tại nhà máy vì thiếu tiền.
    Tuy nhiên, việc đóng mới tàu sân bay này hầu như bị tạm ngưng trong những tháng gần đây do khủng hoảng kinh phí. Điều này dẫn đến việc lắp đặt các module thượng tầng, hệ thống cảm biến, radar và các hệ thống vũ khí gần như không thực hiện được.

    Một quan chức cấp cao của Hải quân Ấn Độ cho biết, CCS sẽ thông qua Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài chính liên bang để phê duyệt kinh phí. CCS của liên minh đảng cầm quyền cũ đã hết nhiệm kỳ từng đảm bảo sẽ phê duyệt ngân sách trước năm 2014 nhưng đã thất bại trong việc thực hiện chúng. Kết quả là công việc trên tàu sân bay INS Vikrant gần như bị đình chỉ hoàn toàn.

    Các quan chức Hải quân Ấn Độ cảnh báo, sự chậm trễ trong việc phân bổ kinh phí bổ sung cho Projcet 71(IAC) có thể trì hoãn thời gian vận hành của nó dự kiến sẽ tiến hành trong giai đoạn 2017-2018.
    INS Vikrant đã hoàn thành được ¾ khối lượng công việc với kinh phí từ 30-40 tỷ Rupe. Việc hoàn thành tàu sân bay này có kinh phí dự kiến khoảng 240-250 tỷ Rupi.
    Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ - Đô đốc D K Joshi từng trao đổi với IHS Jane’s vào tháng 1/2013 rằng, công việc trên Projcet 71(IAC) đã bị trì hoãn do những rào cản về tài chính và công nghệ với một tai nạn liên quan đến chiếc xe tải vận chuyển máy phát điện chính của tàu sân bay.

    Hải quân Ấn Độ đang hoạt động hai tàu sân bay gồm: INS Vikrama***ya hoán cải từ tuần dương hạm Admiral Gorshkov (Liên Xô) có lượng giãn nước 44.750 tấn và tàu sân bay hạng nhẹ INS Viraat cỡ 28.000 tấn mua lại từ Hải quân Hoàng gia Anh.

    Ấn Độ từng kỳ vọng sẽ vượt mặt Trung Quốc trong chương trình đóng tàu sân bay nội địa nhưng xem chừng tham vọng của họ đang dậm chân tại chỗ bởi những khó khăn về tài chính.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Vũ khí Mỹ thỏa cơn khát Ấn Độ
    Ấn Độ đang dần thay đổi quan điểm khi lựa chọn vũ khí phương Tây, trong đó có Mỹ để thay thế vũ khí Nga.
    Mỹ đã đồng ý xuất khẩu một vài loại vũ khí công nghệ cao cho Ấn Độ cũng như cho phép sản xuất các loại vũ khí này tại Ấn Độ theo giấy phép, bao gồm cả vũ khí Mỹ và công nghệ sản xuất. Phía Mỹ đã đề nghị xuất khẩu công nghệ pháo binh, máy bay và tên lửa cũng như cho phép các công ty Ấn Độ sản xuất theo giấy phép.
    [​IMG]
    Ấn Độ muốn mua 22 chiếc AH-64 của Mỹ
    Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, Ấn Độ đã bày tỏ mong muốn có được các loại vũ khí của phương Tây. Tuy nhiên, Ấn Độ đã thất bại trong việc tìm kiếm chuyển giao những công nghệ mà nước này cần. Một trong những nguyên nhân chính là do Ấn Độ khi đó chưa đủ độ tin cậy và phương Tây lo ngại những công nghệ này cuối cùng sẽ lọt vào tay người Nga.
    Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1947-1991), Liên Xô đã trở thành nước cung cấp vũ khí chủ yếu cho Ấn Độ. Thực trạng này không phải do vũ khí của Liên Xô tốt hơn hay rẻ hơn mà bởi vì Ấn Độ trong thời kỳ này tự coi mình là nước đi đầu của khối các quốc gia không liên kết.
    Khi đó, Ấn Độ là nước nghiêng về cánh tả nên họ mua phần lớn vũ khí từ Liên Xô, quốc gia có hệ tư tưởng tương đồng. Chính vì vậy, phương Tây cho rằng rất nhiều quan chức Ấn Độ có cảm tình với Nga, đặc biệt cộng thêm với sự mua chuộc, sẵn sàng giúp đỡ Nga đánh cắp công nghệ của phương Tây.
    [​IMG]
    Su-30MKI của Ấn Độ
    Kể từ những năm 1990, người Israel đã cho thấy họ có thể hợp tác cùng Ấn Độ chế tạo vũ khí, phát triển công nghệ quốc phòng và chuyển giao công nghệ cũng như sản xuất mà không bị phía Ấn Độ đánh cắp và bán cho phía Nga. Điều này đã thuyết phục được người Mỹ sẵn sàng chuyển giao cho Ấn Độ thứ mà họ thèm khát bấy lâu.
    BÀI LIÊN QUAN
    Trong một thời gian dài, Ấn Độ là một trong hai khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga. Kể từ khi Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu vũ khí từ Nga (sau khi đã ăn cắp được công nghệ) thì trong thập kỷ qua, Ấn Độ đã trở thành khách hàng lớn nhất. Theo thống kê, Ấn Độ chiếm tới 25% tổng giá trí xuất khẩu vũ khí của Nga.
    Tuy nhiên, Nga hiện đang đánh mất thị phần tại Ấn Độ một cách nhanh chóng do các vấn đề về chất lượng vũ khí cũng như dịch vụ phụ trợ.
    Vũ khí Nga đã dần biến mất khỏi Ấn Độ sau nửa thế kỷ thống trị tại đây. Câu chuyện bắt đầu từ đầu những năm 1960 khi Ấn Độ tiến hành hiện đại hóa quân đội với sự hỗ trợ của người Nga. Đến cuối Chiến tranh Lạnh, có tới 70% xe tăng và pháo binh, 80% máy bay và tới 85% tàu chiến trong quân đội Ấn Độ là của Nga.
    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Ấn Độ
    HOTThưởng 500.000đ mỗi ngày cho Cộng tác viên có tin bài hay
    Tỷ lệ này hiện đã nhanh chóng giảm xuống khi Ấn Độ bắt đầu lựa chọn các mẫu vũ khí đắt tiền hơn nhưng hiệu quả và đáng tin cậy hơn của phương Tây. Nga không kịp thay đổi các thói quen đã cũ một cách căn bản và nhanh chóng nên thời hoàng kim trong xuất khẩu vũ khí sang Ấn Độ đang dần biến mất.
    Những năm qua, Ấn Độ nhiều lần tỏ ý không hài lòng với sự “lằng nhằng” của Nga trong việc thực hiện các dự án lớn như dự án hợp tác chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 hay dự án Nga tân trang lại một tàu sân bay thải loại từ thời Chiến tranh Lạnh để bàn giao cho Ấn Độ. Đó là tàu sân bay Đô đốc Gorshkov từ thời Liên Xô và mới được chuyển giao cho Ấn Độ hồi đầu năm nay với tên gọi INS Vikrama***ya.
    [​IMG]
    Tàu sân bay INS Vikrama***ya khi chạy thử nghiệm tại Nga
    Giới phân tích quân sự đánh giá dự án này là một “thảm họa” tài chính đối với Ấn Độ. Ấn Độ và Liên Xô ký kết thỏa thuận sơ bộ về việc tân trạng lại con tàu này vào năm 1988, tức là 2 năm sau khi con tàu bị Liên Xô thải loại. Tuy nhiên, do bất đồng về giá cả, phải tới 6 năm sau, hai bên mới ký được hợp đồng trị giá 771 triệu USD. Thời hạn bàn giao dự kiến là năm 2008.
    Thế nhưng, Liên Xô, rồi sau đó là Nga, đã liên tục phá vỡ hợp đồng khi chi phí tân trang lại con tàu bị đội lên tới 2,3 tỷ USD và thời hạn bàn giao bị chậm thêm tới 6 năm.
    Sau này, người Ấn Độ đã bừng tỉnh khi nhận ra rằng công nghệ của phương Tây không chỉ ưu việt hơn mà việc chuyển giao cũng dễ dàng hơn của Nga. Điều này có lợi cho toàn bộ nền kinh tế Ấn Độ.
    [​IMG]
    Chiến đấu cơ Mirage-2000 do Pháp sản xuất trong Không quân Ấn Độ
    Đầu tiên là Pháp, tiếp theo là Israel và giờ là Mỹ đã đạt được các thỏa thuận với Ấn Độ về việc sản xuất vũ khí theo giấy phép trên lãnh thổ Ấn Độ cũng như chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ.
    Theo các nguồn tin công khai, năm 2013, Ấn Độ đã nhập khẩu từ Mỹ các trang thiết bị quân sự trị giá 1,9 tỷ USD, qua đó trở thành khách hàng nước ngoài lớn nhất mua vũ khí Mỹ. Với con số này, Mỹ cũng thay thế Nga trở thành nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Ấn Độ (tổng giá trị nhập khẩu thiết bị quốc phòng năm 2013 của Ấn Độ là 5,9 tỷ USD).


    Ấn Độ sắm sát thủ diệt chim sắt cho cường kích Jaguar
    Cập nhật lúc: 15:58 10/07/2014 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    (Kienthuc.net.vn) - Với tên lửa không đối không ASRAAM, cường kích Jaguar sẽ được tăng cường đáng kể khả năng phòng vệ.
    Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin hôm 8/7 cho biết, Vương quốc Anh và Ấn Độ đã ký kết hợp đồng mua sắm trị giá 250 triệu Bảng Anh cho các tên lửa không đối không ASRAAM mới do công ty vũ khí MBDA phát triển. Được biết, ASRAAM sẽ được trang bị cho các máy bay cường kích SEPECAT Jaguar của Không quân Ấn Độ.
    Tên lửa ASRAAM sẽ đóng vai trò như tên lửa không đối không mới của Không quân Ấn Độ, sau mẫu tên lửa Rafael Python-5 của Israel được đưa vào trang bị trong năm 2009. Rafael Python-5 được Ấn Độ lựa chọn để thay thế cho mẫu tên lửa không đối không R550 Magic 1 SRAAM đã ngưng sản xuất.
    ASRAAM được Không quân Hoàng gia Anh thử nghiệm vào năm 2011 và ngay sau đó Bộ quốc phòng Ấn Độ đã để ý tới mẫu tên lửa không đối không này, tới năm 2012 Ấn Độ bắt đầu tiến hành đàm phán với Anh để mua mẫu tên lửa trên.
    ASRAAM (viết tắt của cụm từ Advanced Short Range Air-to-Air Missile - tên lửa không đối không tầm ngắn tiến tiến, hay được Mỹ định danh là AIM-132) là loại tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại. Nó có trọng lượng 88kg, dài 2,9m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 10kg, tên lửa đạt tầm bắn 300m-50km, tốc độ bay Mach 3.
    [​IMG]
    Một chiếc cường kích SEPECAT Jaguar của Không quân Ấn Độ.
    Tên lửa ASRAAM sẽ được trang bị cho những chiếc Jaguar Darin II với hệ thống giá treo tên lửa do công ty Cobham cung cấp. Phát ngôn viên của MBDA khẳng định, hợp đồng trên đã được ký kết và số tên lửa trên sẽ được bàn giao cho Không quân Ấn Độ trong thời gian sắp tới, nhưng lại không tiết lộ số lượng cụ thể tên lửa ASRAAM sẽ được bàn giao trong lô hàng đầu tiên.
    Vào đầu năm 2013, hãng MBDA cũng tiết lộ với Jane’s rằng, hãng này sẽ kết hợp hệ thống radar Elta EL/M-2032 với hệ thống kiểm soát hỏa lực của Jaguar, hệ thống mũ bay thông minh và tên lửa không đối ASRAAM mang lại một sức mạnh mới cho Không quân Ấn Độ.
    Ngoài ra, hợp đồng ASRAAM cũng đi kèm với điều kiện 30% các bộ phận của tên lửa ASRAAM sẽ được sản xuất ở Ấn Độ. Điều này khiến MBDA phải đàm phán lại với các công ty Ấn Độ để thực hiện một phần của hợp đồng trên ở Ấn Độ và phần còn lại được sản xuất ở miền bắc nước Anh.

    Su-30MKI Ấn Độ đã sẵn sàng “phiêu” cùng tên lửa BrahMos
    (Soha.vn) - Ấn Độ đã hoàn tất việc tu sửa một trong hai chiến đấu cơ Su-30MKI để tiến hành thử nghiệm biến thể tên lửa BrahMos phóng từ máy bay

    Thông tin trên do tờ ARMS-TASS dẫn lời giám đốc điều hành BrahMos Aerospace từ phía Nga, ông Alexander Maksichev cho hay.
    "Hai chiếc Su-30MKI đã được Tư lệnh Không quân Ấn Độ lựa chọn để thực hiện các chuyến bay thử nghiệm với tên lửa BrahMos." - Maksichev nói.
    [​IMG]
    Biến thể BrahMos phóng từ trên không.
    Theo ông, cho đến cuối năm nay, công ty liên doanh Ấn Độ-Nga sẽ bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm tên lửa mới và thực hiện chuyến bay đầu tiên của Su-30MKI với mô hình kích thước-trọng lượng tên lửa BrahMos.
    Trước khi thực hiện chuyến bay đầu tiên của Su-30MKI với tên lửa BrahMos ở Bangalore, mô hình tổ hợp “máy bay - tên lửa” sẽ tiếp tục được thử nghiệm trong ống khí động lực học và mô phỏng tách tên lửa từ máy bay.
    Theo Maksichev, mô hình kích thước-trọng lượng tên lửa không đơn giản chỉ là một "thỏi đúc" mà nó được tạo ra bởi công nghệ phức tạp với rất nhiều cảm biến để đo tải trọng và những rung động tác động lên tên lửa trên thiết bị phóng khi máy bay bay.
    [​IMG]
    Su-30MKI với tên lửa BrahMos.
    "Thiết bị phóng tên lửa đã được phát triển ở Ấn Độ và hoàn toàn sẵn sàng. Hiện tại “tên lửa-thiết bị phóng” đang được tiến hành thử nghiệm và sau đó sẽ là “thiết bị phóng-máy bay.”
    - Maksichev nói.
    HOTThưởng 500.000đ mỗi ngày cho Cộng tác viên có tin bài hay
    BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất. Tên lửa được phát triển dựa trên sự hợp tác nghiên cứu giữa công ty Mashinostroeyenia của Nga và tổ chức nghiên cứu & phát triển quốc phòng Ấn Độ với dự án BrahMos Aerospace.
    Loại tên lửa này đã được biên chế vào hải quân Ấn Độ và gắn trên các loại tàu như tuần dương hạm lớp Talwar và tuần dương hạm lớp Shivalik. Biến thể Brahmos phóng từ mặt đất trên các bệ phóng di động cũng đã được đưa vào hoạt động trong Lục quân Ấn Độ.
    [​IMG]
    Biến thể tên lửa BrahMos phóng từ trên không có chiều dài 8,4m, đường kính 0,6m, tầm bắn 300km, trọng lượng phóng 2,5 tấn, mang đầu đạn 250kg, có thể được phóng trên độ cao tối đa 14km, thông thường 10km với vận tốc siêu âm Mach3, gấp hơn 3 lần vận tốc các loại tên lửa hành trình cận âm của Mỹ.
    Trong năm ngoái, hãng thông tấn Itar-Tass của Nga dẫn một nguồn tin thân cận từ Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết Công ty liên doanh Nga-Ấn Độ BrahMos Aerospace đã bắt đầu công việc thiết kế một biến thể nhỏ hơn của tên lửa siêu thanh BrahMos mang tên BrahMos-M.
    “Tiểu BrahMos” sẽ có trọng lượng khoảng 1,5 tấn và dài gần 6m. Loại tên lửa này sẽ được trang bị các máy bay Su-30MKI và MiG-29, tuy nhiên, nó cũng thích hợp để trang bị cho các chiến đấu cơ khác hiện đang hoặc sẽ phục vụ trong lực lượng không quân của Ấn Độ như Mirage-2000, Rafale...
  6. TheTruthIsOutThere

    TheTruthIsOutThere Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    127
    Tại sao Rafale là 1 sai lầm lớn ?
    Bắt đầu đến giờ truyền thông Ấn Độ chơi thằng Pháp rồi
    http://www.newindianexpress.com/columns/Why-Rafale-is-a-Big-Mistake/2014/07/25/article2346825.ece
    Jake_2.0 thích bài này.
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.365
    Đã được thích:
    26.708
    Chả có gì. Y như bài hồi trước mở thầu MRCAA vậy thôi. Hồi đó nguyên cái quân đoàn ấy phán R-77 bắn trăm phát trật gần hết. Nói chung là chiêu trò của 1 nhóm quyền lợi thôi.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nga muốn bán hẳn trực thăng tấn công Ka-52K cho Ấn Độ
    (Vũ khí) - Nga quyết tâm tìm kiếm hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng mới cho Ấn Độ bằng đề xuất bán máy bay Ka-52K.
    [​IMG]
    Nga quyết tâm có được hợp đồng bán máy bay trực thăng cho Ấn Độ bằng việc đưa ra "Át chủ bài" trực thăng Ka-52K - loại máy bay trực thăng mới nhất và hiện đại nhất mà hiện Moscow chưa xuất khẩu ra nước ngoài.
    Văn phòng thiết kế trực thăng Kamov của Nga vừa đưa ra đề xuất giúp Hải quân Ấn Độ khắc phục điểm yếu tác chiến bằng việc cung cấp các máy bay trực thăng tấn công tối tân Ka-52K.
    "Phòng thiết kế trực thăng Kamov và công ty Russian Helicopters đã sẵn sàng hợp tác để cung cấp biến thể trực thăng hàng hải hiện đại Ka-52K để đáp ứng yêu cầu của Hải quân Ấn Độ", Thiết kế trưởng Kamov, ông Sergei Mikheyev nói với hãng tin Itar-Tass hôm 6/8.
    "Theo yêu cầu của Hải quân Ấn Độ, chúng tôi đã sẵn sàng liên kết với công ty Russian Helicopter để cung cấp một số lượng cần thiết các máy bay trực thăng hàng hải và đề xuất những phát triển mới nhất cho phía Ấn Độ, bao gồm cả trực thăng Ka-52K", ông Mikheyev nói thêm.
    Ka-52K sẽ là 'sát thủ' chống hạm
    Các máy bay trực thăng hoạt động trong Hải quân Ấn Độ và lực lượng Cảnh sát biển nước này đã trở nên lỗi thời trong thập kỷ qua, trong khi một chương trình mua trực thăng mới lại dính vàomột vụ bê bối tham ô với hãng trực thăng Augusta Westland của Italia.
    Tình trạng ngày càng xấu đi của các máy bay trực thăng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley nhấn mạnh trong một cuộc họp của Hội đồng Mua sắm quốc phòng hôm 19/7 vừa qua. Theo đó, nhiều tàu chiến của Ấn Độ được trang bị với 2 nhà chứa máy bay nhưng lại không mang theo trực thăng nào trên khoang. Chỉ có 3 trong 6 tàu khu trục lớp Talwar được trang bị trực thăng trong khi những chiếc còn lại thì không có. Hải quân và Cảnh sát biển Ấn Độ chỉ có 20% số lượng máy bay trực thăng so với nhu cầu thực tế của họ.
    Kamov liên doanh sản xuất ở Ấn Độ
    Năm ngoái, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã đề nghị với phía Ấn Độ nên cân nhắc tới khả năng thiết lập một liên doanh lắp ráp trực thăng Kamov ở Ấn Độ. "Chúng tôi có một đề xuất quan trọng cho Ấn Độ, trong đó không chỉ bao gồm việc New Delhi mua máy bay trực thăng Nga", ông Rogozin cho biết trong lễ kỉ niệm chuyển giao tàu sân bay INS Vikrama***ya cho Hải quân Ấn Độ hồi năm ngoái.
    Trong khi đó, nguồn tin của tờ Tiếng nói Nga - Ấn Độ (RIR) cho biết thêm rằng, đề xuất về việc thành lập liên doanh lắp ráp máy bay trực thăng Kamov ở Ấn Độ đã được thảo luận trong cuộc đàm phán cấp cao ở New Delhi giữa Thứ trưởng Quốc phòng Ấn Độ R K Mathur với Giám đốc điều hành Rostec Sergey Chemezov. Chính phủ mới của Ấn Độ đang tỏ ra rất háo hức với ý tưởng này và họ hy vọng nó sẽ trở thành hiện thực.

    Tàu ngầm Ấn Độ: Tương lai thuộc về Nga hay phương Tây?
    (Bình luận quân sự) - Hiện tại, lực lượng tàu ngầm Ấn Độ đang thua kém 2 đối thủ trực tiếp là Trung Quốc và Pakistan nên họ đang ngắm nghía tàu ngầm Amur-1650 của Nga.
    Lực lượng tác chiến ngầm của Ấn Độ đang suy yếu nghiêm trọng
    Hải quân Ấn Độ gần đây đã yêu cầu Bộ Quốc phòng nước này mua hai chiếc tàu ngầm lớp “Amur” (phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm đề án 677 lớp Lada) của Nga để củng cố lại lực lượng tác chiến ngầm, trước tham vọng chiếm lĩnh Ấn Độ Dương của hải quân Trung Quốc và Pakistan.
    Hiện nay, lực lượng tàu ngầm Ấn Độ đang bị suy yếu nghiêm trọng khi ngoài tàu ngầm hạt nhân Chakra thuê của Nga từ năm 1984, số lượng tàu ngầm thông thường của hải quân nước này từ 21 chiếc trong những năm 1980 hiện nay đã giảm xuống chỉ còn 14 chiếc, mà cũng đã lão hóa, bao gồm 10 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và 4 tàu ngầm đã cũ do Nhà máy đóng tàu Horvath của Đức đóng.
    Hải quân nước này hiện chỉ sử dụng được 7 chiếc tàu ngầm lớp “Kilo” của Nga và 4 chiếc tàu ngầm SSK của Đức, trong đó chiếc gần đây nhất được đưa vào sử dụng đã từ cuối những năm 90. Trong gần 2 năm qua, có 3 chiếc tàu ngầm lớp “Kilo” do gặp sự cố bất ngờ và xưởng đóng tàu quốc doanh Ấn Độ chậm trễ sửa chữa nên đến giờ vẫn không thể sử dụng được.
    Tuy hải quân Ấn Độ đã tiến hành nhiều hạng mục cải tạo, nâng cấp để kéo dài tuổi thọ nhưng đa số các tàu này cũng sẽ về hưu trong vài năm nữa. Trong khi đó, hai đối thủ “truyền kiếp” là Trung Quốc và Afghanistan đang đóng hàng loạt tàu ngầm hiện đại để tăng cường sức mạnh cho lực lượng tác chiến ngầm của họ.
    [​IMG]
    Lực lượng tàu ngầm thông thường Ấn Độ đang xuống cấp trầm trọng
    Đại tá hải quân Ấn Độ về hưu Shyam Kumar Singh cho biết, tiến độ của dự án tàu ngầm lớp "Scorpene" và P75-I bị trì hoãn đã khiến cho Ấn Độ bị thiếu hụt nghiêm trọng về số lượng tàu ngầm; mà tàu ngầm thế hệ tương lai của nước này phải bàn giao vào năm 2018, do đó hiện nay nhu cầu cấp thiết là phải mua tàu ngầm của Nga.
    Có thể đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc đấu thầu gói mua sắm này bị trì hoãn không công bố và Ấn Độ phải mua hoặc thuê tạm các tàu ngầm của Nga, để tạm thời nâng cấp sức mạnh của lực lượng tàu ngầm trước sức ép cực lớn dưới đáy biển của 2 đối thủ Trung Quốc và Pakistan.
    Hiện hải quân Ấn Độ đang triển khai kế hoạch đóng mới 6 tàu ngầm thông thường lớp “Scorpene” tại xưởng đóng tàu Mazagon Dock Ltd ở Mumbai, theo giấy phép của công ty DCNS (Pháp), nhưng chiếc tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Ấn Độ vốn dự định giao hàng vào năm 2012 đã bị trì hoãn đến năm 2016, tức là chậm trễ tới hơn 4 năm.
    Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là kế hoạch mới điều chỉnh này của dự án đóng 6 tàu ngầm tàng hình sử dụng hệ thống động lực không cần không khí AIP này vẫn bị sa lầy trong sự thờ ơ chính trị và thói quan liêu.
    [​IMG]
    Dự án tàu ngầm AIP lớp Scorpene của hải quân Ấn Độ hiện đang bị "treo" khi mới hoàn thành được 30% kế hoạch
    Trước đây, Nhà máy đóng tàu Mazagón đã ký hiệp định có thời hạn đến 15-03-2013 với Công ty Navantia của Tây Ban Nha, trong đó có điều khoản quy định đối tác Tây Ban Nha phải tư vấn các giải pháp công nghệ và chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc.
    Trong thời gian này, chuyên gia của Công ty Navantia tập trung ở Mumbai và cũng không có những hành động tích cực vào việc hoàn thành chế tạo tàu ngầm. Hiện nay, họ đã rời khỏi nhà máy khi hết hạn hợp đồng, còn đối tác Pháp cũng đang đòi tăng giá trong khi hợp đồng mới hoàn tất được khoảng 30% kế hoạch, đại bộ phận công tác lắp đặt trang bị vẫn chưa hoàn thành.
    Chính vì vậy, mặc dù người Ấn đã lùi thời hạn bàn giao tàu 18 tháng so với hợp đồng gốc nhưng với cung cách quản lý yếu kém, trình độ kỹ thuật hạn chế, hợp đồng hợp tác lỏng lẻo như vậy, không nhiều người tin tưởng nó sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2016.
    Hải quân Ấn Độ thường có những dự án rất hoành tráng, nhưng “đầu voi, đuôi chuột”. Ngay từ năm 1999, “Ủy ban an ninh nội các” Ấn Độ đã từng phê chuẩn một kế hoạch đóng tàu ngầm dài hạn trong 30 năm. Kế hoạch này đặt ra mục tiêu đến trước năm 2012 sẽ đưa vào phục vụ 12 tàu ngầm, sau đó đến năm 2030 sẽ hoàn tất nốt 12 chiếc nữa.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Kilo S-63 Sindhurakshak Ấn Độ mua của Nga
    Thế nhưng, sự thiếu quyết đoán và cơ chế lằng nhằng của Chính phủ đã làm cho 14 năm trôi qua mà lực lượng hải quân nước này không hề nhận được 1 chiếc tàu ngầm nào! Dự báo cho thấy, đến năm 2020, hải quân Ấn Độ chỉ còn lại 5-6 chiếc trong tổng số 14 tàu ngầm hiện đang sử dụng là còn hoạt động được.
    Giả sử đến lúc đó, vài chiếc tàu ngầm Scorpene đã được đưa vào sử dụng cũng chẳng thấm tháp gì, vì để đối phó với sự uy hiếp của tàu ngầm Trung Quốc và Pakistan, hải quân Ấn Độ phải có ít nhất 18 tàu ngầm thông thưởng trở lên. Đến giai đoạn đó, lực lượng tác chiến ngầm của Ấn Độ đã tụt hậu rất xa so với 2 đối thủ nặng ký của mình.
    Tương lai, lực lượng tàu ngầm Ấn Độ sẽ đi theo hướng nào?
    Kế hoạch đóng 6 tàu ngầm lớp Scorpene, do tổng vốn đầu tư đã vượt qua 230 tỷ Rupee, thời hạn chậm trễ so với kế hoạch cũ những 4 năm đã gióng lên những hồ chuông báo động. Nhưng không chỉ có hợp đồng này, mà cả dự án phát triển tàu ngầm tương lai P-75I cũng đang nằm trong tình trạng “treo” dài hạn.
    Ông Shyam Kumar Singh cho biết, dự án tàu ngầm 75-I sẽ không thể bị hủy bỏ, nhưng hải quân Ấn Độ đã mô tả chi tiết yêu cầu tính năng cụ thể của nó ngay từ năm 2006 - 2007, tính đến nay đã hơn 8 năm. Rất có khả năng những phương án đặt ra trước đây đã lỗi thời và bị thay đổi.
    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp S-80 của Navantia
    Trong dự án tàu ngầm 75-I (Công trình 75 - Ấn Độ), hải quân nước này sẽ đầu tư 12 tỷ USD (dự kiến ban đầu có tổng vốn đầu tư trên 500 tỷ Rupee, tương đương khoảng 8,75 tỷ USD) để đấu thầu toàn cầu, mua 6 chiếc tàu ngầm động cơ thông thường với công nghệ hệ thống không khí tuần hoàn độc lập (AIP).
    Tuy nhiên, sau khi nhận được quy chế đặc cách “Dự án cần thiết phải phê chuẩn”, nó nằm chết dí vì còn phải trải qua sự thẩm định của 3 Ủy ban nữa. Tháng 6-2013, Bộ Tài chính Ấn Độ đã trả lại hồ sơ của kế hoạch phát triển tàu ngầm này và đề nghị Bộ Quốc phòng phải giải thích thêm một số vấn đề.
    Sau khi “qua ải” bộ tài chính, “Kế hoạch phát triển tàu ngầm P-75I” sẽ được chuyển sang “Ủy ban an ninh Nội các” xem xét, sau khi được thông qua nó mới được chuyển sang “Ủy ban mua sắm trang bị quốc phòng quyết định”.
    Hiện nay, tương lai của gói thầu tàu ngầm 75-I trị giá hơn 12 tỷ USD vẫn chưa xác định, tiếp tục đà trì hoãn hơn 4 năm nay. Giả sử tại thời điểm hiện nay, gói thầu này được quyết định thì “Thư mời thầu quốc tế” cũng cần phải được sự phê duyệt của “Ủy ban an ninh nội các” rồi mới được phát hành.
    Nếu như tại thời điểm này Ấn Độ công bố “Dự án P-75I” thì ít nhất cũng phải mất 2 năm sau mới lựa chọn được đối tác nước ngoài để ký hợp đồng, sau đó cũng phải mất thêm 5-7 năm nữa mới hoàn tất chiếc tàu ngầm đầu tiên. Vì vậy, sớm nhất là sau năm 2020 Ấn Độ mới có chiếc đầu tiên thuộc Dự án này.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Type 214 của nhà máy đóng tàu HDW của Đức
    Trước đây, các nhà máy đóng tàu nước ngoài quan tâm đến dự án 75-I bao gồm công ty DCNS với tàu ngầm Scorpene; nhà máy đóng tàu HDW của Đức với tàu ngầm AIP Type 214; Nga với tàu ngầm lớp “Amur”; tàu ngầm S-80 của Công ty Navantia - Tây Ban Nha và công ty Fincantieri của Italy với tàu ngầm mini S-1000.
    Được biết, các phương tiện truyền thông Ấn Độ khẳng định, Bộ Quốc phòng nước này đã có cuộc gặp các quan chức cao cấp của công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) tại New Delhi vào cuối tháng 7 vừa qua, để thảo luận về kế hoạch bán hoặc cho thuê hai chiếc tàu ngầm lớp “Amur-1650”.
    Mặc dù Hải quân Ấn Độ đã đề nghị Bộ Quốc phòng đàm phán về việc mua hoặc thuê hai chiếc tàu ngầm lớp “Amur”, nhưng trong quân đội vẫn có những ý kiến trái chiều về việc mua tàu ngầm của Nga hay của các nước phương Tây.
    Một bên chủ trương chọn tàu ngầm AIP của Nga, vì độ an toàn, đáng tin cậy của nó. Chọn tàu ngầm của Nga sẽ tận dụng được tối đa các cơ sở hạ tầng, thiết bị cho tàu ngầm mà hải quân nước này đã bỏ nguồn vốn lớn để đầu tư, việc này sẽ khiến cho giá thành của toàn bộ tàu ngầm rẻ hơn, ngoài ra, Ấn Độ còn có khá nhiều kinh nghiệm đào tạo về tàu ngầm của Nga.
    Còn một bên, đa số là những quan chức trẻ tuổi lại thiên về tàu ngầm phương Tây với ưu thế về hệ thống điện tử, điều khiển và cảm biến.
    [​IMG]
    Tàu ngầm AIP đề án 677 lớp Lada (phiên bản xuất khẩu là Amur) của Nga
    Một quan chức cho biết: “Tuy tàu ngầm của Nga có giá mua ban đầu rẻ hơn, nhưng chi phí bảo trì hậu mãi thì lại rất cao, mà điều này sẽ trở thành gánh nặng nghiêm trọng cho Hải quân Ấn Độ. Do vấn đề chuyển giao công nghệ của những hệ thống then chốt, nên tàu ngầm của Pháp và phương Tây sẽ dễ dàng bảo trì hơn.
    Hiện nay, có thể xác định là DCNS và tàu ngầm Scorpene đã hết cơ hội vì dự án “cao su” hiện đang triển khai, dự án liên hợp chế tạo tàu ngầm S-1000 với Nga của Fincantieri cũng đã bị đình chỉ, sự thiếu trách nhiệm của và những trục trặc trong thiết kế của công ty Navantia (thiết kế thừa tải trọng) cũng sẽ khiến S-80 bị loại bỏ.
    Hiện chỉ còn tàu ngầm AIP Type 214 của Đức và Amur-1650 của Nga là có cơ hội chiến thắng lớn nhất trong gói thầu P-75I. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ một đối thủ nặng ký mới xuất hiện cùng với sự ấm lên trong quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn Độ là tàu ngầm AIP lớp Soryu.
    Rất có thể Ấn Độ sẽ lựa chọn thuê 2 chiếc tàu ngầm Amur-1650 của Nga để tạm thời sử dụng, chờ đến khi các tàu ngầm Scorpene đầu tiên được bàn giao. Nếu New Dehli hài lòng với các phiên bản xuất khẩu của Lada, rất có thể tương lai của dự án P-75I sẽ được quyết định. Còn nếu người Ấn không hài lòng, thì Đức và Nhật Bản sẽ có cơ hội.
  9. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    1 điều quan trọng, mua Rafale KQ Ấn cũng ko mạnh lên mà có khi càng yếu hơn xưa, vì vũ khí do Nga sản xuất lúc nào cũng tốt hơn do Pháp sản xuất, bởi vậy Nga và TQ bán được nhiều vũ khí hơn Pháp. TQ sắp nhận J-16/20 và Su-35K, thì Rafale của Ấn có nghĩa lý gì ? trong khi chưa chắc Rafale vượt trội Su-30MKK
  10. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Su-30MKK là việc của Su-30MKI/Super Sukhoi (chắc chắn vượt trội MKK) :cool:
    Còn Rafale là đối thủ của đống lâu nhâu J-10, J-11..., lại chắc chắn nó vượt trội hơn đám hổ lốn đó. :P
    J-16/J-20, Su-35K: ngày tháng năm nào TQ nhận được thế, cho giúp cái thời gian nào.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này