1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Mở màn trang mới, lục mỗ đưa lên đây đôi câu đối của người xưa,
    Đôi lời dẫn nhập:
    Xưa, mỗi năm, khi Tết đến, từ thành thị tới các làng quê, cùng với việc mua sắm hàng Tết, dựng cây nêu, người ta không quên mua dăm quả cau, bao chè tới xin câu đối cụ Nghè, cụ Cử.
    Câu đối thờ viết trên giấy đỏ dán ở cột, ở cửa nhà nội dung thường bày tỏ lòng biết ơn của cháu con đối với tiên tổ:
    Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
    Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
    (Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân, Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)
    Kính chúc toàn thể quý khách vào thăm, xuân mới an khang, năm mới mạnh khỏe, cầu được ước thấy
    XUÂN NHƯ Ý !
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 07:50 ngày 03/03/2007
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Câu đối - Một nét duyên xuân
    (sưu tầm)
    [​IMG]
    (Nhân Dân) - Không rõ ở nước ta, nếp quen làm câu đối Tết xuất hiện đầu tiên từ lúc nào. Theo truyền thuyết, thuở xa xưa, tục treo câu đối trước nhà khởi đầu là chuyện mê tín.
    Ở Trung Quốc, thời cổ đại, ma quỷ sợ gỗ đào, cho nên người ta đẽo gỗ đào thành hai mảnh, vẽ các thần trừ tà, Tết đến, đem treo trước nhà. Từ thời Ngũ Ðại (đầu thế kỷ thứ 10) thẻ gỗ đào biến thành câu đối. Hậu chủ nước Thục, trong một đêm giao thừa, cầm bút viết hai câu: "Tân niên nạp dư khách. Gia tiết hiệu trường xuân" (Năm mới thêm nhiều phúc, Tết đến gọi mùa xuân). Ðó là hai câu đối cổ nhất viết câu đối xuân Trung Quốc. Nhưng tục lệ viết câu đối để dán, treo trong nhà thì bắt đầu phổ biến từ đời nhà Minh (thế kỷ 14).
    Dùng chữ Hán, các nhà nho nước ta rất thích làm câu đối. Ngày xưa, chỉ làm câu đối chữ Hán. Ðến khi có chữ Nôm và chữ quốc ngữ thì câu đối chữ Nôm và chữ quốc ngữ xuất hiện ngày càng nhiều. Dịp Tết là cơ hội để cho những người có khả năng làm câu đối trổ tài. Nội dung câu đối Tết nói chung là chúc điều may mắn, tốt lành, ca ngợi công đức, sự thành đạt, làm điều hay việc nghĩa, phản ánh một phong tục tập quán như một câu đối Tết trước đây rất phổ biến:
    Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
    Ðương nhiên cũng có nhiều câu đối phê phán cái sai, cái xấu. Trong cuộc sống hằng ngày, câu đối xuất hiện nhiều trong mừng thọ, cưới hỏi, về nhà mới, thăng quan tiến chức, lễ hội, và cả trong việc châm biếm, đả kích, chơi chữ rất là thâm thúy.
    Làm câu đối khó hơn viết một câu văn xuôi vì nó đòi hỏi ít chữ, nhiều ý, mỗi chữ trong hai vế phải rất cân đối, danh từ đối với danh từ, tính từ đối với tính từ, vần bằng đối với vần trắc... tuyệt nhiên không thể so le về số chữ, câu trên bao nhiêu chữ thì câu dưới cũng phải bấy nhiêu.
    Trong kho tàng câu đối Việt Nam đã in thành sách báo kể có đến hàng chục vạn câu được người đọc thích thú ngợi ca. Có người vì làm câu đối mà phải hy sinh tính mạng như trường hợp Giang Văn Minh. Năm 1637, ông được vua Lê cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Quan nhà Minh ra câu đối: "Ðồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng đến nay rêu vẫn còn xanh) ý nhắc đến việc nước ta bị họ thống trị từ đời Hán. Ông liền đối lại: "Ðằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Ðằng từ xưa máu còn đỏ) ý nói kẻ địch ba lần bị thua ở sông Bạch Ðằng. Người Minh bị nhục bèn mổ bụng ông. Ông hy sinh ngày 12-7-1638. Thi hài đưa về nước, vua Lê gửi lời ai điếu: "Sứ bất nhục quân mệnh, Mã vi thiên cổ anh hùng" (Ði sứ không làm nhục mệnh vua, ông xứng đáng là bậc anh hùng ngàn đời).
    Những năm chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc, các vị bộ trưởng trong Chính phủ thỉnh thoảng ra câu đối vừa vui vừa rất ý nghĩa. Có lần trong dịp chúc thọ cụ Tôn Ðức Thắng năm 1949, một vị bộ trưởng nhìn Ðại tướng Võ Nguyên Giáp ra vế đối: "Giáp phải giải Pháp". Câu này vừa chơi chữ nói lái vừa có nghĩa là Ðại tướng Võ Nguyên Giáp phải đánh cho giặc Pháp thua. Một vị khác nhằm vào Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến đối lại: "Hiến tài hái tiền" cũng là nói lái và có ý là bộ trưởng tài chính làm ra nhiều tiền!
    Ngoài những câu đối được sáng tác hoàn chỉnh đủ hai vế, còn có lối chơi ra một vế rồi thách người khác đối lại. Có khi ra câu đối trong dịp Tết trước, đến Tết sau mới có người đối lại. Cũng có khi mãi mãi không có ai đối lại được, vì ra câu đối dễ hơn đối lại (xuất đối dị, đối đối nan). Nhiều trường hợp, cả người ra câu đối cũng không đối lại được câu mình đã ra.
    Xin được nhắc lại một vế đối trước kia, nữ sĩ Vân Ðài tặng Thế Lữ mà mãi về sau, Thế Lữ vẫn không đối được. Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ. Khi viết văn, viết báo, có bài ông ký Lê Ta, có bài ông ký Lê Tây. Do đó, nữ sĩ Vân Ðài mới ra câu đối tặng ông: Thế Lữ mừng xuân hai thứ lễ: một quả lê ta, một quả lê tây". Quả là khó đối thật!
    Cũng như tương truyền câu thách đối: "Da trắng vỗ bì bạch", đã rất lâu chưa ai đối được. Nói cho đúng là có một số người "thử đối" như "rừng sâu mưa lâm thâm", cũng tạm được, nhưng chưa thật hay.
    Thời hiện đại, nhân Tết năm Dần, 1998, nhạc sĩ Trọng Bằng có câu mời đối trên báo Nhân Dân số Tết: "Ðêm ba mươi, chơi với cọp, bóp lưng hổ, nhổ râu hùm, túm tiger, tu cạn dần, gần ông Mãnh".
    Câu trên khó ở chỗ trong một vế đối 20 chữ có đến 7 chữ chỉ con hổ với cách dùng khác nhau. Không biết đã có ai đối được chưa và tác giả có tự mình đối lại không.
    Người ta làm câu đối, ra câu đối, mời đối, thách đối trong rất nhiều hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. Nhưng việc làm câu đối nhộn nhịp, sôi nổi nhất, hấp dẫn nhất, lôi cuốn nhiều người tham gia với niềm hứng thú cao nhất vẫn là dịp Tết, xuân. Có thể nói đó là một nét văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta cần được vun đắp, phát huy.
    ĐẶNG MINH PHƯƠNG
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=81&article=87085
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 08:01 ngày 03/03/2007
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Xin mời pà kon tiếp tục giải đố, kẻo topic hơi nóng bỏng sắp sửa nguội lạnh dần và đi và quên lãng mất
    Kính:)
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 07:41 ngày 09/02/2007
    [/QUOTE]
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    "Ðêm ba mươi, chơi với cọp, bóp lưng hổ, nhổ râu hùm, túm tiger, tu cạn dần, gần ông Mãnh".
    " Ngày Phụ nữ, làm giúp mẹ, đến thăm bà, tặng hoa cô, ôm bà xã, hôn lên má, tôn làm nương" .
    Khà...khà... Đối dzậy được không nhỉ?
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Dưng mà đem chị em phụ nữ ...mà đối với cọp, hổ, dần sàng thế nì thì ...đây là tự ý chị em đấy nhá;)
    1 vote cho vế tuyệt diệu:)
  6. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Huhu. Khó qúa Thầy đồ Lục ạ! Em cũng muốn trả nhời lém nhưng hổng biết trả nhờ thía nào vì ko biết. Em chợt nhớ trong bài " Đọc Kiều", nhà thơ Tố Hữu có viết:
    Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
    Tài sắc mà sao lắm trân chuyên.​
    Thầy đồ Lục có thể giải thích thông qua một vài câu thơ trong triện Kiều dc hông ạ?
    Chân thành cảm ơn!
    [/QUOTE]
    Được hahathayroai sửa chữa / chuyển vào 19:11 ngày 05/03/2007
  7. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    1. Chân trời góc bể bơ vơ
    Đố ai biết được Kiều đề thơ mấy lần
    3. Thơ, Đàn cũng nổi khúc ca
    Mấy lần Kiều đã nhớ nhà hỡi ai (end 4)


    Phức tạp, đây, để em giả nời 2 câu:
    1. Theo thầy Tháo gợi ý là 4 lần:
    - Rút trâm sẵn giắt mái đầu
    Vạch da cây vịnh 4 câu 3 vần
    - Lòng thơ lai láng bồi hồi
    Gốc cây lại vạch một bài cổ thi
    - Khi gió gác, khi trăng sân
    Bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ
    - Nàng vâng cất bút tay đề
    Tiên hoa trình trước án phê xem tường
    3. Cũng nhờ gợi ý của thầy Tháo, 4 lần:
    - Sân Lai cách mấy nắng mưa
    Có khi gốc Tử đã vừa người ôm
    - Mối tình đôi đoạn nên tơ
    Giấc hương quan luống lần mơ canh dài
    - Bốn phương mây trắng một màu
    Trông vời cố quốc biết đâu là nhà
    - Đoái trông muôn dặm tứ phần
    Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa
    Xin hết!
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Hỡi người đọc rộng hiểu sâu
    Cho tui hỏi nhỏ một câu...Kiều cười ?​
  9. lynambn

    lynambn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0

    Khi khóc hạnh, khi nét ngài
    Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa
  10. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Cùng nhau trông mặt cả cười
    Dan tay về chốn trướng mai tự tình
    hình như ko chỉ cô Kiều cười
    mà ...cả chúng bạn cùng cười nữa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này