1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Quán đối, lượm lặt bốn phương.

    Trong cuộc sống, những điều thú vị là những mẩu chuyện, những cuộc đối đáp ngắn, mà trở thành giai thoại, tạo nên những sự kỳ thú tài tình ở làng Văn, cũng như trong mọi mối quan hệ xã hội, nơi công sở, nơi du lịch giải trí, nơi công cán làm ăn, những cuộc du ngoạn, hay bất kì nơi nào khác..v.v.
    Câu Đối thật sự là gì?
    Với những người chơi câu đối lâu năm, thì hiểu một nghĩa cổ điển, một nghĩa thực sự ĐỐI,
    Trong cuộc sống, thường thể hiện ra lời nói, hoặc chữ viết, chính vì lẽ ấy, người ta thấy có âm luật, thể hiện ra là Bằng, Trắc.
    Trong tiếng việt, thanh Bằng gồm các chữ có dấu: huyền, và không có dấu.
    Còn thanh Trắc thì phong phú hơn, nhiều hơn, nhưng dùng chắc cũng khó hơn, bởi lẽ, những cái tai nghe, thường nghe vần Bằng nó thuận, còn vần trắc nghịch hơn
    Thanh Trắc thường thể hiện bằng Sắc, Hỏi, Ngã, Nặng
    Về một giai thoại câu đối, sẽ được nêu nhiều ở trang sau:)

    Đơn cử một giai thoại mà tôi cảm thấy hay trong số những giai thoại tôi được biết
    Thủa ấy, khi vua Lê Thánh Tông còn rất trẻ, khi ngài còn chưa được công nhận là hoàng tử, còn là một cậu Lê Tư Thành ở tại chùa, nhưng có một thiên tư đĩnh ngộ, và một tư chất thật là thông tuệ, đối diện với ao chùa, có nhà cô gái rất xinh đẹp, con một ông quan đã hưu trí, một hôm, chàng trai trông thấy cô gái vo gạo ở cầu ao, đột nhiên mới buông một lời thành một vế đối:
    ?oGạo trắng, nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả?.?
    Dấu ba chấm có thể hiểu là ở đó còn có một từ nữa, ?ongười? chăng? ?otình? chăng??
    Lúc đó cô gái cũng tỏ ra có vẻ e thẹn, và cũng cất lời nói:
    ?oCát lầm, gió bụi, lo đời đâu đấy hãy lo cho?? Câu đối lại cũng để lửng một từ, ?Z y nói rằng bây giờ vẫn còn đang loạn lạc, triều đình vẫn còn chưa ổn định thế thì ngài nên lo lắng việc đời đâu ra đấy, mới tới việc lo cho mình..
    Với đôi lời quê kệch giới thiệu về quán đối, Tôi mạo muội khai trương quán đố dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của một mod quen thuộc Bảo Trung Vip, và một mem năng động trong rất nhiều topic trong KBC box chúng ta, ngài ?osư cọ? Thiếu lâm Bắc Phái :)

    Thể lệ tham gia và cơ cấu giải thưởng cũng được nêu ra ở đây để tòan thể anh chị em được biết và có một sự hưng phấn để thể hiện một đôi chút hiểu biết của mình về niêm luật đối, về vốn đọc hiểu văn hóa cũng như sự hài hước trong cuộc sống, hay sự tinh tế trong quan hệ, hoặc sự sâu sắc trong việc dùng từ, đặt câu, còn nữa, sự thâm thúy trong tư duy, hay sự hài hước trong lời nói, hành văn....
    Ngày xưa, các sĩ tử coi việc văn thơ là sống trong trường văn trận bút, Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có viết:
    Nay ở trong thơ nên có thép
    Nhà Thơ cũng phải biết xung phong,

    Nhưng, Chí sĩ Phan Bội Châu, người không coi văn chương là sự nghiệp, ông hay nhắc tới câu thơ của Tùy Viên
    Lập thân tối hạ thị văn chương
    Ở đây, tôi cũng chỉ muốn giới thiệu tới mọi người một hình thức của văn học, một thể hiện của văn chương phục vụ giải trí cho phong phú vốn Nghe, Đọc, Xem, Chơi thôi,
    Có nhiều người trong box làm thơ rất hay, cũng đã từng đọc, từng nghe, hi vọng mọi người cùng cống hiến, cùng tham gia xây dựng topic này lâu dài, và hướng tới duy trì được box ta ngày càng vững mạnh, và sôi động

    Dưới đây là lối đối có trong từ điển, còn trong box chúng ta, làm được như vậy thì thật TUYỆT VỜI, còn đối được, thì mọi vế đối hay đều có giải thưởng, và trong những kỳ ?ooffline luận đối? hay những lúc các nhóm trà dư tửu hậu, ngõ hầu có THÊM câu chuyện để toàn thể mọi người bình luận.
    Về giải thưởng, hiện tại cứ quy ra gold, để dễ tính
    Chẳng hạn, ban đầu cứ quy ước là 100 golds, câu nào cực khó, oái oăm, thì đề nghị gia tăng số lượng,
    Về nội dung, xoay quanh cuộc sống thường nhật, lúc trà dư tửu hậu, hoặc những vế đối cổ, trào lộng, vân vân:)
    Hình thức, đối ngắn, dài đều được, đố hiểm, đố khó, những câu khó đối, khó giả, thì cũng mong là một lần phổ biến để pàkon có thêm tư liệu:),
    Về Quy mô, sẽ làm rộng ra, để các box hàng xóm sang đối đáp cho đông, nhưng mời đội Đông, Đoài, Nam sang giao lưu, (kể cả quán Thư Pháp,...)
    Khi đã từng người đối, nếu xôm tụ hơn, ta có thể chia hai phe đối, bên ra đối, bên đối lại, phe có thể là phe Tả sông Cầu, hoặc hữu sông Cầu, phía trên sông Thương, hoặc phía dưới sông Thương. v..v
    Hoặc đơn giản hơn là phe nam, phe nữ, cho giống như liền anh liền chị quan họ:)
    Để tránh nhàm chán, trong các mục câu đối nên có lời bình, để mọi người bình luận cho thông tỏ, hoặc có thể trao đổi, và đúc kết ra vế hay hơn chăng;)
    Các thành viên tham gia đối đáp, hạn chế việc ném đá hội nghị, hoặc thọc gậy bánh xe,

    Rất mong sự cộng tác của mọi người trong việc duy trì và phát triển,
    Trên các forum khác, những câu đối rất nhiều, và cũng rất độc đáo, với mục đích sưu tầm, để phổ biến các thể loại câu đố, câu đối, về đối, chúng tôi sẽ chia nhỏ ra các dòng hoặc các trường phái, để mọi người tiện tra cứu, tham khảo;)

    Đôi lời cóp nhặt, mong được sự giúp đỡ
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Để hiểu thêm về câu ĐỐI, các bạn có thể xem tiếp bài này (st)
    Những nguyên tắc của câu đối
    Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.
    Đối ý và đối chữ
    ? Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau.
    ? Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại.
    - Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
    - Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây...) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru...) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho...
    Vế câu đối
    Một đôi câu đối gồm hai câu đi song nhau, mỗi câu là một vế. Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới. Nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra và vế đối.
    Khi một câu đối do một người làm ra cả hai vế, thì chữ cuối, vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái là thanh bằng.
    Số chữ và các thể câu đối:
    Số chữ trong câu đối không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:
    ? Câu tiểu đối: là những câu 4 chữ trở xuống.
    ? Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
    ? Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có:
    - Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một đoạn liền
    - Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài
    - Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở lên.
    Luật bằng trắc
    ? Câu tiểu đối:
    - Vế phải: trắc-trắc-trắc
    - Vế trái: bằng-bằng-bằng
    ? Câu đối thơ: phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
    ? Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn.
    Phân loại câu đối
    Câu đối Trung Quốc
    Người Trung Quốc phân loại câu đối theo cách dùng và đặc điểm nghệ thuật:
    Phân loại theo cách dùng
    ? Xuân liên (~聯): Câu đối xuân, chuyên dùng vào dịp Tết, gắn ở cửa.
    ? Doanh liên (楹聯): Câu đối treo ở cột trụ, dùng trong nhà, cơ quan, cung điện của vua và những nơi cổ kính.
    ? Hạ liên (?聯): Câu đối chúc mừng, thường được dùng để chúc thọ, chúc sinh nhật, hôn giá, thăng quan tiến chức, có con, khai nghiệp v.v.
    ? Vãn liên (O聯): Câu đối than vãn, dùng trong lúc ai điệu tử vong.
    ? Tặng liên (^聯): Dùng để tán thán, đề cao hoặc khuyến khích người khác.
    ? Trung đường liên (中,聯): Câu đối dùng để treo ở những khách đường lớn, chỗ nhiều người lưu ý, và được phối hợp với bút hoạch (thư pháp).
    Phân loại theo đặc điểm nghệ thuật
    ? Điệp tự liên (-S-聯): Một chữ xuất hiện liên tục.
    ? Phức tự liên (?-聯): Hai vế có chữ giống nhau nhưng không xuất hiện một cách trùng phức liên tục.
    ? Đỉnh châm liên (,?聯): Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau.
    ? Khảm tự liên (O-聯): Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ người, nhân danh, địa danh, vật danh (ví như tên thuốc) v.v.
    ? Xích (sách) tự liên (z-?聯): Đọc xuôi (thuận độc ??) hay đọc ngược (đảo độc ?'?) ý tứ hoàn toàn như nhau.
    Câu đối Việt Nam
    Câu đối Việt Nam được Dương Quảng Hàm phân loại theo ý nghĩa, gồm các loại sau:
    ? Câu đối mừng: làm để tặng người khác trong những dịp vui mừng như: mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng đám cưới, mừng nhà mới...
    Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa khả phong giai tị ốc.
    Sống ở làng, sang ở nước, mừng ông nay lại vểnh râu tôm

    (Nguyễn Khuyến, viết mừng một chánh tổng trước bị cách chức, sau được phục sự và làm nhà mới.)
    ? Câu đối phúng: làm để viếng người chết.
    Nhà chỉn rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tưởi chân nam chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc
    Bà đi đâu vợi mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay đũa tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.

    (Nguyễn Khuyến: câu đối khóc vợ)
    ? Câu đối Tết: làm để dán nhà, cửa, đền, chùa...về dịp Tết Nguyên Đán.
    Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
    Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

    (Nguyễn Công Trứ, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi.)
    ? Câu đối thờ: là những câu tán tụng công đức tổ tiên hoặc thần thánh làm để dán hoặc treo những chỗ thờ.
    Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ.
    Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
    .
    (Dịch nghĩa: Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân. Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết) hoặc:
    Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh
    Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang

    (Câu đối thờ Tuệ Tĩnh ở đền Bia)
    Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh tự tại.
    Sơn sắc, thủy sắc, yên hà sắc, sắc sắc giai không.

    (Câu đối khắc ở chùa Diệu Đức, Huế).
    ? Câu đối tự thuật: là những câu kể ý chí, sự nghiệp của mình và thường dán ở những chỗ ngồi chơi.
    Chị em ơi! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.
    Trời đất nhé! gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh

    (Nguyễn Công Trứ, câu đối tự thuật)
    ? Câu đối đề tặng: là những câu đối làm ra để đề vào chỗ nào đó hoặc tặng cho người khác.
    Nếu giầu quen thói kình khơi, con cháu nương nhờ vì ấm
    Việc nước ra tay chuyên bát, bắc nam đâu đấy lại hàng

    (Lê Thánh Tông, câu đối đề ở một hàng bán giầu (trầu) nước)
    ? Câu đối tức cảnh: là những câu tả ngay cảnh trước mắt.
    Giơ tay với thử trời cao thấp
    Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài
    (Hồ Xuân Hương, vịnh cảnh trượt chân, ngã xoạc cẳng)
    ? Câu đối chiết tự (chiết: bẻ gãy, phân tách; tự: chữ): là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu.
    Tự (-) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con, con ai con nấy?
    Vu (Z) là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa, đứa nào đứa này?

    ? Câu đối trào phúng: là những câu làm để chế diễu, châm chích một người nào đó.
    Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại.
    Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi

    (Nguyễn Khuyến, Câu đối tặng một người chột mắt mới đỗ khoa thi võ)
    ? Câu đối tập cú: là những câu lấy chữ sẵn ở trong sách hoặc ở tục ngữ, ca dao.
    Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay không ngõng.
    Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

    ? Câu đối thách (đối hay đố): người ta còn nghĩ ra những câu đối oái ăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc thách người khác đối. Lối đối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm dị nghĩa...
    Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già
    Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại

    (Câu đối có bốn chữ : cóc cách cọc cạch đối với bốn chữ công kênh cồng kềnh)
    Có những vế câu đối rất khó đối như:
    ? Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử. Vế này khó đối vì hồi hương (cũng có nghĩa "về quê") và phụ tử (cũng có nghĩa "cha con") đồng thời lại là tên gọi các vị thuốc.
    ? Vào vụ đông trường nam bón phân bắc trồng khoai tây, Sang xuân, hạ quyết tâm thu hàng tấn củ. Vế này cũng khó đối vì đông, tây, nam, bắc (chỉ hướng địa lý) và xuân, hạ, thu, đông (chỉ các mùa ở Việt Nam)
    ? Da trắng vỗ bì bạch Vế đối này của bà Đoàn Thị Điểm mà Trạng Quỳnh ko thể đối, hiện nay, có khá nhiều người đối nhưng chưa chỉnh,
    Nhưng vế ?oTay tơ sờ tí ti? tỏ ra chấp nhận được:)
    Kính mời tòan thể bà con cô bác tham dự để quán xá ngày càng thêm đông vui, hấp dẫn;)
    Trân trọng
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 10/09/2006
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    .................
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 09:45 ngày 10/09/2006
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Mở hàng đây.
    Ơ hờ ôn lại nụ hôn
    Check môi vào buồn khôn xiết buồn...
  5. victory_or_death

    victory_or_death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Ai đối hhọ VOD câu này nhé VOD không đối được:
    "Năm canh thìn, công ty cầu thăng long hợp long cầu hàm rồng"
    Thanks ..Ai đối được VOD đích thân ra mời đi uống cà fê...
  6. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Đối đại một vế xem nào:-)
    Ông khờ ông, sắc thành không?
    Send mây cho gió, :) lòng mong bận lòng :))
    nhân nhớ tới bài "gửi gió cho mây ngàn bay:)" ĐC - TL
  7. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Vẫn đối đại thêm câu nữa nèo, pà kon vào đây giải đối chơi:)
    Ngày nhâm Ngọ, Khỉ già Ôn Bật Mã, giám Mã trông đàn Ngựa:)
    ko biết có phải năm 2000 cầu mới Hoàng long tại Hàm rồng ko, và ko biết chính xác công ty cầu Thăng Long xây cầu hàm rồng ko:-)
    nhưng chuyện Bật mã ôn có "thật" trong tây du ký nhá;)
    còn ngày thì ....chịu:))
    cafe đê :))
  8. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Bắt chước cái:
    Ơ đờ âm ỉ vết đâm
    Click dao vào gáy tím bầm vết đau.....
    Té!
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    hay rồi:) quán đối mới mở hàng, mà thấy đối nhau cứ là chan chát nhỉ:)
    anh chị em tiếp tục nhé, chúc groups ngày càng đông, ngày càng xôm:)
  10. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Lấy ý từ Bác Lào thào. Mời cả nhà đối lại
    Mở hàng quán đối, thấy đối nhau chan chát....
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này