1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.238
    Đã được thích:
    26.531
    Sai toét. Cái trong clip là YJ-62/C-602 chú ơi. Tầm nó ngắn xịt à. Mấy chú tầu khựa tự sướng phịa ra CJ-10/DH-10.
    beta22Electoker thích bài này.
  2. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Nó dài hơn C602 kui ơi, intake nó cũng # nhau. Ống phóng cũng khác nhau, CJ-10 phù hợp với ống phóng vuông, còn C602 phù hợp với ống phóng tròn

    DH10

    [​IMG]
    [​IMG]

    C602

    [​IMG]
    [​IMG]
  3. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Mệt quá quả tên lửa nó khác nhau mà sao bảo giống.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Ống phóng YJ-62 này

    [​IMG]

    Hình kui là ở trong đây xem chú thích là chi http://www.chinatimes.com/newspapers/20140228000876-260309
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Khó đỡ Quân đội Ấn Độ huấn luyện với...súng nhựa

    Các binh sĩ thủy quân lục chiến Quân đội Ấn Độ huấn luyện chiến đấu bằng súng nhựa, điều ngỡ ngàng với đạo quân được đánh giá hàng đầu châu Á.
    [​IMG]

    Trang mạng Sina đã đăng một số hình ảnh về quá trình huấn luyện của thủy quân lục chiến, Quân đội Ấn Độ. Điều gây ngỡ ngàng là những người lính sử dụng súng trường M16 được làm bằng nhựa, thay vì súng thật. Nguồn ảnh: Sina

    Các binh sĩ tuân thủ khá chuẩn các yêu cầu về trang phục, quy trình huấn luyện. Tuy nhiên, vũ khí dùng cho huấn luyện không giống với quân đội chính quy các nước trên thế giới.

    [​IMG]

    Các binh sĩ thực hiện bài tập huấn luyện thể lực trên bãi biển. Quân đội Ấn Độ được đánh giá là một trong những quân đội có quy mô lực lượng và trang bị hàng đầu khu vực châu Á. Nguồn ảnh: Sina

    [​IMG]

    Những khẩu súng nhựa được sử dụng trong các bài tập lặn của binh sĩ. Nguồn ảnh: Sina

    [​IMG]

    Các binh sĩ nô đùa trên bãi biển với những khẩu súng nhựa màu cam khá nổi bật. Nguồn ảnh: Sina

    [​IMG]

    Bài tập ngắm bắn bằng súng nhựa. Đây là điều hiếm thấy đối với quân đội chính quy vì thao tác khi sử dụng và vị trí của thước ngắm giữa súng nhựa và súng thật rất khác nhau. Nguồn ảnh: Sina

    Bên cạnh những khẩu súng M16 bằng nhựa, một số binh sĩ sử dụng súng AK-47 thật trong khi huấn luyện. Điều này làm dấy lên câu hỏi, phải chăng quân đội Ấn Đội thiếu súng dùng cho nhiệm vụ huấn luyện nên phải dùng súng nhựa. Nguồn ảnh: Sina

    [​IMG]

    Những binh sĩ phải sử dụng súng nhựa khi huấn luyện rõ ràng có bất lợi so với đồng nghiệp dùng súng AK-47 thật. Nguồn ảnh: Sina

    [​IMG]

    Các binh sĩ thực hiện bài tập nằm bắn trên bãi cỏ ven biển. Những khẩu súng nhựa trong tay họ trông khá ngộ nghĩnh, thoạt nhìn giống như một trò chơi đánh trận chứ không phải là hoạt động huấn luyện của quân đội chính quy. Nguồn ảnh: Sina

    http://www.baomoi.com/kho-do-quan-doi-an-do-huan-luyen-voi-sung-nhua/c/21248792.epi
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Ấn Độ hướng Đông và tham vọng bán vũ khí
    (Vũ khí) - Nhờ chính sách hướng Đông, Ấn Độ đang nuôi tham vọng xuất khẩu vũ khí sang các nước châu Á, đặc biệt là ASEAN.
    [​IMG]
    Ấn Độ đứng thứ 4 thế giới về tiềm năng quân sự.
    Hướng Đông để tăng xuất khẩu vũ khí

    Theo tờ The Diplomat của Nhật, cuối tháng 10/2013, lần đầu tiên Cơ quan Nghiên cứu & Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cùng ngành công nghiệp nước này tham dự thành công một cuộc triển lãm quốc phòng ADEX 2013 tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc, đưa ra trình diễn các loại vũ khí mới nhất, hiện đại nhất do Ấn Độ chế tạo.

    Đây là cuộc triển lãm diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đạt được thỏa thuận chuyển giao công nghệ và bán hệ thống phát hiện tàu ngầm và rađa cho hai quốc gia láng giềng là Myanmar và Bangladesh, đồng thời thắng thầu cung cấp 2 tàu khu trục cho Philippines kèm theo dịch vụ duy tu, bảo dưỡng, huấn luyện quân sự cho một số nước tại khu vực Đông Nam Á.

    Theo giới phân tích, chính sách hướng Đông của New Delhi được xem là khá nhạy bén và mang tính thời sự.

    Bằng việc tham gia triển lãm nói trên chứng tỏ mối quan hệ Ấn Độ và Hàn Quốc cũng đang ấm lên, nhất là khi yếu tố Trung Quốc tại các khu vực biển đang đang gây căng thẳng.

    [​IMG]
    Vũ khí Ấn Độ trưng bày tại triển lãm quốc phòng ADEX - 2013.
    Ấn Độ cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội cùng Mỹ và Nga tham gia thị trường vũ khí sôi động ở khu vực, đồng thời là tiền đề giúp lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) vũ khí, khí tài của Ấn Độ phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn mà lâu nay đang ngủ quên, đúng như lời ông Avinash Chander, cố vấn khoa học Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ bên lề triển lãm.

    Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ (MOD), một số hệ thống thiết bị, vũ khí được trưng bày tại Seoul đã và đang quân đội Ấn Độ sử dụng thành công và phát huy tác dụng tốt.

    Ví dụ như phiên bản nhỏ gọn hệ thống giám sát ngầm quét mạng sóng âm (HUMSA) của DRDO rất phù hợp các tàu khu trục nhỏ, tàu hộ tống và tàu tuần tra ngoài khơi (OPV).

    Hệ thống HUMSA của Ấn Độ đã từng được xuất khẩu sang Myanmar, tăng cường sức mạnh cho các tàu nhỏ OPV mới và tàu khu trục có kích thước khiêm tốn.

    [​IMG]
    Nhờ chính sách hướng Đông, Ấn Độ bán được nhiều vũ khí cho khu vực.
    Ngoài các HUMSA, Ấn Độ còn cung cấp cho Myanmar các trang thiết bị khác như hệ thống BEL-built RAWL-02 Mk III L-band 2D dò tìm radar định vị thương mại để lắp trên các tàu khu trục lớp Aung Zeya trang bị các loại vũ khí của Nga và Trung Quốc, trong đó có cả tên lửa chống tàu Kh- 35 Uran của Nga.

    Sản phẩm vũ khí của Ấn Độ đang được xem là "đắt khách" với Myanmar và Bangladesh, nhất là trong bối cảnh Myanmar đang chạy đua với Bangladesh, tranh chấp khai thác khí đốt tại vịnh Bangal hồi năm 2008.

    Sự kiện trên được xoa dịu nhờ sự can thiệp của Trung Quốc, nhà thầu cung cấp các thiết bị chính cho cả hải quân Myanmar lẫn Bangladesh.

    Và cũng từ đây, cả hai nước đều nhận ra sự hai mặt của Trung Quốc nên đã đa dạng hóa nguồn cung, đồng thời hạn chế sự lệ thuộc và tránh xa hiểm họa lâu dài phía Trung Quốc tạo ra. Vì vậy vũ khí của Ấn Độ được xem là ứng cử viên hàng đầu cũng như trong tương lai gần, giá cả phải chăng, hợp với ngân sách của các quốc gia ASEAN.

    Vũ khí Ấn Độ ngày càng có giá tại thị trường châu Á

    Trong chuyến thăm đến Ấn Độ tháng 7/2013, Phó Tư lệnh hải quân Myanmar, Đô đốc Thura Thet Swe đã trực tiếp đề nghị Ấn Độ hỗ trợ các tàu tuần tra và hộ tống, cung cấp thiết bị cảm biến hải quân và thiết bị quân sự khác để tăng cường sức mạnh cho hải quân Myanmar, đồng thời hợp tác cùng Ấn Độ tiến hành tập trận tại vùng Vịnh Benagal và đảo Coco mà từ lâu Ấn Độ tình nghi có tàu do thám SIGINT của Trung Quốc lởn vớn tại khu vực này.

    [​IMG]
    Xưởng sửa chữa, đóng tàu của hải quân Ấn Độ.
    Riêng Myanmar lại muốn có một hạm đội hải quân và các thiết bị cảm biến tối tân hơn hải quân Bangladesh có nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Cùng với việc bán vũ khí cho Myanmar và Bangladesh, với cuộc triển lãm ở ADEX 2013 và những chuyến thăm của các quan chức ĐNA đến Ấn Độ đã mở ra một cơ hội hợp tác quốc phòng giữa các quốc gia trong khu vực. Ngay cả Philippines cũng đang có kế hoạch hiện đại hóa hải quân để đối phó với các tranh chấp tại biển Đông.

    Trong chuyến thăm Manila mới đây, Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid được cho là đã thảo luận về khả năng cung cấp 2 tàu khu trục cho hải quân Philippines. Dựa án tiếp tục được thảo luận trong cuộc họp của Ủy ban Hợp tác Quốc phòng Philippines - Ấn Độ (JDCC) được tổ chức tại New Delhi sau đó.

    Hai tàu khu trục nói trên thuộc loại nhỏ, trang bị tên lửa hành trình chống tàu ngầm tầm ngắn (khoảng 6 km) và tên lửa đối không (SAM). Hồ sơ dự thầu của Philippines cho 2 tàu khu trục đã quy định thời gian chế tạo 1460 ngày, hoặc 48 tháng. Đây là tiêu chí khá ngặt nghèo nhưng Ấn Độ hoàn toàn có thể đáp ứng được cho dù phải hợp với bên thứ ba nước ngoài.

    Ngoài các loại vũ khí truyền thống, Ấn Độ có thể cung cấp tên lửa hành trình BrahMos cùng với tàu chiến bề mặt cho các nước ASEAN. Tuy nhiên, ngoài những vấn đề có liên quan đến thiết bị do Nga chế tạo, thì vấn đề kinh phí cũng là yếu tố quan trọng.

    [​IMG]
    Tàu khu trục INS Sahyadri (F49) vừa được biên chế cho hải quân Ấn Độ.
    Ví dụ như hải quân Philippines đang tìm kiếm các hợp đồng vũ khí giá rẻ nhưng lại đáp ứng được các yêu cầu hiện đại hóa. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp của các đối tác trong ASEAN.

    Nga có nhiều thuận lợi hơn bởi đã từng thâm nhập và xuất ât khẩu tên lửa Yakhont/Onyx và tên lửa hành trình BrahMos cho một số quốc gia trong khu vực và nay Ấn Độ muốn xuất khẩu loại vũ khí này họ phải tìm kiếm sự tương thích để giảm chi phí cho khách hàng, kể cả chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng.

    Tại triển lãm ADEX 2013, gian hàng của DRDO được dư luận quan tâm với nhiều thế hệ vũ khí hiện đại. Điều này cho thấy quan điểm "hướng Đông" của Ấn Độ là rất cụ thể, một mũi tên "bắn trúng nhiều đích", giúp Ấn Độ khẳng định bước tiến quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, giúp Ấn Độ tăng cường kiểm soát xuất khẩu vũ khí như đề cập trong công ước Waasenaar Arrangement, giúp Ấn Độ tăng cường mối quan hệ quốc phòng với các quốc gia ASEAN và xa hơn là cùng các nước ASEAN bảo vệ an ninh biển đảo trong bối cảnh rối ren như hiện nay.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/an-do-huong-dong-va-tham-vong-ban-vu-khi-3328395/?paged=2
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Trong thực tế quân đội Ấn độ khủng hoảng từ trang bị cho tới công nghệ, nó khác xa những gì truyền thông bài, chống TQ nói về Ấn hoặc Nhật. 1 cường quốc hạt nhân nhưng ko tự đóng tàu ngầm hạt nhân nào hiệu quả, ko có máy bay Gen 5 thì nói năng gì nữa hả quý báo DVO

    Quân đội Ấn Độ không thể chiến đấu quá 20 ngày vì thiếu đạn
    Quân đội Ấn Độ từ bỏ tên lửa 'cây nhà lá vườn'
    Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Nga
    33 năm phát triển, máy bay Ấn Độ vẫn chưa thể chiến đấu
    35 năm phát triển, xe tăng Ấn Độ vẫn chưa hoàn chỉnh
    Ấn Độ chuẩn bị hủy bỏ chương trình tên lửa Nirbhay sau 12 năm
  7. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Tên lửa đánh chặn PDV bắn tan mục tiêu độ cao 50km
    (Vũ khí) - Quân đội Ấn Độ hôm 11/2 đã bắn thử thành công một tên lửa đánh chặn ở ngoài khơi bờ biển Odisha.
    Đây được coi là cột mốc quan trọng để định hướng phát triển hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo có 2 tầng.

    Tên lửa đánh chặn được phóng từ đảo Abdul Kalam ngoài khơi bờ biển Odisha vào lúc 7h45 (địa phương).

    ''Tên lửa đánh chặn PDV tiêu diệt mục tiêu giả định trên độ cao 50 km so với bề mặt trái đất. Cả tên lửa PDV đánh chặn và 2 tên lửa làm mục tiêu đã tham gia vụ thử thành công'', một quan chức công tác tại Cơ quan Phát triển Khoa học Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết.

    Mục tiêu giả mô phỏng một tên lửa đạn đạo của kẻ thù có tầm bay 2.000 km đã được bắn từ một tàu chiến neo đậu trên Vịnh Bengal.

    Thông qua cơ chế hoạt động tự động, hệ thống radar phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo của kẻ thù.

    PDV đã giữ nghiêm lệnh chiến đấu, khai hỏa ngay tức khắc khi hệ thống vi tính ra lệnh phản công.

    Tên lửa đánh chặn mới được điều hướng bằng Hệ thống điều hướng quán tính (INS) có sự hỗ trợ của một hệ thống điều hướng dự phòng vi mô di chuyển rất nhah về phía điểm dự phòng đánh chặn.

    Khi tên lửa bay ngang qua bầu khí quyển, bộ phận tầm nhiệt và mái vòm tìm kiếm mục tiêu bằng tia hồng ngoại bung ra để định vị vị trí mục tiêu mà Hệ thống Vi tính điều khiển hỏa lực xác định.

    Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống điều hướng quán tính và tìm mục tiêu bằng tia hồng ngoại, tên lửa PDV sẽ bám đuổi và bắn hạ mục tiêu. Toàn bộ quá trình thử vũ khí mới đều được Quân đội Ấn Độ theo dõi ở nhiều địa điểm khác nhau.

    Trước đó, ngày 23/11/2012 các nhà khoa học Ấn Độ đã cán mốc quan trọng trong việc phòng thủ bằng tên lửa, thử nghiệm thành công tên lửa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao 30 và 120 km.

    Thành tích này đã đưa Ấn Độ trở thành nước thứ 4 sau Mỹ, Nga và Israel sản xuất được tên lửa phòng không tầm cao đánh chặn.

    Hiện nay, Ấn Độ đang sản xuất và tiến hành thử nghiệm hệ thống tên lửa đạn đạo Prithvi Air Defence, gọi tắt là PAD có tầm hoạt động 80-120 km và tên lửa phòng không tầng thấp đánh chặn AAD (Advance air-defence) có tầm hoạt động 15-30 km.

    Theo giới quan sát, cả hai hệ thống tên lửa phòng thủ này có thể vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo của đối phương từ xa 2.000 km, có tốc độ từ 3-8 Mach, thậm chí có thể vô hiệu hóa tên lửa xa tới 5.000 km bằng các tên lửa AD1 và AD2 tốc độ lên tới 12-15 Mach hiện đang được phát triển.

    Mặc dù đã được dư luận ca ngợi, nhưng thực tế vẫn còn nhiều băn khoăn về tính chính xác của chương trình BMD. Nhất là tính chính xác đánh chặn của những tên lửa mới nhất được đưa ra thử nghiệm gần đây.

    Theo tuyên bố của DRDO, những vụ thử này đạt độ chính xác 90%, trong khi đó những thế hệ công nghệ tiên tiến nhất mới chỉ đạt không quá 70%. Ngoài ra, cộng đồng khoa học thế giới còn nghi ngờ những loại tên lửa này của Ấn Độ mới chỉ đạt được kết quả trong thử nghiệm có giám sát.

    Nói một cách cụ thể hơn, nếu thử nghiệm trong thực tế, nhất là khi đối đầu với thế hệ tên lửa ICBM của Trung Quốc như DF-41 thì kết quả sẽ không mấy khả quan. Vì vậy việc đảm bảo an ninh của hệ thống lá chắn BMD hiện đang bị dư luận nghi ngờ.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-danh-chan-pdv-ban-tan-muc-tieu-do-cao-50km-3328958/
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Ấn Độ dùng 2,5 tỷ USD đề phòng Pakistan và Trung Quốc
    (Vũ khí) - Hợp đồng cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa mới trị giá 2.5 tỷ USD của Ấn Độ nhằm chống lại các mối đe dọa từ trên không.
    Ấn Độ có thể sẽ bảo vệ các vị trí quan trọng của mình khỏi các mối đe dọa từ trên không, đặc biệt là các mối đe dọa từ tên lửa siêu thanh nhờ hệ thống phòng thủ mới.

    Cổng thông tin indiatimes.com đã thông báo rằng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ký kết hợp đồng với công ty Israel IAI (sraeli Aircraft Industry) về việc cung cấp loại tên lửa cho các hệ thống phòng thủ tên lửa MR-SAM của Ấn Độ.

    [​IMG]
    Mô phỏng trên máy tính hoạt động của tên lửa phòng không Barak 8
    MR-SAM là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Israel Aerospace Industries (IAI) với Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).

    Liên doanh Ấn Độ - Israel chính thức thành lập vào năm 2007. IAI đã phối hợp cùng ELTA, RAFAEL từ Israel và làm việc với các công ty Ấn Độ như TATA, Bharat Electronics, Larsen & Turbo, Bharat Dynamics, cùng nhiều doanh nghiệp tư nhân khác.

    MRSAM là hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tiên tiến, có thể sử dụng cho cả hải quân và lục quân để tiêu diệt nhiều loại phương tiện tiến công đường không khác nhau.

    Hệ thống MR-SAM được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa, trực thăng... đối phương ở cự ly lên đến 70 km bằng tên lửa Barak 8.

    Tên lửa được bắn đi theo chiều dọc từ ống phóng kiêm ống bảo quản, tầm bao quát phủ kín 360 độ, cơ số đạn phục vụ chiến đấu gồm 8 quả chia làm 2 cụm riêng biệt. Tên lửa Barak 8 có tốc độ 2 Mach, đủ khả năng tiêu diệt bất cứ mục tiêu trên không nào ở khoảng cách hơn 70 km.

    Tên lửa Barak 8 có chiều dài: 4.5 m, đường kính 0.54 m, sải cánh 0.94 m, trọng lượng 274 kg, khối lượng phần chiến đấu 60 kg. Theo một số nguồn tin cho biết tầm bắn thực tế của Barak 8 lên đến 90 km và thậm chí là 100 km.

    MR-SAM sử dụng radar EL/M-2084, phiên bản mặt đất radar MF-STAR đóng vai trò dẫn bắn, nó có thể phát hiện mục tiêu trên không từ cự ly 470 km.

    Ba bệ phóng sẽ kết hợp thành một khẩu đội, những bệ phóng này cùng với đài radar, xe nạp đạn và các phương tiện bảo dưỡng nằm dưới sự điều khiển của hệ thống điều khiển trung tâm. Các bệ phóng có một cột ăng ten cao 13 m cho phép duy trì liên lạc giữa các thành phần với nhau trong vòng 20 km.

    Hợp đồng này ước tính khoảng 2.5 tỷ USD. Với số tiền này Israel sẽ cung cấp cho quân đội Ấn Độ 40 hệ thống phóng và 200 tên lửa. Theo kế hoạch Ấn Độ sẽ nhận được toàn bộ chúng sau 3 năm và các tổ hợp này sẽ chuẩn bị sẵn sàng triển khai chiến đấu vào năm 2023. Được biết rằng, một phần của hệ thống phòng thủ mới này sẽ được sản xuất ở Ấn Độ.

    Hiện nay các mối đe dọa đối với các vị trí chiến lược của Ấn Độ rất lớn, bao gồm trên biển, biên giới với Trung Quốc và với Pakistan. Vì vậy họ cần một hệ thống tên lửa phòng không mới để thay thế các hệ thống tên lửa Kvadrat và OSA-AKM mua từ Liên Xô/Nga từ thập kỷ 70 và 80.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/an-do-dung-25-ty-usd-de-phong-pakistan-va-trung-quoc-3329985/
  9. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tàu ngầm Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa chống hạm
    Tàu ngầm Kalvari do Ấn Độ tự chế tạo bắn thử tên lửa Exocet và tiêu diệt mục tiêu giả định trên biển Arab hồi đầu tháng 3.

    Tàu ngầm Kalvari thử nghiệm trên biển

    Hải quân Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm Exocet phóng từ ngầm tự đóng mang tên Kalvari (S50) vào hôm 2/3. Đây là lần đầu New Dehli tiến hành bắn thử tên lửa Exocet SM39, là dấu mốc quan trọng trong việc cải thiện khả năng chiến đấu của hải quân Ấn Độ, theo Economic Times.

    Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố quả đạn Exocet đã đánh trúng mục tiêu trên biển Arab. Hải quân nước này khẳng định tên lửa chống hạm sẽ giúp tàu ngầm lớp Kalvari vô hiệu hóa các tàu nổi của đối phương từ khoảng cách an toàn.

    Kalvari là chiếc đầu tiên trong 6 tàu ngầm diesel-điện do Ấn Độ tự đóng, dựa theo thiết kế lớp Scorpene từ tập đoàn DCNS, Pháp. Cả 6 tàu đều được trang bị tên lửa chống hạm Exocet SM39 với tầm bắn tối đa tới 180 km. Tàu ngầm có giãn nước 1.870 tấn, dài 61,7 m và rộng 6,2 m, tốc độ tối đa 37 km/h và tầm hoạt động 12.000 km.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...thu-thanh-cong-ten-lua-chong-ham-3551071.html
    --- Gộp bài viết: 07/03/2017, Bài cũ từ: 07/03/2017 ---
    Lật đật mãi mới tự đóng được tàu ngầm phi hạt nhân, con Kalvari này nhái con tàu cũ Scorpène của Fap, chỉ ngang với Kilo 877, Song thôi, chỉ khác 1 điểm là tàu Ấn độ trang bị thêm AIP, trang bị AIP trên 1 con tàu vốn đã cũ thì ko có nhiều khác biệt như Yuan vừa thiết kế lại hình học giọt nước, chân vịt, vỏ tàu lẫn động cơ AIP mới khác xa Song
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Ấn Độ thử BrahMos tăng tầm không phải họa với Trung Quốc
    (Vũ khí) - Ngay sau quyết định đưa cả Trung đoàn BrahMos áp sát Trung Quốc, Ấn Độ đã phóng bản tăng tầm tới 450km. Nhưng Bắc Kinh không tin đây là mối họa.
    Ưu tiên triển khai

    Thông tin về việc Ấn Độ thử nghiệm phiên bản tăng tầm của BrahMos được tờ Financial Express dẫn lời ông Sudhir Mishra, Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết. "Tên lửa BrahMos phiến bản mới đã phá hủy mục tiêu với độ chính xác cực cao. Thử nghiệm thành công cho thấy sự tiến bộ và điều tuyệt vời đối với chúng tôi.

    Với phiên bản tăng tầm này, cả 3 quân chủng lục quân, hải quân và không quân sẽ có khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ của quân địch. Đây là lần đầu tiên trên thế giới một loại tên lửa hành trình siêu thanh có thể đạt đến tầm bắn như vậy", ông Sudhir Mishra tuyên bố.

    Dù không cho biết phiên bản mới của BrahMos sẽ được triển khai tại đơn vị nào tuy nhiên theo ông S Christopher, Giám đốc DRDO, nước này sẽ ưu tiên điều đến điểm nóng xảy ra tranh chấp với láng giềng - nơi vừa được quyết định nhận hàng trăm tên lửa loại này.

    [​IMG]
    Ấn Độ thử nghiệm BrahMos phiên bản mới.
    Căn cứ vào thông tin này có thể nhận thấy, địa điểm được ưu tiên chính là bang Arunachal Pradesh gần khu vực biên giới với Trung Quốc - địa điểm vừa nhận được cả trung đoàn tên lửa BrahMos.

    Theo Sputnik, quyết định này của Chính phủ Ấn Độ được xem như một động thái nhằm tăng cường khả năng răn đe đối với Bắc Kinh. Ngay trước khi việc triển khai được thực hiện, Thủ tướng Narendra Modi đã thông qua kế hoạch này cùng chi phí hơn 43 tỷ rupee (khoảng 640,7 triệu USD).

    Trung đoàn này còn có 5 bệ phóng tự hành trên xe tải hạng nặng và một sở chỉ huy di động. Trung đoàn sẽ bố trí tại bang miền núi Arunachal Pradesh, nơi Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ. Hai nước cho đến nay vẫn chưa đạt được thoả thuận về đường phân định biên giới tại khu vực này.

    Tên lửa BrahMos hiện tại có tầm bắn 290 km, là loại tên lửa hành trình chiến thuật có thể mang đầu đạn hạt nhân được Ấn Độ hợp tác với Nga phát triển, và trở thành loại vũ khí chính xác được trang bị cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ.

    Không phải là họa

    Ngay khi Ấn Độ triển khai tên lửa hành trình BrahMos ở bang Arunachal, tờ Giải phóng quân Trung Quốc cho rằng nó đã vượt nhu cầu phòng vệ thông thường, đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu vực Tây Tạng, Vân Nam của Trung Quốc.

    Tên lửa BrahMos có khả năng tấn công kiểu bổ nhào ưu việt, thích hợp với sử dụng ở khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nơi có địa hình đồi núi là chính. Nhìn vào thiết kế ngoại hình, tính năng tàng hình và khả năng đột phá phòng thủ của loại tên lửa này được tăng cường rất lớn.

    Đặc biệt, tên lửa này có thể bay thấp cách mặt đất khoảng 10 m vào giai đoạn cuối, tiến hành cơ động kiểu hình con rắn ở tầng trời thấp, dễ dàng tránh được hoạt động đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

    Với thiết kế như vậy, tên lửa được tăng cường rất lớn khả năng sống sót, nhất là trong tác chiến ở miền núi, địa hình có lợi càng giúp che chắn tốt cho nó, làm cho tên lửa BrahMos càng giống như “rắn hổ mang” chiếm giữ khu vực biên giới Trung-Ấn, luôn luôn tùy cơ ứng biến.

    Với tốc độ bay của tên lửa chiến thuật BrahMos có thể đạt 2,5 – 2,8 Mach, loại tên lửa này không chỉ thu hẹp rất lớn khoảng cách thời gian giữa phát hiện và bắn trúng mục tiêu, nâng cao tính bất ngờ và hiệu quả khi tấn công, hơn nữa có thể dựa vào khả năng sát thương kinh ngạc, tiến hành tấn công mang tính hủy diệt đối với các mục tiêu nhạy cảm như bệ phóng tên lửa, các mục tiêu di động và các mục tiêu kiên cố nằm sâu trong lãnh thổ như trung tâm chỉ huy.

    Bất chấp việc thừa nhận những ưu điểm của tên lửa BrahMos, tờ Giải phóng quân Trung Quốc vẫn cho rằng loại tên lửa này không thể khắc phục được khuyết điểm, việc triển khai lần này cũng chỉ có thể "lấy đá ghè chân mình".

    Theo bài viết, bán kính tác chiến lớn nhất có hạn, ý nghĩa chiến lược không mạnh. Là tên lửa chiến thuật, BrahMos có tầm bắn xa nhất chỉ 290 km, nếu xét đến nhân tố địa hình và hiệu quả bí mật, bay hành trình trong toàn bộ quá trình thì tầm bắn của BrahMos nhanh chóng giảm còn khoảng 100 km.

    Tầm bắn như vậy đã làm giảm mạnh hiệu quả răn đe của BrahMos, chỉ có thể tiến hành tấn công có hiệu quả đối với các mục tiêu chiến thuật cự ly ngắn, nhưng ngoài tầm với đối với các mục tiêu chiến lược ở chiều sâu.

    Tiếp theo, độ cao đường đạn lớn nhất là tương đối cao, dễ bị nhận biết. Có tài liệu cho biết, độ cao hành trình bình thường của tên lửa BrahMos là 14.000 – 15.000 m, mà độ cao này là phạm vi nhận dạng tốt nhất của hệ thống nhận dạng phòng không. Nếu trong chiến đấu thực tế tên lửa BrahMos theo đuổi hành trình tầng trời thấp bí mật thì tốc độ, tầm bắn của tên lửa đều sẽ bị ảnh hưởng.

    Với những hạn chế nêu trên, tác dụng thực tế triển khai tên lửa BrahMos lần này của Ấn Độ tương đối có hạn. Tầm bắn khá ngắn không thể đe dọa được khu vực chiều sâu của Trung Quốc, hơn nữa, nếu lắp cho máy bay chiến đấu để mở rộng phạm vi tấn công thì đã làm giảm mạnh hiệu năng chiến đấu và không có lợi cho phòng thủ tự thân.

    Trước những phân tích trên, tờ Giải phóng quân Trung Quốc cho rằng, việc Ấn Độ triển khai tên lửa BrahMos đến sát biên giới Trung Quốc chỉ mang tính chất phô trương sức mạnh hơn là răng đe thực tế.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...ng-tam-khong-phai-hoa-voi-trung-quoc-3330914/
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này