1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    So sánh đầu đạn hạt nhân TQ vs Ấn

    [​IMG]


    Lực lượng nền tảng tấn công hạt nhân Ấn vs TQ

    [​IMG]
    Lưu ý là chuyên gia Tây thiếu, Q5 cũng có khả năng ném bom hạt nhân và với >1300 máy bay Q5 đã sản xuất (hiện hoạt động 160 chiếc, nhưng vẫn cất kho hàng loạt) thì lực lượng tấn công hạt nhân TQ còn đông phương tiện tấn công hơn Ấn
    Lần cập nhật cuối: 22/07/2017
  2. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Những vũ khí giúp Ấn Độ áp đảo Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh biên giới
    Sao Đỏ|21/07/2017 07:00 PM

    1
    [​IMG]
    Tình hình biên giới Trung - Ấn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành xung đột vũ trang.
    Lạnh gáy kịch bản cuộc chiến và so sánh tiềm lực quân sự Trung - Ấn
    Xét về sức mạnh tổng thể, Quân độiẤn Độbị đánh giá thấp hơn người láng giềng hùng mạnh. Tuy nhiên New Delhi vẫn nắm trong tay nhiều vũ khí hiện đại đủ khả năng thay đổi cục diện chiến trường, bao gồm các loại sau đây.

    Máy bay tiêm kích Su-30MKI

    http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/2017/1200px-su-30mki-g4sp-e***-2-clipped-1500622838402.jpg
    Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

    Su-30MKI là bản Su-30 tiên tiến nhất được Nga bán ra nước ngoài, chiếc tiêm kích Ấn Độ là sản phẩm của Tập đoàn Irkut, có rất nhiều nét khác biệt so với máy bay Su-30 mà tổ hợp Komsomolsk on Amur (KnAAPO) lắp ráp cho Trung Quốc.

    Chiến đấu cơ Ấn Độ là sự kết hợp hài hòa giữa những thành phần cốt lõi của Nga như radar N011M BARS có tầm trinh sát tối đa 400 km hay động cơ kiểm soát vector lực đẩy hai chiều (2D TVC) AL-31FP, với các thiết bị điện tử, cảm biến tinh vi do Pháp sản xuất.

    Năng lực chiến đấu của Su-30MKI theo đánh giá không hề thua kém Su-35SK của Trung Quốc, số lượng áp đảo lên tới gần 300 chiếc đủ giúp Không quân Ấn Độ kiểm soát bầu trời.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 Bhishma

    [​IMG]
    Xe tăng T-90 Bhishma của Lục quân Ấn Độ

    T-90 Bhishma là phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 do Ấn Độ lắp ráp trong nước theo giấy phép của Nga.

    Tính năng của Bhishma gần tương đương T-90 bản gốc, chỉ khác là nó đã bỏ đi hệ thống gây nhiễu quang điện tử Shtora-1 do nhận xét rằng khó phát huy hiệu quả tại vùng khí hậu nóng.Mặc dù vậy, T-90 của Ấn Độ vẫn được bảo vệ vững chắc bởi giáp composite phức hợp nhiều lớp kết hợp cùng giáp phản ứng nổ Kontakt-5 bao bọc bên ngoài.

    Hỏa lực của T-90 Bhishma gồm pháo nòng trơn 2A46-M5 cỡ 125 mm nằm dưới sự kiểm soát của hệ thống điều khiển hỏa lực theo dõi mục tiêu tự động (ASC) và máy tính đạn đạo (WB), cho phép bắn chính xác cả trong điều kiện tầm nhìn rất kém.

    Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự, T-90 Bhishma của Ấn Độ mạnh hơn nhiều Type 99A hay Type 96B của Trung Quốc.

    Lựu pháo công nghệ cao M777

    [​IMG]
    Một khẩu pháo M777 của Thủy quân lục chiến Mỹ khai hỏa

    Để tăng cường sức mạnh quân sự trên tuyến kiểm soát thực tế với Trung Quốc, năm ngoài Ấn độ đã móc hầu bao chi 750 triệu USD để mua 145 khẩu pháo M777 cỡ 155 mm của Mỹ.

    Ưu điểm nổi trội của M777 nằm ở trọng lượng rất nhẹ (chỉ 4.220 kg) do sử dụng nhiều titan trong cấu trúc, nhờ đó nó có thể vận chuyển bằng móc treo bên ngoài máy bay trực thăng, đưa được tới những địa hình phức tạp nhất một cách nhanh chóng.

    Mặc dù là lựu pháo xe kéo nhưng M777 lại có hệ thống điều khiển hỏa lực tương tự loại dùng trên pháo tự hành M109A6 Paladin, cung cấp tham số về mục tiêu để phản ứng nhanh, chính xác, hiệu quả.

    Với đạn nổ mạnh thông thường, tầm bắn của M777 đạt 24 km; lên tới 30 km khi bắn đạn tăng tầm; và đặc biệt nó còn triển khai được đạn pháo dẫn đường M982 Excalibur, cho tầm bắn tối đa 40 km, bán kính lệch mục tiêu chỉ 5 m.

    Tên lửa chống tăng Spike

    [​IMG]
    Tên lửa chống tăng Spike-LR do Israel sản xuất

    Đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định chi 1 tỷ USD để mua 321 cơ cấu phóng cùng 8.356 quả tên lửa chống tăng Spike từ hãng sản xuất vũ khí Rafael của Israel. Trước đó vào năm 2014, Ấn Độ cũng từng dành 525 triệu USD để mua 8.000 quả tên lửa cùng 300 ống phóng đạn.

    Tên lửa Spike có nhiều phiên bản khác nhau với tầm bắn từ 1,5 km (Spike-SR), lên tới 8 km (Spike-ER), thậm chí đạt 25 km với biến thể "không đường ngắm thẳng" Spike NLOS.

    Tính năng của Spike tương tự như FGM-148 Javelin của Mỹ đó là sử dụng phương thức dẫn đường tự động (ACLOS) tinh vi với chế độ đánh "đột nóc" (top attack) nhằm thẳng vào vị trí bọc giáp mỏng nhất của xe tăng để nâng cao hiệu quả tiêu diệt.

    Nhờ được trang bị hệ thống dẫn đường "không thể gây nhiễu" cùng đầu đạn hai tầng chống giáp phản ứng nổ, tên lửa Spike sẽ giúp bộ binh Ấn Độ tiêu diệt được các loại chiến xa tối tân nhất của Trung Quốc, thậm chí cả trực thăng bay thấp.

    http://soha.vn/nhung-vu-khi-giup-an...ra-chien-tranh-bien-gioi-2017072114471583.htm
    --- Gộp bài viết: 22/07/2017, Bài cũ từ: 22/07/2017 ---
    Vâng MBT ko có APS, cảm biến nhiệt thì hoạt động ko ổn định, ERA trang bị là bản xuất khẩu, lại có thể > dòng Type 99 cơ đấy

    Tiếp đến là pháo kéo bị động M777, tầm bắn chỉ có 24km, trong khi TQ trang bị cả pháo tự hành đa dạng PLZ-05 tầm bắn lên tới >50km hoặc đạn thông minh 100km, Ấn chưa mua Excalibur mà lều báo đã tự cho là có rồi, ngoài ra để di chuyển trên cao nguyên tốt, TQ còn có pháo tự hành SH1 với tầm bắn cũng 27km với tùy loại đạn

    Cuối cùng ATGM Spike sẽ ko có khả năng thay đổi cục diện, vì TQ có chủ động tấn công bằng tank đâu, TQ mà đánh thì sẽ bằng tên lửa, không quân
  3. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Theo 1 thống kê của phương tây TQ phải cần tới 1800 tên lửa hành trình (loại DH10, CJ10, YJ85, YJ62) để đánh tan các sân bay của Ấn (Ấn có khoảng 30 sân bay quân, dân sự công khai), tuy nhiên đó là thống kê của phương tây, khi so sánh 30 TLAM đánh phá 1 sân bay Syria

    Vấn đề là sức công phá của vũ khí Mỹ chưa bao giờ lớn cả (trừ bom mẹ và nuke), TLAM là loại LACM có sức công phá kém nhất, rất yếu, đầu đạn chỉ có 450kg, so với DH-10 là 500kg là quá khập khiễng, chưa kể tính chính xác cũng ko rõ ràng (hoặc bị Nga áp chế gây nhiễu, hoặc bị Syri bắn hạ). Chưa hết TQ ko thiếu tên lửa, TQ dùng hỗn hợp LACM lẫn S/MRBM/IRBM (DF11/15/16/21C) để đánh sân bay, căn cứ Ấn, các loại S/MRBM có tốc độ siêu âm cao hơn hẳn LACM DH-10, chưa kể đầu đạn cũng nặng hơn như DF15 đã là 750 kg, chỉ cần chỉ điểm nổ ngay giữa sân bay, tạo 1 hố lớn thì coi như vô hiệu hóa sân bay đó rồi, các quả DH10 dành cho mục đích tấn công vào hangar chính xác, đánh tan Su-30MKI, Rafale khi chúng chưa kịp lăn bánh trong đó ra


    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Ấn nằm gọn trong tầm bắn của toàn bộ tên lửa TQ

    [​IMG]


    Ngược lại, Ấn đọ cũng có thể tấn công các sân bay, căn cứ TQ, tuy nhiên, TQ lại có lợi thế về hệ thống vệ tinh chính xác hơn, đông đảo vệ tinh hơn, hệ thống SAM, PK liên hợp đa tầng tốt hơn, hệ thống radar OTH, AWACS, vệ tinh giúp cảnh báo sớm tốt hơn, nếu TQ mất 3 thì Ấn cũng mất hết
    Lần cập nhật cuối: 22/07/2017
  4. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Ấn tiếp tục phụ thuộc vào công nghệ vũ khí bên ngoài, ko tự chủ được, lại còn công nghệ lỗi thời

    Ngán ngẩm: Ấn Độ vung tiền mua chiến đấu cơ cũ nát

    Cập nhật lúc:11:06 22/07/2017
    (Kiến Thức) - Đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ muốn mua máy bay chiến đấu Jaguar từ Pháp nhưng lý do gì khiến loại phi cơ "ngoại ngũ tuần" này có sức hút?

    [​IMG]
    Giới quan sát thế giới cho rằng, việc Ấn Độ cần mua gấp một loạt máy bay cường kích tấn công mặt đất chứng tỏ tầm nhìn yếu kém của không quân nước này khi không thể nhận ra việc thiếu hỏa lực hỗ trợ mặt đất từ sớm hơn dẫn đến việc phải mua một loạt "hàng thải". Còn với Pháp, còn gì vui mừng hơn khi một loạt các chiến đấu cơ nằm kho 12 năm nay giờ chỉ cần bảo dưỡng lại và thu về hàng trăm triệu USD. Nguồn ảnh: Airforce.
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/ngan-ngam-an-do-vung-tien-mua-chien-dau-co-cu-nat-905340.html#p-8
  5. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Thế này thì ai hơn ai các bạn đã rõ =))

    Ấn Độ điều tra vụ pháo binh xài "hàng Trung Quốc giá rẻ"

    Văn Việt|22/07/2017 03:35 PM

    4
    [​IMG]
    Pháo Dhanush của quân đội Ấn Độ trong một lần thử nghiệm. Ảnh: Indian Defence Review.
    Ấn Độ đang điều tra loại pháo cải tiến của nước này sử dụng trục xoay của Trung Quốc núp dưới tên "sản xuất tại Đức".
    Các bộ phận do Trung Quốc chế tạo với giá rẻ, núp dưới bóng "sản xuất tại Đức" đã tìm được đường vào dây chuyền sản xuấtpháoDhanush của quân đội Ấn Độ,NDTVhôm qua dẫn lời Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI).

    Pháo Dhanush do Ấn Độ sản xuất là phiên bản cải tiến của pháo Bofors, vốn hoạt động rất hiệu quả trong cuộc chiến Kargil năm 1999. Sự việc khiên CBI khởi tố vụ án đối với một công ty trụ sở tại Delhi về việc sử dụng hàng Trung Quốc giá rẻ.

    Tuy nhiên, điều tra ban đầu của CBI cho thấy một nhà máy ở Jabalpur, bang Madhya Pradesh, nơi sản xuất một số khẩu pháo đầu tiên, đã chấp nhận sử dụng chi tiết quan trọng là trục xoay có xuất xứ từ Trung Quốc.

    Đơn đặt hàng đầu tiên của Ấn Độ tại xưởng này có từ năm 2013 với 4 trục xoay. Tháng 8/2014, xưởng được đặt hàng thêm hai ổ xoay. Việc chuyển hai trục xoay mỗi lần cho quân đội Ấn Độ được thực hiện vào ba dịp từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2014.

    Pháo Dhanush chứng minh tầm bắn lên tới 38 km, so với 27 km của pháo Bofors. Quân đội Ấn Độ có kế hoạch đưa vào biên chế 414 khẩu Dhanush.

    CBI cho biết việc sản xuất và hiệu suất pháo Dhanush vô cùng thiết yếu trong sự sẵn sàng phòng thủ của Ấn Độ và trục xoay là chi tiết quan trọng.

    Khi bị CBI điều tra, đơn vị sản xuất cung cấp giấy chứng nhận sản xuất từ công ty Đức. Song CBI cho biết công ty ở Đức không hề cung cấp mặt hàng này. Toàn bộ email trao đổi giữa xưởng sản xuất trục xoay phục vụ pháo binh và đối tác Trung Quốc đã bị CBI thu giữ.

    Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu nhau từ tháng 6 ở vùng cao nguyên Doklam thuộc Bhutan. Nguyên nhân được Ấn Độ tuyên bố là Trung Quốc điều công binh và máy móc tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam để xây dựng các công trình giao thông. Bhutan sau nhiều lần phản đối bất thành với Bắc Kinh, đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản Trung Quốc.

    http://soha.vn/an-do-dieu-tra-vu-phao-binh-xai-hang-trung-quoc-gia-re-20170722153536189.htm
  6. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    So sách tiềm lực quân sự: Trung Quốc khó bề khuất phục Ấn Độ!
    Trung Phạm|22/07/2017 07:30 AM

    28
    [​IMG]
    Binh lính Trung Quốc và Ấn Độ tham gia một cuộc tập trận chung chống khủng bố. Ảnh: Indian Army
    Ngân sách quốc phòng nhiều hơn, số lượng trang thiết bị quân sự lớn hơn nhưng Trung Quốc khó có thể khuất phục một Ấn Độ có tiềm lực hạt nhân hùng mạnh.
    Bất cứ khi nàoẤn ĐộTrung Quốcdiễn ra căng thẳng ở biên giới, một câu hỏi luôn luôn được đặt ra trước tiên là: Nước nào có tiềm lựcquân sựmạnh hơn?

    Hiển nhiên, câu trả lời là Trung Quốc. So về năng lực quốc phòng tổng thể, Trung Quốc vượt trội Ấn Độ.

    Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 152 tỷ USD, nhiều gấp 3 lần Ấn Độ, chỉ với 51 tỷ USD.

    Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có thể khuất phục Ấn Độ.

    Chính phủ ở các hai nước đều tin rằng, cuộc xung đột kế tiếp, nếu có diễn ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, giới hạn về quy mô thay vì một chiến dịch đối kháng kéo dài, quy mô lớn.

    Lý do chính xuất phát từ năng lực hạt nhân của mỗi nước. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều sở hữu tiềm lực hạt nhân hùng mạnh.

    Bảng so sánh chi tiết dưới đây sẽ phần nào cho thấy sức mạnh quân sự của "Voi" và "Rồng" châu Á:

    [​IMG]
    Đồ họa: Ankkita Mehrotra/Economic Times. Chuyển ngữ: Trung Phạm

    Lục quân

    Theo tờEconomic Times, Ấn Độ có khoảng 1,2 triệu quân thường trực, 4.426 tăng chiến đấu, 6.704 xe thiết giáp, 290 pháo tự hành, 7.414 pháo kéo và 290 súng phóng rocket.

    Trong khi đó, Trung Quốc có khoảng 2,3 triệu quân thường trực với 6.457 xe tăng, 4.788 xe thiết giáp, 1.710 pháo tự hành, 6.246 pháo kéo và 1.770 súng phóng rocket.

    Hải quân

    Trang thiết bị hải quân của Trung Quốc gồm có 714 tàu, kể cả 1 tàu sân bay, 51 khinh hạm, 35 tàu khu trục, 35 tàu hộ tống, 68 tàu ngầm, 220 tàu tuần tra và 51 tàu tác chiến cỡ nhỏ.

    Hải quân Ấn Độ có 295 tàu, trong đó có 3 tàu sân bay (1 tàu đã biên chế, 1 tàu đang chế tạo và 1 tàu đang có kế hoạch đóng), 14 khinh hạm, 11 khu trục, 23 tàu hộ tống, 15 tàu ngầm, 139 tàu tuần tra và 6 tàu tác chiến mini.

    Rõ ràng, về sức mạnh hải quân, Trung Quốc vượt trội hơn hẳn so với Ấn Độ. Tuy nhiên, điều quan trọng là Hải quân Ấn Độ đang tích cực mua sắm hoặc đóng mới thêm nhiều tàu để mở rộng hạm đội của mình.

    Không quân

    Tổng số lượng máy bay của Ấn Độ khoảng 2.102 chiếc, trong đó có 676 máy bay tiêm kích, 809 máy bay cường kích, 857 máy bay vận tải và 323 chiếc máy bay huấn luyện. Tổng số máy bay trực thăng khoảng 666 chiếc, gồm cả 16 chiếc trực thăng tấn công.

    Trung Quốc có tổng khoảng 2.955, gồm 1.271 máy bay tiêm kích, 1.385 máy bay cường kích, 782 máy bay vận tải, 352 máy bay huấn luyện. Về trực thăng, nước này có 912 chiếc, trong đó có 206 trực thăng tấn công.

    Vũ khí hạt nhân

    Kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ có khoảng 130 đầu đạn. Tầm bắn tối thiểu của tên lửa chiến thuật là 150 km. Khoảng cách tấn công xa nhất đã được thử nghiệm thành công là từ 5.000 – 6.000 km (tên lửa Agni -V). Surya, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đang được Ấn Độ phát triển có tầm bắn lên tới 16.000 km.

    Trung Quốc có kho vũ khí hạt nhân gồm 270 đầu đạn. Tên lửa đạn đạo liên lục địa của nước này có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 15.000 km. Trung Quốc có lá chắn tên lửa có thể đánh chặn các tên lửa đối phương trước khi chúng bay vào lãnh thổ Trung Quốc. Bắc Kinh có ít nhất 90 chiếc ICBM, trong đó 66 chiếc phóng từ mặt đất và 24 chiếc phóng từ tàu ngầm.
    --- Gộp bài viết: 23/07/2017, Bài cũ từ: 23/07/2017 ---
    Trang bị vũ khí cá nhân, Ấn thua TQ nốt

    [​IMG]
  7. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Dàn vũ khí uy lực nhất của quân đội Ấn Độ
    New Delhi sở hữu nhiều hệ thống vũ khí hải quân mạnh có khả năng phong tỏa tuyến hàng hải trên Ấn Độ Dương.



    Tàu sân bay INS Vikrama***ya trong quá trình thử nghiệm.

    Với 1,4 triệu quân thường trực, Ấn Độ sở hữu lực lượng quốc phòng mạnh cùng các vũ khí, khí tài hiện đại đủ sức răn đe và phong tỏa đối phương nếu có xung đột nổ ra, theo National Interest.

    Tàu sân bay INS Vikrama***ya

    Ấn Độ đã vận hành tàu sân bay trong hơn 50 năm qua, khởi đầu với chiếc INS Vikrant mua từ Anh vào năm 1961. Hiện nay, hải quân Ấn Độ đang biên chế tàu sân bay INS Vikrama***ya, được hoán cải từ Đề án 1143 "Kiev" của hải quân Liên Xô.

    Được chế tạo dưới thời Liên Xô với tên gọi "Baku", con tàu được vũ trang hạng nặng như một tàu tuần dương với hai pháo 100 mm, 12 tên lửa diệt hạm P-500 Bazalt và 192 tên lửa phòng không thuộc tổ hợp 3K95 Kinzhal (SA-N-9). Tàu Baku được biên chế năm 1987 và loại biên năm 1996, trước khi được Ấn Độ mua lại năm 2004.

    Con tàu được đại tu hoàn toàn, loại bỏ các hệ thống vũ khí tiến công để lắp đặt đường băng cất hạ cánh cho tiêm kích hạm. Không đoàn máy bay Yak-38M được thay thế bằng phi đội 26 tiêm kích MiG-29K hiện đại.

    Bất chấp hàng loạt vấn đề trong quá trình đại tu nâng cấp, INS Vikrama***ya vẫn là tàu sân bay có uy lực vượt trội trong biên chế hải quân Ấn Độ. Nó có thể đóng vai trò soái hạm của lực lượng phong tỏa Ấn Độ Dương, tăng cường tầm hoạt động đáng kể cho nhóm tác chiến này. Dàn tiêm kích MiG-29K cũng cung cấp hỏa lực đối hạm mạnh mẽ nếu phải đối mặt với tàu chiến đối phương.

    Tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos

    Dự án BrahMos là kết quả hợp tác giữa Nga và Ấn Độ, được phát triển trên nền tảng tên lửa P800 Oniks của Nga. Mẫu cơ bản của tên lửa BrahMos dài 9 m, nặng 3 tấn, có tầm bắn 290-300 km, tốc độ 3.700 km/h, gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Phiên bản này được trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ và tàu hộ vệ của Ấn Độ.

    Tầm bắn của BrahMos bị giới hạn bởi Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), trong đó cấm các quốc gia xuất khẩu tên lửa có tầm bắn trên 300 km và sử dụng đầu đạn trên 500 kg, cũng như công nghệ chế tạo các loại tên lửa này. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm ngoái, Ấn Độ đã tham gia MTCR, cho phép nước này nhận chuyển giao công nghệ từ Nga. Kết quả là New Delhi có thể chỉnh sửa động cơ và hệ thống của BrahMos, giúp nó đạt tầm bắn gần 600 km.




    Các vụ phóng thử tên lửa BrahMos của Ấn Độ.

    BrahMos có khả năng bay cách mặt biển chỉ 3-4 m, khiến đối phương có rất ít thời gian phản ứng. Đầu đạn nổ mạnh bán xuyên giáp nặng 200-300 kg, kết hợp với động năng từ tốc độ hành trình cao, cho phép BrahMos tiêu diệt nhiều loại tàu chiến cỡ lớn, thậm chí vô hiệu hóa tàu sân bay chỉ với một phát bắn trúng.

    Khả năng triển khai từ nhiều loại bệ phóng khiến BrahMos trở thành mối đe dọa lớn, có thể tấn công tàu chiến và trung tâm chỉ huy đối phương từ mọi hướng. Với dàn tên lửa này, Ấn Độ có thể tạo ra những vùng ngăn chặn tiếp cận trên Ấn Độ Dương, nơi tàu chiến đối phương không thể hoạt động.

    Tàu khu trục lớp Kolkata

    Kolkata là lớp tàu khu trục mới nhất của Ấn Độ, sở hữu thiết kế tàng hình và tốc độ hành trình cao, được trang bị nhiều cảm biến và vũ khí tiến công tối tân. Lớp Kolkata được đánh giá là những tàu khu trục đa năng thực thụ, có khả năng tham gia biên đội tác chiến tàu sân bay hoặc hoạt động độc lập.

    Hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động của lớp Kolkata được đánh giá có tính năng tương đương hệ thống AN/SPY-1D trên tàu chiến trang bị hệ thống Aegis của Mỹ. Mỗi tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị 64 ống phóng thẳng đứng, có thể sử dụng tên lửa tầm gần Barak 1 hoặc tầm trung Barak 8, đủ sức bảo vệ cho một biên đội tàu chiến của hải quân Ấn Độ.




    Tàu INS Kolkata phóng tên lửa BrahMos.

    Vũ khí chống hạm của lớp Kolkata được đánh giá là mạnh nhất trong mọi loại tàu khu trục trên thế giới hiện nay, với 16 tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos. Ngoài ra, tàu còn được lắp hải pháo 76 mm, 4 tổ hợp phòng thủ AK-630, ngư lôi và rocket chống ngầm, cùng hai trực thăng.

    Hải quân Ấn Độ biên chế ba tàu khu trục lớp Kolkata từ năm 2014. Lớp nối tiếp mang tên Visakhapatnam gồm 4 chiếc được tăng cường khả năng tàng hình và vũ khí đang trong quá trình chế tạo. Lực lượng này có thể đe dọa trực tiếp tới các biên đội tàu chiến và tàu hàng đối phương, đồng thời bảo vệ biên đội kiểm soát Ấn Độ Dương trong trường hợp nổ ra chiến tranh.

    Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo INS Arihant

    Dù sở hữu vũ khí hạt nhân trong hàng chục năm qua, Ấn Độ vẫn thiếu khả năng tấn công đáp trả hạt nhân một cách hiệu quả. INS Arihant là bước đầu tiên nhằm khắc phục điểm yếu này, biến Ấn Độ trở thành một trong 6 quốc gia trên thế giới có tàu ngầm răn đe hạt nhân.

    INS Arihant là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên do Ấn Độ tự chế tạo, với khả năng mang theo 12 tên lửa tầm ngắn K-15 hoặc 4 tên lửa đạn đạo tầm xa K-4 có tầm bắn tới 3.500 km.

    [​IMG]
    Tàu ngầm INS Arihant khi mới hạ thủy. Ảnh: NDTV.

    New Delhi áp dụng chính sách không tấn công hạt nhân phủ đầu, nhưng sự xuất hiện của INS Arihant có thể khiến bất cứ đối thủ nào phải cân nhắc trước khi tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực.

    Ấn Độ dự kiến đóng thêm ba chiếc lớp Arihant, trong đó một tàu đã hoàn thiện và chuẩn bị hạ thủy.

    Tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 5 (FGFA)

    FGFA là dự án hợp tác giữa Hindustan Aeronautics Limited của Ấn Độ và tập đoàn Sukhoi của Nga, dự kiến sản xuất ra dòng tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên cho không quân Ấn Độ. FGFA được phát triển từ nền tảng Tổ hợp Hàng không tương lai cho Không quân Chiến thuật (PAK-FA) của Nga.

    Việc sở hữu tiêm kích FGFA sẽ là bước nhảy vọt với không quân Ấn Độ, giúp họ bắt kịp với các tiêm kích tối tân như J-20 Trung Quốc. New Delhi đã đầu tư 25 tỷ USD cho dự án hợp tác này, dự kiến nhận bàn giao 250 máy bay từ năm 2022.




    PAK-FA, nền tảng cho dự án FGFA của Ấn Độ.

    FGFA sẽ là tiêm kích đa năng, có khả năng tấn công mục tiêu trên không, mặt đất và mặt biển. Nó cũng được trang bị nhiều tính năng như siêu hành trình, cho phép bay nhanh hơn âm thanh mà không cần chế độ tăng lực, radar mảng pha điện tử quét chủ động (AESA) và hệ thống điện tử tiên tiến.

    Vấn đề lớn nhất hiện nay là dự án FGFA liên tục bị trì hoãn và gặp các vấn đề kỹ thuật, khiến Ấn Độ khó có thể sở hữu tiêm kích thế hệ 5 vào năm 2022 theo kế hoạch.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/dan-vu-khi-uy-luc-nhat-cua-quan-doi-an-do-3615913.html
    --- Gộp bài viết: 23/07/2017, Bài cũ từ: 23/07/2017 ---
    FGFA thì chưa ra đời, còn trên bản vẽ mà đã thủ dâm rồi !

    Tàu ngầm Arihant class thì mới chỉ có 1 chiếc hoạt động, nó cũng ko phải tàu ngầm tấn công hạt nhân, mà chỉ là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân, TQ có tới 8 chiếc Type 094 tương đương, khả năng răn đe bằng SLBM của TQ đã phân tích là hơn đứt Ấn

    Khu trục kolkata chỉ có 3 chiếc, hoàn toàn ko trang bị loại SAM nào như HHQ9 trên Type 052C/D, điểm mạnh so với 052C/D là mang Brahmos, tuy nhiên radar nó vẫn là loại radar PESA cũ, trong khi 052C/D dùng AESA, về mặt này Ấn vs TQ tám lạng nửa cân, nhưng về số lượng khu trục tương đương, TQ đông đảo hơn, chưa kể 052D 1 số chiếc đã trang bị YJ18 và 055 cũng sẽ trang bị, YJ18 cũng siêu âm và tầm bắn nhỉnh hơn Brahmos (540km vs 450km)

    TQ có loại tên lửa đáp trả Brahmos là YJ-18 và YJ-12, tầm bắn YJ-18 vượt Brahmos như đã nói, về tốc độ YJ12 nhanh hơn Brahmos (lên tới Mach 4, YJ18 = Brahmos = Mach 3)

    Số lượng tàu khu trục đông hơn, tàu ngầm tấn công cũng đông hơn, nên dĩ nhiên nền tảng phóng TQ ăn đứt Ấn, như vậy là cho dù công nghệ vũ khí tương đương nhưng Ấn thua về phương tiện tấn công

    So với Liêu Ninh, thì TSB Vikrama***ya kém về hệ thống radar (LN dùng radar AESA), LN mang được 40 máy bay, VM chỉ mang được 36, LN được trang bị Z-18J AEW, được dùng như mini AWACS, cấu hình vượt trội Ka-31, dẫn đường được cả Ashm TQ, về máy bay trang bị, thì J-15 có tải trọng lớn hơn MiG-29K, dùng radar AESA, độ cơ động 2 bên gần tương đương, nhưng MiG-29K nhanh nhẹn hơn, tuy nhiên J-15 lại duy trì tốt hơn, LN còn có ưu thế ở hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu, phát hiện sớm hạm đội đối thủ, hỗ trợ cho tên lửa A2A và Ashm, trong khi VM thì chưa tương tích hệ thống định vị IRNSS, hệ thống này cũng ko dẫn đường được cho vũ khí Ấn mua từ Nga (MiG-29K chỉ dùng Kh-35U)

    Về hạm đội LN vs VM, dĩ nhiên hạm đội LN vượt trội hơn về số lượng SAM, radar và Ashm tầm xa (số lượng, chất lượng thì 50/50 vs Ấn). Hạm đội LN có khả năng phát hiện hạm đội VM bằng vệ tinh, AEW sớm trước và ẩn, trong khi hạm đội VM thì ko có khả năng này
    Lần cập nhật cuối: 23/07/2017
    meo-u thích bài này.
  8. vq123

    vq123 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2015
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    32
    Lờ Mao nói về chủ đề thực chiến đi , vd tàu sb của Ấn- Khựa chẳng hạn:-p
    beta22 thích bài này.
  9. c4u2sky

    c4u2sky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2017
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    7
    Nghe nói Ấn độ mới xắm 2 cái tàu ngầm của Mẽo 2021 bàn giao
  10. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    là sao ?

    vì toàn thằng ngu, có khả năng tranh luận đâu mà dám rep

    Tiếp đó là thông tin thầy đưa ra chính xác, ko sai, có rep cũng chả biết rep gì
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này