1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Một đôi câu đối hay:
    Nguyên văn:

    Tại thiên nguyện tác ti dực điểu
    Tại địa nguyên vi liên lí chi

    dịch nghĩa.
    Trên trời nguyện làm đôi chim liền cánh,
    Dưới đất nguyện làm hai lá liền cành
  2. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Con công, con thỏ ăn cọng cỏ gần cây thông

  3. watcher_vn

    watcher_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Em vịt, em bị vặt lông cạnh bờ sông
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Ở Từ Sơn xưa có một lão nhà giàu rất sính chữ. Lão có 3 cô con gái đẹp như mộng đã đến tuổi lấy chồng tên là Hồng, Huệ, Lan. Lão thầm nghĩ nhà lão đã giàu có, nên muốn gả con gái cho người giỏi chữ nghĩa, như vậy là tiền bạc và tri thức đều có đủ trong nhà.
    Một hôm lão nghĩ ra một vế đối rất tâm đắc như sau:
    Hoa hương thì không sắc, hoa sắc thì không hương. Riêng hồng huệ lan vừa hương vừa sắc.
    Lão tuyên bố là ai đối lại được câu này thì gả cả 3 cô cho.
    Trai tráng, anh tài nghe tin lũ lượt kéo tới thử tài, nhưng không ai đối được.
    Thấm thoắt gần một năm trôi qua, một hôm lão đang ngồi trên sập gụ trầm ngâm thì có một chàng trai bước vào xin phép được thử tài. Lão vênh vênh ra vẻ coi thường. Bao văn nhân tài tử còn chẳng đối được, huống chi loại nhếch nhác này !!
    Chàng trai bước đến giữa nhà mặt thất thần hồi lâu rồi đột nhiên chỉ ngón tay lên mái nhà làm một phát trung tiện: Bủ...ủm ! To tướng, chấn động cả nhà, bụi bay mù mịt. 3 cô gái hoảng hốt nép mình vào nhau bàn tay búp măng bịt chặt mũi, mặt hoa nhăn nhó khổ sở...
    Lão nhà giàu nổi giận đùng đùng đập bàn đánh zoa`nh một cái, quát lớn: Tiểu tử thật to gan, sao dám trung tiện trước bàn thờ gia tiên nhà ta???!!!
    Chàng trai thủng thẳng vòng tay làm lễ đáp: Thưa bác, cháu đã đối xong rồi đó !!
    Hả !- lão nhà giàu tròn xoe mắt, tay cầm cây quạt run run- mày nói cái gì ?!!
    Chàng trai nheo mày nhìn 3 cô gái rồi quay sang lão nhà giàu đáp:
    Vế đối của cháu là:
    Ắm kêu thì không thối, ắm thối thì không kêu. Riêng ắm dưa hành vừa kêu vừa thối .
    Lão nhà giàu đành chịu và phải gả 3 cô con gái kiều diễm của mình cho chàng trai.
    Nghe nói sau khi đã là bố vợ rồi, lão bắt chàng trai nằm sấp trước bàn thờ và tét mấy roi vào mông vì tội dám trung tiện trước chốn linh thiêng.
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Con nhái ngồi quạt mo nhìn chùm nho trên mái (nhà )
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Con gái con trai ăn bánh gai bên gian trái
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Lóng lánh long lanh, thế sự như dòng nước chảy
    Lững lờ lơ lửng, ái tình tựa áng mây trôi:))
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Có một loại câu đối mà thầy Lục Thao chưa nêu ra trong phần giới thiệu (ở trang 1) là loại câu đối bình dân- tục. Thường những loại câu đối này được người dân lao động nghĩ ra, nó thô thiển nhưng cũng khá thú vị và được chấp nhận, được in trong sách lưu truyền chứ không chỉ là truyền miệng trong dân gian. Ví dụ như câu đối : Hoa hương thì không sắc, hoa sắc thì không hương. Riêng hồng huệ lan vừa hương vừa sắc .....được nêu ở trên.
    Các cụ xưa nghĩ ra loại câu đối này có khi để chửi thẳng vào mặt cái thói đời hợm hĩnh của kẻ giàu sang, chức quyền, cũng có khi là chỉ để thoả một cái cười bình dân, nôm na, hay là để giải toả một ẩn ức bị dồn nén của những kẻ nghèo hèn, những kẻ thấp cổ bé họng.Văn chương nói chung, câu đối nói riêng trao cho họ một sức mạnh, một quyền lực. Chủ yếu đó là quyền lực ảo, do người ta tưởng tượng ra, nhưng lại khiến cho người ta "âm ỉ" sướng. Cái sướng của kẻ ở thế thấp. Ví như chuyện 3 cô con gái đẹp của lão nhà giàu. Hẳn các chàng trai nhà nghèo khó mơ đến nên các chàng đã nghĩ ra cái câu đối ấy cho hả lòng hả dạ. Ngẫm cho cùng đây cũng không phải là hành động hay. Nói nôm na đây là hành động " không ăn được thì đạp đổ". Dù chỉ là sự đạp đổ trong tâm thức. Thật không quân tử chút nào. Thế mới biết, không phải cái bình dân nào cũng thú vị, nhưng không phải cái bình dân nào cũng đáng vứt đi.
    Ở ta, người ta rất ngại khi nhắc đến tên bộ phận sinh dục, hoặc một số hoạt động sinh lý của con người, cho rằng đó là thô tục. Ví dụ: thay vì nói đi ỉa thì người ta nói là đại tiện, đi đồng, đi cầu, đi ngoài,v.v...thay vì nói là đánh rắm thì người ta nói là trung tiện, đánh thối,vv...thay vì nói là (cúc) *****ặc ...thì người ta nói là chim. Người lớn có thể đùa trẻ con: quần thủng chim bay mất kìa rất tự nhiên, nhưng nói là c hay b thì không.
    Tại sao thế nhỉ? xét cho cùng, dù gọi thế nào thì những tên gọi đó đều chỉ cái hiện tượng (sinh lý), hay cái sự vật (bộ phận cơ thể) ấy mà thôi. Tại sao lại có sự phân biệt gọi thế này thì tục, gọi thế kia là thanh?!! Tại sao gọi tên cái tay, cái chân , cái cằm,cái mặt... thì không tục, nhưng gọi tên "cái ấy" thì lại bảo là tục?? Như thế có công bằng không??
    thanh hay tục chẳng qua là do người ta cứ bày đặt ra như vậy?! Phải chăng là thanh-tục chỉ là do đầu óc của mỗi người.
    Gọi tên "tục" mà không nghĩ tục thì có là "tục" không? Gọi tên "thanh" mà đầu óc nghĩ đến điều tục thì có "thanh" không"?
    Trên đây chỉ là đôi lời bàn về cái tục- cái thanh trong văn chương. Xác định thế nào là tục, thế nào là thanh? Vả chăng thanh-tục chỉ là sự phân chia ấu trĩ? vả chăng cần một quan niệm mới về thanh-tục trong văn chương? Khi ấy sẽ không còn khái niệm đố tục giảng thanh, ranh giới của chân-thiện-mỹ sẽ rộng rãi hơn cho những nẻo suy tư.
    người Miền Nam có vế đối:
    Cô gái Củ Chi, chỉ cu, hỏi củ chi?
    không biết mọi người thấy có tục không, nhưng câu này khá phổ biến trong vùng Củ Chi. Xin mời ai có cảm hứng thì đối lại !
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 15/12/2006
  10. watcher_vn

    watcher_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ Bác nhầm rồi đới, cánh "bút tre" có vế đối đầy đủ là:
    Cô gái củ chi chỉ cu hỏi củ chi
    Chàng trai giải phóng phỏng giái đi giải phóng

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này