1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    TÀI CHƠI CÂU ĐỐI
    (ST)

    Câu đối là một hình thức văn hóa độc đáo, một thú vui tao nhã, một trò chơi trí tuệ đặc biệt của dân tộc ta. Mỗi câu đối là một công trình nghệ thuật sâu sắc về ý, tinh tế về lời, từ ngữ được đẽo gọt công phu. Trong hai vế của một câu đối, từng từ, từng ý phải đối nhau cả nghĩa đen và nghĩa bóng, cả hình thức và điển tích:
    - Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng, nó kềnh cổ lại
    Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già.
    Quả là tuyệt vời ! "Công kênh, cồng kềnh" đối với "Cóc cách, cọc cạch" !
    Nhiều danh nhân, anh hùng hào kiệt của nước ta ngay từ bé đã thể hiện trình độ làm câu đối siêu việt. Còn nhớ ở làng nọ, có ông thợ rèn hay chữ thấy một cậu học trò nhỏ đang cắp túi xách đứng xem, bèn ra cho cậu một vế đối :
    - Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt.
    Chẳng phải suy nghĩ lâu, cậu bé đọc to :
    - Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi giành được tam khôi.
    Cậu bé ấy chính là Lê Văn Hưu, lớn lên thi đỗ Bảng Nhãn và trở thành nhà sử học uyên bác của nước ta.
    Cụ Phan Bội Châu có lần vào nhà một ông thân sĩ giàu có, con cái đều đỗ đạt. Khi mới vào nhà, cụ Phan thưa :
    - Tôi ở miền Trung, đến đây tìm nơi dạy học, không may lỡ đường, xin gia đình giúp đỡ.
    Ông bố liền bảo người con vừa đỗ tú tài :
    - Mày ra cho anh ta một câu đối, nếu đối được thì dọn cơm đãi, bằng không thì đuổi đi.
    Người con ứng khẩu đọc ngay :
    - Qủa ngôn vi khóa, nhất nhân khấu mạnh thị thùy.
    Vế ra khá hiểm, chữ "quả" và chữ "ngôn" ghép lại thành chữ "khóa". Chữ "nhất", chữ "nhân" và chữ "khấu" ghép lại thành chữ "mạnh". Cả câu có nghĩa là : Anh nói anh là thầy đồ, thế một người đi xin ăn là ai ?
    Nghe xong, cụ Phan lập tức đối lại :
    -Nhập mồ xưng công, thiên lý hành xung bất nhượng.
    Vế đối cực kỳ tài tình ! Chữ "nhập" và chữ "mồ" ghép lại thành chữ "công". Chữ "thiên", chữ "lý", và chữ "hành" ghép lại thành chữ "xung". Cả câu có nghĩa là : Tôi vào nhà ông, tôi xin ông, nếu ngoài ngàn dặm, thì tôi không chịu nhường bước đâu !
    Vừa nghe qua, ông bố vội vã bước tới, đỡ lấy tay cụ Phan, cung kính hỏi :
    - Thưa ngài ! Qúy tính phương danh là gì, xin cho chúng tôi biết.
    - Tôi là Thủ khoa San.
    - ối, giời ơi ! Thật là danh bất hư truyền ! Lâu nay, chúng tôi vẫn nghe tiếng ngài, bây giờ mới thấy đây...
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bậc thông tuệ, kiệt xuất về tài chơi câu đối. Hồi hoạt động ở Trung Quốc, trong một buổi họp có Bác và một người tên là Hầu Chí Minh cùng dự. Bất ngờ, Nguyễn Hải Thần xướng vế đối :
    *Hầu Chí Minh, Hồ Chí Mính, nhị vị đồng chí, chí giai minh
    (Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, hai người đồng chí, chí đều sáng).
    Trong khi cả phòng còn đang nhíu mày bóp trán suy nghĩ thì Bác đã khoan thai đáp lại :
    *Nhĩ cách mạng, ngã cách mạng; đại gia cách mạng, mạng tất cách !
    (Tôi làm cách mạng, anh làm cách mạng, cả nhà làm cách mạng, cách mạng chắc chắn thành công!).
    Mọi người hết sức khâm phục. Tiếng vỗ tay vang như sấm.
    Tại một cuộc hội nghị nhằm chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ ra một vế xướng :
    - Giáp phải giải pháp.
    Vế ra chỉ có bốn từ, nhưng thật hóc hiểm. Chữ "giáp" chỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, "phải giải pháp" là phải đánh thắng giặc Pháp trong chiến dịch lịch sử này. Mặt khác, theo cách nói lái của người Việt ta thì "Giáp phải" nói lái sẽ thành "giải pháp".
    Cả hội nghị không ai đối được. Mãi đến cuối buổi, mới có đồng chí Lê Văn Hiến đứng lên, nói trước mấy lời phi lộ rồi xin đọc vế đối :
    - Hiến tàí hái tiền.
    Thật tuyệt ! "Hiến" tức Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến, "Hiến tài" nói lái sẽ thành "hái tiền". Vế xưng nói về chiến đấu, vế đối nói về xây dựng. Chỉ có chữ "tài" đối với chữ "phải" là chưa được chỉnh. Nhưng cả câu "Hiến tài hái tiền" đối với "Giáp phải giải pháp" thì quả là khó tìm được câu nào hay hơn thế !
    Về câu đối ca ngợi công ơn Bác Hồ thì có vô số, mỗi câu mỗi vẻ, thể hiện từng cung bậc khác nhau của từng tác giả, nhưng cho đến nay, hay nhất có lẽ là câu đối của Nguyễn Văn Từ viết năm 1960, nhân dịp Bác tròn 70 tuổi :
    - Lo vì dân, nghĩ vì dân, vui khổ cũng vì dân, dốc chí thờ dân, công Bác với dân thiên thu bất tận !
    Bố gọi Bác, con gọi Bác, cháu chắt gọi Bác, nối dòng theo Bác, lòng dân mong Bác vạn thọ vô cương !

  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Giai thoại Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng:
    (st.)
    Tương truyền thuở nhỏ Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng cùng học một thày. Trọng hay được thày khen nhưng Cầu không phục.
    Một hôm đi đám ma về, thày cho cả hai người đi theo. Nhà đám biếu thủ lợn, Cầu và Trọng tỵ nhau không ai chịu xách. Thày bèn ra vế đối, bảo ai đối được thì không phải xách:
    Huề trư thủ
    (xách đầu lợn)
    Trọng đối lại:
    Phan long lân
    (Vịn vây rồng)
    Còn Cầu đối:
    Phá Tần diệt Sở
    Thày gõ quạt lên đầu Cầu, nói câu đối không chuẩn, thừa chữ và bắt xách thủ lợn. Nhưng Cầu vẫn gân cổ cãi:
    Tôi đối sai thật, nhưng ý tôi là muốn bóc vẩy rồng kia, chứ không thèm vịn vây rồng như Trọng!
    Một lần khác thày lại ra vế đối:
    Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo
    Trọng đối:
    Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc
    Cầu lại đối rằng:
    Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động
    Thày nghe xong bảo:
    Thằng Trọng có khẩu khí làm quan to, còn thằng Cầu thì chỉ làm giặc!
    Rồi từ đó ông đồ sợ không dám nhận dạy Cầu nữa. Sau này quả nhiên Trọng làm quan cho nhà Lê còn Cầu khởi nghĩa chống triều đình.
    ............
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng
    (p.2)
    Ra chiến trận
    Tương truyền có lần hai bên đối trận, Phạm Đình Trọng ra vế đối sai người đưa cho Cầu như sau:
    Thổ triệt bán hoành, thuận giả thượng, nghịch giả hạ
    Nghĩa là: chữ ?othổ? bỏ nửa một nét ngang, để xuôi là chữ ?othượng?, để ngược là chữ ?ohạ?. Câu này có ý đe doạ Cầu nếu thuận theo triều đình thì có chức, chống lại thì bị diệt.
    Hữu Cầu viết thư đối lại rằng:
    Ngọc tàng nhất điểm, xuất vi chúa, nhập vi vương
    Nghĩa là: Chữ "ngọc? có một dấu chấm, để lên đầu là chữ ?ochúa?, bỏ đi là chữ ?ovương?. Ý nói chí lớn của mình chẳng làm chúa cũng làm vua chứ không chịu hàng.
    ?oChim trong ***g?
    ?oChim trong ***g? là bài thơ nổi tiếng trước khi bị đem hành hình của Nguyễn Hữu Cầu còn lưu truyền đến ngày nay. Bài thơ làm cả tiếng Hán cả tiếng Nôm, có những từ cổ mà có lẽ tiếng Việt thời đó quen dùng.
    Khi Cầu bị bắt, Trọng lại gần xem Cầu có kêu cầu gì không, nhưng Cầu thản nhiên ngồi hát xướng rất ngang tàng. Trọng hỏi:
    Anh bây giờ như con chim trong ***g, còn gì mà hát? Nghe nói anh có tài thơ, trong trường hợp nào cũng làm được, vậy anh thử làm bài thơ ?oChim trong ***g? xem sao?
    Cầu không cần đợi giục hai lần, liền ngâm:
    Nhất lung thiên địa tàng thân tiểu[1]
    Vạn lý phong van cử mục tần[2]
    Hỏi sao sao luỵ cơ trần
    Bận tài bay nhảy, xót thân tang bồng
    Nào khi vỗ cánh rỉa lông
    Hót câu thiên túng trong vòng lao lung[3]
    Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc
    Đàn loan kia túc tắc cành nam
    Mặc bay đông ngữ tây đàm[4]
    Chờ khi phong tiện dứt dàm vân lung[5]
    Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu Hán
    Phá vòng vây làm bạn kim ô[6]
    Giang sơn khách diệc tri hồ?[7]

    Theo Việt Nam sử lược, khi Cầu bị bắt mang nộp chúa Trịnh cùng lúc với Nguyễn Danh Phương, chúa sai bày tiệc, bắt Phương rót rượu và Cầu thổi kèn hầu tiệc. Không rõ có phải đó chính là lúc Cầu ngâm bài thơ này hay không.

    1: Trời đất như cái ***g, nhốt mình vào cảm thấy nhỏ hẹp
    2: Phóng tầm mắt nhìn ra muôn đám mây
    3: Hát câu buông thả trong vòng kìm hãm
    4: Ý nói coi thường những lời dị nghị
    5: Chờ khi gió thuận sẽ dứt ràng buọc của ***g trời mây
    6: Mặt trời
    7: Những người khách trong núi có ai biết cho chăng?

  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ba anh em nhà Tây Sơn cũng khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn đàng trong. Sao sử mình không gọi họ là giặc nhỉ? Vì sao tui không hiểu, mong thày đồ zải thích rùm?
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Đấy là ông thày bảo thế;) chứ chính sử đâu có gọi là giặc:)
    Quận He còn có ảnh hưởng lớn tới trấn Kinh Bắc, Hải Đông.
    Hiện tại, vùng ĐỒ SƠN vẫn còn có giỗ quận HE, bằng hội chọi Trâu hàng năm đó, chứng tỏ việc của ngài không phải là việc làm của đạo tặc.
    Còn việc anh em Tây sơn, dưới danh nghĩa "phò LÊ diệt Trịnh", nên việc làm của Tây sơn không thể gọi là Giặc được
    Nhà Nguyễn Gia Long sau này, gọi Tây Sơn là giặc,
    Âu cũng là thời thế vậy
    Mời thày Thiếu Lâm nói đôi chút về THẾ, THỜI:)
    Xin mời
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 09:14 ngày 05/12/2006
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Câu đối động phòng​
    Đêm tân hôn, Cô dâu e ấp ngượng ngùng khi thấy tân lang vén rèm cửa bước vào. Tuy e thẹn nhưng vốn thông minh, nàng ra ngay một vế đối thử tài chú rể :
    Hang Thiên Thai, then khóa động đào, đóng cửa lại kẻo chàng Lưu quen lối cũ.
    ( Vế đôi ra theo tích Lưu thần nhập Thiên Thai).
    Cứ tưởng đinh ninh được một lúc lấy lại bình tĩnh, ai dè chàng của nàng khá hay chữ đối lại liền:
    Cửa Hàm Cốc, lòng khuôn tạo hóa, mở toang ra cho ông Bái dẫn quân vào.
    ( Vế đối theo tích Bái Công nhà Hán dẫn quân vào cửa Hàm Cốc)
    Vế đối thật chỉnh cả ngôn ngữ, lẫn tích cổ, lẫn ý tứ. Sau cuộc đối đáp ấy là một đêm tân hôn tuyệt vời.
    (Không biết cô Pic nhà ta hôm vừa rồi có ra câu đối cho thầy Thanh không? hihihi)
  7. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Theo thông tin mới nhận được thì có, nhưng chú rể say quá không đối được, đến gần sáng cô dâu sốt ruột quá bèn " mở cửa" cho ông Bái dẫn quân vào, cho chú rể nợ câu đối đến lần sau.
  8. thelocbkhn

    thelocbkhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    441
    Đã được thích:
    0
    cô dâu để đến gần sáng thì phải công nhận là "ĐỨC TÍNH KIÊN NHẪN" vào loại THƯỢNG THỪA....
  9. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Thế thì phải đối lại như sau:D
    Cửa Hàm cốc lỏng then tạo hoá, để sáng ...mai ông bái dẫn quân vào:-))
    hê hê:D
  10. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Liên quan tới các sự tích:) giai thoại, Thiên Hạ tôi cũng có trích dẫn truyện Nàng Kiều, Kim Trọng, cũng như Mỵ Châu, Trọng Thuỷ thử xem sao:-)
    Vế ra: THUÝ KIỀU đi qua CẦU, liếc thấy chàng KIM lòng đã TRỌNG
    Vế đối: TRỌNG THUỶ nhìn vào NƯỚC, thoáng nhìn nàng MỴ mặt rơi CHÂU
    Vế ra. vế đối có cả tên của hai cặp Thuý Kiều, Kim Trọng, Mỵ Châu, Trọng Thuỷ, đều là hai thiên tình sử nức tiếng nhỉ:)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này