1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. victory_or_death

    victory_or_death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Anh em đối anh em, trong lúc mình anh cất tiếng ca
    Đối thế có được không Đồng chí thao...
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    99%. Ca cũng là anh. Nhưng 3 chữ anh chỉ có một nghĩa là anh. Còn Khánh vừa nằm trong tên vừa là vui (hai ý nghĩa khác nhau)
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0

    kìa ấy ai vặn máy tuần hoàn, đưa thoi ngọc để xoay trời đất lại
    Ừ mới biết rằng cơ tạo hoá, tuôn then xuân cho rạng nước non ra

    QUÁN ĐỐI XIN CHÚC TOÀN THỂ KHÁCH VIẾNG THĂM MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG, VAN SỰ NHƯ Ý!
    QUÁN ĐỐI XIN CHÚC TOÀN THỂ THÀNH VIÊN KBC MỘT XUÂN MỚI HẠNH PHÚC THÁI HOÀ, ƯỚC GÌ ĐƯỢC NẤY!
    CHÚC NĂM MỚI 2007 NHIỀU THÀNH CÔNG, THỜI CƠ MỚI, THẮNG LỢI MỚI
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Mở hàng quán đối của thầy đồ cái nào.
    Đơn của ông Cao​
    Bấy giờ ở làng Cổ Bi có người đàn bà góa bị chết mất con bò. Bà ta tất tả đi nhờ người viết đơn trình lí trưởng kí, rồi phải đến phủ đường để xin phép được mổ thịt bán. Qua làng Phú Thị, bà gặp ông Cao Bá Quát đang phe phẩy quạt lông dạo bước. Cao tiên sinh thấy bà ta có vẻ lo lắng, căng thẳng lắm mới động lòng hỏi rõ sự tình. Biết chuyện rồi, Cao tiên sinh bảo: Bà cứ về nhà bảo người nhà mổ bò rồi mang đi bán kẻo thịt bò ôi không bán được, rồi qua đây tôi viết lá đơn khác cho. Đơn của tôi thì bảo đảm là quan phủ phê ngay, không đòi lễ vật, không hạch sách gì đâu.
    Người đàn bà nghe theo. Qủa nhiên quan phủ khi xem xong đơn cứ cắm mặt mà phê, không nói năng gì.
    Chuyện đồn ra, mọi người lấy làm lạ lắm mới tìm đến nhà ông Cao dò hỏi. Ông cao chỉ tủm tỉm cười. Mãi sau mới đọc bài thơ cho mọi người nghe, cũng chính là lá đơn trình quan phủ ấy:
    ?o Em là con gái Cổ Bi
    Có con bò chết phải đi trình người
    Giữa đường váy tụt, đơn rơi
    Vậy nên em phải cậy người làm đơn
    Đem trình chú phủ Thuận An
    Chú mà phê phó tôi liền về ngay
    Chú mà sách nhiễu việc này
    Thì chú ?ocắc mụt? cho thầy làm đơn !?

    Nghe xong bài thơ, ai nấy đều cười vang, rất thích thú. Hẳn là tay tri phủ đã nhận ra nét chữ của ?oThánh Quát? mà không dám ho he !
    Đôi lời bình: Đọc giai thoại này mới thấy thày Quát cũng ?otục? ra phết. Lại nghĩ đến cái tục trong câu đối của Nguyễn Khuyến tiên sinh tặng Hoàng Cao Khải, ví dung nhan Khải như ngọc hành, so phúc đức Khải với âm hộ. Nhưng cái ?otục? của các thầy không những không bị phê mà còn được chấp nhận, xa hơn nữa là được tán thưởng, bởi cái tục ấy ném vào mặt kẻ làm quan cậy quyền hống hách sách nhiễu dân đen. Đấy là cái ngang tàng của kẻ trí thức trong xã hội, nó làm nức lòng những người yếu thế. Nhưng xét cho cùng, đó cũng chỉ là sự phản kháng đơn thuần. Nó không thể là nấc thang, dù là nhỏ, giúp cho dân tộc vươn lên một tầm vóc cao hơn. Đáng tiếc thay cho những đầu óc lớn của dân tộc!
    Chú thích: Cổ Bi, Phú Thị xưa thuộc Kinh Bắc, nay thuộc Gia Lâm- Hà Nội.
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Chào năm mới thày cọ, cùng toàn thể bạn bè gần xa, cũng như khách thập phương lai vãng!
    Cũng tiếp nối trong những câu nói về việc ...xỏ xiên, hay đả kích, thì có một chuỗi những câu của cụ Nguyễn Khuyến như sau:
    Tứ phẩm sắc phong hàm cụ lớn
    Trăm năm danh tiếng của bà to
    Tư Hồng tên thật là Trần thị Lan, quê ở Phủ Lý ( Hà Nam) lấy người Hoa Kiều là chú Hồng ở Hải Phòng, sau lấy người cố đạo phá giới là Croibier Huguet (còn gọi là cố Hồng).
    Cô Tư Hồng đã nhận đứng thầu phá nốt những mảnh tường thành Hà Nội lấy gạch xây nhà cho thuê nhờ thế mà trở nên giàu có . Về sau Tư Hồng buôn gạo lậu thuế bị bắt, nói dối là đem phát chẩn, được bọn thực dân đề nghị với triều đình phong kiến cho thị hàm ?oTứ phẩm cung nhân? và cho cả bố thị hàm Thi độc . Tư Hồng về làng ăn khao linh đình!
    - Có hay chi ?ocõng rắn cắn gà nhà?, phong lưu chú Bát (1), phú quý dì Tư (2), mây nổi đã từng qua trước mắt .
    - Thôi đừng có ?orước voi giày mả tổ?, sự nghiệp bà Bông (3), thơ từ ông Húng (4), gió bay đành lẽ gác ngoài tai .
    (1) Chú Bát: ẩn danh của Nguyễn Trọng Kim, thường gọi là Thương Kim vì y làm Thương biện Hà Nội, đi lại với Tây, nên chúng cho hàm ?obát phẩm bá hộ? có sản nghiệp hàng Khay, tương truyền là bá hộ Kim xây tháp rùa để mả .
    (2) Dì Tư: tức cô Tư Hồng
    (3) Bà Bông: vợ kế của Hoàng Cao Khải . Sự nghiệp bà Bông: có người cho là nhà thơ ám chỉ việc Hoàng Cao Khải làm tiểu phủ sứ đánh cụ Đề Thám, mất ấn, sau phải sai vợ đến ở trong trại một lãnh tụ là Thân Đức Luận để đánh lừa lấy trộm ấn về .
    (4) Ông Húng: tức là Phạm Văn Toán, người làng Yên Lăng (nay là ngoại thành Hà Nội) sản xuất rau húng, hay làm thơ, nhờ khéo nịnh Tây mà leo lên đến chức tổng đốc Nam Định, (vào khoảng 1900-1904). Khi y làm tuần phủ Hưng Yên, có làm bài vịnh chim bồ câu:
    Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời
    Khi thì bay bổng, lúc bay khơi
    Về sau nó đẻ ra con cháu
    Nướng chả, băm viên, đánh chén chơi
    được các quan dưới quyền khen hay. Vì y dốt mà lại sính làm thơ nên Nguyễn Khuyến mới mỉa là ?othơ từ ông Húng? .
    Trên đây gọi là trích dẫn đôi câu, cũng thêm vào mục dùng câu đối để châm biếm, đả kích, cũng như vạch trần thói hợm hĩnh, hay đại loại vậy,
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nhiễu xanh, nhiễu đỏ​
    Trước ngày quốc khánh Pháp (14/7) năm ấy, tay tổng đốc Bắc Ninh ra vế đối dán lên một cổng chào như sau:
    Quần trắng, quần thâm đừng quần tụ.
    Cột cổng còn lại dán tờ giấy trắng và treo giải cho người đối được.
    Thời ấy đàn ông thường mặc quần trắng, đàn bà thường mặc quần thâm. Vế ra hàm ý răn đe không được quần tụ, họp kín, tụ tập, vì sợ biểu tình, chống đối.
    Cũng thời ấy, bọn quan lại tay sai thường mặc quần áo nhiễu xanh nhiễu đỏ, cho rằng đó là sang trọng lắm.
    Đến đúng ngày 14/7, người ta thấy cột còn lại đã có một vế đối rất chỉnh như sau:
    Nhiễu xanh, nhiễu đỏ chớ nhiễu dân
    Vị tổng đốc nghe lính báo tím cả mặt mày, gã vội cho người dỡ đi đôi câu đối ấy.
    Đôi lời bình luận:
    Câu chuyện trên là một ví dụ về sự thâm thúy, đáo để của người Kinh Bắc. Vốn là một miền quê thấm nhiễm Phật giáo, Nho giáo ngót 2 ngàn năm, người dân hiền lành, hồn hậu, nhưng không nhu nhược. Họ mong hoà bình yên ấm, và sẵn sàng chống lại sự cai trị hà khắc của vua quan. Lịch sử đã chứng minh điều đó.
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 04/01/2007
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Nhân sự kiện KBC - quán coffee đóng cửa, tôi mạo muội đưa vế này thách đối này!
    KBC vốn là nhà, đành lòng đóng quán cà phê thứ sáu?
  8. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    ôh, chào SVTT:D
    sinh viên là hóm lắm đấy, vào quán mỗ thường xuyên nhá:)
    lúc nào cũng welcome các bạn
    một tràng vỗ tay cổ vũ bạn svtt nào:-) các bạn!!!
    cơ mà đừng có buồn lâu
    nếu để trong đầu thì ...ốm có ngay (ốm có ngày)
    vui lên nhá!:))
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Để cho thêm phần rôm rả, hôm nay tôi mở thêm phần đố Kiều
    chắc các liền anh, liền chị, cũng như quan viên hàng chục họ đôi lần cũng đọc Kiều, lẩy Kiều, hay bói Kiều rồi phỏng? như vậy, càng dễ bề đối đáp
    vả chăng, nếu ai chưa đọc, nhân đây cũng có thể làm quen với Kiều, sau này trong những lúc sinh hoạt văn hóa văn nghệ, có câu mà ...lẩy:))
    chẳng hạn, khi tôi đưa ra một đôi câu (tức nhiên là trong Kiều thôi) và mọi người sẽ diễn tả đó là hành động gì, hay cái gì:) nếu diễn bằng một câu lục bát, thì càng hay, còn thể hiện bằng đôi câu đối thì vui nữa
    hình thức nào cũng được chấp nhận!
    Tôi sẽ đề nghị Bảo Trung Vip mở quỹ, có gold để tặng các bạn:)
    Trân trọng
    Mở màn,
    Tôi mạo muội đưa câu đố này:
    " Trên vì nước, dưới vì nhà
    Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng"

    Kính!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này