1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Chả biết xuất xứ câu trên thế nào, nhưng em nghe lỏm được câu đối lại thế này:
    Đường tối ổ voi nhiều như kiến, bò tới quán bê, cóc thèm vô
  2. bupbebangbong8x

    bupbebangbong8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    hị..hị... không ổn tí nèo...
    Ví dụ phải đảo ngược lại như: Cười ngả = cả người... chứ... Bác lại đảo: Thơ nàng = nàng thơ. hị..hị...
    Con , con sóc
    Con cóc, con
    Con công , con rùa
    Con cua, con rồng
    Con , con báo
    Con sáo, con
  3. bupbebangbong8x

    bupbebangbong8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Đến Đồng NAI, nhớ Kỳ LỪA, ăn miếng thịt CHÓ, ngồi tán VƯỢN tán HƯƠU (st)
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Nhân mùa cưới, muốn để hiểu rõ thêm về chữ "Song hỉ" được viết và cắt bằng giấy đỏ, treo trên xe và trước nhà có đám cưới, Nhiều người nghĩ đám cưới là của hai họ, nhà trai nhà gái, cùng vui nên dùng chữ "Song hỉ".
    Sách cũ kể lại:
    Đó là một chuyện ngẫu nhiên, tình cờ và là vận may của Vương Tể tướng nước Tống. Ông học giỏi nhất vùng, cùng quê với Khổng Tử, sau này là người học giỏi nhất nước, làm đến chức Tể tướng nhà Tống (ông này cũng từng chỉ huy công cuộc xâm lược Việt nam thời Tống).
    Chuyện kể rằng: Khi đi Bắc Kinh để thi đình, trên đường xa 800 km, ông đi qua một vùng trù phú. Ở đấy có một phú ông "Phú gia địch quốc" có cô con gái xinh đẹp. Phú ông muốn tìm người tài trong thiên hạ để kén chồng cho con gái. Phú ông cũng là người học rộng, uyên bác, muốn thử tài trong thiên hạ nên viết một vế câu đối, treo bên cái đèn ***g tả "Đèn kéo quân", nội dung:
    "Mã tẩu đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ"
    (nghĩa là: ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân).
    Ngài... "tân khoa" Vương An Thạch học giỏi nổi tiếng nhất vùng mà đọc đi, đọc lại suy nghĩ mãi, cũng không tìm ra được lời hay, ý đẹp, đối đáp lại... Ông đành bàn với những người phục vụ cùng đi: "Hãy về Kinh thi xong, tính sau", mặc dù ngài "tân Khoa" rất luyến tiếc người con gái đẹp, lẫn của cải giàu sang, và tự trách mình học giỏi, tài cao mà có một vế câu đối... lại không đối được, đành đi thẳng.
    Đến Bắc Kinh, ông vào thi ròng rã hàng tháng. Cuối cùng ông đỗ "Tam khôi", một trong ba người giỏi nhất thi đình (lấy tiến sĩ). Nhưng ông Vương chỉ đứng thứ ba, vì khoa này không có ai đủ điểm trúng Trạng nguyên và Bảng nhỡn. Ông đỗ Thám Hoa. Khi kiểm tra lại (phúc khảo), Vua Tống cho gọi ông vào Triều và ra cho một vế câu đối, bắt ông đối lại. Cờ nhà Tống lúc đó có thêu con hổ ở giữa, nên vua ra vế câu đối có nội dung sau đây:
    "Hổ phi kỳ, Kỳ phi hổ, Kỳ quyển, hổ tàng hình" (nghĩa là: Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ giấu mình).
    Ngài Thám hoa mừng thầm trong bụng là mình gặp may, ông liền lấy vế câu đối của "Phú ông" đem đối lại, Vua khen hay, chính thức phê duyệt ông đỗ Thám Hoa, đứng thứ ba trong hàng Tam Khôi. Và đứng đầu tiến sĩ khoa đó.
    Ông vinh quy, không quên qua nhà "Phú ông" dùng vế câu đối của vua ra để đối lại câu đối của phú ông. Phú ông rất hài lòng và gả con gái yêu cho quan Tân khoa Thám hoa Vương An Thạch. Hai vế câu đối trọn vẹn:
    "Mã tẩu đăng, Đăng tẩu mã, Đăng tức, Mã đình bộ.
    Hổ phi kỳ, Kỳ phi hổ, Kỳ quyển, Hổ tàng hình
    ".
    Phú ông cho tổ chức đám cưới ngay tại nhà mình. Trong ngày tân hôn, quan Thám hoa nhận được cờ Tiệp của nhà vua phong cho làm Tể tướng (ngang Thủ tướng ngày nay), phải kíp về triều nhận nhiệm vụ
    Quan Thám hoa sung sướng, viết hai chữ rất to tặng bố vợ và gửi về gia đình: "Song hỉ". Một vận may hiếm có: làm Tể tướng lấy vợ đẹp. Chữ nghĩa thông minh nhất nước mà phải nhờ 2 vế câu đối của người khác mới thành danh. Thế mới biết làm cả 2 vế câu đối thì dễ, còn phải đối lại vế câu đối của người khác là khó lắm thay!
    Chẳng phải thế mà ngay trong nước ta, đời này lưu truyền đời khác, còn một vế câu đối vẫn chưa có nhân tài điền vào.
    Ở làng Rồng huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương có vế câu đối: "Đình làng Rồng có cây gỗ rắn, đục ba năm chẳng cắn miệng xà, long lại hoàn long...".
    Hay ở làng Bo, Thái Bình có vế câu đối:
    "Con bò lang chạy vào làng Bo"

    Kỳ sau: Hồ Quý Ly - câu thơ trên bãi cát
    @ bé bê;) bé bê đối hay lắm
    @ cả nhà:) mọi người tiếp tục post bài nhé;) hi vọng chúng ta có một sân chơi thật hấp dẫn:)
    @ cả nhà, chúc cuối tuần vui vẻ và mạnh khỏe
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 01:17 ngày 16/09/2006
  5. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    RƯỢU CHÈ MUÔN ĐỜI THỊNH>>HỌC HÀNH VẠN KIẾP SUY
    em đối thế được không bác Thao?
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Nguyên văn của đôi câu đối trước khi QA_UK nêu trên là
    Tổ công, Tông đức, Thiên niên thịnh
    Tử hiếu, Tôn hiền, Vạn đại xương
    Đại ý là
    có công của tiên tổ, có đức của cháu con, thì ngàn năm thịnh vượng
    Có hiếu đễ của con cái, có hiền thảo của cháu chắt, thì vạn đời vững bền

    Sau này cánh cờ bạc rượu chè *tứ đổ tường( mới suy diễn thành:
    Rượu chè cờ bạc muôn đời thịnh
    Học hành chăm chỉ vạn kiếp suy
    (hoặc cần cù chăm chỉ)
    như thế chẳng hoá ra tôn thờ cái sự chơi bời và bỏ bê cái sự nghiệp tu thân sao??
    hoặc lại có biến:
    Cha ông phúc đức sinh ra rượu,
    Con cháu thảo hiền mặc sức say
    Thật không phải! Cha ông sinh ra rượu đâu phải để con cháu làm càn làm bậy???
    rượu vốn là cái cốt tuý của gạo. đương nhiên cũng là cái tinh hoa của nền nông nghiệp,
    với công nghiệp hiện đại, người ta cũng có thể chế rượu từ gỗ, hoặc rượu vang từ nho, vân vân,
    với người Việt ta, rượu cũng nhiều khi hay được đánh đồng với những tính từ mạnh để thể hiện cái xấu xa của rượu
    xét về nghĩa tiêu cực, rượu có lẽ là căn nguyên của mọi tội lỗi, mọi sự đổ vỡ, tan nát,
    Rượu có thể làm cho con người mất hết lý chí và tình cảm, mọi người trốn tránh bằng việc say rượu, vân vân...
    nhiều người biết điều này,, nhân loại cần hàng vạn năm để tiến hoá từ vượn thành người, nhưng chỉ qua vài ba chén rượu, thì cũng có thể biến từ người thành vượn
    công dụng của Rượu không phải là ít, vì vậy, nếu ai có tìm hiểu thêm về rượu, nên ghé qua Kinh Bắc Tửu Lầu
    ở đó có những bài rất độc đáo
    Hiểu về rượu, có thể hiểu về người vậy !
  7. phong_thien_vu

    phong_thien_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Hồ Quý Ly có mối tình rất lạ với Công chúa Nhất Chi Mai. Tương truyền: Hồ Quý Ly lúc hàn vi thường theo người cha nuôi họ Lê đi buôn đường biển. Một lần thuyền chở hàng ghé vào bờ, Quý Ly thấy trên bãi biển có ai vạch lên cát câu thơ:
    Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai.
    Quý Ly nhẩm thuộc lòng lấy câu thơ đó. Đến khi Quý Ly đã làm quan, một hôm hộ giá vua Trần đi chơi, nửa chừng ghé vào tránh nắng ở điện Thanh Thử, thấy trước điện rất nhiều cây quế, vua liền ra câu đối:
    Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế.
    Các quan cùng đi lúng túng chưa kịp đối thì Quý Ly nhớ lại câu thơ trên bãi biến năm xưa, bèn đọc luôn:
    Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai.
    Cả hai câu ghép lại thành hai vế đối nhau rất chỉnh.
    Nghĩa là:
    Thanh Thử điện kia ngàn gốc quế
    Quảng Hàn cung nọ một cành mai
    .
    Nghe xong các quan đều phục tài Hồ Quý Ly, vua Trần càng kinh ngạc hơn bởi nhà vua có một công chúa đặt tên là Nhất Chi Mai. Nàng ở trong cung cấm không ra đến ngoài. Vua hỏi Quý Ly:
    - Nhà ngươi làm sao biết được trong cung tả ta có công chúa tên Nhất Chi Mai tòa lầu của công chúa là cung Quảng Hàn do chính ta đặt tên?
    Quý Ly cứ thực tâu lại việc trước. Vua cho là chuyện lạ, duyên trời đã định bèn gả công chúa Nhất Chi Mai cho Quý Ly.
    Nhất Chi Mai sinh được 2 con trai thông minh, có tài là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con thứ Hồ Hán Thương nhưng vẫn tự mình quyết đoán mọi công việc. Biết trước nhà Minh trước sau cũng đánh Đại Ngu nên Hồ Quý Ly tập trung sức lo việc võ b ị, chuẩn bị đối phó với giặc. Quý Ly thường hỏi các quan:
    - Ta làm thế nào cho có 100 vạn quân để dánh giặc Bắc?
    Hỏi tức là đã trả lời. Quý Ly lập ra hộ tịch bắt mọi người cứ 2 tuổi trở lên phải kê khai ai ẩn náu phải phạt. Quả nhiên hộ tịch làm xong, số người từ 15 tuổi đến 60 hơn gấp mấy lần trước. Quân số do vậy t ăng thêm nhiều.
    Quý Ly đặc biệt chú trọng luyện tập thủy binh để giữ mặt sông mặt biển. Ông cho đóng những con thuyền lớn bên trên lát ván để đi lại dễ dàng, khoang dưới cho người chèo chống rất lợi hại. ở các cửa bể và những nơi hiểm yếu trên các sông lớn, ông cho đóng cọc, hình thành những trận địa mai phục quy mô.
    Về biên chế quân đội, Quý Ly phân chia Nam Bắc gồm 12 vệ, Đông Tây phân ra 8 vệ. Mỗi vệ có 18 đội, mỗi đội có 18 người. Đại quân có 30 đội, trung quân 20 đội Mỗi doanh có 15 đội, mỗi đoàn có 10 đội. Ngoài ra còn 5 đội cấm vệ quân. Tất cả do một Đại tướng thống lĩnh.
    Năm Ất Dậu (1405) sau những năm tháng ngoại giao mềm mỏng, chịu lép không kết quả, cha con Hồ Quý Ly phải đứng trước thử thách hiểm nghèo: Đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Hồ Quý Ly giao cho con cả là Hồ Nguyên Trừng chỉ huy đắp thành Đa Bang, lấy gỗ đóng cọc ở sông Bạch Hạc (Việt Trì) và đưa quân đóng giữ các nơi. Nhưng đúng như Hồ Nguyên Trừng nói: "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không theo mà thôi." Chính vì họ Hồ không được lòng dân nên khi Trương Phụ và Mộc Thạnh đem 20 vạn bộ binh kỵ binh và hàng chục vạn phu dịch sang xâm lược nước ta, triều Hồ đã thất bại.
    Trước các mũi tiến công của địch, đội quân nhà Hồ có chặn đánh ở một vài nơi rồi rút về giữ phòng tuyến Nam sông Hồng. Quân Minh thừa cơ hội đã tập trung binh lực vượt sông Hồng đánh chiếm thành Đa Bang. Cuối n ăm Bỉnh Tuất (20-1-1407) thành Đa Bang thất thủ, tuyến phòng ngự của quân nhà Hồ cũng tan vỡ nhanh chóng. Từ Đa Bang ngày 22-1-1407, quân địch tràn xuống chiếm kinh thành Thăng Long. Quân nhà Hồ lại một lần nữa rút lui xuống miền hạ lưu sông Hồng. Và sau một vài trận phản công thất bại, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đem theo bọn thuộc hạ chạy ra biển rồi vào Thanh Hóa.
    Đến Lỗi Giang (Mã Giang) quân Minh đuổi kịp, quân Hồ lại một phen tan tác. Tướng Hồ là Ngụy Thức thấy thế nguy cấp, bèn tâu:
    - Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin Bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn.
    Hồ Quý Ly giận lắm, bắt Ngụy Thức chém rồi chạy vào Nghệ An. Quân Minh tiếp tục đuổi theo, đến Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cha con Hồ Quý Ly đều bị bắt. Lúc đó là tháng 6 năm Đinh Hợi (1407).
    Nhà Hồ làm vua từ năm Canh Thìn (1400) đến năm Đinh Hợi (1407), được trọn 7 năm thì sụp đổ. Nước ta lại nằm trong vòng đô hộ nhà Minh
    Với những cải cách tích cực như dùng chữ Nôm làm chữ chính thống, in tiền giấy, cải cách nông nghiệp và quân sự...., song chưa gặp thời., và chưa được lòng dân, nên việc nước Đại Ngu (như ý chí của Hồ Quý Ly muốn đất nước thái bình đã không được trọn vẹn, đành để ngoại bang bắt
    Kỳ tiếp theo: Vế đối ngoài quan ải
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Phải không không phải là không phải?
    Không phải là từ ngược phải không?
    Mời chủ quán !
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Không phải phải không có phải không?
    Lão cọ độ này mất tiêu đâu, giờ mới thấy quay lại, không trả lời em Bê à::))
    mời
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này