1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Núi Dạm ở xã Nam Sơn, Quế võ ở đấy có chùa Dạm-Cảnh Long Đồng Khánh và chùa Hàm Long: ở trên đỉnh núi có 1 "trạm bộ đội". Nếu lên đây uống rượu thích hợp với không khí mùa hè. Nhìn ra sông Đuống và đất Long, Ly, Quy, Phượng.....
    Còn Núi Phật Tích, thì thích hợp với ngồi không khí mùa đông hơn!
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Kara nói thêm về đất Long, Ly, Quy, Phượng đi. Vì sao lại có 4 tên đó?
    Tôi nghĩ là trên núi Phật Tích ngồi mùa hè cũng rất hay, có rừng thông mát mẻ, có sải núi đủ để dạo bộ.
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Ngày mai, là ngày thành hôn của Mod ThanhK, vì vậy, quán đối tôi cũng có đôi câu, đôi chữ gọi là mừng thày Thanh cùng cô Pic cùng nhau lên xe hoa trong ngày cưới:)
    Chúc thày Thanh vui duyên mới không quên nhiệm vụ, nghĩa tình nồng thắm
    Mừng cô Pic kén chồng cũng không quên nhiệm vụ, giáo dục mấy em gà, em bê, rùa, ...sớm đi theo cô:) còn về nhà cô thì càng tốt cho thày Thanh:))

    Nam kính trọng nữ, nữ kính trọng nam, nam - nữ, nữ - nam bình đẳng
    Vợ yêu thương chồng, chồng yêu thương vợ, vợ - chồng, chồng - vợ yêu thương

  4. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Đứng trên triền núi Dạm ở độ cao khoảng 100m về phía sườn Đông ta sẽ thấy sự quần tụ cùa dáng núi mà người dân vẫn thường quy ước: Long, Ly, Quy, Phuợng. Riêng chùa Hàm Long, đứng trên dỉnh núi về phía đông bắc ta sẽ thấy nó nằm gữa 2 mỏm núi nhô ra trông như là hàm con rồng vì thế gọi là "Hàm Long". Còn tít xa về phía đông là hòn con quy, tuy nhiên mấy năm trước người dân ở đây lấy đất bán hoặc để làm nền nhà họ đã lấy mất "đầu rùa" và "hai quả trứng rùa". Cạnh núi có con kênh gọi là "Ngòi Con Tên", đoạn chảy qua Hòn Rùa, có một mạch nước chảy ra rất đỏ-người ta gọi đó là "máu rùa" hay "tiết rùa". Vùng đất này rất nổi tiếng trong lịch sử, đặc biệt vào thời Lý với những chuyện về Nguyên Phi Ỷ Lan, và cũng là một trung tâm Phật Giáo dưới thời Lý...
    Được karakapuri sửa chữa / chuyển vào 08:56 ngày 01/12/2006
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nghe nói bên chùa Hàm Long có lớp trung cấp Phật Học. Khi nào rảnh phải về chơi một chuyến mới được.
  6. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Cũng vô đây góp vui một đôi câu đối mà có thể đảo ngược được này:)
    Đọc xuôi (Hán)
    Loan đề Phượng ngữ nghênh hoa trướng
    Yến trục Oanh phi phất cẩm bình
    đọc ngược (Nôm):
    Bình gấm phất phơ,oanh chọc yến
    Trướng hoa nghiêng ngửa,Phượng đè loan
    :)
  7. Submarine

    Submarine Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Em chào các bác.
    Hôm trước em có ngồi uống trà với bác Thieulambacphai, bà xã bác ý và anh luc thao.
    Hôm nay vào quán, đọc vế đối của bác Thieulam hay quá, mà lại rất sự tích. Em xin ra mắt tạm, mặc dù chưa hay, chưa hợp.
    Chay nhiều thì thiếu, thiêu nhiều thì cháy.
    Được Submarine sửa chữa / chuyển vào 22:22 ngày 01/12/2006
    Được Submarine sửa chữa / chuyển vào 22:23 ngày 01/12/2006
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Hay cho lão Cọ khéo câu bài
    Cứ tưởng né một lần ...mà chẳng được hai:)
    hỏi 1: ý thày cọ muốn đố là đặc điểm cơ bản của chùa Thiếu lâm - Tung sơn, và chùa Phật tích - Bắc Ninh có gì giống nhau,
    đơn cử: Hai chùa này đều bị nhiều lần thiêu hủy, tàn phá
    Chùa Phật tích được khởi công vào năm 1057. Qua các cuộc chiến tranh chùa này đã bị hư hại nhiều lần và được nhiều lần trùng tu.
    trong thời Lê, cũng như sau này.
    Chùa Thiếu lâm: Ngôi chùa nguyên thuỷ đã bị phá huỷ hoàn toàn trong thời gian nội chiến giữa quân đội Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông. Trước đó, chùa đã bị đốt cháy nhiều lần do chiến tranh.
    Còn như đặc điểm nữa, thì đương nhiên, chùa thờ Phật hẳn:) có điều chùa Thiếu lâm - Tung sơn có ảnh hưởng của đạo Giáo trong một thời gian dài, còn như ở Việt nam, Đạo Phật du nhập, nhưng vẫn còn có ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian việt cổ,
    tỉ dụ vậy:) còn như những đặc điểm khác, mà Lão cọ nhắc tới, có lẽ sâu xa hơn tầm của Mỗ, kính mong chỉ giáo:-)
    Còn về câu hỏi Loan, Phượng
    Phượng: Chim phượng trống.
    Loan: Chim phượng mái.
    không biết thế đã ...khác chưa:))
    kính thày cọ một chén:) Thiết tưởng trong đôi vế đối nêu dưới đây, thày cọ cũng đã biết rồi chứ nhỉ, sao lại hỏi câu đó, để nhiều người tìm tòi, lộ hết hàng:):)
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    1. Tiếc là nhiều người không biết rõ về giống của Phượng và Loan nên cứ đặt tên lung tung. Loan- Phượng cứ loạn hết cả lên.
    Khi hiểu rõ Phượng- Loan khác nhau về giống như vậy sẽ thấy câu: "Trướng hoa nghiêng ngửa, Phượng đè loan" hay hơn. ( Phượng đè Loan chứ ko phải ngược lại ).
    2. Về sự giống nhau giữa 2 chùa thì đương nhiên là đều chịu những thăng trầm của thời gian. Nhưng yếu tố đó không phải riêng Phật Tích mới có.
    Điểm đặc biệt thú vị là trong chùa Phật Tích có thờ ngài Bạt Đà. Mà Bạt Đà thuộc bên Ấn Độ xưa, là người đầu tiên đến tu ở chùa Thiếu Lâm bên Tàu vào thế kỷ 5-6. Kế tiếp Bạt Đà mới đến ngài Bồ Đề Đạt Ma trụ trì Thiếu Lâm Tự.
    Có lẽ hiếm có chùa nào ở VN mà lại thờ ngài Bạt Đà.(tôi chưa được biết đến chùa thứ 2).
    Như vậy một giả thuyết đặt ra là phải chăng ngài Bạt Đà đã từng qua chùa Phật Tích thuyết giảng? nếu đúng thế thì ngài sang Phật Tích trước khi sang Thiếu Lâm Tự hay ngược lại?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này