1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    arrow2 thích bài này.
  2. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Thì bị HQ-16 TQ bắn rơi chứ sao nữa, tên lửa TQ Mi-35, AH-64 còn bắn rụng chứ Mi-17 là cái đinh gì, Mi-17V5 trang bị President-S vậy mà bị HQ-16 bắn rụng là đủ hiểu

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 08/10/2017
  3. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Đúng rồi... Đủ hiểu chú dốt như nào. Tớ thách chú lôi đâu ra bằng chứng cái Mi-17v5 đó bị bắn bằng HQ-16 và Mi-17V5 Ấn đó có president-s

    Chú mà liếm được ba cái đó thì thôi rồi báo chí ngập cả đồ nôn oẹ
    kimdungmk2 thích bài này.
  4. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Ở Ấn độ: Sai sót lớn nhất là ở công tác cán bộ lãnh đạo, tất cả đều do cái này mà ra. Phải có cơ chế để triệt tiêu tình trạng vây cánh đưa nhau lên và lợi ích nhóm. Phải có biện pháp củ thể, thấy năm nào cũng nói nói và nói về lợi ích nhóm mà không đưa ra biện pháp cụ thể nào.
  5. kimdungmk2

    kimdungmk2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    892
    Không chừng 2 đứa này đang ở chung BV Biên hòa cũng nên :))
  6. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Cặp đôi "song sát" đáng sợ của Không quân Ấn Độ: Trung Quốc nể, Pakistan lo
    Trung tá Trịnh Ngọc Tiến -Trường Đại học Chính trị / Bộ Quốc phòng | 08/10/2017 02:35 PM

    4
    [​IMG]
    Tiêm kích Rafale thực hành bắn đạn thật.
    Từ lâu, Ấn Độ suy tính đến khả năng đối phó cùng lúc với hai cuộc chiến từ Pakistan và Trung Quốc, họ đã đầu tư mua sắm rất lớn, trong đó Không quân được ưu tiên hàng đầu.
    Với 250 chiếc Su-30MKI cộng thêm 36 chiếc Rafale, quân đội Ấn Độ đã có một bước nhảy vọt so với đại kình địch Pakistan và rút ngắn khoảng cách về sức mạnh với không quân Trung Quốc nhờ chất lượng máy bay chiến đấu được trang bị.

    Sukhoi Su-30MKI là một máy bay tiêm kích đa chức năng do Cục Thiết kế Sukhoi (Nga) và Hãng hàng không Ấn Độ HAL (Hindustan Aeronautics Limited) chế tạo cho lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF). Nguyên mẫu phát triển dựa trên máy bay chiến đấu Su-30; Su-30MKI được trang bị bộ điều khiển vectơ đẩy và cánh mũi, cho khả năng không chiến tốt nhất.

    Trong khi Dassault Rafale là một chiếc máy bay chiến đấu được thiết kế cho tất cả các nhiệm vụ, cánh tam giác, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ như: đánh chặn, trinh sát, tiến công các mục tiêu mặt đất, mang vũ khí hạt nhân, tiếp nhiên liệu cho các máy bay khác…

    Rafale cũng đã thể hiện khả năng vượt trội trong những cuộc chiến mà Pháp can dự mới đây như cuộc can thiệp quân sự vào Lybia, cuộc chiến chống nhà nước Hồi giáo IS tại Iraq và Syria nhờ khung máy bay được tối ưu hóa và một loạt các cảm biến thông minh.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MKI

    Su-30MKI: Hội tu tinh hoa công nghệ thế giới

    Hệ thống radar

    Su-30 MKI được trang radar NIIP NO11M Bars, đây là một radar quét mảng pha điện tử thụ động mạnh mẽ. N011M có khả năng phát hiện các mục tiêu trong không gian, dưới mặt đất cũng như trên biển.

    Radar có hệ thống định vị bằng laser có độ chính xác cao. Nó được tích hợp để điều khiển các loại vũ khí có điều khiển trên máy bay và có khả năng kháng nhiễu tốt.

    N011M có phạm vi tìm kiếm 400 km và khóa mục tiêu trong cự ly 200 km ở bán cầu trước, 60 km ở bán cầu sau, phát hiện các mục tiêu mặt đất như xe tăng ở cự ly 40-50 km. Radar có thể cùng lúc theo dõi 15 mục tiêu trong không gian và dẫn bắn cho 4 mục tiêu cùng một lúc bao gồm tên lửa và bom có điều khiển.

    Tương lai, khi được nâng cấp, Su-30MKI sẽ được trang bị radar Zhuk AESA có khả năng bám bắt mục tiêu và chống nhiễu tốt hơn.

    Su-30MKI có thể hoạt động như một máy bay chỉ huy cảnh báo sớm (AWACS) mini hoặc là trung tâm chỉ huy cho các máy bay khác. Các tọa độ mục tiêu có thể được chuyển tự động đến ít nhất 4 máy bay khác.

    Rafale được trang bị một hệ thống radar RBE2-AA do Thompson và Dassault sản xuất. Đây là radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) cho tính linh hoạt cũng như độ tin cậy cao. Radar được có khả năng dò tìm lớn hơn 200 km, khả năng theo dõi tự động địa hình và có thể theo dõi tám mục tiêu cùng một lúc và hệ thống cảnh báo radar đối phương.

    Hệ thống phòng vệ

    Su-30MKI được trang bị hệ thống thiết bị cảnh báo radar (RWR) được thiết kế bởi công ty DRDO của Ấn Độ, được gọi là Tarang, có tác dụng cảnh báo các mối nguy hiểm từ radar đối phương.

    Su-30MKI còn được trang bị máy gây nhiễu Elta EL/M-8222 được phát triển bởi Israel Aircraft Industries (AIA). Đây là loại máy gây nhiễu tiêu chuẩn mà Không quân Israel sử dụng trên máy bay chiến đấu F-15.

    Trong khi đó máy bay Rafale được trang bị hệ thống SPECTRA tích hợp đầy đủ các thiết bị chiến tranh điện tử, cung cấp khả năng phát hiện tầm xa, xác định chính xác nguồn phát hồng ngoại, tần số vô tuyến và laser.

    SPECTRA bao gồm hệ thống cảnh báo radar, cảnh báo laser, cảnh báo tên lửa đang đến gần, radar mảng pha gây nhiễu và bộ phóng mồi bẫy để chống lại các mối đe dọa. Nó cũng bao gồm một đơn vị quản lý chuyên dụng cho tổng hợp dữ liệu và quyết định phản ứng đối với các nguy cơ đó.

    Cho phép phi công kịp thời lựa chọn các biện pháp phòng thủ hiệu quả nhất dựa trên sự kết hợp của sự gây nhiễu radar, hồng ngoại hoặc các biện pháp đối phó điện tử.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MKI và Rafele của Không quân Ấn Độ.

    Khả năng cận chiến

    Su-30 MKI vẫn là một trong những máy bay chiến đấu có khả năng cơ động nhất với động cơ điều chỉnh luồng phụt 3D và hệ thống cánh mũi, cho khả năng thao diễn tuyệt vời.

    Rafale - tân binh của Không quân Ấn Độ

    Rafale cũng có lợi thế đặc biệt của nó trong tác chiến quần vòng hẹp vì nó là một máy bay chiến đấu cánh tam giác lớn và có hệ thống cánh mũi.

    Khả năng tàng hình

    Rafale sử dụng rộng rãi vật liệu hấp thụ radar (RAM) dưới dạng sơn và các vật liệu khác. Đồng thời công nghệ chế tạo cũng góp phần làm giảm khả năng bộ lộ tín hiệu radar như tạo ra các vết răng cưa trên cánh. Cộng với 75% cấu trúc bề mặt Rafale và 30% khối lượng của nó được chế tạo bằng vật liệu composite nên cũng giúp làm giảm tín hiệu bộc lộ radar.

    Su-30 MKI do kích thước lớn hơn, nên mặt cắt phản xạ radar rất lớn. Su-30 MKI cũng không sử dụng nhiều vật liệu hấp thụ sóng radar RAM hoặc công nghệ chế tạo có hình dạng tán xạ radar như của máy bay Rafale.

    Vì vậy, trong một trận chiến mà lực lượng Không quân Ấn Độ sử dụng cả hai loại máy bay này thì hai loại sẽ bổ sung những khiếm khuyết cho nhau. Chiếc Rafale sẽ làm nhiệm vụ phát hiện ra những mối nguy hiểm trước để chiếc Su-30 MKI tiêu diệt nó.

    Khả năng không chiến ngoài tầm nhìn

    Rafale sử dụng tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn MBDA Meteor. Đây là loại tên lửa tầm trung tiên tiến nhất hiện nay. Meteor được thiết kế để cách mạng hóa cuộc chiến không đối không của thế kỷ 21.

    Tên lửa được trang bị một đầu dò radar tiên tiến, có thể tiêu diệt các mục tiêu từ máy bay chiến đấu phản lực siêu âm đến các loại máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương. Nó được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt và có khả năng hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt nhất.

    Meteor được cài đặt với một radar tìm kiếm mục tiêu, cung cấp độ tin cậy cao trong việc phát hiện, theo dõi và phân loại các mục tiêu.

    Su-30 MKI được trang bị tên lửa ngoài tầm nhìn R-77, đây là một loại tên lửa không đối không tầm trung của Nga, dẫn đường bằng radar. R-77 là loại tên lửa có tốc độ cao, chính xác và tin cậy; khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và tiêu diệt được nhiều loại mục tiêu.

    Tên lửa R-77 cho phép diệt các loại mục tiêu ở các dải và độ cao khác nhau, từ tầm ngắn (lên đến 20 km) và các mục tiêu tầm xa (lên đến 80 km). Ở độ cao 15.000 m, tên lửa đạt tầm bắn đến 110 km; ở độ cao 8.000 m, tầm bắn của R-77 là 44 km; ở độ cao tương đương mực nước biển, tên lửa có tầm bắn là 21 km

    Như vậy về khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn, với radar cực mạnh và được trang bị tên lửa không đối không Meteor; khả năng không chiến của Rafale có thể vượt qua Su-30 MKI, mặc dù Su-30 MKI được trang bị nhiều loại tên lửa không đối không khác nhau của Nga như R-77, tên lửa tầm siêu xa K-100, hoặc tên lửa nội địa Astra.

    [​IMG]
    Tiêm kích Rafale.

    Ngoài tên lửa không đối không, Su-30 MKI có thể sử dụng nhiều loại tên lửa không đối hải chống hạm như Kh-59MK, Kh-356 và Kh-31A, sắp tới là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos do liên doanh Ấn Độ và Nga phát triển. Trong khi Rafale chỉ được trang bị tên lửa chống hạm MBDA AM 39-Exocet.

    Như vậy, với cặp đôi Rafale và Su-30 MKI, lực lượng không quân Ấn Độ đã có những loại máy bay chiến đấu thế hệ 4+ tốt nhất, kể cả sử dụng trong không chiến trong và ngoài tầm nhìn cũng như khả năng chống hạm.

    Bên cạnh việc sở hữu được Rafale để tăng cường lực lượng; việc mua Rafale sẽ giúp Ấn Độ tiếp cận được với công nghệ hàng không tiên tiến của Pháp. Trong quá khứ, Ấn Độ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài.

    Hiện nay, Ấn Độ đang phụ thuộc nhiều vào Nga về công nghệ quân sự. Việc mua bán Rafale có thể giúp cho Ấn Độ tiếp cận nhiều công nghệ cao hơn từ các đối tác phương Tây để giúp họ có thể phát triển ngành công nghiệp hàng không của họ mà không phải quá phụ thuộc vào Nga.

    Video tự động phát
    1
    Video tạm dừng
    Tiêm kích đa năng Rafale của Pháp trình diễn

    Những chiếc Rafale, SU-30MKIs và máy bay chiến đấu nội địa Tejas sẽ là xương sống của Không quân Ấn Độ đến tận những năm 2045. Khi đó lực lượng không quân của Ấn Độ sẽ được trang bị những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 trong chương trình hợp tác phát triển máy bay tàng hình FGFA giữa Ấn Độ và Nga.

    Điều này sẽ giúp lực lượng không quân Ấn Độ (IAF) luôn chiếm ưu thế tuyệt đối trước đại kình địch láng giềng Pakistan ít nhất trong vài thập kỷ nữa và đưa IAF trở thành lực lượng không quân mạnh ở khu vực Nam Á.
    http://soha.vn/cap-doi-song-sat-dan...ung-quoc-ne-pakistan-lo-20171008135415513.htm

    Cả 2 loại đều tốt, nhưng khổ nỗi chúng sẽ ko bao giờ cùng song kiếm hợp bích, vì khác hệ thống trao đổi dữ liệu và hoàn toàn ko có IFF cho nhau, có khi đang giao chiến Su-30MKI bắn hạ Rafale hoặc ngược lại cũng có

    Hơn nữa đối với Pakistan thì lo thôi chứ họ ko sợ, vì Pakistan đã hoàn thiện hệ thống Link 17, giờ đây JF17, F16, Mirage 2000 đã có thể hiệp đồng tác chiến vs nhau, chưa kể PAF còn có AWAC ZDK-03 trong khi Phalcon IAF lại ko thể truyền trực tiếp thông tin cho Su-30, Rafale vì nó là của Do Thái

    Nếu đối đầu Pak sẽ thua nhưng Ấn cũng què, bởi Ấn dù đông hơn, khí tài có chất lượng hơn nhưng thiếu sự đồng bộ, khi đối đầu sẽ như cái chợ trời, còn Pak lại có 1 hệ thống tương thích vs nhau, khó hỗn loạn như Ấn

    “Link-17” – Pakistan's homegrown data-link system - Quwa

    [​IMG]
  7. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Ấn Độ đưa Akash lên biên giới răn đe Trung Quốc
    (Lực lượng vũ trang) - Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa công bố hình ảnh đầu tiên của hệ thống tên lửa đất đối không Akash được triển khai tới khu vực biên giới giáp Trung Quốc.
    Như vậy sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tiên tiến Akash của Ấn Độ đã được điều động tới trực chiến ở khu vực biên giới phía Đông.

    Theo các nhà quan sát, tổ hợp vũ khí này theo đánh giá, đủ sức gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với lực lượng không quân Trung Quốc, khiến nó trở nên đặc biệt quan trọng trong thế trận phòng thủ cũng như ngăn chặn của Ấn Độ.

    [​IMG]
    Khẩu đội tên lửa đất đối không Akash đầu tiên được Ấn Độ triển khai áp sát biên giới Trung Quốc
    Trước đó Bộ Tài chính và Tổng Kiểm toán Ấn Độ (CAG) cho rằng căn cứ vào nhận thức về các mối đe dọa tiềm tàng có thể diễn ra tại thời điểm năm 2010, Chính phủ Ấn Độ đã lên kế hoạch trang bị cho không quân nước này hệ thống tên lửa chiến lược để triển khai tại phía Đông, kế hoạch sẽ tiến hành từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2015 theo từng giai đoạn.

    Trong năm 2009, Ấn Độ đã thay đổi quan điểm của mình đối với khu vực biên giới giáp Trung Quốc từ "ngăn chặn" sang "cản trở", do quốc gia láng giềng đã xây dựng xong hệ thống hạ tầng quân sự rất đồ sộ.

    Ủy ban An ninh Ấn Độ đã thông qua việc mua sắm và khởi tạo 6 khẩu đội Akash đầu tiên tại 6 căn cứ của IAF thuộc Bộ tư lệnh Phương Đông với kinh phí 540 triệu USD, đồng thời phê duyệt cấp ngân sách nhằm tạo ra cơ sở chuẩn bị và cất trữ tên lửa phục vụ chiến đấu.

    Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà phải tới thời điểm hiện tại khẩu đội Akash đầu tiên mới được điều động tới thực địa, đặc biệt khi ở bên kia biên giới các hệ thống HQ-16/17 của Trung Quốc đã sẵn sàng tham chiến từ lâu.

    [​IMG]
    Bắn thử nghiệm đạn tên lửa phòng không thuộc tổ hợp Akash
    Akash là một hệ thống tên lửa đất đối không di động tầm trung do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) "thai nghén" từ đầu thập niên 1980 nhằm thay thế cho các tổ hợp 2K12 Kub (SA-6 Gainful) đã lạc hậu. Nhưng do gặp nhiều khó khăn mà phải đến năm 2009 nó mới chính thức ra mắt.

    Hình dáng của tên lửa đánh chặn thuộc tổ hợp Akash khá tương đồng với đạn 3M9 của SA-6, nó sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng nhiên liệu rắn nhằm tiết giảm chi phí trong khi vẫn cho độ chính xác và linh hoạt cao.

    Tên lửa có chiều dài 578 cm, đường kính 35 cm, trọng lượng phóng 720 kg, mang đầu đạn nổ phá mảnh nặng 60 kg; tầm bắn lớn nhất của Akash đạt tới 30 km, trần bay 18 km, vận tốc tối đa Mach 2,5.

    Mỗi tổ hợp Akash bao gồm 4 xe mang phóng tự hành (mỗi xe có 3 tên lửa đánh chặn); 1 đài radar kiểm soát hỏa lực Rajendra (tầm hoạt động 60 km, theo dõi được 64 mục tiêu, dẫn hướng cho 8 tên lửa tấn công cùng lúc, đài radar này có khả năng kháng nhiễu cao); cùng 1 trạm chỉ huy điều khiển.

    Thông thường từ 2 đến 4 tổ hợp Akash sẽ được liên kết thành một khẩu đội với phạm vi bảo vệ là một ô vuông cạnh (62 x 62) km, trong cấu hình mảng tuyến tính con số này là (98 x 44) km. Xác suất tiêu diệt mục tiêu của 1 tên lửa là 88%, tăng lên tới 98,5% nếu phóng liên tiếp 2 đạn trong vòng 5 giây vào một đối tượng.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc...kash-len-bien-gioi-ran-de-trung-quoc-3344747/
    --- Gộp bài viết: 10/10/2017, Bài cũ từ: 10/10/2017 ---
    Không sao TQ đã có YJ91 sẵn sàng dành cho Ấn Độ rồi ;-)

    [​IMG]
  8. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Ấn độ: chủ tịch tỉnh phải công khai lý lịch, tài sản gia đình trước nhân dân. Cho hội đồng nhân dân bầu theo kiểu các nước phát triển, kiểu như Hồng Kong hoặc phải có biện pháp gì đó hay hơn để chống lại lợi ích nhóm, vây cánh đưa nhau lên.

    Không chơi kiểu tù mù, thích đưa ai lên thì đưa. Tham nhũng và mâu thuẫn, mất niềm tin cũng từ đây mà ra.
  9. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Xem phim The men who knew infinity mới thấy người Ấn rất thông minh.Nhà toán học Srinivasa Ramanujan là một ví dụ.Ông được đánh giá có trí tuệ siêu phàm sánh ngang Isaac Newton thế mà đất nước Ấn độ chưa phát triển tương xứng với tầm vóc con người.
  10. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này