1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Hai máy bay quân sự Ấn Độ rơi trong vòng vài giờ
    Tiêm kích Su-30MKI và trực thăng Chetak của Ấn Độ bị rơi trong vòng vài giờ vào chiều qua khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.

    Hiện trường vụ rơi tiêm kích Su-30MKI

    Ba người bị thương khi một tiêm kích Su-30MKI của không quân Ấn Độ rơi xuống làng Shivkar Kudia, bang Rajasthan, phía bắc Ấn Độ chiều ngày 15/3. Chiếc Su-30MKI đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thì gặp sự cố. Cả hai phi công kịp thời nhảy dù an toàn, Quint đưa tin.

    Trước đó vài giờ, một trực thăng Chetak cũng đã phải hạ cánh khẩn cấp do trục trặc kỹ thuật tại thành phố Allahabad. Phi công cố gắng đáp cánh xuống một cánh đồng mấp mô không thành công khiến máy bay bị lật, nhưng cả hai người trên trực thăng may mắn sống sót.

    Không quân Ấn Độ đã thành lập ủy ban để điều tra nguyên nhân dẫn tới hai vụ tai nạn này.

    Chetak là trực thăng do Ấn Độ tự sản xuất, dựa trên thiết kế mẫu Aérospatiale Alouette III của Pháp, trong khi Su-30MKI được đánh giá là một trong những dòng tiêm kích hiện đại nhất thế giới. Tuy sở hữu nhiều loại máy bay hiện đại, không quân Ấn Độ lại có điều kiện bảo dưỡng vũ khí trang bị kém, dẫn đến tai nạn và hỏng hóc thường xuyên. Trực thăng do nước này sản xuất cũng bị đánh giá thiếu tin cậy.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...-su-an-do-roi-trong-vong-vai-gio-3556101.html
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Nga không muốn Ấn Độ thoát lệ thuộc khi mua T-90
    (Vũ khí) - Dù Ấn Độ mua và được sản xuất T-90MS nhưng Nga lại chỉ chuyển giao 1 phần công nghệ sản xuất đạn khiến New Delhi tiếp tục bị phụ thuộc.
    Theo Sputnik, Phó giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga Vladimir Drozhzhov cho biết, Moscow đã gia hạn giấy phép chế tạo phiên bản tăng T-90MS cho khách hàng Ấn Độ.

    "Nga đã đồng ý gia hạn giấy phép chế tạo xe tăng và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của đối tác Ấn Độ về việc tăng cường sản xuất hoặc cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS", ông Drozhzhov tuyên bố.

    Không chỉ gia hạn giấy phép sản xuất, Nga và Ấn Độ đang đàm phán về gói hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD nhằm nâng cấp số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90 do Nga sản xuất.

    Vấn đề nâng cấp quy mô xe tăng T-90 của Quân đội Ấn Độ là chủ đề chính trong hội nghị Công nghiệp quốc phòng Nga-Ấn. Tham gia hội nghị là hơn 250 doanh nghiệp quốc phòng đến từ hai nước.

    [​IMG]
    Tăng T-90MS của Nga.
    Hồi cuối năm 2016, Hội đồng mua sắm Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê chuẩn đề xuất mua 464 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS của Nga, trị giá 2,1 tỷ USD, trong bối cảnh chương trình chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực bị trì hoãn.

    Và dù sở hữu dây chuyền sản xuất dòng tăng hiện đại hàng đầu thế giới nhưng Ấn Độ lại không thể làm chủ được công nghệ sản xuất đạn dùng cho T-90MS nguyên nhân bởi Nga chỉ chuyển giao một phần công nghệ cùng với trình độ non kém của nhà sản xuất trong nước. Và điều này đang khiến tăng T-90MS Ấn Độ đang thiếu đạn nghiêm trọng khi chỉ đủ đạn tham chiến trong trận đánh kéo dài không quá 20 ngày.

    Quân đội và cả Chính phủ Ấn Độ hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của sự việc. Họ cho rằng, mặc dù Ấn Độ đã sử dụng biện pháp khẩn cấp, nhưng do thủ tục mua vũ khí dài và hiệu quả của 39 nhà máy thuộc Ủy ban nhà máy chế tạo vũ khí Ấn Độ không cao, cho nên vẫn cần thời gian dài mới có thể mở rộng dự trữ hao hụt chiến tranh (WWR).

    Mà WWR phải có khả năng duy trì trận chiến khốc liệt 30 ngày và tác chiến thông thường 30 ngày. Nhưng do 30 ngày tác chiến thông thường tương đương với 1 ngày trận chiến khốc liệt, cho nên WWR cần phải duy trì trận chiến khốc liệt 40 ngày.

    Theo Times of India, đạn dược của Quân đội Ấn Độ tại khu vực biên giới đặc biệt khan hiếm, hầu hết là thiếu đạn phòng không, tên lửa chống tăng, lựu đạn, mìn. Những đạn dược này thậm chí không thể duy trì thời gian toàn bộ chiến tranh trong vòng 1 tuần. Tình trạng thiếu đạn này diễn ra ngay cả khi Nga đã chuyển giao một phần công nghệ sản xuất đạn 125mm chuyên dùng cho tăng T-90.

    Thông tin trên cũng được chính cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ (DRDO) xác nhận, sau khi công ty quốc phòng Ordnance Factory Board của Ấn Độ thất bại trong việc sản xuất các loại đạn trên. Mặc dù đã được phía Nga chuyển giao công nghệ, nhưng Ấn Độ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất các loại đạn pháo cho T-90 tại nhà máy quốc phòng nội địa.

    Theo DRDO, hầu hết các loại đạn pháo 125mm được sản xuất ở Ấn Độ đều không thể sử dụng trên T-90 và quan trọng nhất vẫn là giới hạn về mặt công nghệ khi các công ty quốc phòng của nước này vẫn chưa đủ khả năng sản xuất các loại đạn pháo trên.

    Một quan chức của DRDO cho biết, một phần công nghệ sản xuất đạn 125mm cho T-90 được phía Nga chuyển giao đều được công ty Ordnance Factory Board nắm giữ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có viên đạn nào được công ty này sản xuất có thể sử dụng trên những chiếc T-90 của Ấn Độ. Vì vậy, đạn nhập khẩu vẫn là biện pháp phải chọn lúc này.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-khong-muon-an-do-thoat-le-thuoc-khi-mua-t-90-3332233/
    imagic2 thích bài này.
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Ấn Độ đi trước về sau với tàu sân bay nội địa
    Quốc Việt|01/05/2017 08:30 PM

    1
    [​IMG]
    Ấn Độ đóng mới tàu sân bay đầu tiên cách đây 9 năm nhưng đến nay vẫn chưa lắp đặt xong thiết bị, trong khi Trung Quốc chỉ cần 5 năm đã hạ thủy tàu có lượng giãn nước gần gấp đôi.
    Trung Quốc không dùng quốc tửu trong lễ hạ thủy tàu sân bay
    Ngày 26/4, Trung Quốc làm lễ hạ thủytàu sân baytự đóng đầu tiên. Hàng không mẫu hạm này được gọi là Type-001A và có thể được đặt tên là Sơn Đông (CV-18), lượng choán nước 70.000 tấn. Type-001A được khởi đóng vào tháng 11/2013, đưa vào ụ tàu từ năm 2015, Trung Quốc chỉ mất 5 năm để hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên.

    Việc Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên chứng minh bước tiến lớn của công nghệ đóng tàu nước này trong việc thi công các tàu chiến cỡ lớn. Ngoài ra, đó còn là một biểu tượng cho sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc.

    Từ lễ hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc nhìn sang Ấn Độ, nhà phân tích Mihir Sharma, chuyên nghiên cứu về chính trị, kinh tế và quân sự của Ấn Độ chia sẻ quan điểm vớiBloomberg.

    Ông cho rằng, việc Bắc Kinh hạ thủy tàu sân bay nội địa đã “giáng một đòn mạnh” vào những nỗ lực của New Delhi trong việc trở thành lực lượng hải quân hàng đầu khu vực châu Á.

    Đi trước về sau

    Ấn Độ khởi động dự án tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên INS Vikrant, lượng choán nước 40.000 tấn vào năm 2004, tàu được đăng ký vào tháng 2/2009. Cùng thời điểm đó, Trung Quốc đang mày mò nâng cấp tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành do Liên Xô chế tạo, thuộc quyền sở hữu của Ukraine sau khi khối Xô viết sụp đổ.

    Tàu Varyag được bán dưới dạng phế liệu, khi kéo về Trung Quốc, tàu sân bay này mới hoàn thành được 80% phần vỏ và hầu như không có thiết bị nào bên trong. Tàu sân bay Varyag được nâng cấp thành công và đưa vào sử dụng trong năm 2012 với tên gọi Liêu Ninh (CV-16).

    [​IMG]
    Tàu sân bay của Trung Quốc. Ảnh:Reuters.

    Trong tháng 7/2012,Times of Indiabáo cáo rằng, quá trình xây dựng tàu sân bay Vikrant bị chậm khoảng 3 năm so với kế hoạch. Đến cuối năm 2012, tờ báo tiếng Anh NDTV báo cáo rằng, chi phí tàu tăng cao và việc bàn giao cho Hải quân Ấn Độ sẽ chậm ít nhất 5 năm so với dự kiến ban đầu vào năm 2014.

    Tàu được hạ thủy vào tháng 8/2013. Tuy nhiên, đến nay, gần 5 năm sau khi hạ thủy, quá trình lắp đặt thiết bị vẫn chưa hoàn thành.

    Đầu năm 2016, báo The Hindu cho biết quá trình hoàn thiện tàu sân bay Vikrant đang gặp khó khăn do việc cung cấp linh kiện chậm trễ từ phía Nga. Bên cạnh đó, tiêm kích MiG-29K do Nga chế tạo dự định sử dụng trên tàu sân bay Vikrant đang gặp lỗi động cơ và kết cấu khung.

    Trong tháng 7/2016, Tổng Kiểm toán nhà nước Ấn Độ (CAG) báo cáo rằng 60% động cơ của tiêm kích MiG-29K đang sử dụng trên tàu sân bay INS Vikrama***ya phải rút khỏi dịch vụ do các lỗi kỹ thuật. Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ đã từ chối mua tiêm kích hạng nhẹ Tejar phát triển trong nước vì nó quá nặng, không phù hợp với đường băng ngắn trên tàu sân bay.

    Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ chỉ có thể sẵn sàng chiến đấu sau năm 2023, chậm hơn 8 năm so với kế hoạch. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn chịu bất lợi về số lượng so với Trung Quốc.

    Đầu năm 2017, Hải quân Ấn Độ ngưng hoạt động tàu sân bay INS Viraat, nên hiện tại chỉ còn duy nhất tàu sân bay INS Vikrama***ya đang hoạt động.

    Tệ hại hơn, trong khi Liêu Ninh hay Type-001A là những sản phẩm mang dấu ấn công nghệ bản địa của Trung Quốc. Vikrama***ya đơn thuần chỉ là một tàu sân bay cũ hoán cải lại từ tuần dương hạm Đô đốc Gorshkov của Nga.

    Tham vọng quá lớn

    Ông Mihir Sharma nhận xét, Hải quân Ấn Độ thực hiện nhiều chiến lược với tham vọng quá lớn so với năng lực tài chính và công nghệ trong nước.

    Ấn Độ muốn thống trị các đại dương với hạm đội tàu sân bay để thể hiện sức mạnh. Kết quả, New Delhi đã lãng phí quá nhiều tiền và thời gian vào tàu sân bay Vikrama***ya, chậm tiến độ đến 6 năm và chi phí tăng gấp 3 lần so với ban đầu.

    [​IMG]
    Tàu sân bay INS Vikrama***ya của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Jeffhead.

    Ngoài ra, việc khởi động dự án tàu sân bay nội địa trong lúc Ấn Độ chưa làm chủ được các công nghệ quan trọng dẫn đến chậm tiến độ, phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài khiến New Delhi không thể chủ động trong việc đưa tàu vào vận hành.

    Chiến lược tập trung quá nhiều vào các dự án lớn dẫn đến cạn kiệt ngân sách dành cho việc hiện đại hóa hạm đội. Ấn Độ hiện chỉ có 13 tàu ngầm phi hạt nhân, 10 tàu trong đó có thời gian hoạt động gần 4 thập kỷ. Điều kỳ lạ là 2 tàu mới đưa vào hoạt động lại không có vũ khí.

    Ông Sharma cho rằng, Ấn Độ thiếu tầm nhìn về lâu dài và can đảm chính trị. Sự hào nhoáng của các tàu sân bay củng cố niềm tự hào quốc gia nhưng hiệu quả về chiến lược quốc phòng có thể không tương xứng.

    Nhà phân tích kết luận, Ấn Độ cần có chiến lược phù hợp hơn trong việc phát triển quốc phòng, cho đến lúc đó, New Delhi sẽ có một khoảng thời gian khó khăn để giữ Trung Quốc ra khỏi Ấn Độ Dương, khu vực được coi là sân sau của Ấn Độ.

    http://soha.vn/an-do-di-truoc-ve-sau-voi-tau-san-bay-noi-dia-2017050113374122.htm
    imagic2 thích bài này.
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
  5. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Cắp sách vào mà hỏi Đà nẵng họ bày cho mà làm, thành phố nhỏ nhưng làm rất tốt, mặc dù còn phải phấn đấu hơn nữa nhưng như vậy cũng là được rồi. Diện tích nhỏ vì mắc sân bay, biển, núi nên cũng khó làm.

    So với tây thì vẫn chưa bằng, thành phố nó đều tăm tắp, chỗ nào nhà dưới 5 tầng thì chỉ 5 tầng, chỗ nào nhà cao tầng thì toàn nhà cao tầng.
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Kho vũ khí hạt nhân Ấn Độ đáng gờm như thế nào?
    QS|31/05/2017 07:30 AM

    0
    [​IMG]
    Chừng nào phương tiện răn đe hạt nhân của Ấn Độ còn đáng tin cậy thì các đối thủ của họ sẽ phải suy nghĩ thận trọng trước khi tiến tới ngưỡng cửa hạt nhân.
    Ấn Độ viện trợ 5 tỷ USD để Bangladesh không mua J-10 Trung Quốc?
    Trong bài viết trên tạp chíNational Interest, nhà phân tíchKyle Mizokamicho biết:

    Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất nhì thế giới, đang nắm giữ một vị trí chiến lược vô song nhưng cũng bị đe dọa bởi các đối thủ mạnh.Vì thế, 1,3 tỷ người dân nước này đang được khoảng 100 vũ khíhạt nhântriển khai trên bộ/không/biển bảo vệ.

    Mặc dù đứng ngoài cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh nhưng rồi chính Ấn Độ cũng buộc phải tự phát triển thứ vũ khí hủy diệt ấy.

    Vì sao Ấn Độ phát triển vũ khí hạt nhân?

    Chương trình hạt nhân Ấn Độ bắt đầu từ năm 1948, chỉ 1 năm sau khi họ giành được độc lập. Chính phủ thủ tướng Nehru khi ấy xem năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng không mấy đắt đỏ đối với một quốc gia còn non trẻ.

    Ủy ban năng lượng hạt nhân Ấn Độ được thành lập vào cùng năm đó để giám sát các nỗ lực phát triển hạt nhân của New Delhi.

    Do thiếu uranium nên Ấn Độ phải chuyển sang sử dụng plutonium. Apsara - lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ, được chế tạo với sự hỗ trợ của Anh và đã đạt đến trạng thái phản ứng hạt nhân tự ổn định vào tháng 8/1956.

    [​IMG]
    Minh họa lò phản ứng hạt nhân Apsara của Ấn Độ. Nguồn: Indian Defence News

    Ban đầu, Ấn Độ chỉ định sản xuất thiết bị hạt nhân, không chế tạo vũ khí, nhưng sau đó họ lại cho ra đời thứ gọi là "chất nổ hạt nhân ôn hòa", giúp xây dựng bến cảng, khai quật khí gas tự nhiên, tiến hành các dự án khai thác mỏ và xây dựng quy mô lớn.

    Mặc dù về mặt chức năng, chất nổ này giống hệt vũ khí hạt nhân nhưng kế hoạch phát triển khi đó cho thấy Ấn Độ vẫn chưa hẳn thấy cần một phương tiện răn đe hạt nhân thực sự.

    Với tư cách là thành viên sáng lập phong trào không liên kết, Ấn Độ đứng ngoài cơn sốt của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô.

    Tuy nhiên, cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1962 đã thay đổi điều đó. Cuộc tấn công với quy mô hạn chế nhằm vào lãnh thổ Ấn Độ có thể trở nên tồi tệ hơn nếu quy mô mở rộng thành chiến tranh tổng lực, đặc biệt là nếu Trung Quốc liên thủ với Pakistan.

    Mặc dù vào thời điểm đó, Trung Quốc chưa phải là cường quốc hạt nhân nhưng vị thế của họ đã được lường trước.

    Với vũ khí hạt nhân, Trung quốc có thể đe dọa Ấn Độ, buộc New Delhi phải nhượng bộ về lãnh thổ khi đứng trước nguy cơ bị hủy diệt bằng vũ khí nguyên tử. Và thế là cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân của Ấn Độ bắt đầu.

    Ấn Độ tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên vào ngày 18/5/1974 tại bãi thử nghiệm Pokhran ở sa mạc Rajastan. Thiết bị thử nghiệm, được gọi là "Smiling Buddha", có đương lượng nổ từ 6-15 kiloton (bom hạt nhân Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản có đương lượng nổ ước tính khoảng 16 kiloton).

    Cuộc thử nghiệm được tiến hành trong một hầm phóng dưới lòng đất để hạn chế bức xạ. Ấn Độ mô tả đây là cuộc thử nghiệm thông thường, nhưng nếu xét tới vị thế hạt nhân mà Trung Quốc đạt được vào năm 1964 thì thiết bị này gần như chắc chắn được thiết kế để làm vũ khí.

    Cuộc thử nghiệm đưa đẩy Ấn Độ gia nhập "câu lạc bộ hạt nhân" với các thành viên trước đó gồm Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc.

    Song phải 24 năm sau đó, New Delhi mới tiếp tục thử nghiệm thiết bị hạt nhân, vào hai ngày 11/5/1988 và ngày 13/5/1988. Mỗi cuộc thử nghiệm bao gồm 3 thiết bị.

    Phần lớn các thiết bị thử nghiệm trong năm này có đương lượng nổ thấp, trong khoảng 200-500 tấn, cho thấy chúng có vẻ được thiết kế để làm bom hạt nhân chiến thuật.

    Tuy nhiên, có 1 thiết bị được xác định là thiết bị nhiệt hạch, mặc dù nó không được thử nghiệm thành công và chỉ có đương lượng nổ từ 4-5 kiloton.

    Hiện nay, ước tính Ấn Độ có ít nhất 520kg plutonium. Theo Hiệp hội kiểm soát vũ khí, lượng plutonium này đủ cho "100-120 thiết bị hạt nhân".

    New Delhi cho rằng đó là mức độ tối thiểu để mang lại hiệu quả răn đe trước các cường quốc hạt nhân láng giềng như Trung Quốc và Pakistan.

    Để so sánh thì Trung Quốc hiện có đủ vật liệu có khả năng phân rã cho 200-250 thiết bị hạt nhân. Trong khi đó, Pakistan được cho là đang có 110-130 thiết bị trong kho vũ khí.

    Ấn Độ áp dụng chính sách Không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, cam kết không bao giờ trở thành bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ cuộc xung đột nào, mà chỉ triển khai chúng để tấn công trả đũa.

    Bộ ba hạt nhân

    Hiện Ấn Độ đã xây dựng được bộ 3 hạt nhân trên bộ/không/biển. Đầu tiên là vũ khí hạt nhân chiến thuật dành cho máy bay tấn công của Không quân Ấn Độ.

    New Delhi đang có trong trang bị hơn 200 máy bay chiến đấu 2 động cơ Su-30MKI, 69 tiêm kích MiG-29 và 51 chiếc Mirage 2000. Có vẻ một số máy bay trong số này đã được cải tiến và huấn luyện để mang bom hạt nhân trọng lực tấn công mục tiêu.

    Tiếp theo là lực lượng tên lửa trên bộ, bao gồm tên lửa đạn đạo chiến thuật Prithvi.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo chiến thuật Prithvi. Ảnh: Missile Threat

    Prithvi được đưa vào sản xuất từ cuối những năm 1990, ban đầu chỉ có tầm bắn 150km nhưng các phiên bản mới đã được tăng tầm bắn tới 600km.

    Dẫu vậy, Prithvi vẫn chỉ là vũ khí chiến thuật. Gia đình tên lửa Agni (với các phiên bản từ I-V, tầm bắn từ 700km - 8.000km) mới là vũ khí hạt nhân chiến lược của Ấn Độ, có khả năng tấn công Trung Quốc.

    [​IMG]
    Một vụ phóng thử tên lửa Agni.

    Cuối cùng là một lực lượng khá mới - tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Arihant. Ấn Độ có kế hoạch đóng 4 tàu loại này, mỗi tàu có khả năng mang 12 tên lửa đạn đạo tầm ngắn K-15 Sagarika ("Oceanic") với tầm bắn đối đa 700km hoặc tên lửa đạn đạo tầm trung K-4 với tầm bắn 3.500km.

    Khi lấy vịnh Bengal làm pháo đài và được phương tiện khác bảo vệ (như tàu sân bay INS Vikrama***ya của Ấn Độ) thì tàu ngầm Arihant mới có thể vừa vặn vươn tới Bắc Kinh.

    Theo nhà phân tích Mizokami, chương trình hạt nhân của Ấn Độ tương đối đáng tin cậy và chính sách Không sử dụng trước của Ấn Độ sẽ đóng vai trò làm chậm tốc độ leo thang trong bất cứ cuộc xung đột nào để tránh nguy cơ bùng phát thành chiến tranh hạt nhân.

    Chừng nào phương tiện răn đe hạt nhân của Ấn Độ còn đáng tin cậy thì các đối thủ của họ sẽ phải suy nghĩ thận trọng trước khi tiến tới ngưỡng cửa hạt nhân.

    Tuy nhiên, xét tới mối quan hệ bất ổn với Pakistan - quốc gia không áp dụng chính sách Không sử dụng trước và đã nghĩ tới kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng để chống lại các nước láng giềng - thì Ấn Độ vẫn không thể loại trừ nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân.http://soha.vn/kho-vu-khi-hat-nhan-an-do-dang-gom-nhu-the-nao-20170530162230078.htm
  7. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Ấn độ cũng có nhiều nhân tài nhưng sự phát triển khoa học có lẻ chưa xứng tầm. Một bộ phim hay về một nhà toán học vĩ đại của Ấn độ rất đáng xem "The Man Who Knew Infinity".Tay này được John Edensor Littlewood xếp ngang hàng với Isaac Newton.
    The story of the life and academic career of the pioneer Indian mathematician, Srinivasa Ramanujan, and his friendship with his mentor, Professor G.H. Hardy. http://www.imdb.com/title/tt0787524/?ref_=nv_sr_1
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 04/07/2017
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Ông này là cha đẻ của lý thuyết hố đen thì phải. Ông tính ra khối lượng cần có để một ngôi sao trở thành hố đen.
  9. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    Dòng xe Tatar QĐ Ấn đang sử dụng bị cáo buộc có dấu hiệu tham nhũng - hối lộ , Ấn đang quan tâm dòng xe tải nặng của Belarus . Đẹp quá

    [​IMG]
    meo-u thích bài này.
  10. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    TQ thì tự chế tạo được xe bọc thép chiến đấu bộ binh, đa dạng chủng loại, còn xuất khẩu được, Ấn thì dậm chân tại chỗ, phụ thuộc vào Nga
    Ấn Độ quyết định nâng cấp quy mô lớn xe chiến đấu bộ binh BMP-2

    Tuấn Sơn|11/07/2017 09:15 AM

    1
    [​IMG]
    Ngày 10/7, theo các nguồn tin ngoại giao quân sự, Bộ Quốc phòng Ấn Độ quyết định nâng cấp quy mô lớn các đơn vị xe chiến đấu bộ binh BMP-2 hiện có.
    Nga giới thiệu phiên bản nâng cấp mới của BMP-2 có trong biên chế bộ binh cơ giới VN!
    Quyết định trên đã được Hội đồng Quốc phòng Ấn Độ, cơ quan có quyền lực cao nhất trong các quyết sách liên quan tới an ninh-quốc gia của Ấn Độ thông qua.

    Trong gói nâng cấp mới, xe chiến đấuBMP-2sẽ được tăng cường tổng thể khả năng tác chiến, đặc biệt là khả năng tác chiến trong đêm tối.

    Toàn bộ quá trình nâng cấp xe chiến đấu BMP-2 sẽ được thực hiện tại nhà máy quốc phòng tại Medak, bang Talengan, Ấn Độ. Quân đội Ấn Độ hiện có tới 2.500 chiếc BMP-2 và không rõ toàn bộ chúng có được nâng cấp hay không?

    Hiện tại không rõ, chương trình nâng cấp xe chiến đấu BMP-2 do Ấn Độ tự thực hiện hay thông qua chương trình hợp tác với đối tác nước ngoài. Trong quá khứ, Nga đã nhiều lần đề xuất hợp tác cùng Ấn Độ nâng cấp các đơn vị xe tăng-thiết giáp, trong đó có xe chiến đấu BMP-2.

    [​IMG]
    Xe chiến đấu BMP-2 của Quân đội Ấn Độ

    Mới đây, Nga cũng giới thiệu một phiên bản nâng cấp mới của xe chiến đấu BMP-2 được tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu.

    Phiên bản nâng cấp của xe BMP-2 do Viện Thiết kế công cụ chính xác cao tại Tula chịu trách nhiệm thực hiện với tổ hợp tháp pháo dạng module mới có khả năng chiến đấu cao gấp từ 7 tới 10 lần so với phiên bản tiêu chuẩn.

    Cụ thể, khả năng chiến đấu của xe BMP-2 nâng cấp được tăng cường chủ yếu nhờ tháp pháo dạng module mới với tên gọi B05YA01 Berezhok được thiết kế phù hợp với kết cấu thân xe của các dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và BMP-2.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguyên mẫu xe BMP-2 nâng cấp với tổ hợp tháp pháo B05YA01 Berezhok

    Tháp pháo mới ngoài pháo chính 30 mm, còn được lắp thêm súng phóng lựu tự động AGS-30 cỡ 30 mm. Hệ thống điều khiển hỏa lực mới kết hợp giữa thiết bị hỗ trợ quan sát, ngắm bắn quang-truyền hình, ảnh nhiệt kết hợp với đo xa laser cung cấp khả năng ngắm bắn chính xác ở khoảng cách lớn.

    Ngoài ra, hệ thống điều khiển hỏa lực mới cũng phù hợp để trang bị cùng hai đạn tên lửa chống tăng bám chùm laser hiện đại Kornet.

    Với kết cấu hỏa lực mới, BMP-2 sẽ có khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ hoặc mục tiêu bay thấp ở khoảng cách tới 10 km. Trong khi đó, pháo chính 30 mm kết hợp với súng phóng lựu AGS-30 tạo là hỏa lực nổ phá mạnh giúp áp chế và tiêu diệt sinh lực đối phương.

    Gói nâng cấp này đã nhận được sự chú ý của nhiều quốc gia đang sở hữu xe chiến đấu BMP-2 cũ.

    http://soha.vn/an-do-quyet-dinh-nang-cap-quy-mo-lon-xe-chien-dau-bo-binh-bmp-2-2017071022460083.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này