1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thày cọ bình rất hay, đến nỗi vừa thi xong phải lao lên đây đối lại cái:)
    Tôi lang thang trong miền trong, có biết đèo Cù Mông, cũng mạo muội lôi ra đây đối lại với cô gái củ chi của thày Cọ cái
    Chàng trai Cù Mông, mồng c..u, phải Cù Mông
    cái việc thanh, tục, hay tục, thanh, là tự suy nghĩ của mỗi người
    đúng như lão Cọ nói, nếu mà bảo là Thanh theo vế câu đối dưới đây, tao nhã, nhưng đọc nôm ra thì phải biết là tục (nhưng trong đó cực kỳ ẩn ý
    Dung nhan tựa ngọc, hành pháp, hành ân....
    Tế tế kỳ âm, hộ dân hộ quốc.....
    câu này mà đọc nôm na, thì khối bác vỡ mẹt, nhưng viết bằng chữ hán, thì phải nói là tuyệt hay, nhờ thày cọ giải thích đầy đủ
    Nói chung, trong cuộc sống, nó phải muôn màu muôn vẻ (tôi viết vài dòng, có thể mọi người cho là giáo điều - nhưng vẫn cứ liều viết phát)
    còn những câu chửi thẳng vào thói hợm đời,
    chẳng hạn:
    Mùa Thu tháng chín lên chơi núi (câu này của Từ đạm khi lên chơi núi Dục Thúy)
    có người đối lại;
    Trống đánh canh năm gọi Thủng đồi:)
    Thủng đồi, nghĩa là ĐỔI THÙNG, canh năm có người đi đổi thùng ở khu vực thị xã, thành phố....
    hoặc:
    Lễ thọ năm mươi mừng mẹ nước
    đối lại
    Bạc thuồn trăm một chết cha dân
    cái vế 1 để tỏ ý mừng thọ mẹ vua, nhưng do quan Tham đề ra
    dân đối lại, tay này ăn của đút.
    đại để là thế, kiến văn hạn hẹp, mong được công kích:))
  2. watcher_vn

    watcher_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Cô gái Hơ Mông, Mông hơ ... xém "rừng thông"
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Rừng thông chắc là khô nên mới xém được nhỉ ?
    @lucthao: Tôi sẽ có ý kiến về câu của NK "tặng" HCK sau.
    @watcher: vế đối giải phóng chưa chuẩn lắm, tui sẽ bàn sau.
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Mỹ nhân như ngọc, hành vũ, hành phong, anh linh mạc trắc
    Tế thế kỳ âm, hộ dân, hộ quốc, vạn lại vô cùng
    Về đôi câu đối của cụ Tam Nguyên Yên Đổ tui vừa dán ở trên thì 2 câu nầy có lai lịch như sau : Khi thấy 1 đám xấu sửa sang xong ngôi đền Thánh Mẫu, sơn phết pho tượng thánh mẫu loè loẹt không giống ai cốt chỉ để trục lợi qua những hoạt động tế lễ mê tín dị đoan, lên đồng cho đám bóng cô bóng cậu tới chim chuột nhau nên khi được đám nầy tới xin cụ 1 đôi câu đối cho ngôi đền mới tân trang nầy, cụ liền thảo ngay cho họ 2 câu :
    Mỹ nhân như ngọc, hành vũ, hành phong, anh linh mạc trắc
    Tế thế kỳ âm, hộ dân, hộ quốc, vạn lại vô cùng
    Có nghĩa là :
    Người đẹp như ngọc, làm mưa, làm gió, thiêng không lường hết,
    Âm đức giúp đời, giúp nước, giúp dân, ơn đội vô cùng
    Được cụ thương cho 1 đôi câu đối hay và đẹp đến như vậy, đám nầy sướng quá sụp lạy cảm ơn cụ, tạc đôi nầy trên gỗ quí với sơn son thiếp vàng rồi treo tại đền thờ.
    Bữa kia, 1 vị thâm nho tới thăm đền, đọc ít chữ trong đôi đối đó trước mặt mọi người :
    Mỹ nhân như ... ngọc hành ...
    Tế thế kỳ ... âm hộ ...
    (
    Lưu ý quí anh, chị trẻ tuổi : Hồi xưa các cụ viết Hán tự không có bỏ dấu phết, dấu chấm gì hết. Văn xuôi thì được viết liền tù tì 1 hơi từ đầu
    )
    Câu này cũng được sửa đổi đôi chút, rồi tương truỳền lại là đem tặng người bạn của Cụ Tam Nguyên là Hoàng Cao Khải, mà thày cọ sẽ có chú thích sau.
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Hồi còn nhỏ, tôi hay được nghe thân phụ tiên sinh kể chuyện đó đây, trong đó có cả chuyện về câu đối này. Hồi nhỏ thì dĩ nhiên nhớ bập bõm nhưng tôi cũng chưa có lúc nào check lại cả.
    theo trí nhớ của tôi thì câu đối Nguyễn Khuyến tặng Hoàng Cao Khải nhân dịp Hoàng Cao Khải lên lão thế này:
    Dung nhan tựa ngọc hành pháp hành ân
    Phúc đức hà âm hộ dân hộ quốc

    Tạm dịch:
    Dung nhan đẹp tựa ngọc, thực hành pháp luật, thực hành ân đức cho đời.
    Phúc đức bao trùm quả đất, giúp dân, giúp nước.
    Một câu đối với ý nghĩa thật hay. Nhưng khi ngắt đoạn khác đi thì ý nghĩa khác hẳn:
    Dung nhan tựa ngọc hành, (thực dân) Pháp cho (mày) ân huệ.
    Phúc đức chỉ đủ trùm âm hộ, nhân dân giúp đất nước (còn làm quan như mày thì chỉ là tay sai cho Pháp mà thôi ! ).
    Chú thích:
    Ngọc hành = phận sinh dục của nam giới. Nên ngọc hành đối với âm hộ thì cũng quá chuẩn rồi. Khuôn mặt đang đẹp như ngọc hoá ra giống cái..ngọc hành. Phúc đức đang bao trùm quả đất hoá ra chỉ còn đủ che cái ..âm hộ. Biến hoá thật linh động. Và chỉ có Nguyễn Khuyến tiên sinh mới có câu đối hay, thâm đến như vậy mà thôi !!!
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 09:25 ngày 16/12/2006
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Cách đây lâu lâu, tôi có đọc câu này cho một anh bạn vùng Củ Chi nghe. Anh bạn bảo là câu này cũng được lưu truyền trong đó, và nhiều người biết đến. Có thể là vế ra do dân "bút tre" nghĩ ra, hoặc do người dân vùng Củ Chi nghĩ ra- điều đó không quan trọng.
    Vế đối của dân bút tre chưa chuẩn ở chỗ:
    trong vế ra: chữ Củ Chi đầu là tên một địa danh, còn chữ củ chi sau là một câu hỏi, chúng cùng âm mà không cùng nghĩa.
    trong vế đối: hai chữ giải phóng ở đầu và cuối chỉ đơn giản có một nghĩa là giải phóng, mặc dù về mặt loại từ thì có khác nhau thật.
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Về giai thoại có nhiều, chẳng hạn về Bút Tre
    Nhân dịp đòan văn công tỉnh Phú Thọ cũ, có tên là Bến Tre, đội này tập văn nghệ nhưng diễn không đạt lắm, làm không hài lòng quan chức viếng thăm bữa đó, bỗng có một người xuất khẩu
    Con cháu Bút Tre, diễn vở bến tre, không có gì che đành phải diễn!
    Bút tre cũng ậm ừ, hắng giọng và nói:
    Các cô cùng Quê cọ, tắm táp kỳ cọ, cầm cái cẫng cọ cũng cố mà kỳ:)
    văn chương, chỉ truyền miệng, hoặc lưu truyền bằng một hình thức nào đó, cũng có loại giai thoại hay, có loại thanh, loại tục
    nói chung, góc quán này cũng chỉ có ý muốn làm mọi người thêm vui lúc trà dư tửu hậu thôi, chứ để ....kiếm ăn thì có lẽ ko bao giờ được:)
  8. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Vấp giò rơi mắt kiếng
    Bờ giếng có con
  9. Nonick_cz

    Nonick_cz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cô gái làng Lim, tìm trai, chài ''''tim''''
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    @ BaoTrungVIP:
    Bao Chửng VỊT nghe ...xử tội này:


    Gác tiếng Sấm ở ngoài tai, chẳng sợ uy Trời (1)
    Đẩy nước Mưa ra khỏi đầu, không tuân phép Thánh (2)


    Thế có đáng thịt không:)))
    Lão Huynh Cọ đâu ròai, Thế Lộc đâu:D, Phong Thiên Vũ đâu, anh em KBC ở đâu cả roài, làm ...một ly ông cụ nào:-))

    (1) Vịt nghe sấm:)
    (2) Nước đổ đầu vịt :))

    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 07:58 ngày 17/12/2006
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này