1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Rafale chỉ có điểm yếu là gia quá chát, chứ tính tất cả các tiêu chí thì nó gần như hoàn hảo cho nhu cầu của Ấn. tất nhiên ko tính việc Pháp bán Ấn như từng làm với Ảgen nếu chiến tranh xảy ra. :P
    kuyomuko thích bài này.
  2. Oplot

    Oplot Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    104
    Ấn Độ đang theo đuổi vũ khí năng lượng cao

    Nguyệt san “Chính sách ngoại giao” (Foreign Policy) của Mỹ đã đăng tải bài viết của ông MONIKA CHANSORIA - chuyên gia nghiên cứu cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến tranh lục quân
    Ấn Độ
    về chủ đề “Vũ khí năng lượng định hướng: Kẻ thay đổi chiến lược của Ấn Độ”.

    Bai viết trên tờ nguyệt san ra 2 tháng 1 kỳ này cho rằng, môi trường chiến lược của các quốc gia khu vực Nam Á đang thay đổi, một mặt là duy trì trạng thái ổn định của sự uy hiếp, mặt khác là thông qua việc nhập khẩu hệ thống vũ khí chiến lược mới để đổi mới và hiện đại hóa công nghệ.
    Các chuyên gia quân sự Ấn Độ thường khuyến cáo, để thích ứng với chiến tranh phi tiếp xúc, cần phải đưa ra sự thay đổi mang tính thực chất, duy trì mức độ răn đe nhỏ nhất, nhưng đáng tin cậy, nâng cao khả năng đối phó với các thủ đoạn uy hiếp, đồng thời nâng cao khả năng tấn công của mình.
    Tuy hiện nay, Ấn Độ đã rất chú trọng đến yếu tố rất quan trọng trong chiến tranh là công nghệ, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng, sử dụng công nghệ như thế nào còn quan trọng hơn chính bản thân công nghệ đó.
    Bài viết của ông MONIKA CHANSORIA cho rằng, một quan chức của trung tâm khoa học kỹ thuật laser thuộc tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết, hiện Ấn Độ đang tiến hành nghiên cứu một loạt vũ khí năng lượng định hướng, nhằm nâng cao khả năng đánh chặn tên lửa.
    Vị quan chức của DRDO tiết lộ, vũ khí laser phóng ra chùm tia với công suất 25 KW, có thể đánh chặn và phá hủy tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối trong phạm 7 km. Tốc độ laser có thể làm cho nhiệt độ của tên lửa nâng lên 400 độ F (khoảng 204 độ C), làm cho tên lửa bị nổ tung.
    Hiện nay, loại vũ khí này chiếm vị trí hàng đầu trong gia tộc vũ khí năng lượng định hướng. Tốc độ vũ khí chùm tia laser bằng tốc độ ánh sáng, yếu tố này khiến nó có tốc độ hạ sát mục tiêu nhanh chưa tnừg có, độ chính xác cũng vượt trội các loại vũ khí khác.
    Là một tổ chức quan trọng của bộ quốc phòng Ấn Độ, DRDO tuy đã thành công trong một số chương trình kỹ thuật đầy táo bạo, nhưng vẫn cần phải nói rằng, kế hoạch nghiên cứu vũ khí laser năng lượng cao này của Ấn Độ vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu.
    New Dehli vẫn đang gặp phải trở ngại trong nghiên cứu vũ khí năng lượng định hướng. Trước mắt đó là về mặt tài chính không đảm bảo. Sau khi khắc phục được khó khăn này, thử thách lớn nhất có thể là làm chủ được công nghệ ngắm chuẩn và bám bắt mục tiêu.
    Được biết, hiện nay, hệ thống vũ khí năng lượng định hướng của Ấn Độ đang ở giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Theo như tiến độ hiện nay, sớm nhất cũng phải vào năm 2025 thì những loại vũ khí này mới chính thức đưa vào trang bị và thử nghiệm ở môi trường thực chiến.
    [​IMG]
    Khái lược về vũ khí năng lượng định hướng
    Hệ thống vũ khí tương lai có thể thay đổi chiến tranh là vũ khí năng lượng định hướng. Vũ khí năng lượng định hướng (Directed Energy Weapon-DEW) là một trong những loại vũ khí sử dụng các nguyên lý vật lý mới. Quá trình hoạt động phá hủy, tiêu diệt mục tiêu của DEW dựa vào nguồn năng lượng công suất lớn, được khuếch đại và bức xạ có hướng dưới dạng chùm (hạt hoặc tia) hẹp.
    DEW bao gồm các loại: Vũ khí chùm tia, vũ khí chùm hạt và vũ khí vi ba.
    Ở dạng chùm tia, DEW sử dụng năng lượng của chùm tia bức xạ laser để tiêu diệt sinh lực và phương tiện kỹ thuật. Đối với con người, vũ khí laser gây bỏng da, hỏng mắt; đối với phương tiện kỹ thuật sẽ gây cháy, tan chảy, hóa hơi và nát thành bụi, cũng có thể gây hư hại bởi xung điện từ và bức xạ i-on hóa sinh ra do bị plasma hóa khi các vật liệu kim loại bị bốc hơi.
    Các dạng DEW chùm tia đang được nghiên cứu phát triển gồm: Tia Rơnghen (Röntgen - tia X), tia gamma (tia γ), tia điện tử tự do (Free Electron Laser - FEL), laser khí, laser dải quang học (tia hồng ngoại và tử ngoại).
    DEW dạng chùm tia được sử dụng làm vũ khí phòng thủ chống tên lửa, chống vũ khí vũ trụ, vệ tinh quân sự; hiện đang được nghiên cứu làm vũ khí tấn công trên bộ, trên biển và trên mặt đất.
    DEW dạng chùm hạt được sử dụng trong khoảng không vũ trụ và đã được dự định triển khai trong chương trình SDI của Mỹ.
    [​IMG]
    DEW dạng vi ba là loại vũ khí siêu dẫn phá hủy và sát thương mục tiêu bằng năng lượng chùm sóng vi ba. Cấu tạo của hệ thống gồm: Máy tạo sóng vi ba, ăng-ten định hướng khuếch đại sóng vi ba chụm và mạnh, các thiết bị phụ trợ khác.
    Chùm sóng vi ba sinh ra do máy tạo sóng vi ba công suất lớn, phát đi từ anten định hướng. Năng lượng hội tụ trong chùm sóng hẹp, có thể phát nhiều lần với cường độ tập trung rất cao và truyền dẫn với tốc độ siêu cao nên có thể tấn công mục tiêu ở cự ly rất lớn.
    DEW dạng vi ba được sử dụng để tấn công máy bay, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, vệ tinh, hệ thống C3I (chỉ huy, điều khiển, thông tin và tình báo), radar, khí tài quang điện tử. Đây là loại vũ khí được Liên Xô (trước đây) và Mỹ nghiên cứu thử nghiệm từ năm 1970, dự định triển khai trong chương trình SDI.
    Có thể nói, vũ khí năng lượng định hướng là đỉnh cao của sáng tạo công nghệ vũ khí, nó đủ để đối phó với mọi thách thức phi đối xứng, bao gồm cả máy bay không người lái và máy bay hạng nhẹ. Vũ khí này có thể phá hủy mục tiêu thông qua việc phóng hoặc thay đổi năng lượng mức độ lớn.
    Do giá thành rẻ, sử dụng lâu dài, độ chính xác cao, tầm bắn xa hơn các vũ khí thông thường khác, nên vũ khí năng lượng định hướng đã vượt qua cả vũ khí đẩy tự động (có động cơ đẩy), bao gồm cả các loại tên lửa, trở thành loại vũ khí đang được mọi quốc gia theo đuổi.
    Last edited by a moderator: 19/08/2014
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ấn Độ không đủ đạn cho cuộc chiến dài 20 ngày

    (Kiến Thức) - Theo một tờ báo Ấn Độ thì nước này không có đủ đạn dược để tiến hành một cuộc giao tranh ác liệt kéo dài 20 ngày.
    Tờ Times of India có bài viết với chủ đề “đạn dược của Lục quân Ấn Độ không chịu được 20 ngày” cho rằng, khi súng cối và pháo giao tranh ở biên giới Ấn Độ-Pakistan, thì việc thiếu hụt nghiệm trọng kho đạn dược đang gióng lên hồi chuông báo động cho Lục quân Ấn Độ.
    Trong 6 tháng qua, tình hình Lục quân Ấn Độ vẫn không có sự thay đổi lớn. Theo các quan chức thì chính quyền của ông Narendra Modi hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của sự việc. Họ cho rằng, mặc dù Ấn Độ đã sử dụng “biện pháp khẩn cấp”, nhưng do thủ tục mua vũ khí dài và hiệu quả của 39 nhà máy thuộc Ủy ban nhà máy chế tạo vũ khí Ấn Độ không cao, cho nên vẫn cần thời gian dài mới có thể mở rộng dữ trữ hao hụt chiến tranh (WWR).
    [​IMG]
    Quân đội Ấn Độ tập trận.
    Mà WWR phải có khả năng duy trì “trận chiến khốc liệt” 30 ngày và tác chiến “thông thường” 30 ngày. Nhưng do 3 ngày tác chiến “thông thường” tương đương với 1 ngày “trận chiến khốc liệt”, cho nên WWR cần phải duy trì “trận chiến khốc liệt” 40 ngày.
    Có nguồn tin cho rằng, đạn được của quân đội Ấn Độ tại khu vực biên giới đặc biệt khan hiếm, hầu hết là thiếu đạn phòng không, tên lửa chống tăng, lựu đạn, mìn. Những đạn dược này thậm chí không thể duy trì thời gian toàn bộ chiến tranh trong vòng 1 tuần.
    Căn cứ vào toàn bộ lộ trình đạn dược của Lục quân Ấn Độ, nếu có được sự hỗ trợ từ khoản ngân sách trị giá 16 tỷ USD, thì WWR sẽ đạt được mục tiêu 100% vào năm 2019. Theo một nguồn tin khác, thì ngoài nhập khẩu 23 loại đạn dược ra, ủy ban nhà máy chế tạo vũ khí Ấn Độ còn sẽ phải chế tạo nhiều loại đạn dược khác.
    Giai đoạn 1 của lộ trình này là đảm bảo vấn đề thiếu đạn dược quan trọng sẽ được giải quyết, có thể duy trì sức chiến đấu trong vòng 20 ngày và đáp ứng nhu cầu đạn dược huấn luyện trong thời gian 3 năm vào cuối tháng 3/2015, trị giá khoảng 3,2 tỷ USD.
    [​IMG]
    Pháo binh Ấn Độ khai hỏa trong hoạt động diễn tập bắn đạn thật.
    Theo lộ trình, từ năm 2013-2014, Ủy ban nhà máy chế tạo vũ khí Ấn Độ sẽ thực hiện ký hợp đồng đạn dược trị giá 159,27 triệu USD. Ngoài ra một lô hợp đồng trị giá khoảng 325 triệu USD cũng được triển khai trong năm tài chính 2014. Đồng thời hợp đồng mua 15.000 quả tên lửa chống tăng Invar và 66.000 viên đạn cho xe tăng T-90 cũng đã được ký kết.
    Ngoài ra, 17 dự án nhập khẩu đạn dược đặc chủng đang được tiến hành nhanh chóng. Khoảng 10 yêu cầu đề xuất đã được đệ trình. Việc chính phủ Ấn Độ xem xét những đề xuất này vẫn cần một số thời gian. Một quan chức Ấn Độ cho biết, về tổng thể, từ năm 2013-2014, Lục quân Ấn Độ sẽ ký 23 hợp đồng vũ khí với tổng trị giá 2,7 tỷ USD.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/an-do-khong-du-dan-cho-cuoc-chien-dai-20-ngay-380843.html
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ấn Độ nói không với tên lửa Israel cho siêu tăng Arjun

    Chương trình phát triển xe tăng nội địa thế hệ mới Arjun MK-2 của Ấn Độ đang gặp phải một trở ngại lớn, sau khi các bài kiểm tra cho thấy loại tên lửa chống tăng bắn từ nòng pháo của Israel không đáp ứng được các yêu cầu của quân đội.
    Theo tờ Hindustan Times, tên lửa chống tăng dẫn đường laser LAHAT của Israel là rất quan trọng đối với chương trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun MK-2, khi mà Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã chi ra hơn 6,6 tỷ Rs để mua 118 xe tăng loại này.
    [​IMG]
    Arjun MK-2 - xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới của Ấn Độ.
    Tuy nhiên, sự thất bại của tên lửa LAHAT được sản xuất bởi công ty Israeli Aerospace Industries của Israel sẽ tạo ra những vấn đề nghiêm trọng, cản trở tiến độ phát triển trong dự án xe tăng nội địa thế hệ mới của DRDO.
    Trả lời trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Hindustan Times hôm 21/9, Giám đốc DRDO Avinash Chander nói rằng: "Tên lửa LAHAT không còn nằm trong kế hoạch phát triển của xe tăng Arjun MK-2. Nó đã được loại bỏ, thay vào đó, DRDO đang làm việc trên một loại tên lửa chống tăng bắn qua ống phóng với hy vọng có thể được tích hợp trên pháo của xe tăng".
    Ông Chander cũng tiết lộ rằng, tên lửa LAHAT được tuyên bố có tầm bắn hiệu quả 6.000m, nhưng thực tế nó chỉ có thể tấn công mục tiêu hiệu quả trong cự li dưới 1.200m và dĩ nhiên không đáp ứng được yêu cầu của Ấn Độ.
    [​IMG]
    Tên lửa dẫn đường laser LAHAT của Israel chỉ có khả năng tấn công hiệu quả trong phạm vi dưới 1.200 m, khác xa so với lý thuyết là 6.000m.
    Arjun MK-2 được Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ phát triển dựa trên một biến thể nâng cấp của loại xe tăng Arjun MK-1, với 119 xe tăng đã được đưa vào hoạt động trong quân đội. Trong đó, một trong những nâng cấp quan trọng nhất của xe tăng Arjun MK-2 là có thể bắn được tên lửa qua nòng pháo.
    Xe tăng Arjun MK-2 được cho là có tới 80 điểm cải tiến mới so với xe tăng Arjun MK-1, trong đó có trên 15 công nghệ được nâng cấp lớn như hỏa lực mạnh hơn, tích hợp giáp phản ứng nổ (ERA), hệ thống đối phó và cảnh báo laser tiên tiến, một lưỡi gạt mìn, một trạm vũ khí điều khiển từ xa, hệ thống định vị và hệ thống nhìn đêm tiên tiến.
    Arjun MK-2 được ca ngợi là xe tăng "nội địa" của Ấn Độ, nhưng thực tế, nó chỉ có 36 - 38% công nghệ do Ấn Độ tự phát triển (trong khi ở Arjun MK-1 là 60%). Sở dĩ mức nội địa hóa trên xe tăng mới bị giảm đi bởi các yêu cầu cải tiến lớn đòi hỏi Ấn Độ phải chấp nhận nhập khẩu công nghệ.
    Sau hơn 35 năm phát triển, Ấn Độ bắt đầu đưa vào trang bị loại xe tăng Arjun MK-1 từ năm 2009. Tuy nhiên xe tăng này lại thường xuyên gặp các vấn đề về hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống treo hay khả năng cơ động. Chính vì vậy, hiện nay các xe tăng T-72 và T-90 của Nga vẫn đóng vai trò nòng cốt trong lực lượng xe tăng của Ấn Độ.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...i-ten-lua-israel-cho-sieu-tang-arjun-3059543/
  5. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Nga: TQ dùng Sukhoi "nhái" cũng có thể bắn Rafale rụng như muỗi

    Đại sứ Nga tại Ấn Độ cho rằng các máy bay Rafale mà New Delhi đặt mua từ Pháp sẽ là mồi ngon cho những chiếc Sukhoi "nhái" của Trung Quốc.
    Trang mạng news.webindia123 đăng bài viết cho hay: Gián tiếp bày tỏ sự ngạc nhiên của Nga khi chính phủ và Bộ Quốc phòng Ấn Độ công bố quyết định xúc tiến kế hoạch mua 126 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp, Đại sứ Nga tại Ấn Độ Alexander M. Kadakin tuyên bố rằng trong trường hợp Ấn Độ có xung đột với láng giềng, các máy bay chiến đấu do hãng hàng không Dassault sản xuất có thể dễ dàng bị các tiêm kích Sukhoi của không quân Trung Quốc (cho dù đó là những chiếc Sukhoi nhái do Trung Quốc sản xuất) bắn hạ như... muỗi.

    [​IMG] Bán Mi-35 cho Pakistan: Nga khiến Mỹ, Trung, Ấn phải "nuốt hận"
    (Soha.vn) - Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Pakistan có thể mang lại nhiều lợi ích cho Moscow.

    Tham gia một chương trình tương tác giữa các nhà báo Nga và Ấn Độ tại New Delhi hôm 17/10, ông Kadakin nói: "Chúng tôi vẫn thấy rất ngạc nhiên khi Rafale được chọn, bởi nếu chúng phải đối phó với các máy bay chiến đấu của Pakistan và Trung Quốc thì thậm chí trước các tiêm kích Sukhoi do Trung Quốc sản xuất, Rafale sẽ bị bắn hạ như những con muỗi. Đó là lý do tôi không hiểu tại sao...".

    [​IMG]
    Rafale sẽ là mồi ngon của các tiêm kích Sukhoi "nhái" do Trung Quốc sản xuất?
    Trước đó, Rafale đã giành chiến thắng trong gói thầu cung cấp 126 máy bay chiến đấu đa nhiệm cho Không quân Ấn Độ. Vào tháng 7 vừa qua, truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin từ Bộ quốc phòng nước cho biết 2 bên đang tiếp tục những bước đàm phán cuối cùng cho hợp đồng trị giá hơn 20 tỷ USD này, với 50% hợp đồng đã được hoàn tất cùng sự nhất trí của chính phủ 2 bên, chỉ còn đợi sự tán thành từ phía Ủy ban Nội các về An ninh của Ấn Độ (CCS).

    [​IMG] Nga bị phương Tây knock-out khỏi thị trường vũ khí béo bở Ấn Độ
    (Soha.vn) - Chính phủ các nước phương Tây đang hối hả viếng thăm Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với hy vọng các thỏa thuận hàng tỷ USD có thể được ký kết với Ấn Độ.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Cận cảnh buồng lái của tiêm kích Rafale
    Tuy nhiên, theo đại sứ Kadakin, hợp đồng mua máy bay Rafale sẽ không ảnh hưởng gì đến dự án hợp tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga và Ấn Độ.

    BÀI LIÊN QUAN

    "Công việc thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ 5 hiện vẫn đang được các chuyên gia của Nga và Ấn Độ thực hiện theo kế hoạch mà không có bất kỳ trục trặc nào trong công tác thiết kế. Đã có một số thỏa thuận về việc chia sẻ công việc thiết kế, các chuyên gia Ấn Độ cũng có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế máy bay nên chúng tôi từng cân nhắc tham gia theo tỷ lệ 50-50. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay mà Ấn Độ chưa hoàn toàn sẵn sàng để đảm nhiệm vai trò thiết kế. Điều này có thể thực hiện được thông qua sự hợp tác giữa các nhà thiết kế và kỹ sư của Nga - Ấn Độ ," ông Kadakin cho hay.

    Chỉ trích việc Ấn Độ chuyển hướng mua nhiều vũ khí từ Mỹ, ông Kadakin nói: "Khi đồn đoán về Mỹ và công nghệ của họ, người ta cho rằng sẽ có nhiều sự cung cấp hơn, tuy nhiên, tất cả những điều đó đều là cường điệu, không có mấy công nghệ từ Mỹ được chuyển cho Ấn Độ hay nói chính xác phải là không có bất cứ công nghệ nào của Mỹ cho Ấn Độ".

    Ông Kadakin nhân cơ hội này nhấn mạnh những đóng góp của Nga cho ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ trong những năm vừa qua: "Trong khi đó, Ấn Độ đang chế tạo máy bay Su-30MKI của Nga ở Pune, sản xuất tên lửa hành trình Brahmos tốt nhất trên thế giới, vận hành tàu ngầm hạt nhân lớp Akula II, xây dựng nhà máy điện hạt nhân Kudankulam với sự hỗ trợ của Nga".

    Một khi dự án mua máy bay Rafale hoàn tất, 18 chiếc đầu tiên sẽ chuyển giao cho Không quân Ấn Độ trong vòng 36-48 tháng, trong khi 108 chiếc còn lại sẽ được chế tạo tại Tập đoàn HAL (Ấn Độ) trong vòng 7 năm với công nghệ được chuyển giao.

    [​IMG]
    Tiêm kích Eurofighter Typhoon

    Hồi tháng 7 năm nay, Ngoại trưởng Anh William Hague đã vận động hành lang mạnh mẽ cho máy bay Eurofighter Typhoon trong các cuộc gặp gỡ với chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Chính phủ Đức cũng được cho là đã nối lại việc quảng bá các tiêm kích Typhoon.

    Bên cạnh đó, 2 ứng viên từ Mỹ là loại máy bay F/A-18 và F-16 Super Viper cũng hy vọng có cơ hội tham gia dự thầu (chương trình MMRCA) trở lại sau các nỗ lực vận động hành lang. Tuy nhiên, Ấn Độ đã bác bỏ mọi khả năng tham dự thầu trở lại của các máy bay bị loại.

    Hiện tại, Không quân Ấn Độ chỉ còn 34 phi đoàn máy bay chiến đấu, trong khi cần ít nhất 44 phi đoàn nên việc thực hiện chương trình MMRCA được xem như ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ đương nhiệm Ấn Độ.

    http://soha.vn/quan-su/nga-tq-dung-...an-rafale-rung-nhu-muoi-20141020004145803.htm
  6. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Ấn Độ "cắn răng" mua đạn xe tăng T-90 của Nga với giá chát
    Không thể tự sản xuất trong nước loại đạn pháo dành cho xe tăng T-90, Ấn Độ đành phải thỏa hiệp với Nga, "cắn răng" mua đạn với mức giá tăng cao.
    Bộ quốc phòng Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt đạn pháo cho các xe tăng T-90 mua của Nga, trong khi đó, New Delhi lại không có khả năng tự sản xuất các loại đạn pháo này nên buộc phải thỏa hiệp với Nga và mua đạn với mức giá tăng cao - Defense News dẫn một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết.

    [​IMG] Ấn Độ quay lưng với Ukraine, Nga vớ được hợp đồng vũ khí lớn
    Trang military-informant đưa tin, Ấn Độ đã từ bỏ dự án cùng phát triển hệ thống phòng không với Ukraine, thay vào đó nước này chuyển hướng sang hệ thống phòng không Sosna của Nga.

    Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã miễn cưỡng đồng ý thỏa thuận vào tháng trước mặc dù Nga đã tăng giá thêm 20% và từ chối thực hiện các nghĩa vụ đền bù.

    [​IMG]
    Xe tăng T-90 của Lục quân Ấn Độ.

    Nga sẽ nhận được hợp đồng trị giá 197 triệu USD để cung cấp đạn APFSDS cho Ấn Độ. Trong khi đó, vào năm 2011, giá của phía Nga đưa ra cho số lượng đạn tương đương chỉ là 163 triệu USD.

    Cũng theo nguồn tin, bên cạnh việc tăng giá, Nga cũng từ chối chuyển giao công nghệ chế tạo đạn cho công ty nhà nước OFB của Ấn Độ, một yêu cầu mà phía Ấn Độ đã đặt ra trong 5 năm qua. Một nhân viên ngoại giao từ Đại sứ quán Nga chỉ tiết lộ rằng việc bán đạn pháo cho xe tăng T-90 cho Ấn Độ đã được thông qua nhưng từ chối cho biết thêm chi tiết.

    [​IMG] Xe tăng T-90 sẽ được sản xuất tại Việt Nam?
    Theo phỏng đoán của tờ Regnum, quốc gia sẽ mua giấy phép sản xuất xe tăng T-90 có thể là Việt Nam, bởi Việt Nam thể hiện sự quan tâm cao độ tới xe tăng Nga trong mấy năm gần đây.

    Theo một sĩ quan Lục quân Ấn Độ, nước này buộc phải đồng ý các điều khoản của Nga do mọi nỗ lực của công ty OFB nhằm chế tạo loại đạn pháo trên đã hoàn toàn thất bại.

    BÀI LIÊN QUAN

    "Ấn Độ mua các xe tăng T-90 của Nga nhưng không hề được chuyển giao công nghệ chế tạo đạn pháo, điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt đạn dược liên tục," ông này cho biết.

    "Đã có rất nhiều vấn đề được ghi nhận trong việc mua sắm đạn pháo cho xe tăng T-90. Đạn pháo được sản xuất tại Ấn Độ không tương thích với hệ thống kiểm soát hỏa lực trên xe tăng và nó cần được sửa đổi. Tuy nhiên, Cơ quan nghiên cứu và phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) không thể giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, lại không có bất kỳ phương án dự phòng nào nên các đơn đặt hàng đã được thực hiện với chỉ 1 nhà cung cấp duy nhất, dẫn tới việc tăng giá, từ đó làm trầm trọng thêm vấn đề" - ông Rahul Bhonsle, một Chuẩn tướng Lục quân Ấn Độ đã về hưu, đồng thời là chuyên gia phân tích quốc phòng cho hay.

    Một quan chức DRDO cho biết công nghệ đạn pháo đã được cơ quan này phát triển và chuyển giao cho công ty OFB.

    Tuy nhiên, quan chức quân đội Ấn Độ nói rằng đạn pháo do DRDO phát triển chỉ phù hợp với xe tăng T-72, không thể sử dụng trên xe tăng T-90.

    "Công ty OFB đã thất bại trong việc sản xuất đạn pháo cho xe tăng T-90 bởi loại đạn này phức tạp hơn nhiều so với loại đạn của xe tăng T-72. Đạn pháo của T-90 có những liên kết phức tạp với máy tính điều khiển hỏa lực trên xe tăng," ông Bhonsle nói.

    "Cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng đạn dược hiện nay là liên kết với các nhà sản xuất thiết bị của nước ngoài", chuyên gia phân tích quốc phòng Nitin Mehta nhận định, "việc gia tăng nhu cầu đạn pháo cho xe tăng T-90 sẽ là điểm thu hút các nhà sản xuất nước ngoài hợp tác với các công ty Ấn Độ để sản xuất loại đạn pháo yêu cầu".

    Hiện tại, Lục quân Ấn Độ đang vận hành hơn 500 xe tăng T-90 và có kế hoạch tăng lên hơn 1.300 chiếc cho đến năm 2020 thông qua việc sản xuất theo giấy phép tại các nhà máy của Ấn Độ.

    http://soha.vn/quan-su/an-do-can-ra...90-cua-nga-voi-gia-chat-20141022001911664.htm
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ấn Độ - cường quốc quân sự thế giới
    (Lực lượng vũ trang) - Ấn Độ được xếp vào bộ ba thứ hai về tiềm lực quân sự (bộ ba thứ nhất dĩ nhiên gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga) cùng Bắc Triều Tiên và Ixrael.
    1. Một số nét chung về Quân đội Ấn Độ
    Các chuyên gia quân sự thế giới xếp Ấn Độ vào bộ ba thứ hai về tiềm lực quân sự (bộ ba thứ nhất dĩ nhiên gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga) cùng với Bắc Triều Tiên và Ixrael. Binh lính Ấn Độ có trình độ huấn luyện, kỹ năng tác chiến tốt và tinh thân chiến đấu cao.
    Do các đặc điểm về sắc tộc- tôn giáo và dân số đông nên Ấn Độ (cũng như Pakistan) không thể tuyển quân theo chế độ nghĩa vụ mà tuyển lính theo phương thức hợp đồng (lính nhà nghề).
    Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí quan trọng nhất của Nga, có mối quan hệ hợp tác kỹ thuật- quân sự chặt chẽ với Pháp và Anh và trong thời gian mới đây là Mỹ, Ixrael. Bên cạnh đó, Ấn Độ có một tổ hợp công nghiệp quốc phòng mạnh, về mặt lý thuyết có thể thiết kế, chế tạo và sản xuất vũ khí và trang bị kỹ thuật tất cả các chủng loại, kể cả vũ khí hạt nhân và phương tiện mang.
    Tuy nhiên, các mẫu vũ khí được thiết kế và sản xuất tại Ấn Độ (như xe tăng “ Ạrjun”, máy bay tiêm kích “ Tejas”, máy bay lên thẳng “Dhruv” và v.v” thường có tính năng kỹ- chiến thuật không cao và việc thiết kế chế tạo chúng thường kéo dài hàng chục năm.
    Chất lượng lắp ráp vũ khí- trang thiết bị kỹ thuật theo giấy phép của nước ngoài cũng thấp, chính vì vậy mà Không quân Ấn Độ có tỷ lệ các vụ tai nạn máy bay thuộc diện cao nhất trên thế giới. Mặc dù vậy, Ấn Độ có đầy đủ các điều kiện cần thiết để giành vị trí một trong các siêu cường ngay trong thế kỷ XXI này.
    [​IMG]
    Binh lính Ấn Độ diễu binh trong Ngày Công hòa tại New Deli .Ảnh Kevin Frayer/AP
    2. Thực lực Lực lượng vũ trang Ấn Độ
    Lục quân

    Lục quân Ấn Độ có Bộ Tư lệnh huấn luyện (trụ sở tại thành phố Shimla) và 06 Bộ Tư lệnh lãnh thổ (có thể gọi là quân khu) gồm: Bộ Tư lệnh Trung tâm, Bộ Tư lệnh hướng Bắc, Bộ Tư lệnh hướng Tây, Bộ Tư lệnh hướng Tây-Nam, Bộ Tư lệnh hướng Nam và Bộ Tư lệnh hướng Đông.
    Ngoài ra, trực thuộc Bộ Tham muưu Lục quân còn có Lữ đoàn đổ bộ đường không số 50, 2 trung đoàn tên lửa đạn đạo tầm trung “ Agni”, 01 trung đoàn tên lửa chiến dịch- chiến thuật “ Prithvi” và 04 trung đoàn tên lửa có cánh “Brahmos”.
    Bộ Tư lệnh Trung tâm có 01 quân đoàn – Quân đoàn số 1. Trong biên chế của Quân đoàn này có các sư đoàn bộ binh, bộ binh sơn cước, tăng –thiết giáp, pháo binh, các lữ đoàn pháo binh, phòng không và công binh.
    Hiện nay Quân đoàn số 01 đang được cử sang phối thuộc với Bộ Tư lệnh Tây- Nam, chính vì vậy mà Bộ Tư lệnh Trung Tâm hiện không có lực lượng tác chiến trong biên chế.
    Bộ Tư lệnh hướng Bắc có 03 quân đoàn – đó là các Quân đoàn số 14, số 15 và số 16. Trong biên chế của mỗi quân đoàn này có 5 sư đoàn bộ binh, 02 sư đoàn sơn cước và 01 lữ đoàn pháo binh.
    Bộ Tư lệnh hướng Tây có 03 quân đoàn- số 2, số 9 và số 11. Trong các quân đoàn có 01 sư đoàn tăng-thiết giáp, 06 sư đoàn bộ binh, 4 lữ đoàn tăng-thiết giáp, 01 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 01 lữ đoàn công binh và 01 lữ đoàn phòng không.
    Bộ Tư lệnh hướng Tây-Nam có 01 sư đoàn pháo binh, 01 quân đoàn (số 01 - từ Bộ Tư lệnh Trung tâm như đã nói ở trên) phối thuộc và Quân đoàn số 10 với các sư đoàn bộ binh và các lữ đoàn tăng-thiết giáp, phòng không và công binh.
    Bộ Tư lệnh hướng Nam có 01 sư đoàn pháo binh và 02 quân đoàn bộ binh-số 12 và số 21. Trong biên chế của các quân đoàn này có 01 sư đoàn tăng- thiết giáp, 01 sư đoàn tăng-thiết giáp, 03 sư đoàn bộ binh, các lữ đoàn tăng-thiết giáp, bộ binh cơ giới , pháo binh, phòng không và công binh.
    Bộ Tư lệnh hướng Đông có 01 sư đoàn bộ binh và 03 quân đoàn (số 1, số 4 và số 33) , mỗi quân đoàn có 03 sư đoàn sơn cước.
    Điều đáng chú ý trong cơ cấu Lục quân Ấn Độ là đại bộ phận tiềm lực tên lửa- hạt nhân của Ấn Độ thuộc quyền kiểm soát của Lục quân. Có 02 trung đoàn ( mỗi trung đoàn 8 bệ phóng) tên lửa đạn đạo tầm trung “Agni”. Tất cả có khoảng 80 đến 100 quả tên lửa “Agni-1”( tầm bắn 1.500 km), và 20 đến 25 “Agni-2” (tầm bắn 2.000 đến 4.000 km) .
    Lục quân Ấn Độ còn có 01 trung đoàn tên lửa chiến dịch-chiến thuật “ Ptithvi” (tầm bắn 150km) duy nhất với 12 tổ hợp phóng. Tất cả các tên lửa đạn đạo nói trên đều do Ấn Độ thiết kế và sản xuất – chúng có thể mang đầu tác chiến thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
    Mỗi một trung đoàn tên lửa có cánh “Brahmos” (hợp tác với Nga sản xuất) có từ 4 đến 6 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 3 đến 4 tổ hợp phóng. Tổng số tổ hợp phóng tên lửa có cánh “Brahmos” bố trí trên mặt đất của Ấn Độ vào khoảng 72 .” Brahmos” có lẽ là loại tên lửa đa chức năng nhất trên thế giới bởi vì nó có thể được tranh bị cho không quân (phương tiện mang chúng là máy bay tiêm kích- ném bom Su-30) và cả hải quân ( nhiều kiểu tàu ngầm và tàu nổi) .
    [​IMG]
    MiG-27 của Không quân Ấn Độ. Ảnh: Adnan Abidi / Reuters
    Lục quân Ấn Độ có một lực lượng xe tăng rất mạnh. Có 124 xe tăng “Arjun” tự sản xuất (sẽ có thêm 124 chiếc nữa), 907 chiếc xe tăng hiện đại nhất của Nga T-90 (sẽ sản xuất thêm 750 chiếc nữa tại Ấn Độ theo giấy phép của Nga), 1.414 chiếc T-72 M Xô Viết đã được hiện đại hóa ngay trên lãnh thổ Ấn Độ.
    Ngoài ra, còn có 715 chiếc T-55 và 1.100 chiếc “Vijayanta” (chế tạo theo mẫu xe tăng Anh “Vickers” ) do Ấn Độ tự sản xuất đang được niêm cất.
    Khác với xe tăng, các loại xe bọc thép khác của Lục quân Ấn Đô nhìn chung đã tương đối lạc hậu. Có 255 xe trinh sát- tuần tiễu bọc thép Xô Viết BRDM -2, 100 ô tô bọc thép do Anh sản xuất “ Ferret”, 700 xe BMP ( xe chiến đấu bộ binh) BMP-1 và 1.100 chiếc BMP-2 ( theo kế hoạch sẽ sản xuất thêm tại Ấn Độ 500 chiếc ), 700 BTR (xe vận tải bọc thép) OT-52 và OT-64 do Tiệp Khắc sản xuất, 165 xe ô tô bọc thép “Casspir” doNam Phi sản xuất, 80 xe BTR FV432 do Anh sản xuất.
    Trong tất cả các xe thiết giáp vừa kể trên thì chỉ có BMP-2 được coi là tương đối hiện đại. Ngoài ra, Lục quân Ấn Độ còn có 200 chiếc BTR-50 đã rất cũ và 817 chiếc BTR-60 đang được niêm cất bảo quản tại các kho.
    Phần lớn pháo của Ấn Độ cũng đã tương đối lạc hậu. Ấn Độ có 100 tổ hợp pháo tự hành “Catapulta” nội địa ( pháo 130 ly M-46 trên khung gầm xe tăng “Vijayanta”; còn 80 tổ hợp như vậy đang được bảo quản), 80 tổ hợp “Abbot” của Anh ( 105 ly), 110 tổ hợp 2S1 Xô Viết ( 122 ly).
    Lực lượng pháo kéo gồm hơn 4.300 khẩu đang trực chiến, gần 3.000 khẩu đang niêm cất. Súng cối – gần 7.000 khẩu. Nhưng Ấn Độ không có các loại súng cối hiện đại. Về tên lửa phản lực bắn dàn – có 150 BM-21 Xô Viết ( 122 ly), 80 tổ hợp “Pinaka” (214 ly) tự sản xuất, 62 “Smerch” Nga sản xuất (300 ly).
    Trong tất cả các hệ thống pháo mà Ấn Độ sở hữu, chỉ có các tổ hợp pháo phản lực bắn dàn “Pinaka” và “Smerch” được coi là tương đối hiện đại.
    Trong trang bị của Lục quân Ấn Độ còn có 250 tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai “Kornet” do Nga sản xuất , 13 tổ hợp tên lửa chông tăng tự hành “Naminka” (tên lửa chống tăng “Nag” do Ấn Độ sản xuất đặt trên khung gầm xe BMP-2).
    Còn có khoảng vài nghìn tên lửa chống tăng vác vai “Milan” của Pháp, “Maliutka”, “ Konkurs”, “Fagot” và “Shturm” do Liên Xô hoặc Nga sản xuất.
    [​IMG]
    Mói đây nhất, ngày 25/10/2014 Hội đồng mua vũ khí thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông báo về việc Ấn Độ s�� mua tên lửa chống tăng “Spike” của Ixrael (“Javelin” của Mỹ cũng tham gia đấu thầu – khi giải thích về lý do mua “Spike”, một quan chức Ấn Độ không ngần ngại tuyên bố là “Spike” của Ixrael tốt hơn “ Javelin” của Mỹ).
    Tổng số vũ khí dự định mua của Ixrael lần này sẽ là 8.356 tên lửa chống tăng, 321 bệ phóng và 15 phương tiện huấn luyện (tổng giá trị hợp đồng là 525 triệu đô la) Phòng không Lục quân có 45 đại đội (180 bệ phóng) tên lửa phòng không Xô Viết “Kvadrat”, 80 tổ hợp tên lửa phòng không Xô Viết “Osa”, 400 “Strela-1”, 250 “Strela-10”, 18 “ “Spider” của Ixrael, 25 “ Tigercat” của Anh.
    Trong trang bị của Lực lượng phòng không Lục quân còn có 620 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “Strela-2” và 2.000 “ Igla-1”, 92 “Tunguska” của Nga, 100 hệ thống phòng không Xô Viết ZSU-23-4” Shilka”, 2.720 pháo phòng không (800 pháo ZU-23 Xô Viết, 1920 L40/70 của Thụy Điển. Trong toàn bộ vũ khí phòng không của Ấn Độ hiện nay thì các loại hiện đại nhất là “Spider” và “Tunguska”, loại tương đối hiện đại là “Osa”, “ Strela-1” và “ Igla-1”.
    Không quân Lục quân có 300 máy bay lên thẳng, gần như tất cả đều do Ấn Độ tự sản xuất .
    Khôngquân
    Không quân Ấn Độ có 7 Bộ Tư lệnh – phía Tây, Trung tâm, Tây-Nam, Phía Đông, Phía Nam, Bộ Tư lệnh huấn luyện và Bộ Tư lệnh đảm bảo vật chất-kỹ thuật.
    Không quân Ấn Độ có 03 đơn vị tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Prithvi” (18 bệ phóng mỗi đơn vị) với tầm bắn 250km, có thể mang đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân.
    Không quân tấn công có 107 máy bay ném bom Xô Viết MiG-27 và 157 máy bay cường kích của Anh “Jaguar” (114 IS, 11 IM, 32 máy bay chiến đấu- huấn luyện IT). Tất cả các máy bay trên được sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ và được coi là đã lạc hậu.
    Lực lượng chủ chốt của Không quân tiêm kích là các Su-30MKI hiện đại nhất của Nga (sản xuất theo giấy phép ngay tại Ấn Độ). Có không ít hơn 194 máy bay loại này, tổng cộng sẽ có 272 chiếc được đưa vào trang bị. Như đã nói ở trên, Su-30MKI có thể mang tên lửa “Brahmos”.
    Một loại máy bay tiêm kích khác cũng tương đối hiện đại được trang bị cho không quân tiêm kích Ấn Độ là 74 chiếc MiG-29 ( trong đó có 9 chiếc chiến đấu - huấn luyện; còn 01 chiếc đang được bảo quản), 9 chiếc “Tejas” ( Ấn Độ sản xuất) và 48 chiếc “Mirage-2000” mua của Pháp ( 38 H, 10 chiếc chiến đấu- huấn luyện TH).
    Trong trang bị của Không quân còn có 230 chiếc MiG-21( 146 Bis, 47MF,37 chiếc chiến đấu- huấn luyện U và UM), - chúng đều được sản xuất tại Ấn Độ theo giấy phép . Để thay thế MiG-21, Ấn Độ dự định mua 126 chiếc tiêm kích “ Rafale” của Pháp và sản xuất 144 chiếc tiêm kích thế hệ 5 FGFA theo mẫu máy bay Nga T-50.
    [​IMG]
    Tăng T-90 của Quân đội Ấn Độ ảnh: Adnan Abidi / Reuters
    Không quân Ấn Độ có 5 máy bay radar cảnh báo sớm (03 chiếc A-50 của Nga, 02 chiếc ERJ-145 của Thụy Điển), 03 máy bay trinh sát điện tử “ Gulfstream-4” của Mỹ, 6 máy bay tiếp dầu Il-78 ( Nga) , gần 300 máy bay vận tải ( trong đó có 17 Il-76, 5 chiếc C-17 mới nhất của Mỹ( sẽ mua thêm từ 5 đến 13 chiếc nữa) và C-130J ), gần 250 máy bay huấn luyện.
    Ngoài ra, trong trang bị của Không quân còn có 30 chiếc máy bay lên thẳng (24 chiếc Mi-35, 04 chiếc “Rudra” tự sản xuất và 02 chiếc LCH), 360 máy bay lên thẳng đa năng và vận tải.
    Hải quân
    Hải quân Ấn Độ có 03 Bộ Tư lệnh- Bộ Tư lệnh phía Tây ( Bombay), Bộ Tư lệnh hướng Nam (Cochi) và Bộ Tư lệnh hướng Đông ( Visakhapatnam).
    Có 01 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo “ Arihant”do Ấn Độ tự sản xuất với 12 tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm K-15 (tầm bắn -700 km), dự định sẽ đóng thêm 03 chiếc tương tự. Hiện Ấn Độ đang thuê tàu ngầm nguyên tử “Charka” ( tàu ngầm nguyên tử Nga “Nherpa” dự án 971).
    Trong biên chế của Hải quân Ấn Độ có 09 chiếc tàu ngầm dự án 877 (còn 01 chiếc đã bị cháy và chìm ngay tại căn cứ vào cuối năm ngoái (2013) và 04 chiếc tàu ngầm dự án 209/1500 của Đức. Hiện đang đóng 03 chiếc tàu ngầm kiểu “ Scorpaena” mới nhất của Pháp (dự kiến sẽ đóng 6 chiếc).
    [​IMG]
    Tàu ngầm “ Arihant” của Hải quân Ấn Độ. Ảnh : Wikipedia
    Trong trang bị của Hải quân Ấn Độ có 02 tàu sân bay – “ Viraat” ( tàu “ Hermes” của Anh) và “ Vikrama***ya” ( tàu “ Đô đốc Gorshkov” Xô Viêt). Ấn Độ đang tự đóng thêm 02 tàu sân bay kiểu “Vikrant”.
    Hải quân Ấn Độ có 09 tàu khu trục: 5 chiếc kiểu “Rajput" (dự án 61 Xô Viết) , 03 chiếc tự đóng kiểu “ Deli” và 01 chiếc “ Calcutta” ( sẽ đóng tiếp từ 02 đến 03 chiếc “ Calcutta” nữa ).
    Trong biên chế Hải quân còn có 06 chiếc khinh hạm mới nhất do Nga đóng kiểu “Talwar” (dự án.11356) và 03 chiếc tự đóng kiểu “ Shivalic”. Trong trang bị còn có 03 chiếc khinh hạm kiểu “ Brakhmaputra” và “ Godavari” đóng tại Ấn Độ theo các dự án của Anh.
    Hải quân Ấn Độ có 01 chiếc tàu hộ tống mới nhất “Camorta” (sẽ đóng từ 04 đến 12 chiếc), 04 tàu hộ tống kiểu “Kora”, 04 chiếc khác kiểu “Kukri”, 04 chiếc kiểu “ Abhay” ( dự án.1241P Xô Viết).
    Có 12 tàu hộ vệ tên lửa kiểu “Veer ” (dự án 1241R Xô Viết) .
    Tất cả các tàu khu trục, khinh hạm và tàu hộ vệ (trừ “Abhay”) đều được trang bị các tên lửa có cánh và tên lửa chống hạm hiện đại nhất do Nga- Ấn hợp tác sản xuất như “ Brahmos”, “Kalibr”, “ Kh-35”.
    Trong biên chế của Hải quân và Lực lượng cận vệ duyên hải có 150 tàu tuần duyên. Trong số đó có 06 tàu kiểu “Sakanja” có thể mang tên lửa đạn đạo “Prithvi-3” (tầm bắn 350 km). Đây là các tàu nổi duy nhất trên thế giới mang tên lửa đạn đạo.
    Hải quân Ấn Độ có rất ít tàu quét và rải mìn. Chí có 5 tàu Xô Viết dự án 266M.
    Các tàu đổ bộ gồm có “ Jalashva” ( kiểu “Austin” của Mỹ), 05 chiếc dự án 773 của Ba Lan, 05 chiếc tự sản xuất kiểu “Magar”. Lưu ý là Hải quân Ấn Độ không có Lực lượng lính thủy đánh bộ, chỉ có một đơn vị đặc nhiệm hải quân.
    Không quân Hải quân có 63 chiếc tiêm kích – 45 MiG-29K ( trong đó có 08 chiếc chiến đấu- huấn luyện MiG-29 KUB), 18 chiếc “ Harrier”( 14 FRS, 04 T).
    MiG-29 K được bố trí trên tàu sân bay “ Vikrama***ya” và các tàu sân bay đang đóng kiểu “Vikrant”, còn “ Harrier” – cho tàu sân bay “Viraat”.
    Các máy bay chống ngầm có : 5 chiếc Il-38 ( đã cũ) và 07 Tu-142M ( 01 chiếc đang bảo quản) Liên Xô sản xuất, 03 chiếc P-8I mới nhất của Mỹ (dự kiến sẽ mua tổng cộng 12 chiếc).
    Hải quân Ấn Độ còn có 52 chiếc máy bay tuần tiễu do Đức sản xuất Do-228, 37 máy bay vận tải, 12 máy bay huấn luyện HJT-16.
    Không quân Hải quân Ấn Độ có 12 chiếc máy bay lên thẳng radar cảnh báo sớm Ka-31 (của Nga), 41 chiếc máy bay lên thẳng chống ngầm (18 chiếc Ka-28 và 05 chiếc Ka-25 (Liên Xô sản xuất), 18 chiếc “Sea King” Mk42B ( Anh), gần 100 máy bay lên thẳng đa năng và vận tải.
    [​IMG]
    Tàu sân bay “Vikrama***ya”. Ảnh: AFP / East News
    3. Nhận xét của chuyên gia Nga
    A. Khramchikhin, phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lầm khoa học Nga trong bài “ Quân đội Ấn Độ: đứng giữa Nga và Trung Quốc” đăng trên báo “ Bình luận quân sự”( Nga) ngày 04/8/2014 đã đưa ra một số nhận xét sau đây:
    -“ Nhìn chung, Lực lượng vũ trang Ấn Độ có một tiềm lực tác chiến rất mạnh và vượt hẳn đối thủ truyền thống của mình là Pakistan. Tuy nhiên, đối thủ chủ yếu của Ấn Độ hiện nay là Trung Quốc cùng với đồng minh của mình là Pakistan (vẫn Pakistan) và các nước giáp biên giới Ấn Độ về phía đông là Mianma và Bangladesh. Điều đó làm cho vị thế địa- chiến lược của Ấn Độ trở nên phức tạp, và tiềm lực quân sự của Ấn Độ vì thế nên dù rất mạnh nhưng không đủ .
    - Mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga- Ấn mang tính chất đặc biệt. Vấn đề không phải chỉ ở chỗ Ấn Độ nhiều năm nay là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga. Moscow và Deli đã cùng nhau hợp tác thiết kế và sản xuất vũ khí, không những thế lại là những loại vũ khí rất hiện đại như – tên lửa “Brahmos”, máy bay tiêm kích FGFA.
    Trên thế giới chưa từng có tiền lệ về việc cho thuê tàu ngầm nguyên tử (duy nhất chỉ có Liên Xô trước đây- nhưng cũng lại cho chính Ấn Độ). Lực lượng vũ trang Ấn Độ hiện đang khai thác, sử dụng số lượng tăng T-90, tiêm kích Su-30, tên lửa chống hạm Kh-35 nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại, kể cả Nga.
    - Tuy nhiên, mối quan hệ Nga- Ấn không hoàn toàn xuôn sẻ (nguyên văn- không có mây-ND). Rất nhiều quan chức ở Moscow cho đến bây giờ vẫn không nhận thức được rằng Ấn Độ gần như đã là một siêu cường, chứ tuyệt đối không còn là một “ nước thuộc thế giới thứ ba” như trước kia- tức là phải mua tất cả những gì mà Nga đề xuất .
    Cùng với sự tăng trưởng tiềm lực và tham vọng thì đòi hỏi của Ấn Độ (đối với Nga) cũng tăng nhanh chóng. Chính vì thế mà đã xảy ra nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật- quân sự mà đại đa số các trường hợp là do lỗi tại Nga. Tàu sân bay “Vikrama***ya” là một ví dụ điển hình.
    - Cũng phải thừa nhận rằng, những vụ bê bối như vậy không chỉ xảy ra với Moscow. Một ví dụ, trong tiến trình thực hiện cả 02 hợp đồng Pháp-Ấn cực lớn là hợp đồng đóng tàu ngầm “ Scorpaena” và máy bay tiêm kích “Rafale”- cũng đã xảy ra các vụ việc tương tự. Không loại trừ khả năng hợp đồng mua “ Rafale” sẽ bị đổ vỡ.
    - Trong lĩnh vực địa-chính trị, tình hình còn tệ hơn. Ấn Độ là một đồng minh lý tưởng của Nga. Không có bất kỳ một mâu thuẫn nào - hai bên có một truyền thống hợp tác lâu đời và bền vững, không những thế còn một điều hết sức quan trọng nữa gắn kết hai nước là Nga và Ấn Độ cùng có chung các đối thủ chủ yếu- đó là nhóm các nước dòng Hồi giáo Sunny và Trung Quốc.
    Không hiểu sao Nga (lãnh đạo Nga) lại cố ép Ấn Độ chấp nhận cái ý tưởng độc hại: “ tam giác Moscow- Deli- Bắc Kinh” do “ một nhà lãnh đạo sáng suốt” của chúng ta (Nga) nghĩ ra ( không biết tác giả ám chỉ ai) . Cần phải biết rằng Ấn Độ tuyệt đối không cần một liên minh với Bắc Kinh, - Trung Quốc là đối thủ địa- chính trị và đối thủ cạnh tranh kinh tế chủ yếu của Ấn Độ.
    Xuất phát từ quan điểm trên mà Ấn Độ đã rất sẵn lòng xây dựng và củng cố mối quan hệ hữu nghị với Nga. Hiện nay Ấn Độ đang tích cực hợp tác với Mỹ - và Mỹ cũng hiểu rằng Ấn Độ thân thiện với Mỹ để nhắm vào ai.
    - Điều duy nhất hiện nay có thể giữ Ấn Độ khỏi “chia tay” hoàn toàn với một nước Nga quá “ yêu thương Trung Quốc” – chính là mối quan hệ hợp tác kỹ thuật – quân sự đặc biệt như đã nói ở trên. Có thể cũng chính mối quan hệ hợp tác đặc biệt đó sẽ cứu chính cả chúng ta (Nga).
    beta22 thích bài này.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ấn Độ - cường quốc quân sự thế giới

    1. Một số nét chung về Quân đội Ấn Độ
    Các chuyên gia quân sự thế giới xếp Ấn Độ vào bộ ba thứ hai về tiềm lực quân sự (bộ ba thứ nhất dĩ nhiên gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga) cùng với Bắc Triều Tiên và Ixrael. Binh lính Ấn Độ có trình độ huấn luyện, kỹ năng tác chiến tốt và tinh thân chiến đấu cao.
    Do các đặc điểm về sắc tộc- tôn giáo và dân số đông nên Ấn Độ (cũng như Pakistan) không thể tuyển quân theo chế độ nghĩa vụ mà tuyển lính theo phương thức hợp đồng (lính nhà nghề).
    Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí quan trọng nhất của Nga, có mối quan hệ hợp tác kỹ thuật- quân sự chặt chẽ với Pháp và Anh và trong thời gian mới đây là Mỹ, Ixrael. Bên cạnh đó, Ấn Độ có một tổ hợp công nghiệp quốc phòng mạnh, về mặt lý thuyết có thể thiết kế, chế tạo và sản xuất vũ khí và trang bị kỹ thuật tất cả các chủng loại, kể cả vũ khí hạt nhân và phương tiện mang.
    Tuy nhiên, các mẫu vũ khí được thiết kế và sản xuất tại Ấn Độ (như xe tăng “ Ạrjun”, máy bay tiêm kích “ Tejas”, máy bay lên thẳng “Dhruv” và v.v” thường có tính năng kỹ- chiến thuật không cao và việc thiết kế chế tạo chúng thường kéo dài hàng chục năm.
    Chất lượng lắp ráp vũ khí- trang thiết bị kỹ thuật theo giấy phép của nước ngoài cũng thấp, chính vì vậy mà Không quân Ấn Độ có tỷ lệ các vụ tai nạn máy bay thuộc diện cao nhất trên thế giới. Mặc dù vậy, Ấn Độ có đầy đủ các điều kiện cần thiết để giành vị trí một trong các siêu cường ngay trong thế kỷ XXI này.
    [​IMG]
    Binh lính Ấn Độ diễu binh trong Ngày Công hòa tại New Deli .Ảnh Kevin Frayer/AP
    2. Thực lực Lực lượng vũ trang Ấn Độ
    Lục quân
    Lục quân Ấn Độ có Bộ Tư lệnh huấn luyện (trụ sở tại thành phố Shimla) và 06 Bộ Tư lệnh lãnh thổ (có thể gọi là quân khu) gồm: Bộ Tư lệnh Trung tâm, Bộ Tư lệnh hướng Bắc, Bộ Tư lệnh hướng Tây, Bộ Tư lệnh hướng Tây-Nam, Bộ Tư lệnh hướng Nam và Bộ Tư lệnh hướng Đông.
    Ngoài ra, trực thuộc Bộ Tham muưu Lục quân còn có Lữ đoàn đổ bộ đường không số 50, 2 trung đoàn tên lửa đạn đạo tầm trung “ Agni”, 01 trung đoàn tên lửa chiến dịch- chiến thuật “ Prithvi” và 04 trung đoàn tên lửa có cánh “Brahmos”.
    Bộ Tư lệnh Trung tâm có 01 quân đoàn – Quân đoàn số 1. Trong biên chế của Quân đoàn này có các sư đoàn bộ binh, bộ binh sơn cước, tăng –thiết giáp, pháo binh, các lữ đoàn pháo binh, phòng không và công binh.
    Hiện nay Quân đoàn số 01 đang được cử sang phối thuộc với Bộ Tư lệnh Tây- Nam, chính vì vậy mà Bộ Tư lệnh Trung Tâm hiện không có lực lượng tác chiến trong biên chế.
    Bộ Tư lệnh hướng Bắc có 03 quân đoàn – đó là các Quân đoàn số 14, số 15 và số 16. Trong biên chế của mỗi quân đoàn này có 5 sư đoàn bộ binh, 02 sư đoàn sơn cước và 01 lữ đoàn pháo binh.
    Bộ Tư lệnh hướng Tây có 03 quân đoàn- số 2, số 9 và số 11. Trong các quân đoàn có 01 sư đoàn tăng-thiết giáp, 06 sư đoàn bộ binh, 4 lữ đoàn tăng-thiết giáp, 01 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 01 lữ đoàn công binh và 01 lữ đoàn phòng không.
    Bộ Tư lệnh hướng Tây-Nam có 01 sư đoàn pháo binh, 01 quân đoàn (số 01 - từ Bộ Tư lệnh Trung tâm như đã nói ở trên) phối thuộc và Quân đoàn số 10 với các sư đoàn bộ binh và các lữ đoàn tăng-thiết giáp, phòng không và công binh.
    Bộ Tư lệnh hướng Nam có 01 sư đoàn pháo binh và 02 quân đoàn bộ binh-số 12 và số 21. Trong biên chế của các quân đoàn này có 01 sư đoàn tăng- thiết giáp, 01 sư đoàn tăng-thiết giáp, 03 sư đoàn bộ binh, các lữ đoàn tăng-thiết giáp, bộ binh cơ giới , pháo binh, phòng không và công binh.
    Bộ Tư lệnh hướng Đông có 01 sư đoàn bộ binh và 03 quân đoàn (số 1, số 4 và số 33) , mỗi quân đoàn có 03 sư đoàn sơn cước.
    Điều đáng chú ý trong cơ cấu Lục quân Ấn Độ là đại bộ phận tiềm lực tên lửa- hạt nhân của Ấn Độ thuộc quyền kiểm soát của Lục quân. Có 02 trung đoàn ( mỗi trung đoàn 8 bệ phóng) tên lửa đạn đạo tầm trung “Agni”. Tất cả có khoảng 80 đến 100 quả tên lửa “Agni-1”( tầm bắn 1.500 km), và 20 đến 25 “Agni-2” (tầm bắn 2.000 đến 4.000 km) .
    Lục quân Ấn Độ còn có 01 trung đoàn tên lửa chiến dịch-chiến thuật “ Ptithvi” (tầm bắn 150km) duy nhất với 12 tổ hợp phóng. Tất cả các tên lửa đạn đạo nói trên đều do Ấn Độ thiết kế và sản xuất – chúng có thể mang đầu tác chiến thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
    Mỗi một trung đoàn tên lửa có cánh “Brahmos” (hợp tác với Nga sản xuất) có từ 4 đến 6 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 3 đến 4 tổ hợp phóng. Tổng số tổ hợp phóng tên lửa có cánh “Brahmos” bố trí trên mặt đất của Ấn Độ vào khoảng 72 .” Brahmos” có lẽ là loại tên lửa đa chức năng nhất trên thế giới bởi vì nó có thể được tranh bị cho không quân (phương tiện mang chúng là máy bay tiêm kích- ném bom Su-30) và cả hải quân ( nhiều kiểu tàu ngầm và tàu nổi) .
    [​IMG]
    MiG-27 của Không quân Ấn Độ. Ảnh: Adnan Abidi / Reuters
    Lục quân Ấn Độ có một lực lượng xe tăng rất mạnh. Có 124 xe tăng “Arjun” tự sản xuất (sẽ có thêm 124 chiếc nữa), 907 chiếc xe tăng hiện đại nhất của Nga T-90 (sẽ sản xuất thêm 750 chiếc nữa tại Ấn Độ theo giấy phép của Nga), 1.414 chiếc T-72 M Xô Viết đã được hiện đại hóa ngay trên lãnh thổ Ấn Độ.
    Ngoài ra, còn có 715 chiếc T-55 và 1.100 chiếc “Vijayanta” (chế tạo theo mẫu xe tăng Anh “Vickers” ) do Ấn Độ tự sản xuất đang được niêm cất.
    Khác với xe tăng, các loại xe bọc thép khác của Lục quân Ấn Đô nhìn chung đã tương đối lạc hậu. Có 255 xe trinh sát- tuần tiễu bọc thép Xô Viết BRDM -2, 100 ô tô bọc thép do Anh sản xuất “ Ferret”, 700 xe BMP ( xe chiến đấu bộ binh) BMP-1 và 1.100 chiếc BMP-2 ( theo kế hoạch sẽ sản xuất thêm tại Ấn Độ 500 chiếc ), 700 BTR (xe vận tải bọc thép) OT-52 và OT-64 do Tiệp Khắc sản xuất, 165 xe ô tô bọc thép “Casspir” doNam Phi sản xuất, 80 xe BTR FV432 do Anh sản xuất.
    Trong tất cả các xe thiết giáp vừa kể trên thì chỉ có BMP-2 được coi là tương đối hiện đại. Ngoài ra, Lục quân Ấn Độ còn có 200 chiếc BTR-50 đã rất cũ và 817 chiếc BTR-60 đang được niêm cất bảo quản tại các kho.
    Phần lớn pháo của Ấn Độ cũng đã tương đối lạc hậu. Ấn Độ có 100 tổ hợp pháo tự hành “Catapulta” nội địa ( pháo 130 ly M-46 trên khung gầm xe tăng “Vijayanta”; còn 80 tổ hợp như vậy đang được bảo quản), 80 tổ hợp “Abbot” của Anh ( 105 ly), 110 tổ hợp 2S1 Xô Viết ( 122 ly).
    Lực lượng pháo kéo gồm hơn 4.300 khẩu đang trực chiến, gần 3.000 khẩu đang niêm cất. Súng cối – gần 7.000 khẩu. Nhưng Ấn Độ không có các loại súng cối hiện đại. Về tên lửa phản lực bắn dàn – có 150 BM-21 Xô Viết ( 122 ly), 80 tổ hợp “Pinaka” (214 ly) tự sản xuất, 62 “Smerch” Nga sản xuất (300 ly).
    Trong tất cả các hệ thống pháo mà Ấn Độ sở hữu, chỉ có các tổ hợp pháo phản lực bắn dàn “Pinaka” và “Smerch” được coi là tương đối hiện đại.
    Trong trang bị của Lục quân Ấn Độ còn có 250 tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai “Kornet” do Nga sản xuất , 13 tổ hợp tên lửa chông tăng tự hành “Naminka” (tên lửa chống tăng “Nag” do Ấn Độ sản xuất đặt trên khung gầm xe BMP-2).
    Còn có khoảng vài nghìn tên lửa chống tăng vác vai “Milan” của Pháp, “Maliutka”, “ Konkurs”, “Fagot” và “Shturm” do Liên Xô hoặc Nga sản xuất.
    [​IMG]
    Mói đây nhất, ngày 25/10/2014 Hội đồng mua vũ khí thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông báo về việc Ấn Độ s�� mua tên lửa chống tăng “Spike” của Ixrael (“Javelin” của Mỹ cũng tham gia đấu thầu – khi giải thích về lý do mua “Spike”, một quan chức Ấn Độ không ngần ngại tuyên bố là “Spike” của Ixrael tốt hơn “ Javelin” của Mỹ).
    Tổng số vũ khí dự định mua của Ixrael lần này sẽ là 8.356 tên lửa chống tăng, 321 bệ phóng và 15 phương tiện huấn luyện (tổng giá trị hợp đồng là 525 triệu đô la) Phòng không Lục quân có 45 đại đội (180 bệ phóng) tên lửa phòng không Xô Viết “Kvadrat”, 80 tổ hợp tên lửa phòng không Xô Viết “Osa”, 400 “Strela-1”, 250 “Strela-10”, 18 “ “Spider” của Ixrael, 25 “ Tigercat” của Anh.
    Trong trang bị của Lực lượng phòng không Lục quân còn có 620 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “Strela-2” và 2.000 “ Igla-1”, 92 “Tunguska” của Nga, 100 hệ thống phòng không Xô Viết ZSU-23-4” Shilka”, 2.720 pháo phòng không (800 pháo ZU-23 Xô Viết, 1920 L40/70 của Thụy Điển. Trong toàn bộ vũ khí phòng không của Ấn Độ hiện nay thì các loại hiện đại nhất là “Spider” và “Tunguska”, loại tương đối hiện đại là “Osa”, “ Strela-1” và “ Igla-1”.
    Không quân Lục quân có 300 máy bay lên thẳng, gần như tất cả đều do Ấn Độ tự sản xuất .
    Khôngquân
    Không quân Ấn Độ có 7 Bộ Tư lệnh – phía Tây, Trung tâm, Tây-Nam, Phía Đông, Phía Nam, Bộ Tư lệnh huấn luyện và Bộ Tư lệnh đảm bảo vật chất-kỹ thuật.
    Không quân Ấn Độ có 03 đơn vị tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Prithvi” (18 bệ phóng mỗi đơn vị) với tầm bắn 250km, có thể mang đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân.
    Không quân tấn công có 107 máy bay ném bom Xô Viết MiG-27 và 157 máy bay cường kích của Anh “Jaguar” (114 IS, 11 IM, 32 máy bay chiến đấu- huấn luyện IT). Tất cả các máy bay trên được sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ và được coi là đã lạc hậu.
    Lực lượng chủ chốt của Không quân tiêm kích là các Su-30MKI hiện đại nhất của Nga (sản xuất theo giấy phép ngay tại Ấn Độ). Có không ít hơn 194 máy bay loại này, tổng cộng sẽ có 272 chiếc được đưa vào trang bị. Như đã nói ở trên, Su-30MKI có thể mang tên lửa “Brahmos”.
    Một loại máy bay tiêm kích khác cũng tương đối hiện đại được trang bị cho không quân tiêm kích Ấn Độ là 74 chiếc MiG-29 ( trong đó có 9 chiếc chiến đấu - huấn luyện; còn 01 chiếc đang được bảo quản), 9 chiếc “Tejas” ( Ấn Độ sản xuất) và 48 chiếc “Mirage-2000” mua của Pháp ( 38 H, 10 chiếc chiến đấu- huấn luyện TH).
    Trong trang bị của Không quân còn có 230 chiếc MiG-21( 146 Bis, 47MF,37 chiếc chiến đấu- huấn luyện U và UM), - chúng đều được sản xuất tại Ấn Độ theo giấy phép . Để thay thế MiG-21, Ấn Độ dự định mua 126 chiếc tiêm kích “ Rafale” của Pháp và sản xuất 144 chiếc tiêm kích thế hệ 5 FGFA theo mẫu máy bay Nga T-50.
    [​IMG]
    Tăng T-90 của Quân đội Ấn Độ ảnh: Adnan Abidi / Reuters
    Không quân Ấn Độ có 5 máy bay radar cảnh báo sớm (03 chiếc A-50 của Nga, 02 chiếc ERJ-145 của Thụy Điển), 03 máy bay trinh sát điện tử “ Gulfstream-4” của Mỹ, 6 máy bay tiếp dầu Il-78 ( Nga) , gần 300 máy bay vận tải ( trong đó có 17 Il-76, 5 chiếc C-17 mới nhất của Mỹ( sẽ mua thêm từ 5 đến 13 chiếc nữa) và C-130J ), gần 250 máy bay huấn luyện.
    Ngoài ra, trong trang bị của Không quân còn có 30 chiếc máy bay lên thẳng (24 chiếc Mi-35, 04 chiếc “Rudra” tự sản xuất và 02 chiếc LCH), 360 máy bay lên thẳng đa năng và vận tải.
    Hải quân
    Hải quân Ấn Độ có 03 Bộ Tư lệnh- Bộ Tư lệnh phía Tây ( Bombay), Bộ Tư lệnh hướng Nam (Cochi) và Bộ Tư lệnh hướng Đông ( Visakhapatnam).
    Có 01 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo “ Arihant”do Ấn Độ tự sản xuất với 12 tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm K-15 (tầm bắn -700 km), dự định sẽ đóng thêm 03 chiếc tương tự. Hiện Ấn Độ đang thuê tàu ngầm nguyên tử “Charka” ( tàu ngầm nguyên tử Nga “Nherpa” dự án 971).
    Trong biên chế của Hải quân Ấn Độ có 09 chiếc tàu ngầm dự án 877 (còn 01 chiếc đã bị cháy và chìm ngay tại căn cứ vào cuối năm ngoái (2013) và 04 chiếc tàu ngầm dự án 209/1500 của Đức. Hiện đang đóng 03 chiếc tàu ngầm kiểu “ Scorpaena” mới nhất của Pháp (dự kiến sẽ đóng 6 chiếc).
    [​IMG]
    Tàu ngầm “ Arihant” của Hải quân Ấn Độ. Ảnh : Wikipedia
    Trong trang bị của Hải quân Ấn Độ có 02 tàu sân bay – “ Viraat” ( tàu “ Hermes” của Anh) và “ Vikrama***ya” ( tàu “ Đô đốc Gorshkov” Xô Viêt). Ấn Độ đang tự đóng thêm 02 tàu sân bay kiểu “Vikrant”.
    Hải quân Ấn Độ có 09 tàu khu trục: 5 chiếc kiểu “Rajput" (dự án 61 Xô Viết) , 03 chiếc tự đóng kiểu “ Deli” và 01 chiếc “ Calcutta” ( sẽ đóng tiếp từ 02 đến 03 chiếc “ Calcutta” nữa ).
    Trong biên chế Hải quân còn có 06 chiếc khinh hạm mới nhất do Nga đóng kiểu “Talwar” (dự án.11356) và 03 chiếc tự đóng kiểu “ Shivalic”. Trong trang bị còn có 03 chiếc khinh hạm kiểu “ Brakhmaputra” và “ Godavari” đóng tại Ấn Độ theo các dự án của Anh.
    Hải quân Ấn Độ có 01 chiếc tàu hộ tống mới nhất “Camorta” (sẽ đóng từ 04 đến 12 chiếc), 04 tàu hộ tống kiểu “Kora”, 04 chiếc khác kiểu “Kukri”, 04 chiếc kiểu “ Abhay” ( dự án.1241P Xô Viết).
    Có 12 tàu hộ vệ tên lửa kiểu “Veer ” (dự án 1241R Xô Viết) .
    Tất cả các tàu khu trục, khinh hạm và tàu hộ vệ (trừ “Abhay”) đều được trang bị các tên lửa có cánh và tên lửa chống hạm hiện đại nhất do Nga- Ấn hợp tác sản xuất như “ Brahmos”, “Kalibr”, “ Kh-35”.
    Trong biên chế của Hải quân và Lực lượng cận vệ duyên hải có 150 tàu tuần duyên. Trong số đó có 06 tàu kiểu “Sakanja” có thể mang tên lửa đạn đạo “Prithvi-3” (tầm bắn 350 km). Đây là các tàu nổi duy nhất trên thế giới mang tên lửa đạn đạo.
    Hải quân Ấn Độ có rất ít tàu quét và rải mìn. Chí có 5 tàu Xô Viết dự án 266M.
    Các tàu đổ bộ gồm có “ Jalashva” ( kiểu “Austin” của Mỹ), 05 chiếc dự án 773 của Ba Lan, 05 chiếc tự sản xuất kiểu “Magar”. Lưu ý là Hải quân Ấn Độ không có Lực lượng lính thủy đánh bộ, chỉ có một đơn vị đặc nhiệm hải quân.
    Không quân Hải quân có 63 chiếc tiêm kích – 45 MiG-29K ( trong đó có 08 chiếc chiến đấu- huấn luyện MiG-29 KUB), 18 chiếc “ Harrier”( 14 FRS, 04 T).
    MiG-29 K được bố trí trên tàu sân bay “ Vikrama***ya” và các tàu sân bay đang đóng kiểu “Vikrant”, còn “ Harrier” – cho tàu sân bay “Viraat”.
    Các máy bay chống ngầm có : 5 chiếc Il-38 ( đã cũ) và 07 Tu-142M ( 01 chiếc đang bảo quản) Liên Xô sản xuất, 03 chiếc P-8I mới nhất của Mỹ (dự kiến sẽ mua tổng cộng 12 chiếc).
    Hải quân Ấn Độ còn có 52 chiếc máy bay tuần tiễu do Đức sản xuất Do-228, 37 máy bay vận tải, 12 máy bay huấn luyện HJT-16.
    Không quân Hải quân Ấn Độ có 12 chiếc máy bay lên thẳng radar cảnh báo sớm Ka-31 (của Nga), 41 chiếc máy bay lên thẳng chống ngầm (18 chiếc Ka-28 và 05 chiếc Ka-25 (Liên Xô sản xuất), 18 chiếc “Sea King” Mk42B ( Anh), gần 100 máy bay lên thẳng đa năng và vận tải.
    [​IMG]
    Tàu sân bay “Vikrama***ya”. Ảnh: AFP / East News
    3. Nhận xét của chuyên gia Nga
    A. Khramchikhin, phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lầm khoa học Nga trong bài “ Quân đội Ấn Độ: đứng giữa Nga và Trung Quốc” đăng trên báo “ Bình luận quân sự”( Nga) ngày 04/8/2014 đã đưa ra một số nhận xét sau đây:
    -“ Nhìn chung, Lực lượng vũ trang Ấn Độ có một tiềm lực tác chiến rất mạnh và vượt hẳn đối thủ truyền thống của mình là Pakistan. Tuy nhiên, đối thủ chủ yếu của Ấn Độ hiện nay là Trung Quốc cùng với đồng minh của mình là Pakistan (vẫn Pakistan) và các nước giáp biên giới Ấn Độ về phía đông là Mianma và Bangladesh. Điều đó làm cho vị thế địa- chiến lược của Ấn Độ trở nên phức tạp, và tiềm lực quân sự của Ấn Độ vì thế nên dù rất mạnh nhưng không đủ .
    - Mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga- Ấn mang tính chất đặc biệt. Vấn đề không phải chỉ ở chỗ Ấn Độ nhiều năm nay là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga. Moscow và Deli đã cùng nhau hợp tác thiết kế và sản xuất vũ khí, không những thế lại là những loại vũ khí rất hiện đại như – tên lửa “Brahmos”, máy bay tiêm kích FGFA.
    Trên thế giới chưa từng có tiền lệ về việc cho thuê tàu ngầm nguyên tử (duy nhất chỉ có Liên Xô trước đây- nhưng cũng lại cho chính Ấn Độ). Lực lượng vũ trang Ấn Độ hiện đang khai thác, sử dụng số lượng tăng T-90, tiêm kích Su-30, tên lửa chống hạm Kh-35 nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại, kể cả Nga.
    - Tuy nhiên, mối quan hệ Nga- Ấn không hoàn toàn xuôn sẻ (nguyên văn- không có mây-ND). Rất nhiều quan chức ở Moscow cho đến bây giờ vẫn không nhận thức được rằng Ấn Độ gần như đã là một siêu cường, chứ tuyệt đối không còn là một “ nước thuộc thế giới thứ ba” như trước kia- tức là phải mua tất cả những gì mà Nga đề xuất .
    Cùng với sự tăng trưởng tiềm lực và tham vọng thì đòi hỏi của Ấn Độ (đối với Nga) cũng tăng nhanh chóng. Chính vì thế mà đã xảy ra nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật- quân sự mà đại đa số các trường hợp là do lỗi tại Nga. Tàu sân bay “Vikrama***ya” là một ví dụ điển hình.
    - Cũng phải thừa nhận rằng, những vụ bê bối như vậy không chỉ xảy ra với Moscow. Một ví dụ, trong tiến trình thực hiện cả 02 hợp đồng Pháp-Ấn cực lớn là hợp đồng đóng tàu ngầm “ Scorpaena” và máy bay tiêm kích “Rafale”- cũng đã xảy ra các vụ việc tương tự. Không loại trừ khả năng hợp đồng mua “ Rafale” sẽ bị đổ vỡ.
    - Trong lĩnh vực địa-chính trị, tình hình còn tệ hơn. Ấn Độ là một đồng minh lý tưởng của Nga. Không có bất kỳ một mâu thuẫn nào - hai bên có một truyền thống hợp tác lâu đời và bền vững, không những thế còn một điều hết sức quan trọng nữa gắn kết hai nước là Nga và Ấn Độ cùng có chung các đối thủ chủ yếu- đó là nhóm các nước dòng Hồi giáo Sunny và Trung Quốc.
    Không hiểu sao Nga (lãnh đạo Nga) lại cố ép Ấn Độ chấp nhận cái ý tưởng độc hại: “ tam giác Moscow- Deli- Bắc Kinh” do “ một nhà lãnh đạo sáng suốt” của chúng ta (Nga) nghĩ ra ( không biết tác giả ám chỉ ai) . Cần phải biết rằng Ấn Độ tuyệt đối không cần một liên minh với Bắc Kinh, - Trung Quốc là đối thủ địa- chính trị và đối thủ cạnh tranh kinh tế chủ yếu của Ấn Độ.
    Xuất phát từ quan điểm trên mà Ấn Độ đã rất sẵn lòng xây dựng và củng cố mối quan hệ hữu nghị với Nga. Hiện nay Ấn Độ đang tích cực hợp tác với Mỹ - và Mỹ cũng hiểu rằng Ấn Độ thân thiện với Mỹ để nhắm vào ai.
    - Điều duy nhất hiện nay có thể giữ Ấn Độ khỏi “chia tay” hoàn toàn với một nước Nga quá “ yêu thương Trung Quốc” – chính là mối quan hệ hợp tác kỹ thuật – quân sự đặc biệt như đã nói ở trên. Có thể cũng chính mối quan hệ hợp tác đặc biệt đó sẽ cứu chính cả chúng ta (Nga).

    Hạm đội tàu ngầm Ấn Độ sẽ vượt mặt Trung Quốc?
    (Vũ khí) - Nhằm khẳng định vị thế của một cường quốc trong khu vực, Ấn Độ đã vạch ra bản kế hoạch có thể đưa hạm đội tàu ngầm nước này 'hóa rồng'.
    Đài tiếng nói nước Nga ngày 27/10 dẫn nguồn từ Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ cho biết, cơ quan này đã phê duyệt việc mua sáu tàu ngầm phi hạt nhân của dự án 75I tổng trị giá 8,3 tỷ USD, dự kiến sẽ được đóng ở một trong những nhà máy đóng tàu của Ấn Độ. Trong số các nhà cung cấp hệ thống máy móc và trang bị vũ khí trên tàu hiện đang xem xét các công ty đến từ Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Israel.
    Những tàu ngầm này được dự định trang bị hệ thống động lực không cần không khí (AIP) và vũ khí tên lửa.
    Dự kiến là trong vòng 6 đến 8 tuần, Ủy ban do Bộ Quốc phòng Ấn Độ thành lập sẽ lên danh sách các công ty nhà nước và tư nhân có khả năng thực hiện công việc này, sau đó sẽ công bố mở thầu. Việc chuyển giao công nghệ sẽ là một trong những điều kiện cung cấp.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Kilo của Hải quân Ấn Độ
    Trước khi Ấn Độ quyết định mua lô 6 chiếc tàu ngầm phi hạt nhân này, hồi cuối năm 2013, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố một bản kế hoạch quy mô lớn chưa từng có về chương trình phát triển hạm đội tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ.
    Theo kế hoạch được Tư lệnh hạm đội phía đông của Ấn Độ Độ, ông Anil Chopra tiết lộ, Ấn Độ đang lên kế hoạch đóng 46 tàu ngầm trong nước, các tàu này sẽ được đóng trong các giai đoạn khác nhau.
    Ngoài kế hoạch tự đóng 46 tàu ngầm, Ấn Độ còn đặt mua 6 tàu ngầm lớp Scorpene của công ty DCNS của Pháp. Đây là loại tàu ngầm rất hiện đại sử dụng công nghệ động lực AIP tiên tiến nhất thế giới hiện nay, chiếc đầu tiên sẽ bàn giao vào năm 2015, chiếc cuối cùng sẽ hoàn tất năm 2018.
    Trong kế hoạch đóng 46 tàu ngầm, Ấn Độ sẽ đóng 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công quốc nội lớp “Arihant”.
    Hệ thống vũ khí chính của tàu là 12 tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân K-15, hệ thống tên lửa chống hạm BrahMos phiên bản phóng từ tàu ngầm và hệ thống phóng ngư lôi 522mm. Trong tương lai, nó sẽ được trang bị thêm loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân K-5 với tầm bắn 1500km.
    Trung Quốc hoài nghi
    Tuy nhiên sau khi Ấn Độ công bố bản kế hoạch hiện đại hóa Hải quân của mình, tờ Hoàn Cầu đã có bài viết hoài nghi bản kế hoạch hiện đại hóa của Hải quân Ấn Độ và nghi ngờ năng lực tác chiến của tàu ngầm nước này.
    Theo bài viết, Hải quân Ấn Độ còn có 13 tàu ngầm động cơ diesel đã đến tuổi nghỉ hưu, trong đó có 11 chiếc đã hoạt động trên 20 năm. Hơn nữa, toàn bộ những tàu ngầm này đều đang ở trong giai đoạn sửa chữa để có thể kéo dài thời hạn hoạt động.
    Bài báo cho rằng, hiện nay, tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 là tàu ngầm duy nhất có thể đem lại thể diện cho Hải quân Ấn Độ, nhưng đây lại là tàu ngầm thuê của Nga (trong 10 năm). Ngoài ra, mặc dù có 6 tàu ngầm lớp Scorpene đang được nhà máy đóng tàu Mazgaon, Mumbai phụ trách sản xuất, nhưng chiếc tàu ngầm đầu tiên dự kiến cũng phải đến sau năm 2016-2017 mới có thể bàn giao sử dụng.
    Theo bài báo, so với hiện trạng của Hải quân Ấn Độ, đối thủ Pakistan sở hữu nhiều tàu ngầm tiên tiến hơn. Hiện nay, Pakistan có 5 tàu ngầm thông thường mới, đồng thời cũng đang cân nhắc mua sắm 6 tàu ngầm mới từ đối tác thân cận Trung Quốc. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc đã trang bị 47 tàu ngầm động cơ diesel và 8 tàu ngầm hạt nhân.
    Hoàn Cầu cho rằng, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Pakistan là lực lượng đầu tiên sử dụng hệ thống đẩy không lệ thuộc vào không khí (AIP) ở khu vực Ấn Độ Dương. Từ những phân tích trên, Hoàn Cầu kết luận lực lượng tàu ngầm của Ấn Độ đã bị Pakistan đẩy về phía sau chứ chưa nói đến lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc.
    Last edited by a moderator: 29/10/2014
    beta22 thích bài này.
  9. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Không đủ tiền mua Rafale, Ấn Độ quay sang mua 126 Typhoon của Đức

    ANTĐ - Ngày 8-9, Thông tấn xã Đức (Deutsche Presse-Agentur) đưa tin, Ấn Độ có thể sẽ quay sang mua 126 chiếc máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Đức, do không thể gánh vác nổi khoản tài chính khổng lồ lên đến hơn 20 tỷ USD để mua máy bay Rafale của Pháp.


    Hãng thông tấn này dẫn lời Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho hay, các quan chức Ấn Độ và Đức lại tiếp tục đàm phán một thỏa thuận trị giá hàng chục tỷ USD về việc cung cấp 126 chiếc máy bay chiến đấu do Đức chế tạo cho không quân Ấn Độ.

    Theo thông tấn xã Đức, giá trị của hợp đồng đang đàm phán với Đức dự kiến rơi vào khoảng 7,6 tỷ euro (khoảng 9,8 tỷ USD). Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon do tập đoàn Eurofighter GmbH có trụ sở tại bang Bavaria của Đức chế tạo.

    Trước đó, Ấn Độ và Đức đã thảo luận về một thỏa thuận tương tự, nhưng năm 2012 Ấn Độ đã quyết định loại bỏ máy bay chiến đấu Eurofighter và thay vào đó đã chọn mua máy bay chiến đấu Dassault Rafale do Pháp chế tạo. Tuy nhiên, cho đến nay, thỏa thuận này vẫn chưa được ký kết, có thể do có liên quan đến vấn đề giá cả.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon
    Hôm 4-9, tờ "Tin tức Trung Quốc" đưa tin, Tư lệnh không quân Ấn Độ cho biết, do vấn đề tài chính, nước này có thể không thực hiện được đơn đặt hàng mua 126 máy bay chiến đấu Rafale với hãng hàng không Dassault của Pháp, do đến nay giá trị của chúng đã lên đến hơn 20 tỷ USD.


    Theo Tư lệnh Marshal Arup Raha, hiện nay Ấn Độ vẫn đang đàm phán với phía Pháp về vấn đề này, và những sửa đổi liên quan đến đơn hàng mua 126 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ mới của Ấn Độ.

    Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Steinmeier hiện đang ở thăm Ấn Độ, nơi ông đã có các cuộc đàm phán với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Sushma Swaraj, với các chủ đề chính là thương mại, đầu tư, hợp tác công nghệ cao và hợp tác năng lượng tái tạo.
  10. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Tại sao Ấn Độ dọa hủy mua tiêm kích Pháp? - Kỳ 1: Chi phí cho không chiến
    03/12/2014 20:30

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    Gần đây, Ấn Độ đã lên tiếng cảnh báo New Delhi sẽ hủy hợp đồng mua 126 tiêm kích Rafale của Pháp (tổng giá trị vào khoảng 20-22 tỉ USD), nếu Paris không thực hiện nghiêm chỉnh "thương vụ Mistral".
    Vậy đâu là nguyên nhân khiến Ấn Độ muốn "xem xét lại" hợp đồng này? Dưới đây là một số lý do chính.

    Thứ nhất, Đại sứ Nga tại New Delhi Alexander Kadakin gần đây tuyên bố rằng những máy bay chiến đấu Flanker mà Nga cung cấp cho Trung Quốc có thể tiêu diệt chiến đấu cơ Rafale của Pháp như “đánh những con muỗi đêm tháng 8”.

    Trong khi đó, Ấn Độ lại sẵn sàng chi hơn 20 tỷ USD cho loại máy bay này.

    Máy bay chiến đấu được chia thành hai loại - thợ săn và đối tượng bị săn đuổi. Người Pháp đang giới thiệu máy bay chiến đấu Rafale của họ như là loại máy bay không chiến tốt nhất nhưng phía Nga không đồng ý quan điểm này.

    Alexander Kadakin, Đại sứ Nga tại Ấn Độ, nói Su-27 do Trung Quốc sản xuất có thể đánh bại Rafale như "đập muỗi đêm tháng 8”.

    [​IMG]
    Chiến đấu cơ Rafale của Pháp.

    Tại thời điểm này, việc so sánh loại máy bay nào tốt hơn là chưa chính xác. Rafale là một sản phẩm chưa được biết đến trong giới hàng không. Giống như hầu hết các máy bay chiến đấu của Pháp, nó rất có thể là một máy bay có chất lượng khiêm tốn, không hấp dẫn, nhưng hợp lý.

    BÀI LIÊN QUAN

    Tuy nhiên, điều mà ông Kadakin tiết lộ trên là một điềm báo đáng lo ngại. Ông này cũng cho biết hàng trăm chiếc Su-27 Flanker mà Moskva cung cấp cho Bắc Kinh có phần hiện đại hơn so với những chiếc Flanker trong số hàng tồn kho của Ấn Độ.

    Tạm gác Su-27 sang một bên để nói về phi đội Su-35 Super Flanker mới nhất của Nga. Nếu hiệu suất "kỳ diệu" của loại máy bay này đúng như những gì đã thể hiện tại Triển lãm Hàng không Paris 2014, thì Rafale có khả năng trình diễn kém hơn so với Su-35.

    Thứ hai, chắc chắn, khía cạnh quan trọng nhất về thỏa thuận Rafale là chi phí. Ban đầu, thương vụ này được chốt ở mức 10 tỷ USD, sau đó đã tăng lên hơn 20 tỷ USD.

    Vì vậy, thay vì củng cố sức mạnh trên không cho Ấn Độ, Rafale đang đe dọa tạo ra một lỗ hổng trong ngân sách quốc phòng của nước này, vốn đang quá căng thẳng.

    Ấn Độ có thể là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, nhưng trong bối cảnh nhiều dự án đang rất cần vốn, New Delhi có lẽ không đủ khả năng để “phung phí” vào các loại vũ khí, đặc biệt là khi có nhiều lựa chọn thay thế.

    Yêu cầu của Không quân Ấn Độ (IAF) cần 126 máy bay chiến đấu có thể nhanh chóng được đáp ứng.

    Nhưng chỉ cần một phần trong chi phí dành cho Rafale - bằng cách trang bị hàng loạt chiến đấu cơ có công nghệ vượt trội Su-30, mà IAF mô tả là "chiến đấu cơ thống trị trên không” và hiện đang được sản xuất tại Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) của Ấn Độ.

    Chi phí cho mỗi chiếc Su-30 do Ấn Độ chế tạo có giá khoảng 75 triệu USD.

    Vì vậy, nếu IAF cần 126 chiếc Su-30, tổng chi phí sẽ chưa đến 10 tỷ USD, vốn chỉ gần bằng số tiền dự tính ban đầu để mua Rafale. Bên cạnh đó, máy bay chiến đấu Sukhoi sẽ cung cấp một sự đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

    "Những máy bay này sẽ là đỉnh cao của lực lượng không quân của Ấn Độ, và dự kiến có thể phục vụ trong lực lượng không quân Ấn Độ tới năm 2030.

    Đồng thời chúng vẫn có khả năng cạnh tranh, thậm chí là hơn so với các biến thể máy bay chiến đấu F-15 của châu Âu và Mỹ", tờ nhật báo "Công nghiệp Quốc phòng" cho biết.

    [​IMG]
    Su-30 MKI của Ấn Độ.

    Ngoài ra còn có một lựa chọn khác, đó là mua MiG-29, như vậy sẽ được số lượng nhiều hơn và thậm chí còn rẻ hơn so với Rafale.

    MiG-29 từng là trụ cột trong lực lượng đánh chặn của Ấn Độ và khiến cho không quân Pakistan khiếp sợ trong cuộc chiến Kargil năm 1999.

    Với số tiền tiết kiệm được (hàng chục tỷ USD), Ấn Độ có thể nhập khẩu công nghệ hàng không hiện đại từ Pháp, Nga, Đức, thậm chí cả Mỹ để tăng cường khả năng hàng không quân sự của mình.

    Trong khi việc sản xuất đang suy giảm tại Mỹ và châu Âu và hàng ngàn người trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng đang phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, các kỹ sư phương Tây sẽ sẵn sàng làm việc tại Ấn Độ hơn. Đã từng có một tiền lệ trong lĩnh vực này.

    Sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, khi các kỹ sư và nhà khoa học vũ khí ưu tú của Liên Xô bị thất nghiệp, nhiều người trong số họ đã tìm được việc làm tại các công ty của Trung Quốc và Hàn Quốc - cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự.

    Ấn Độ cũng nên lặp lại bước đi trên. Tuyển dụng lao động trong lĩnh vực quốc phòng từ những kỹ sư thất nghiệp ở châu Âu sẽ cắt giảm khung thời gian phát triển của các dự án quốc phòng Ấn Độ.

    Một sự lựa chọn tiếp theo đó là Ấn Độ có thể tự phát triển máy bay chiến đấu của riêng mình. Nước này cũng đã tự chế được loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) với số lượng hạn chế.

    Nếu đầu tư tốt hơn, loại máy bay này có thể phát triển thành chiến đấu cơ tầm cỡ thế giới. Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã áp dụng chính sách này để thay thế hàng trăm máy bay lỗi thời.

    http://soha.vn/quan-su/tai-sao-an-d...chi-phi-cho-khong-chien-20141203164657055.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này