1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Heo
    "Chú gà chớ lung lăng múa mỏ,
    Giữ, có ngày cắn cổ chẳng tha !
    Ghét thương thì mặc lượng chủ nhà,
    Chớ thóc mách kiếm lời phỉ báng.
    Như các chú lao đao đã đáng,
    Heo thong dong ăn nhảy mặc heo.
    Nội hàng trong lục súc với nhau,
    Ai sánh đặng mình heo béo tốt ?
    Vua ngự lễ Nam Giao đại đột,
    Phải có heo mới gọi tam sanh,
    Ðừng đừng quen lời nói lanh chanh,
    Bớt bớt thói chê ai ăn ngủ,
    Kìa những việc hôn nhân giá thú.
    Không heo ra, tính đặng việc chi?
    Dầu cho mời năm bảy chuyến đi,
    Cũng không thấy một người thấp thoáng.
    Việc hòa giải, heo đầu công trạng,
    Thấy mặt heo nguôi dạ oán thù.
    Nhẫn đến khi ngu phụ, ngu phu,
    Giận nhau đánh giập đầu, chảy máu.
    Làng xã tới lao đao, láu đáu,
    Nào thấy ai gỡ rối cho xong,
    Khiêng heo ra để lại giữa dòng,
    Mọi việc rối liền xong trơn trải.
    Phải chăng, chăng phải,
    Nghĩ lại mà coi,
    Việc quan, hôn, tang, tế, vô hồi
    Thảy thảy cũng lấy heo làm trước.
    Bởi gà nhỏ nói lời lấn lướt,
    Nên phải phân ít chuyện mà nghe.
    Dễ heo nào có dạ dám khoe ?
    Khắn khắn cũng lo làm việc phải.
    Heo cũng biết đền ơn báo ngãi,
    Heo cũng hay tiêu họa, trừ tai,
    Toái thân phấn cốt chi nài ?
    Nát thịt tan xương bao quản ?
    Lòng thờ chủ ngay đà tỏ rạng.
    Thân mình này ví bẵng như không.
    Tại chú gà lời nói khùng khùng,
    Mới sinh sự so đo trường đoản".
    Vậy chủ bèn phân đoán,
    Phê một câu khúc tận kỳ tình :
    "Gà biết chữ xả sinh thủ ngãi ;
    Heo đặng câu tịnh sinh, tịnh dục "
    -đại đột: Lớn lao.
    -vô hồi: Hết thảy.
    -Toái thân phấn cốt: Thịt nát xương tan.
    -khúc tận kỳ tình: Rõ cả tình lý một cách khúc-chiết.
    -xả sinh thủ ngãi: Bỏ đời sống để giữ lấy nghĩa.
    -sát thân thành nhân: Giết mình để làm tròn đạo nhân.
    -tịnh sinh, tịnh dục: Cùng sống cùng sinh sản ra cho nhiều,
    Nhân rảnh thảo ra một lúc,
    Chép ra cho rõ sự đời
    Sự này cũng sự nói chơi,
    Ai muốn thì đọc mà cười cho vui.
    (s.t)
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Hết thơ "lối nói" ròai, giờ quay lại vốn đối đáp, nửa chơi chữ nào:-)
    Ngày xưa các cụ nhà ta thích dùng chữ để tả cảnh , tả tình , nhiều khi dùng chữ lắc léo để " móc " nhau , hoặc mỉa mai . Có những câu đố đọc lên rất tục , nhưng lúc giảng thì thanh
    Tỉ dụ :" Da trắng vỗ bì bạch " .
    Hoặc nói lái nghe ra tục tĩu nhưng giảng thanh tao . Dùng cùng một vần , âm điệu giống nhau :
    "Phất phất phóng phong phan , pháp phái phi phù , phù phụng Phật .
    Căng căng canh cổ kệ , ca cao kỉ cứu , cứu cùng kinh
    ."
    (
    Phất phất cờ phứơng bay trước gió , đạo pháp làm phép đốt bùa , bùa thờ Phật ;
    Oanh oanh hòa giọng đọc kệ cổ , cất cao tiếng nghiền ngẩm kinh , nghiền ngẩm đến cùng .
    )
    Đây là câu đó chọc ghẹo ông Sư móm và chú Tiểu ngọng của Ông Nguyễn Khuyến .
    Vậy chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt , sao cho ở đó song song tồn tại hai lựơng ngữ nghĩa khác hẳn nhau được biểu đạt bởi cùng một hình thức ngôn ngữ , nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa . Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ , văn chương Việt Nam .
    Trong văn chương có hai lối chơi chữ dựa vào các phương tiện ngôn ngữ đựơc thể hiện trong văn bản và kiểu chơi chữ dựa vào tiền giả định là dữ kiện văn học , văn hóa . Bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết .
    Mô phỏng âm thanh .
    " Hu ta tồ hề ! Tòng Xích Tùng chi tung tịch cốc ;
    Phu nhi tri hĩ ! Trắc Hỗ sơn chi trắc tùng bi
    ."
    Nguyễn Khuyến .
    Hay một câu đố nhân gian , do đám học trò đến thăm thầy đồ , thấy nhà đóng cửa mà bên trong thì nghe có tiếng rúc rích và tiếng giừơng kêu ọt ẹt , các trò bấm nhau cười . Thầy thấy thẹn liền ra câu đối , nếu đối đựơc thì mới mở cửa :
    " Sĩ đáo ngọai gia , thầm bất thầm , thì bất thì, thầm thì thầm thì ."
    Một anh nho sinh mới đối lại :
    " " Sư ngọa trung phòng , ọt bất ọt ,ẹt bất ẹt , ọt ẹt ọt ẹt ! "

    :))
    Mời thày Phái (sư cọ:)
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Trong một lớp học của thày Lục Thao ở vùng núi cao Lào Cai:
    Nhìn ra cửa lớp học, thày Thao thấy có những bông tuyết rơi xuống đất chảy thành nước. Thày ra câu đối:
    - Ông trời sinh tuyết, tuyết tan thành nước, sao trời không sinh nước ngay?
    Học trò ngơ ngác nhìn nhau, thày Thao lấy làm khoái chí, bỗng một em học trò rụt rè giơ tay: em xin đối ! Được ! - Thày Thao nghiêng nghiêng cái đầu chờ đợi.
    Vế đối của em là- học trò gãi đầu gãi tai:
    - Thày Thao ăn cơm,cơm biến thành phân, sao thầy không ăn phân luôn?
    Ù té !
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thày Phái đối đáp thế thì phục luôn thày cọ, song đem ông trời vào mà đối với mỗ e cộc lệch quá đi
    nếu ông trời có quở trách, thì ông cứ quở thày Phái ấy nhá:)
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thiếu lâm sư ...cọ, đa sự, vẫn ung dung ..giống Cụ Tiên
    Mời thày cọ:)
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Hướng dẫn viên du lịch Quốc Anh_UK đưa khách đến thăm địa đạo Củ Chi. Đến nơi rồi, du khách nước ngoài ngơ ngác nhìn nhau. Củ Chi đâu sao chẳng thấy?
    Quốc Anh lấy làm thú vị ngẩng mặt lên trời và chỉ ngón tay xuống phía dưới : Củ Chi đó !
    Mọi người ồ lên, hoá ra công ty du lịch không giới thiệu kỹ nên không bíêt đây là địa đạo Củ Chi nằm trong lòng đất.
    Một giáo sư Đài Loan trong đoàn khách ngẫu hứng ra câu đối:

    Quốc Anh chỉ (...) bảo Củ Chi
    .(*)
    Đoàn khách thoáng chút ngỡ ngàng rồi cười ồ vui vẻ. Nhưng không ai đối lại được.
    (*) chú ý nói ngược
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp ngày Phụ nữ việt nam, anh chị em trong quán đối cũng xin góp lời chúc chung, cho toàn thể chị em KBC những lời chúc tốt đẹp nhất, những tình cảm ...thân thương nhất
    Chúc chị em luôn mạnh khỏe và gặp nhiều hanh phúc, nhiều may mắn hơn nữa
    Nhân đây, quán đối cũng cố gắng đưa thêm giai thoại về bậc nữ lưu hào kiệt hồi đầu thế kỉ,
    Cụ ra đi trước khi ngày Phụ nữ Việt nam được thành lập năm 1930 những 9 năm

    Giai thoại về Sương Nguyệt Ánh
    Sương Nguyệt ánh tên thật là Nguyễn Xuân Khuê (1864 - 1921), hiệu là Nguyệt Ánh, sau khi goá chồng mới thêm chữ Sương, thành biệt hiệu Sương Nguyệt Ánh. Bà là con gái của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, quê quán làng An Bình Đông, nay là xã An Đức , Ba Tri, Bến Tre. Thuở nhỏ bà cùng chị là Nguyễn Kim Xuyến được cha dạy chữ Hán và cũng nổi tiếng thông minh, tài sắc trong trường học của cha. Những năm 1906 - 1908 hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, bà đã bán vườn đất giúp họ sinh xuất dương du học.
    Khoảng cuối 1917, bà được mời ra Sài Gòn làm chủ bút tờ "Nữ Giới Chung" (Tiếng chuông nữ giới), tờ báo phụ nữ đầu tiên xuất bản tại Sài Gòn (1918), nhưng chưa đầy một năm báo phải đóng cửa. Bà cùng cháu ngoại về Ba Tri sống với người em trai là nhà thơ Nguyễn Đình Chiêm, tác giả "Phấn trang lầu". Đau mắt rồi bị loà, bà vẫn dạy chữ Hán và làm thuốc chữa bệnh. Bà mất tại Ba Tri, phần mộ đặt bên cạnh mộ cha mẹ.
    Những lời từ chối
    Cụ Đồ Chiểu tuy mù, nhưng giỏi nghề thuốc lại khẳng khái yêu nước chống Pháp nên khách thường đến nhà rất đông. Nguyễn Xuân Khuê đang thời con gái, nhiều chàng muốn kết duyên. Trong số đó có hai anh chàng tên là Xương và Giảng. Hai người này thường đến nhà cụ Đồ chơi cờ, thỉnh thoảng lại hoạ thơ, cột ghẹo cô con gái cụ Đồ.
    Muốn đuổi khéo hai anh chàng, cô bèn ra câu đối:
    Đằng tiểu quốc sự Tề hổ, sự Sở hồ?
    (Nước Đằng nhỏ, nước tề và nước Sở ép hai bên:
    Ý rằng : Quay đầu về Sở, e tề giận, Ngoảnh mặt về Tề, sợ Sở ghen!)
    Anh chàng Giảng nghĩ mãi chưa ra, chàng Xương gỡ thế bí, xin đối:
    Ngã đại trượng, phạt Quách hỷ, phạt Sở hỷ!
    (Gậy ta dài, trị Quách ngồi nước Yên, trị cả nước Sở)
    Cô Khuê vừa nghe xong, đỏ mặt, lẳng lặng bỏ vào buồng. Lát sau một đứa nhỏ ra , trao cho hai chàng một mảnh giấy viết:
    Chiêu Quân nhan sắc nghe ra uổng
    Tây Tử phong lưu nghĩ lại buồn!

    Câu này ngụ ý rằng: nàng Chiêu Quân lẫn nàng Tây Thi là cô Xuân Khuê đã chê cả hai chàng! Hai chàng đành ra về. Chàng Giảng trách bạn:
    - Lại khoe "gậy" dài...
    - Thì "đại" đối với "tiểu" chỉnh quá đi chứ!
    - Ừ chỉnh! Người ta vác "gậy" đuổi về đó!
    Ít lâu sau, cô lấy phó tổng Nguyễn Công Tính, sinh được một bé gái thì chồng chết. Nhiều người "ngấp nghé"...
    Thầy Bảy Nguyệt nộp đơn với bài thơ tứ tuyệt:
    Ai về nhắn với Nguyệt Anh Cô
    Chẳng biết lòng cô tính thế nào!
    Không phải vãi chùa sao đóng cửa?
    Đây lòng ngấm nghé bắc cầu ô.

    Chả lẽ không đáp lời? Cô đành phải hoạ:
    Chẳng phải tiên cô cũng đạo cô,
    Cuộc đời dâu bể biết là mô!
    Lọng sườn dầu rách còn kêu lọng,
    Ô bịt vàng ròng tiếng vẫn ô.

    Sợ Thầy Bảy vẫn theo đuổi, cô hoạ thêm một bài dứt khoát:
    Phải thời cô quả, chịu thời cô
    Chẳng biết tuồng đời tính thế mô?
    Dòm thây bụi trần toan đóng cửa,
    Ngọc lành chi để thẹn danh ô.
    Câu đối không lời giải
    Tờ Nữ Giới Chung ra được một năm, vì nội dung yêu nước của nó nên thực dân bắt đóng cửa (mặt khác vì độc giả mua báo dài hạn trả chậm và nhóm thương gia bảo trợ cắt tài chính), cánh nam giới ở Sài thành lúc ấy rất khoái. Tờ Công Luận, một tờ báo của tầng lớp tư sản đăng một bài thơ như reo lên:
    Nữ giới chung! Nữ giới chung
    Cớ sao bặt tiếng chẳng nghe rung
    Hay là hụt vốn ta giùm nữa
    Đặng sắm chày to động đến cùng!

    Phạm Đình Chi, một viên chức làm cho Pháp, kiêm tư thương, sau khi thơ trên được đăng, đã đến "thăm" toà soạn Nữ Giới Chung lúc ấy đang... dọn dẹp nghỉ. Hắn ta có thái độ kiêu căng, bà Sương Nguyệt Ánh đã không tiếp hắn. Bà chỉ cho người trao cho hắn một mảnh giấy, ghi một câu đối ra, thách đối lại:
    - Đình làng tôi không dám phạm. Thưa ông, ông Phạm Đình Chi?
    Tất nhiên, Phạm Đình Chi không đối được.
  8. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    ặc, thày Lục chơi lại gã Thiếu lâm sư cọ đây:)
    ...hay ghê áh
    Cụ Tiên là giề nhể:) chắc chơi vố này thày Cọ ...nổi đoá đới:)
    Chán trần (trần gian) Phái bỏ đi tu
    Để chùa thêm một nhà sư trốn đời
    Ngao du gió thoảng mây trôi
    Non ngàn, Hạc lội,... dối đời còn đâu !
    oán ai (ai oán), lòng cứ nhói đau
    ?oA di đà phật? nghe câu thày chào
    Bồ tát- người ở nơi nao
    Cứu khổ, cứu nạn đã bao kiếp người?
    Về đây ?" xin một lần thôi
    (rồi xin lần nữa) chúng tôi ...có ngài...
    Mời ..thày cọ:)
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nói đến Tiên thì chia làm hai giống: Giống cái, giống đực. Cách phân chia này trong tiếng Nga hay tiếng Pháp ta thường gặp.
    1. Với giống cái thì chia làm hai loại: Cô Tiên, Bà Tiên.
    Không có các ngôi thứ như trong tiếng Việt như: Chị Tiên, em Tiên,ả Tiên, con mẹ Tiên...
    Nhưng ngoài hai loại "đại từ riêng" là cô tiên và bà tiên, còn có một đại từ chung nữa là Nàng Tiên.
    2. Với giống đực thì đơn giản hơn, chỉ có một loại: Ông Tiên.
    Không có cách nói như trong tiếng Việt như: Gã Tiên, thằng tiên, thằng cha Tiên, anh Tiên, cu Tiên, chú Tiên, bác Tiên, cậu Tiên,... hay Cụ Tiên.
    Nhưng có điều thú vị là với giống cái thì có Nàng Tiên, nhưng ở đây tính chất đối xứng trong ngôn ngữ đã không thực hiện được với giống đực, tức là không có Chàng Tiên. Có cô Tiên mà không có chú Tiên.
    Điểm giống nhau là cả hai giống đều không có CỤ TIÊN.
    Kết luận:
    Như vậy, cụ tiên là một từ hoàn toàn mới, do Lục Thao sáng tạo. Nó vượt ra ngoài lối suy nghĩ thông thường, thách thức lối tư duy và quan niệm truyền thống trong dân gian.
    Tuyệt hảo !
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Một cảnh chùa
    Tình cảnh ấy, nước non này
    Dẫu không Bồng Đảo cũng Tiên đây,
    Hành Sơn mực điểm đôi hàng nhạn,
    Thức Lĩnh(1) đen trùm một thức mây,
    Lấp ló đầu non vừng nguyệt chếch,
    Phất phơ sườn núi lá thu bay,
    Hỡi người quân tử đi đâu đó,
    Thấy cảnh sao mà đứng lượm tay.
    ở bản khắc ván 1922 bài thơ này mang tên Quan hậu sợ vợ, Quan hậu. Rõ ràng là hai văn bản này bị ảnh hưởng lời dẫn ở bản Đông châu (1917)
    "Bà hậu lở nhà hễ khi nào thấy Quan ông bước chân đi chơi đâu, thì bà hậu hay hỏi săn đón, biết ý rằng Quan hậu hay tò mò đến chơi Xuân Hương. Xuân Hương thấy Quan hậu đến chơi thơ thẩn khi nào, tuy rằng mải miết tự tình, nhưng xem ra thì vẫn thường có ý chập chỗm, không vững lòng ngồi dai. Xuân Hương biết ý như vậy, mới làm một bài để giễu thử chơi. Thơ rằng..."
    (1) Thứu lĩnh: Một hòn núi ở ấn Độ, chỗ Đức Phật ở. Thường gọi là Lĩnh Tựu, có người đọc là Linh Thứu.
    1. Người già, sống an nhàn, như tiên, lên cụ rồi, thường được ví như cụ tiên, cái này ko viết hoa
    2. Ngày xưa, có chức danh, trong làng xã, thì trong giới chức sắc ở làng xã, có cụ Tiên chỉ, cũng hay được gọi là cụ Tiên, cụ này viết hoa chữ Tiên, ý chỉ danh vậy
    3. Người mà thành tiên, hay ông tiên, bà tiên, đó là chỉ giống đực, giống cái, nhưng khi đã ko phân biệt giới nữa, thì ....gọi là cụ, Vậy, ở đây gọi là Cụ Tiên, viết hoa cả hai chữ
    như vậy, là vẫn có Cụ Tiên, đây là do dân gian nói lại, chứ ko phải mỗ sáng tác ra,
    Thiện tai, thiên tai
    đôi lời phản ...phản biện, gọi là nhàn đàm:) kính thày Phái một chén:) ở bên ...quán ẩm thực!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này