1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Giáp Hải Trạng và bài thơ tỏ khí phách của người Việt (theo thể loại ...đối thơ - họa thơ)
    Bài thơ vịnh bèo
    Năm Đinh Dậu, nhà Minh mư­ợn cớ phò Lê diệt Mạc hòng thôn tính nư­ớc ta, sai đô đốc Cừu Loan và tư­ớng Mao Bá Ôn đem quân hùng hổ tiến vào cửa ải Pha Luỹ. Chúng gửi chiến thư­ cho triều đình Mạc, bảo phải đầu hàng thì mới tránh khỏi hoạ. Kèm theo th­ư là một bài thơ Bèo thách hoạ, d­ưới ký tên Mao Bá Ôn.
    Tuỳ điền trục thuỷ mạc ­ương châm
    Đáo xứ khan lai thực bất thâm
    Không hữu căn miêu không hữu diệp
    Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm
    Đồ chi tụ sứ ninh chi tán
    Đản thức phù thời ná thứ­c trầm
    Đại để trung thiên phong khí ác
    Tảo quy hồ hải tiện nan tầm.
    (Mọc theo ruộng n­ước hóp như­ kim
    Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im
    Nào có gốc sâu, nào có lá
    Dám sinh cành nhánh, dám sinh tim
    Tụ rồi đã chắc không tan tác
    Nổi đó nào hay chẳng đắm chìm
    Đến lúc trời cao bùng gió dữ
    Quét về hồ bể hẳn khôn tìm
    )
    Vịnh bèo nh­ưng dụng ý của Mao Bá Ôn là coi khinh nư­ớc Nam sức yếu lực nhỏ, mong manh trôi dạt nh­ư cánh bèo mặt n­ước lênh đênh, chỉ một cơn gió là tan tác. Vua Mạc Đăng Dung giao cho Giáp Hải lên tận biên ải. Trong khi giao tiếp, Trạng Giáp Hải đã hoạ đáp:
    Cẩm lâm mật mật bất dung châm
    Đái diệp liên căn khởi kế thâm
    Thư­ờng dữ bạch vân tranh thuỷ diện
    Khẳng giao hồng nhật truỵ ba tâm
    Thiên trùng lãng đả thành nan phá
    Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm
    Đa thiểu ngư­ long tàng giá lý
    Thái công vô kế hạ câu tầm.

    (Ken dầy vải gấm khó luồn kim
    Rễ lá liền nhau, động vẫn im
    Tranh với bóng mây che mặt n­ước
    Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim
    Sóng dồi muôn lớp thư­ờng không vỡ
    Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm
    Nào cá nào rồng trong ấy ẩn
    Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm
    ).
    Trong bài thơ hoạ, thấy lời lẽ mạnh mẽ, Mao Bá Ôn và Cừu Loan bàn bạc với nhau, nhận định rằng nư­ớc Nam có thực lực, ch­ưa thể nuốt trôi đư­ợc, lặng lẽ có trật tự cho lui binh về.
    Về Trạng Nguyên Giáp Hải
    Giáp Hải tự là Tiềm Phu, hiệu Tiết Trai, cuối đời đổi tên là Giáp Trư­ng, tục gọi là Trạng Kế. Ông quê làng Dĩnh Kế, huyện Ph­ượng Nhãn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).
    Năm 23 tuổi, Giáp Hải đỗ Trạng nguyên năm Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ chín (1538) đời Mạc Thái Tông. Dư­ới triều Mạc, ông giữ chức Tuyên phủ đồng tri, thăng Lại bộ Thư­ợng thư­, kiêm Đông các đại học sĩ Nhập thị kinh diên, thăng hàm Thiếu bảo tư­ớc Sách quốc công, trông coi cả lục bộ. Giáp Hải tính tình ôn nhã, phong cách đàng hoàng, từ tốn, nói năng khúc chiết nhỏ nhẹ sâu lắng. Ông là nhà thơ, nhà chính trị yêu nư­ớc thư­ơng dân sâu sắc. Thấy triều đình đổ nát, quan lại tham nhũng, dân tình lầm than, nhiều lần ông đã dâng kế sách chấn hưng đất nư­ớc. Giáp Hải rất giỏi về văn học và ngoại giao, nhiều lần đi sứ phư­ơng Bắc, ông đư­ợc ngư­ời Minh kính phục và trang trọng gọi là Giáp Trạng Nguyên. Vua Mạc Mậu Hợp tặng ông lá cờ thêu hàng chữ khi về h­ưu:
    "Trạng đầu, Tể t­ướng, Nam Đẩu tuấn,
    Quốc lão, đế s­ư, thiên hạ tôn"

    (Đỗ trạng nguyên, làm tể tướng, danh tựa Nam Đẩu.
    Là quốc lão, làm thầy vua, đư­ợc mọi ng­ười kính trọng).
  2. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Ngắm quán đìu hiu, cũng chạnh buồn
    Vui cùng mấy cuộc, khách ....đi luôn
    Chủ quán giờ này ...ngồi ngủ gật?
    Thiếu lâm thì cũng ...đánh bài chuồn?
    Vịt ngấp nghé ao, bơi ...loạn xạ
    Gà với lại Bê (2) cũng té luôn!
    Ama cũng chẳng quay đầu ngó
    VOD cũng quay đi....
    ...nghĩ cũng ...buồn
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Câu đối sách
    Là câu đối lấy chữ nghĩa đã có sẵn trong sách hoặc lấy những điển cố, điển tích để đưa vào câu đối. Khi vế xuất đối lấy điển tích hoặc lấy chữ trong sách, trong truyện thì vế đối lại cũng phải lấy điển tích hoặc chữ trong sách trong truyện có thể lấy trong cùng một quyển sách và cũng có thể lấy ở hai quyển, hai truyện khác nhau.
    ?oThúy Kiều đi qua cầu, thấy bóng chàng Kim, lòng đã Trọng
    Trọng Thủy nhìn vào nước, thoáng hình nàng Mỵ, mắt rơi Châu
    ?
    Thêm một giai thoại về Nguyễn Công Trứ:
    Hà Tôn Quyền đọc vế đối, lấy nguyên một câu trong sách ?oTrung Dung?:
    ?oQuân tử ố kỳ văn chi Trứ?
    Có nghĩa là người quân tử rất ghét cái lòe loẹt bề ngoài, nhưng nghĩa bón lại hàm ý: Người quân tử rất ghét cái giọng văn của ông Trứ.
    Nghe xong, Nguyễn Công Trứ cũng lấy luôn một câu trong sách ?oTrung Dung? để đối lại:
    ?oThánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền?
    Có nghĩa là bậc thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng đến quyền lực. Nhưng nghĩa bóng lại hàm ý là: Bậc thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng đến ông Quyền.
    [/QUOTE]
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Câu đối thờ các vị nhân thần, thiên thần
    Câu đối ở đền thờ Nguyễn Công Trứ (Làng Đông Quách huyện Tiền Hải Thái Bình):
    Đắc địa sinh từ Đông ấp nhất bách niên kỷ niệm;
    Kình thiên trụ thạch Hồng Sơn thiên vạn cổ tề cao

    (Đất tốt dựng đền thờ, làng Đông ấp trăm năm lưu kỷ niệm;
    Trời cao xây cột đá, núi Hồng Sơn muôn thuở sánh công lao)
    Câu đối Đức Ông tại chùa Thiên Phức (Còn gọi là chùa Bộc) ở Khương Thượng Đống Đa:
    Động lý vô trần đại địa sơn hà lưu đống vũ;
    Quang trung hóa phật tiểu thiên thế giới chuyển phong vân

    (Bụi trần trong động không còn, non sông đất nước lưu rường cột;
    Ánh sáng hóa thành phật cõi tiểu thiên thế giới chuyển gió mây)
    Có tài liệu nói vua Quang Trung được thờ ở chùa Bộc, tượng Đức Ông chính là tượng Quang Trung, nhưng để tránh trả thù của nhà Nguyễn nên tượng và câu đối không dám đề rõ.
    Câu đối ở đền Hùng:
    Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản, sông Thao non nước vẫn quay về đẩt tổ;
    Văn minh đang buổi mới, con Hồng cháu Lạc giống nòi còn nhớ đến mồ ông
    Hoặc:
    Có tôn, có tổ, có tổ, có tôn tôn tổ tổ cũ;
    Còn nước, còn non, còn nước, nước non non nước nước non nhà
    Hoặc:
    Thập bát đại thừa truyền Lô bích, Tản thanh đồ bản cựu;
    Nhị thiên niên linh chức Âu phong, á vũ, miếu đường cao
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Câu đối tức cảnh cảm hứng
    Câu đối của Cao Bá Quát:
    Nhà trống ba gian một thầy một cô, một chó cái;
    Học trò dăm đứa nửa người nửa ngợm nửa đười ươi
    Tương truyền khi ông bị cùm gông trong ngục, ông còn có câu ngẫu hứng:
    Một chiếc cùm lim chân có đế;
    Ba vòng xích sắt bước thì vương
    Vừa vịnh cảnh bị gông cùm vừa ngụ ý coi khinh bậc đế vương, coi đế, coi vương ở dưới chân mình.
    Hoặc:
    Tiền bạc của giời chung trống trải thế mới vòng khuyên sáo;
    Công danh đường đất rộng kèn cựa chi cho thẹn chí tang bồng
    Câu đối của một quan văn vịnh bạn là một ông quan võ. Ông quan võ chột một mắt nhưng vốn nổi tiếng dũng cảm trong các trận chiến đấu chống Pháp:
    (tương truyền đôi câu đối này là của cụ Yên Đổ, Nguyễn Khuyến)
    Cung kiếm ra tay thiên hạ đổ dồn hai mắt lại;
    Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một ngươi thôi

    (Ý: Tài cung kiếm đã ra tay chiến đấu thì cả thiên hạ phải trố mắt ra.
    Nhìn trong triều đình chỉ có mình nhà người là bậc anh hùng.
    Nhưng nghĩa bóng còn có ý cả triều đình chỉ có mình ông bị chột mắt, chỉ còn có một con ngươi).
    Một ông bạn khác còn tặng ông quan chột hai câu thơ:
    Bình tây sát tả thiếu chi người;
    Ngó lại anh hùng chỉ một ngươi

    Một anh nhà nho sinh phải đi đào kênh Hạc (Đông sơn Thanh Hóa). Hôm đó quan huyện cũng ra công trường thị sát. Quan nằm trên chiếc cáng, khi vén diềm màn nhìn thấy một thanh niên đang so vai rụt cổ gánh lèo tèo mấy cục đất. Quan cho gọi anh thanh niên lại mắng:
    - Mày nhác nhưởi, không chịu làm việc, gồng gánh như thế thì đáng phải ăn đòn.
    Anh thanh niên thưa:
    - Bẩm quan lớn con là học trò, chưa quen gồng gánh xin quan lớn xá cho.
    Quan là tay hay chữ nên khi nghe đên hai tiếng học trò, quan liền bảo:
    - Nếu là học trò thì thử đối lại câu này. Đối được thì ta sẽ tha cho. Rồi quan đọc:
    Gia công đào kênh Hạc, giang vai gánh đất cổ cò
    Vế ra lấy việc đào kênh Hạc mà làm đề để vịnh cảnh anh học trò giang vai rụt cổ gánh đất và dụng ý của quan là nhân có tên Hạc là tên loài chim nên đã lấy tên một số loài chim như gia, công, hạc, giang cò để vận dụng vào câu đối. Anh nho sinh đối lại:
    Cáng phượng mắc màn loan sáo rũ khách nằm kêu két két
    Vế đối lại cũng vận dụng đủ năm loại chim, Phượng, loan, sáo khách két để đối lại năm loại của vế ra, vế đối vịnh cảnh quan thảnh thơi nằm trên cáng ngược với cảnh người đang lao động vất vả. Biết gặp phải tay không vừa nên quan vội biến.
    Năm 1786, Lê Chiêu Thống nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh đánh dẹp Trịnh Bồng. Bồng thua chạy. Được dịp trả thù nên Lê Chiêu Thống cho đốt phủ chúa. Còn Nguyễn Hữu Chỉnh thì cho thu chuông đồng ở các đình chùa để đúc tiền. Trước những sự việc như vậy nhiều người tỏ ý bất bình, có người đã làm câu đối tức cảnh dán ở cửa Đại Hưng:
    Thiên hạ thất tự chung, chung thất nhi đỉnh an tại
    Hoàng thượng phần vương phủ, phủ phần tức điện diệc không

    (Thiên hạ mất chuông chùa, chuông mất hạc còn đâu nữa,
    Hoàng thượng thiêu phủ chúa, phủ thiêu điện cũng trơ thôi)
    Ý: Chuông đã mất thì vạc là thứ tượng trưng cho vương quyền cũng không còn. Vua Lê dựa vào chúa Trịnh và chúa Trịnh cũng dựa vào vua Lê để cùng tồn tại nhưng nay vua đốt phủ chúa thì cung điện của vua cũng trơ.
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Quán đối chiều hôm đứng vật vờ
    Bao người qua lại có vô đâu ?
    Ta buông vài chữ cho văn vở
    Rồi lại ra đi giữa bụi mờ...
    Ơ hờ...hờ...hờ...hờ....
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi mới thấy thày cọ, rồi thày vô đây "buông câu" và lại lượn đi:) thế thử hỏi làm sao mà quán không vắng, ghế ngồi không ...bụi, bát đũa chẳng mốc meo:-))
    Khách đối chiều hôm ghé quán... hờ
    Buông câu rồi lại ghé bến ...mơ
    Ai qua, ai lại, đành lòng ở?
    Quán chủ đâu rồi, khách ..thẩn thơ:D
    .......................
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Hôm trước ngắm bà xã đang nấu cơm, thấy yêu quá, tui ra ôm hờ ngang eo. Bà xã mỉm cười đẩy nhẹ ra và đọc:
    "Ôm nhiều thì yếu, yêu nhiều thì ốm"
    bảo: nếu anh đối được thì em cho ôm. Lúc ấy rất bất ngờ nên tui không sao nghĩ ra được. Thế là đành chỉ nhìn bà xã mà thôi. Huhuhu...
  9. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Lão Cọ ơi, đúng là uổng một phần đời tài hoa:D
    Lần sau lỡ mà có quá yêu thì lão ...đối ngay nè
    Ôm vào ...muốn yếu, mà yêu vào muốn .... ốm:D
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Chuyện là thế này, lúc ngồi ăn cơm, tui mải suy nghĩ về mấy vấn đề. Bà xã tưởng tui "giận" vì không được...ôm, nên "làm lành" múc canh chan cho tui và bảo: Anh ăn đi, có gì mà suy nghĩ lung thế?
    Tui buột miệng: em chan ít thôi.
    Chan nhiều thì kiếu, kiêu nhiều thì chán
    Thế là gỡ được thế bí lúc nãy một cách rất tình cờ. Bà xã hứ một tiếng, liếc một cái sắc lẻm, đôi má ửng hồng...
    Cũng may mà thỉnh thoảng vào quán đối thầy đồ nâng cao công lực nên mới giải được cái câu đối ...ôm ấy.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này