1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Hợp đồng 490 triệu USD mua 36 tổ hợp pháo phản lực Pinaka: CNQP Ấn Độ mừng rơi nước mắt!
    Tuấn Sơn|08/12/2016 19:16

    2
    [​IMG]
    Bất chấp những vấn đề nảy sinh về đạn phản lực, hợp đồng trị giá 490 triệu USD mua 36 tổ hợp pháo phản lực Pinaka đã chính thức được Bộ Quốc phòng Ấn Độ phê chuẩn.
    2 trung đoàn mới sẽ được trang bịpháo phản lực Pinaka

    Quyết định đặt mua thêm 2 trung đoàn pháo phản lực Pinaka Mark-1 (mỗi trung đoàn biên chế 18 xe phóng) do Cơ quan nhà nước về Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) chế tạo đã được Bộ quốc phòng nước này đưa ra vào cuối tuần trước.

    Theo đó, sẽ có tới 4 nhà thầu chính cùng tham giao vào hợp đồng này, gồm các Công ty nhà nước nhưBharat Earth Movers Limited (BEML) và Ordnance Factory Board (OFB), cũng như các công ty quốc phòng tư nhân là Larsen & Toubro (L&T) và Tata Power SED.

    Hợp đồng quy định, BEML sẽ cung cấp nhiều loại xe khung gầm, trong khiL&T và Tata Power sẽ chế tạo hệ thống pháo phản lực, còn OFB chịu trách nhiệm về việc cung ứng một số lượng chưa xác định đạn phản lực cho các tổ hợp này.

    Tuy nhiên, "Mới đây, các lỗi nghiêm trọng đối với đạn phản lực Pinaka-1 đã được ghi nhận trong các cuộc thử nghiệm và diễn tập thực binh cho thấy một số đạn đã nổ trên không, thậm chí là ngay tại vị trí phóng".

    Các điều tra ban đầu cho thấy, loại thuốc nổ sử dụng cho đạn có chất lượng kém. Điều đó đã làm dấy lên câu hỏi rằng liệu có nên tạm dừng đặt sản xuất thêm và đưa vào sử dụng loại pháo phản lực này cho đến khi những lỗi trên được khắc phục hay không", Rahul Bhonsle - nhà phân tích quân sự, cựu sĩ quan Quân đội Ấn Độ cho biết.

    [​IMG]
    Một tổ hợp pháo phản lực Pinaka-1 thực hành khai hỏa.

    Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng Lục quân nước này hài lòng với các tổ hợp pháo phản lực Pinak-1 nhưng"không hề khẳng đinh hệ thống này hoàn hảo, chúng đang được phát triển để trở nên hiệu quả hơn, những phiên bản hiện nay là chấp nhận được. Triển vọng nâng cấp chúng vẫn còn lớn".

    Đạn phản lực có những lỗi nghiêm trọng nào?

    Một quan chức Lục quân Ấn độ giấu tên tiết lộ rằng có những lỗi kỹ thuật xảy ra đối với 2 trung đoàn đang vận hành pháo phản lực Pinaka-1, nhưng ông này không cho biết chi tiết hoặc chỉ rõ đã có những lỗi nào.

    Theo nguồn tin chính thức, đạn pháo phản lực không đáng tin cậy cả về "cự ly xạ kích lẫn tính đồng bộ".

    "Việc chấp nhận đưa vào sản xuất hàng loạt các tổ hợp Pinaka-1 căn cứ trên một số báo cáo về chất lượng mà lại chủ yếu từ OFB, nơi sản xuất bộ phận động lực như tầm bắn ngắn, tạo luồng lửa lớn sau khi khai hỏa và những tai nạn liên quan đến việc đạn nổ ngay trên bệ phóng,...", tướng Ấn Độ về hưuBhupinder Yadav khẳng định.

    "Bên cạnh đó, ngòi nổ của đạn phản lực cũng có vấn đề". Pinaka-1 có tầm bắn 40km và nó được sản xuất nhằm thay thế các tổ hợp pháo phản lực BM-21 đã lạc hậu do Nga sản xuất hiện có trong biên chế Lục quân Ấn Độ.

    Với nhiều vấn đề như thế nhưng Pinaka Mark-1 vẫn được đặt mua đã khiến ngành công nghiệp quốc phòng nước này vui mừng hết sức.

    Theo một nguồn tin thân cận từ Lục quân Ấn Độ, họ muốn có thêm phiên bản có tầm bắn xa hơn và mong chờ các tổ hợp Pinaka Mark-2 có tầm bắn tới 60km, nhưng khung thời gian để phát triển những loại này vẫn chưa được xác định.

    "Lục quân có thể phải đặt hàng thêm các tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch do Nga sản xuất bởi chúng tin cậy hơn nhiều.

    Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn phải ưu tiên phát triển Pinaka-2 và các phiên bản tiếp theo để tăng tính tự chủ sản xuất trong nước và giảm sự phụ thuộc vào các vũ khí, trang bị nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng để làm được điều này thì cần phải có nhiều sự hỗ trợ hơn nữa", nguồn tin từ Lục quân Ấn Độ khẳng định.

    [​IMG]
    Pháo phản lực Pinaka-1 tham gia duyệt binh.

    Không có một thông tin chính thức nào từ DRDO bình luận về lộ trình hoàn thành phiên bảnPinaka Mark-2. Bộ Quốc phòng chính thức tuyên bố:"Các thử nghiệm ban đầu của mẫu pháo phản lực Pinaka Mark-2 đã được triển khai, nhưng chưa có khung thời gian cụ thể cho tới khi chúng chính thức được giới thiệu".

    Hệ thống pháo phản lực Pinaka Mark-2 khá tương đồng vớiPinaka Mark-1, sự thay đổi đáng kể nhất chính là đạn với tầm bắn xa hơn, nhưng Lục quân Ấn Độ cho rằng "đạn hiện vẫn đang là vấn đề nghiêm trọng nhất".

    Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông tin thêm là DRDO đã cam kết rằng Lục quân Ấn Độ sẽ sớm có được một hệ thống hoàn hảo hơn với động cơ đẩy được cải tiến, có độ tin cậy và tầm bắn xa hơn so với Pinaka-1.

    "Bộ Quốc phòng thậm chí đã gợi ý với DROD rằng họ nên đặt mua chuyển giao công nghệ chế tạo động cơ đẩy và ngòi nổ từ nước ngoài thay vì cứ loay hoay tự làm, có thể khiến thời gian bị kéo dài thêm tới 4 năm".

    http://soha.vn/hop-dong-490-trieu-u...-an-do-mung-roi-nuoc-mat-2016120812015931.htm
  2. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Xe tăng Arjun của Ấn Độ có đấu lại được Al Khalid của Pakistan?
    Đức Anh | 12/12/2016 07:45

    0
    [​IMG]
    Al Khalid (dưới) có khả năng cơ động và hỏa lực tốt hơn so với Arjun
    Xe tăng Arjun của Ấn Độ có ưu thế về giáp bảo vệ, nhưng khả năng cơ động và hỏa lực kém hơn so với Al Khalid do Pakistan sản xuất.
    35 năm phát triển, xe tăng Ấn Độ vẫn chưa hoàn chỉnh
    Ấn Độ - Pakistan có mối quan hệ ngoại giao rất phức tạp và căng thẳng, kéo dài từ năm 1947 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Giữa hai quốc gia láng giềng tồn tại nhiều mâu thuẫn về chính trị, chủ quyền, dẫn tới 3 cuộc chiến tranh lớn vào các năm 1965, 1971 và 1999.

    Ngày nay, tranh chấp chủ quyền vùng Kaskmir khiến hai bên luôn trong tình trạng đề phòng lẫn nhau. Các vụ đấu súng lẻ tẻ giữa binh sĩ hai nước vẫn thường xuyên xảy ra. Do quan hệ luôn ở trạng thái bất ổn, họ đều tìm cách nâng cao sức mạnh quân sự nhằm chiếm ưu thế trước đối phương.

    Trong các chương trình chạy đua vũ trang, xe tăng chiến đấu chủ lực được xem là vũ khí quan trọng, vì khả năng sử dụng trong thực chiến rất cao. Trong khi Ấn Độ xúc tiến chương trình Arjun, Pakistan cũng triển khai dự án Al Khalid.

    Ấn Độ chọn con đường tự phát triển trong nước kết hợp với linh kiện nhập khẩu. Tuy nhiên năng lực công nghiệp quốc phòng của họ chưa đáp ứng được, khiến quá trình nghiên cứu Arjun kéo dài đến 35 năm, trong khi đặc tính kỹ thuật không như mong đợi.

    Pakistan chọn hợp tác với Trung Quốc để sản xuất biến thể sửa đổi từ xe tăng Type 90, giúp họ rút ngắn thời gian và giảm thiểu rủi ro kỹ thuật.

    Thiết kế

    [​IMG]
    Xe tăng Arjun của Ấn Độ (trên) và Al Khalid của Pakistan (dưới)

    Arjun là một xe tăng phát triển mới hoàn toàn theo yêu cầu của Lục quân Ấn Độ. Theo bản thuyết minh ban đầu, Arjun sử dụng pháo chính 105 mm với khối lượng chiến đấu khoảng 40 tấn. Tuy nhiên cột mốc đưa Arjun vào sản xuất năm 1985 không hoàn thành, buộc phải thiết kế lại vì pháo 105 mm lúc đó đã lỗi thời.

    Thay đổi lớn nhất của Arjun mới là sử dụng pháo 120 mm. Bề ngoài của nó khá giống Lepard 2A5 của Đức với pháo, động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực nhập ngoại. Quá trình kết hợp các hệ thống có nguồn gốc khác nhau gặp khá nhiều rắc rối kỹ thuật.

    Al Khalid là phiên bản sản xuất tại Pakistan từ nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Type 90 II với một số cải tiến. Ngoại hình của Al Khalid không khác nhiều Type-90, đây thực chất là dự án "thải" của Trung Quốc.

    Sau khi không được Quân đội Trung Quốc phê duyệt, nhà sản xuất Norinco tìm cách xuất khẩu và Pakistan trở thành khách hàng đầu tiên. Đặc tính kỹ thuật của Al Khalid cũng là một ẩn số vì chương trình không được chấp nhận chắc chắn có vấn đề.

    Vũ khí

    Arjun được trang bị pháo nòng trơn 120 mm có khả năng bắn tên lửa chống tăng Lahat của Israel. Một vài nguồn tin nói rằng đạn xuyên giáp bắn từ pháo chính của Arjun có thể phá tan giáp xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.

    [​IMG]
    Xe tăng Arjun khai hỏa trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: Defence Update

    Pháo chính của Arjun có nhiều điểm tương tự pháo trên xe tăng Challenger II của Anh - một trong những pháo tăng tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, thử nghiệm thực địa cho thấy khả năng bắn chính xác của Arjun khá tệ. Vũ khí phụ gồm súng máy đồng trục 7,62 mm, đại liên 12,7 mm.

    Al Khalid mang pháo chính 125 mm bắn được tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng. Khẩu pháo này nhận đánh giá khá cao vì nó giữ nguyên đặc tính của loại tương tự lắp trên xe tăng Trung Quốc.

    Xe tăng Al Khalid sử dụng hệ thống nạp đạn tự động, cho tốc độ bắn 8 phát/phút. Vũ khí phụ cũng gồm súng máy đồng trục 7,62 mm và đại liên 12,7 mm. Về hỏa lực, Al Khalid được đánh giá cao hơn Arjun.

    Khả năng bảo vệ

    Giáp của Arjun là Kanchan, một loại giáp hỗn hợp chế tạo trong nước, được cho là tương tự giáp Chobham của Anh dùng trên xe tăng Challenger II và M1 Abrams của Mỹ. Theo đánh giá, Kanchan có khả năng chống chịu đạn 125 mm bắn ra từ xe tăng T-72 của Liên Xô.

    Giáp Kanchan có chất lượng khá tốt, tuy nhiên điều đó khiến trọng lượng xe tăng vọt từ 40 tấn ban đầu lên đến 62 tấn. Phiên bản Arjun Mk II bổ sung giáp phản ứng nổ để tăng khả năng bảo vệ, tuy nhiên khối lượng lên đến 68 tấn.

    Al Khalid sử dụng giáp hỗn hợp composite, vòng cung phía trước lắp thêm giáp phản ứng nổ. Ngoài ra, xe tăng này còn trang bị hệ thống phòng vệ chủ động VARTA. Về tính năng bảo vệ, Arjun được đánh giá cao hơn.

    Cơ động

    [​IMG]
    Al Khalid có khả năng cơ động trên chiến trường cao hơn so với Arjun. Ảnh: Military Today

    Arjun lắp đặt động cơ diesel công suất 1.400 mã lực, tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng là 22,5 mã lực/tấn. Tuy nhiên, khối lượng chiến đấu nặng nề khiến nó không thể hoạt động ở khu vực sa mạc phía bắc Ấn Độ, việc vận chuyển ra chiến trường cũng hết sức khó khăn.

    Tốc độ tối đa của Arjun chỉ khoảng 58 km/h, xe tăng này không thể chiến đấu ở khu vực biên giới với Pakistan.

    Trong khi đó động cơ của Al Khalid là loại diesel 6TD-2, công suất 1.200 mã lực do Ukraine sản xuất. Mặc dù công suất thấp hơn Arjun nhưng do khối lượng chiến đấu của Al Khalid chỉ 45 tấn nên tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng lên đến 26,6 mã lực/tấn.

    Al Khalid có tốc độ tối đa 70 km/h, độ cơ động vượt trội Arjun. Đặc biệt, xe tăng của Pakistan có thể hoạt động ở mọi địa hình trong nước, còn Arjun bị hạn chế ở một số khu vực.

    Gần đây Pakistan đã giới thiệu phiên bản Al Khalid 2 sử dụng động cơ công suất 1.500 mã lực, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, mang lại sức mạnh tác chiến vượt trội. Ấn Độ cũng đang phát triển phiên bản Arjun Mk II với nhiều cải tiến hơn trước.

    Nhưng quá trình nâng cấp của Arjun càng khiến nó trở nên nặng nề hơn, còn Al Khalid vẫn giữ được khả năng cơ động tốt nhờ động cơ mạnh mẽ gấp bội.

    Tóm lại, Arjun và Al Khalid đều có những điểm mạnh - yếu riêng. Xe tăng nào sẽ thắng trong cuộc đối đầu trực tiếp còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Thông số kỹ thuật trên giấy không quyết định tới thắng lợi trên chiến trường.
    http://soha.vn/xe-tang-arjun-cua-an-do-co-dau-lai-duoc-al-khalid-cua-pakistan-201612101040529.htm
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Cựu Tư lệnh Không quân Ấn Độ bị bắt do bê bối mua máy bay trực thăng
    11/12/2016 16:46

    0
    [​IMG]
    Cựu Tư lệnh không quân Ấn Độ S.P. Tyagi. (Nguồn: ndtv.com)
    Theo THX, các quan chức ngày 10/12 cho biết, Cơ quan điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI) đã bắt giữ cựu Tư lệnh không quân nước này S.P. Tyagi và hai người khác liên quan đến thỏa thuận máy bay trực thăng AgustaWestland, với cáo buộc nhận hối lộ.
    Ấn Độ sẽ cung cấp miễn phí xe tăng T-72 cho đồng minh thân thiết?
    Các nhà điều tra cho biết, họ có đủ bằng chứng rằng những người bị bắt nói trên đã nhận các khoản tiền lót tay và ủng hộ phi pháp đối với công ty Anh-Italy AgustaWestland.

    Thỏa thuận mua máy bay trực thăng trị giá 750 triệu USD của Không quân Ấn Độ liên quan đến việc mua 12 máy bay trực thăng đắt đỏ từ Công ty AgustaWestland năm 2010.

    Năm 2014, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã hủy thỏa thuận này sau khi có những cáo buộc rằng công ty trên đã đưa các khoản tiền lót tay cho một số chính trị gia và quan chức Ấn Độ. Bộ này tuyên bố sẽ thực thiện một cuộc điều tra riêng về thỏa thuận này.
    http://soha.vn/cuu-tu-lenh-khong-qu...-mua-may-bay-truc-thang-20161211164402568.htm
  4. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    meo-u thích bài này.
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Ấn Độ: BMD vô hiệu hóa mối đe doạ từ Trung Quốc?
    (Vũ khí) - Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn ở độ cao 30 và 120 km, trở thành nước thứ 4 đứng sau Mỹ, Nga và Israel.
    Về Hệ thống BMD của Ấn Độ

    Theo The Diplomat, ngày 23/11/2012 các nhà khoa học Ấn Độ đã cán mốc quan trọng trong việc phòng thủ bằng tên lửa, thử nghiệm thành công tên lửa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao 30 và 120 km. Với thành tích nói trên đưa Ấn Độ trở thành nước thứ 4 sau Mỹ, Nga và Israel sản xuất được tên lửa phòng không tầm cao đánh chặn. Đặc biệt, khả năng vô hiệu hóa mối đe dọa từ bên ngoài, nhất là từ quốc gia láng giềng đông dân Trung Quốc.

    [​IMG]
    Ấn Độ trở thành nước thứ 4 sau Mỹ, Nga và Israel sản xuất được tên lửa phòng không tầm cao đánh chặn.
    Theo Tổ chức nghiên cứu & Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) kể từ 1983, Ấn Độ đã bắt tay vào thực hiện Chương trình phát triển tên lửa dẫn hướng tích hợp (IGMDP) và cũng từ đây, Ấn Độ đã sản xuất thành công hệ thống đánh chặn như Prithvi I, Agni và Akash SAM. Sang đến thập niên 90, DRDO tiếp tục nghiên cứu và biến Akash SAM thành thế hệ tên lửa đạn đạo chiến thuật mới với nhiều tính năng ưu việt và hiện đại, có tầm hoạt động trên 2.000 km. Tuy nhiên tại thời điểm này, Ấn Độ còn gặp nhiều khó khăn nên dự án hoàn thành còn chậm hơn so với dự kiến.

    [​IMG]
    Tên lửa SAM của Ấn Độ.
    Prithvi I hay còn gọi là SS150 là tên lửa chiến thuật đầu tiên của Ấn Độ được đưa vào sử dụng năm 1994. Năm 2004 Prithivi II ra đời với sự giúp đỡ của Nga, Israel và Pháp. Năm 2011, Ấn Độ tiếp tục cho ra đời loại tên lửa Prahar có tầm bắn tương đương Prithvi I nhưng kích thước nhỏ hơn Prahar, dài 7,3 m, nặng 1,28 tấn, chính thức thử thành công cuối tháng 7/2011.

    Hiện nay, Ấn Độ đang sản xuất và tiến hành thử nghiệm hệ thống tên lửa đạn đạo Prithvi Air Defence, gọi tắt là PAD có tầm hoạt động 80-120 km và tên lửa phòng không tầng thấp đánh chặn AAD (Advance air-defence) có tầm hoạt động 15-30 km. Theo giới quan sát, cả hai hệ thống tên lửa phòng thủ này có thể vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo của đối phương từ xa 2.000 km, có tốc độ từ 3-8 Mach, thậm chí có thể vô hiệu hóa tên lửa xa tới 5.000 km bằng các tên lửa AD1 và AD2 tốc độ lên tới 12-15 Mach hiện đang được phát triển.

    Hệ thống BMD giúp Ấn Độ phòng thử từ xa?

    Theo đánh giá của giới quân sự, sở dĩ Ấn Độ cần đến hệ thống tên lửa đạn đạo BMD là do sự xung đột giữa Ấn Độ và Pakixtan đang leo thang, chủ nghĩa khủng bố trong khu vực có chiều hướng manh động. Đặc biệt, cuộc chiến tranh Kargilwar năm 2002 và tình hình an ninh sau khủng bố Mumbai 2008 vẫn đang còn âm ỉ. Ngoài ra, sau chiến tranh lạnh, an ninh thế giới đã có những diễn biến trái chiều, xuất hiện tư tưởng bá quyền nước lớn tại châu Á, buộc Ấn Độ phải đầu tư nhiều hơn cho chương trình BMD, nhất an ninh biển đảo.

    [​IMG]
    Hệ thống BMD của Ấn Độ.
    Thêm nữa, Mỹ là nước có mối quan tâm đến dự án BMD từ lâu, muốn hợp tác với Ấn Độ, đặc biệt là sau khi tổng thống Obama đắc cử. Theo đó, Mỹ không chỉ có ý định hợp tác quân sự mà còn muốn bán hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow cho Ấn Độ.

    Mặc dù đã được dư luận ca ngợi, nhưng thực tế vẫn còn nhiều băn khoăn về tính chính xác của chương trình BMD. Nhất là tính chính xác đánh chặn của những tên lửa mới nhất được đưa ra thử nghiệm gần đây.

    Theo tuyên bố của DRDO, những vụ thử này đạt độ chính xác 90%, trong khi đó những thế hệ công nghệ tiên tiến nhất mới chỉ đạt không quá 70%. Ngoài ra, cộng đồng khoa học thế giới còn nghi ngờ những loại tên lửa này của Ấn Độ mới chỉ đạt được kết quả trong thử nghiệm có giám sát chứ không phải thử nghiệm "lâm sàng" hay nói cụ thể hơn là thử nghiệm trong thực tế, nhất là đối với các tên lửa cấp Prithvi có tốc độ còn rất thấp một khi đối đầu với thế hệ tên lửa ICBM của Trung Quốc như DF-41. Vì vậy việc đảm bảo an ninh của hệ thống lá chắn BMD hiện đang bị dư luận nghi ngờ.

    Nhiều người cho rằng rất có thể Ấn Độ phát triển chương trình BMD nhằm đối trọng với Pakixtan, đặc biệt là nhằm cân bằng với kho vũ khí hạt nhân của Pakixtan.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa đạn đạo Prithvi Air Defence (PAD của Ấn Độ) .
    Ngoài ra, chương trình lá chắn BMD của Ấn Độ cũng là con bài kích động sự phản ứng của Trung Quốc, bởi đằng sau dự án này của Ấn Độ còn có sự hẫu thuẫn của các cường quốc BMD như Mỹ, Nhật, Nga và Israel, đặc biệt là Mỹ quốc gia đang lên án sự bành chướng của Trung Quốc, nhân tố làm cho tình hình an ninh biển đông thêm "dậy sóng". Mặc dù chương trình BMD của Ấn Độ vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước songg nó thực sự làm cho Trung Quốc "ớn lạnh" về khả năng đánh chặn của các phương tiện này trên biển, trên không lẫn mặt đất một khi chiến tranh xảy ra, và lúc đó rất có thể các phương tiện tác chiến vũ khí công nghệ cao dẫn đường bằng vệ tinh của Trung Quốc sẽ trở nên bị vô hiệu hóa.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/an-do-bmd-vo-hieu-hoa-moi-de-doa-tu-trung-quoc-3325236/
  7. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Mạnh hơn hẳn Prithvi, Trung Quốc có hoảng sợ khi Ấn Độ chuyển giao Shaurya cho đồng minh?
    Nam Đồng|19/12/2016 07:30

    1
    [​IMG]
    So với Prithvi thì tên lửa đạn đạo Shaurya của Ấn Độ có tầm bắn, độ chính xác, cũng như đường bay thao diễn tốt hơn rất nhiều.
    Nếu Việt Nam sản xuất tên lửa Prithvi, sẽ không còn cơ hội cho Iskander-E?
    Shauryalà một tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm ngắn và tầm trung siêu thanh do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) chế tạo, nó được đánh giá là 1 trong 10 tên lửa hàng đầu thuộc phân lớp nhờ được trang bị động cơ đẩy, hệ thống định vị và công nghệ kiểm soát tiên tiến.

    Tên lửa đường đạn Shaurya có chiều dài 10 m; đường kính thân 0,74 m; trọng lượng phóng 6.200 kg; tầm bắn nằm trong khoảng 900 - 1.700 km tùy thuộc vào trọng lượng đầu đạn mang theo (từ 180 kg - 1.000 kg hoặc đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ 17 kT).

    Thực chất Shaurya chính là biến thể trên đất liền của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm K-15, nó được thử nghiệm lần đầu vào năm 2004, sau nhiều lần bắn thử thành công, Shaurya chính thức gia nhập biên chế Quân đội Ấn Độ trong năm 2013.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo tầm ngắn - trung Shaurya của Ấn Độ

    Quả đạn được đặt trên khung gầm xe tải Tatra 8x8, trọng lượng hệ thống đạt xấp xỉ 30 tấn. Trái tim - động cơ diesel tăng áp T930-50 dung tích 19 lít, công suất 347 mã lực cho tốc độ di chuyển tối đa 80 km/h, tầm hoạt động 650 km. Xe leo được dốc 50%; đi trên mặt ngẳng nghiêng 30%; vượt vật cản cao 0,5 m; vượt hào rộng 2 m và lội nước sâu 1,4 m.

    Shaurya đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người sử dụng, cả trong tác chiến phòng thủ lẫn tấn công, loại tên lửa đạn đạo hai giai đoạn nhiêu liệu rắn này có tốc độ di chuyển lên tới 7,5 km ở độ cao 40 km.

    Ở giai đoạn 1, tầng khởi tốc đưa quả đạn lên tới độ cao 5 km. Sang giai đoạn 2, tên lửa thực hiện đường bay thao diễn ở vận tốc và trần bay thiết kế trước khi tái trở lại bầu khí quyển. Tổ hợp làm mát gồm vòi phun và vật liệu cách nhiệt khiến cho thiết bị điện tử bên trong không bị hư hại bởi sức nóng lên tới 700 độ C bên ngoài.

    [​IMG]
    Shaurya là một tên lửa đạn đạo cực kỳ đáng sợ của Quân đội Ấn Độ

    Nhờ được trang bị công nghệ dẫn đường bằng vòng laser con quay hồi chuyển nên vòng tròn sai số (CEP) của Shaurya chỉ nằm trong khoảng 20 - 30 m.

    Tốc độ rất nhanh, kết hợp với khả năng bay lượn gần như một tên lửa hành trình và diện tích phản xạ radar nhỏ sẽ khiến đối phương gần như không có cơ hội đánh chặn được Shaurya.

    Trong tương lai, Ấn Độ còn dự định nâng cấp cả tầm bắn, tải trọng hữu ích, lẫn độ chính xác và vận tốc của tên lửa. Chắc chắn những đối thủ tiềm tàng của quốc gia Nam Á này như Trung Quốc hay Pakistan sẽ còn toát mồ hôi hột hơn nữa nếu New Delhi bán nguyên chiếc hay chuyển giao công nghệ Shaurya cho một vài đồng minh chiến lược cốt lõi.

    http://soha.vn/manh-hon-han-prithvi...o-shaurya-cho-dong-minh-20161219000225366.htm
    --- Gộp bài viết: 19/12/2016, Bài cũ từ: 19/12/2016 ---
    Ấn độ cũng học lỏm TQ, đầu tư vào kho tên lửa đa dạng, nhưng Ấn độ mãi đi sau TQ nếu chưa hoàn thiện được khả năng định vị như TQ làm với nhóm Đông Fong. Bằng hệ thống Yaogan tinh vi, chưa kể TQ còn đi trước Ấn độ về mảng SBLM với JL-2 và Anti-satelie với SC-19 và ASBM DF-21D. Ấn độ còn cố 50 năm nữa mới đạt trình độ như TQ
  8. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Ấn Độ chuẩn bị hủy bỏ chương trình tên lửa Nirbhay sau 12 năm phát triển
    Anh Tuấn|30/12/2016 08:30

    0
    [​IMG]
    Theo tạp chí The Diplomat, một nguồn tin thuộc Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết, chương trình tên lửa tầm xa Nirbhay của Ấn Độ nhiều khả năng sẽ bị hủy bỏ.
    Ấn Độ sẽ bán tên lửa BrahMos "biết tự quay về" cho đồng minh thân thiết?
    Hiện vẫn chưa có bất kỳ tuyên bố chính thức nào được đưa ra và chương trình hiện vẫn đang được Bộ Quốc phòng Ấn Độ thẩm định để có quyết định cuối cùng.

    [​IMG]
    Ảnh chụp tên lửa Nirbhay của Ấn Độ

    Dự án tên lửa Nirbhay của Ấn Độ được khởi động từ năm 2004 và theo kế hoạch ban đầu, tên lửa sẽ ra mắt vào cuối năm 2016. Nirbhay là một loại tên lửa hành trình đối đất, có thể đạt tốc độ từ Mach 0,6 đến 0,7 và mang theo một đầu đạn nặng 300 kg.

    Kể từ tháng 3/2013 đến nay, đã có ba cuộc phóng thử Nirbhay được tiến hành nhưng đều bị coi là thất bại.

    Báo The New Indian Express viết về dự án Nirbhay như sau: “Nó đã gặp rất nhiều khó khăn khi các nhà khoa học vẫn chưa thể sửa chữa hệ thống phần mềm định hướng và điều khiển đường bay, trong khi phần cứng cũng có những lỗi kỹ thuật”.

    Trong lần phóng thử diễn ra vào ngày 21/12 tại đảo Abdul Kalam, ngoài khơi bang Odisha (Ấn Độ), các nhà khoa học phụ trách đã buộc phải phá hủy tên lửa khi đang bay do nó đã bất ngờ đi chệch hướng.

    “Động cơ đẩy tầng thứ nhất của Nirbhay đã hoạt động một cách trơn tru. Tên lửa được phóng đi thành công, nhưng chỉ 2 phút sau nó bắt đầu nghiêng về một phía”, một nguồn tin của DRDO nói. “Chúng tôi không thể xác định được nguyên nhân của vấn đề và lần phóng tên lửa này đã thất bại”.

    [​IMG]
    Tên lửa Nirbhay trong một lần phóng thử nghiệm

    Nhiều nhà phân tích đã bày tỏ sự bất bình khi quân đội Ấn Độ muốn có thêm một loại tên lửa hiện đại trong bối cảnh tên lửa siêu thanh BrahMos, một loại vũ khí do Nga và Ấn Độ hợp tác chế tạo, có thể đạt tốc độ Mach 3 và có thể phóng từ bất kỳ phương tiện nào, đã được đưa vào sử dụng.

    Mặc dù vào thời điểm hiện tại, BrahMos có tầm bắn ngắn hơn Nirbhay với chỉ 290 km, song vào tháng 10 vừa qua, Ấn Độ và Nga đã nhất trí để cải tiến nâng cao tầm bắn của tên lửa này, qua đó cho phép nó có thể bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách 600 km.

    http://soha.vn/an-do-chuan-bi-huy-b...y-sau-12-nam-phat-trien-20161230012122352.htm

    Trong khi CJ-10 lắp và bắn ầm ầm từ mặt đất, không trung tới đại dương thì Nirbhay đã tử ẹo :))
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.239
    Đã được thích:
    26.531
    Xạo. CJ-10/DH-10 bắn hồi nào đâu. Mấy cái mô hình đem diễu binh chỉ làm bằng tole giống tên lửa mudusan của chú Ủn thôi. Mấy bố tầu với cao ly này là chúa tự sướng sảng
  10. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22


    Bắn cực kì chính xác
    --- Gộp bài viết: 30/12/2016, Bài cũ từ: 30/12/2016 ---
    Cùng trong tháng này vài tuần trước đã test thất bại rồi

    Ấn Độ thất bại "cay đắng" trong thử nghiệm tên lửa hành trình Nirbhay

    http://vietbao.vn/The-gioi/An-Do-th...iem-ten-lua-hanh-trinh-Nirbhay/209713016/860/

    Tên lửa hành trình thì Ấn độ đi sau TQ 50 năm là ít. Thập niên 90 TQ đã có trong tay tên lửa hành trình Chang Feng và Hongniao, sau này thay thế bằng Dong Hai (DH-10)

    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 30/12/2016
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này