1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Học trò dạo này thông minh thế. chắc tại hôm nọ có anh voi con chở đi hóng gió sông Hàn nên chỉ số IQ tăng thêm mấy bậc?. 9 điểm. Còn tình huống nữa: Tui bị nói lắp, nên lẽ ra chỉ là :
    Con ngựa đá vào con ngựa đá
    Nhưng nói lắp thành ra thêm 2 chữ đá nữa.
  2. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Con bọ cạp cạp cạp vào con bọ cạp
  3. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Con bọ cạp cạp cạp vào con bọ cạp
  4. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Hảo lớ, có nói lắp àh, sở trường của thiên hạ tôi này:
    Thằng mù nhìn nhìn nhìn thằng mù nhìn
    (một số nơi gọi thằng mù nhìn, là thằng bù nhìn, = bù nhìn giữ dưa)
    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu!
  5. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Hảo lớ, có nói lắp àh, sở trường của thiên hạ tôi này:
    Thằng mù nhìn nhìn nhìn thằng mù nhìn
    (một số nơi gọi thằng mù nhìn, là thằng bù nhìn, = bù nhìn giữ dưa)
    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu!
  6. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Ba quân chỉ ngọn cờ đào
    Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri
    Thế còn một đạo mần chi?
  7. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Ba quân chỉ ngọn cờ đào
    Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri
    Thế còn một đạo mần chi?
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Kê Khang
    với khúc QUẢNG LĂNG TÁN
    Trên đồ sứ Trung Hoa, ta thường thấy vẽ 7 ông cụ già ngồi trong rừng tre, kẻ đánh cờ, gẩy đàn, người uống rượu ngâm thơ.
    Đó là hình ảnh của Trúc Lâm thất hiền (1) đời nhà Nguỵ (220-264).
    Kê Khang là một trong bảy người hiền nàỵ
    Kê Khang (223-262) là một người có khí tiết cao khiết giàu lòng nghĩa hiệp và cũng là người có biệt tài trong các môn cầm, kỳ, thi, hoạ ... Một điều lạ hơn hết là mặc dù có tài như thế, nhưng ông không học qua một thầy nào. Từ nhỏ chí lớn, ông cố công tự học, rèn luyện mà nên.
    Kê Khang vốn họ Khuê, người đất Thượng Ngu, huyện Cối Kê (nay là huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang). Vì một sự thù oán nên ông dời về ở ẩn huyện Hoa Dương, tỉnh An Huy,
    gần chỗ ông ở có núi Kê Sơn nên lấy núi Kê làm họ.
    Kê Khang cũng như 6 người bạn kia đều thích an nhàn dật lạc, say mê đạo Lão. Có kẻ nói: "Ba ngày không đọc "Đạo đức kinh" (2) thì miệng thấy hôi".
    Ông làm đến chức Trung Tán đại phu nhưng luôn luôn chê vua Thang, vua Võ, khinh Văn Vương và Khổng Tử. Thơ của ông có giọng triết lý:
    "Mắt tiễn hồng (3) bay,
    Tay gẩy năm dâỵ
    Cúi ngửa tự đắc,
    U huyền thích thay" (4)
    Nguyên văn:
    "Mục tống phi hồng,
    Thủ huy ngũ huyền.
    Phủ ngưỡng tự đắc,
    Du tâm thái huyền"
    Kê Khang làm quan một thời gian rồi từ quan đi trú ẩn, để hưởng cảnh tiêu diêu lúc về già. Nhưng thảm thay, ông muốn tránh khỏi điều phiền luỵ ở cõi trần thì lại còn lận đận vì trần.
    Từ quan, Kê Khang sống một cuộc đời ẩn dật, ngày ngày ngao du sơn thuỷ, hái thuốc, vui say với vần thơ điệu đàn.
    Bấy giờ, nhà Nguỵ suy vi, Tư Mã Chiêu có ý muốn soán ngôi nên tìm mọi cách để trừ khử những kẻ nghịch với mình.
    Lúc ấy ở huyện Đông Bình có người tên Lữ An vì ngưỡng mộ danh tiếng của Kê Khang nên tìm đến ra mắt. Hai người kết bạn tâm giao.
    Chẳng ngờ Lữ An có một người anh họ tên Lữ Tốn vốn là bộ hạ thân tín của Tư Mã Chiêu, ỷ thế hoành hành, thấy vợ của Lữ An xinh lịch nên chiếm đoạt và bắt Lữ An hạ ngục.
    Vì tình bạn, Kê Khang đứng ra minh oan, nhưng rồi cũng bị bọn quyền thần bắt giam. Kê Khang vốn con rể trong tông thất nhà Nguỵ, nên họ muốn tìm cách trừ tuyệt. Chúng lại dựng chứng Kê Khang khinh vua Thang, vua Võ, Khổng Tử là có ý phản loạn nên kết án tử hình.
    Kê Khang vốn có tài đàn. Khúc "Quảng Lăng" do ông sáng tác. Đánh lên khúc đàn nghe lưu loát, thanh thoát như nước chảy (lưu thuỷ), mây bay (hành vân).
    Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn tả tiếng đàn của Kiều khi nàng gẩy cho Kim Trọng nghe buổi sơ ngộ, có câu:
    Kê Khang này khúc Quảng Lăng,
    Một rằng lưu thuỷ, hai rằng hành vân
    Có người cho rằng đây là hai bản nhạc Lưu thuỷ và Hành vân, nhưng so với mạch văn thì không phải như thế. Lưu thuỷ, Hành vân đây là giải thích cái điệu lưu loát của khúc Quảng Lăng.
    (1) Bảy ông hiền trong rừng trúc: Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung.
    (2) Bộ kinh của Lão Tử (người họ Lý tên Nhĩ, tự Đam), sinh ở nước Sở đời nhà Chu
    (3) Tên một loài chim, có người gọi là ngỗng trời.
    (4) Bản của Nguyễn Hiến Lê.
    (st)
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 03/06/2007
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Kê Khang
    với khúc QUẢNG LĂNG TÁN
    Trên đồ sứ Trung Hoa, ta thường thấy vẽ 7 ông cụ già ngồi trong rừng tre, kẻ đánh cờ, gẩy đàn, người uống rượu ngâm thơ.
    Đó là hình ảnh của Trúc Lâm thất hiền (1) đời nhà Nguỵ (220-264).
    Kê Khang là một trong bảy người hiền nàỵ
    Kê Khang (223-262) là một người có khí tiết cao khiết giàu lòng nghĩa hiệp và cũng là người có biệt tài trong các môn cầm, kỳ, thi, hoạ ... Một điều lạ hơn hết là mặc dù có tài như thế, nhưng ông không học qua một thầy nào. Từ nhỏ chí lớn, ông cố công tự học, rèn luyện mà nên.
    Kê Khang vốn họ Khuê, người đất Thượng Ngu, huyện Cối Kê (nay là huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang). Vì một sự thù oán nên ông dời về ở ẩn huyện Hoa Dương, tỉnh An Huy,
    gần chỗ ông ở có núi Kê Sơn nên lấy núi Kê làm họ.
    Kê Khang cũng như 6 người bạn kia đều thích an nhàn dật lạc, say mê đạo Lão. Có kẻ nói: "Ba ngày không đọc "Đạo đức kinh" (2) thì miệng thấy hôi".
    Ông làm đến chức Trung Tán đại phu nhưng luôn luôn chê vua Thang, vua Võ, khinh Văn Vương và Khổng Tử. Thơ của ông có giọng triết lý:
    "Mắt tiễn hồng (3) bay,
    Tay gẩy năm dâỵ
    Cúi ngửa tự đắc,
    U huyền thích thay" (4)
    Nguyên văn:
    "Mục tống phi hồng,
    Thủ huy ngũ huyền.
    Phủ ngưỡng tự đắc,
    Du tâm thái huyền"
    Kê Khang làm quan một thời gian rồi từ quan đi trú ẩn, để hưởng cảnh tiêu diêu lúc về già. Nhưng thảm thay, ông muốn tránh khỏi điều phiền luỵ ở cõi trần thì lại còn lận đận vì trần.
    Từ quan, Kê Khang sống một cuộc đời ẩn dật, ngày ngày ngao du sơn thuỷ, hái thuốc, vui say với vần thơ điệu đàn.
    Bấy giờ, nhà Nguỵ suy vi, Tư Mã Chiêu có ý muốn soán ngôi nên tìm mọi cách để trừ khử những kẻ nghịch với mình.
    Lúc ấy ở huyện Đông Bình có người tên Lữ An vì ngưỡng mộ danh tiếng của Kê Khang nên tìm đến ra mắt. Hai người kết bạn tâm giao.
    Chẳng ngờ Lữ An có một người anh họ tên Lữ Tốn vốn là bộ hạ thân tín của Tư Mã Chiêu, ỷ thế hoành hành, thấy vợ của Lữ An xinh lịch nên chiếm đoạt và bắt Lữ An hạ ngục.
    Vì tình bạn, Kê Khang đứng ra minh oan, nhưng rồi cũng bị bọn quyền thần bắt giam. Kê Khang vốn con rể trong tông thất nhà Nguỵ, nên họ muốn tìm cách trừ tuyệt. Chúng lại dựng chứng Kê Khang khinh vua Thang, vua Võ, Khổng Tử là có ý phản loạn nên kết án tử hình.
    Kê Khang vốn có tài đàn. Khúc "Quảng Lăng" do ông sáng tác. Đánh lên khúc đàn nghe lưu loát, thanh thoát như nước chảy (lưu thuỷ), mây bay (hành vân).
    Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn tả tiếng đàn của Kiều khi nàng gẩy cho Kim Trọng nghe buổi sơ ngộ, có câu:
    Kê Khang này khúc Quảng Lăng,
    Một rằng lưu thuỷ, hai rằng hành vân
    Có người cho rằng đây là hai bản nhạc Lưu thuỷ và Hành vân, nhưng so với mạch văn thì không phải như thế. Lưu thuỷ, Hành vân đây là giải thích cái điệu lưu loát của khúc Quảng Lăng.
    (1) Bảy ông hiền trong rừng trúc: Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung.
    (2) Bộ kinh của Lão Tử (người họ Lý tên Nhĩ, tự Đam), sinh ở nước Sở đời nhà Chu
    (3) Tên một loài chim, có người gọi là ngỗng trời.
    (4) Bản của Nguyễn Hiến Lê.
    (st)
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 03/06/2007
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    "Tái sinh chưa dứt hương thề
    Làm thân trâu ngựa đền nghì TRÚC MAI"
    (Câu 707, 708. Kiều than thở một mình)
    "Hồn còn mang nặng lời thề
    Nát thân bồ liễu đền nghì TRÚC MAI"
    (Câu 745, 746. Kiều nói với Thúy Vân)
    "Muôn ngàn người thấy cũng yêu
    Xôn xao anh yến, dập dìu TRÚC MAI"
    (Câu 943, 944. Tú Bà khấn vái)
    "Thờ ơ gió TRÚC mưa MAI
    Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân"
    (Câu 1249, 1250. Kiều ở thanh lâu lần thứ nhất)
    "Một nhà sum họp TRÚC MAI
    Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông."
    (Câu 1381, 1382. Thúc sinh chuộc Kiều)
    "Chắc rằng MAI TRÚC lại vầy
    Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau"
    (Câu 1679, 1680. Thúc Sinh than khóc)
    TRÚC, MAI: là hai loại cây mà mùa đông vẫn xanh tốt như mùa xuân. Trúc và Mai tượng trưng cho tình yêu gắn bó của trai gáị
    Gió TRÚC mưa MAI: do câu "Trúc phong mai vũ" nghĩ là Trúc gặp gió, Mai gặp mưa; ý nói sự hợp thời tiết rất tốt.
    Sách "Lương ban thu vũ tuỳ bút" chép:
    Ở Huyện Long Môn tỉnh Quảng Đông có một cái đầm rất đẹp. Hàng năm vào cuối thu, trai tài gái sắc thường đến du ngoạn đầm ấỵ Vào cuối thu sang đông, thông thường các cây đều rụng lá trơ cành, chỉ riêng hai loại cây Trúc và Mai cành lá vẫn xanh tốt.
    Thưở ấy trong số khách tài hoa nhàn du ở đầm, có nàng Hoàng Kỳ Mai và chàng Lâm Bá Trúc là đôi trai gái con nhà phong lưu đài các, rất khắng khít với nhaụ Qua đôi ba lần tri ngộ nơi cảnh đầm thanh lịch ấy, Hoàng Kỳ Mai và Lâm Bá Trúc đã yêu nhau tha thiết.
    Cuộc vui nào rồi cũng có lúc phải chấm dứt, cuộc du ngoạn nào dù thích thú đến mấy cũng phải đến lúc chia taỵ Năm ấy trước khi chia tay, Hoàn Kỳ Mai và Lâm Bá Trúc còn nắm tay nhau du thuyền một lần chót trên mặt đầm; trong tay còn lại của ho, Kỳ Mai cầm một cành trúc và Bá Trúc cầm một nhành maị Trên mặt đầm nhấp nhô sóng lượn, con thuyền thong thả trôi theo làn gió. Lâm Bá Trúc nói với người yêu:
    - Mai và Trúc là tên của đôi ta, Bây giờ chúng ta hãy ném hai cành mai và trúc này ở hai hướng khác nhau, nếu chúng được nước đưa gió đẩy hợp lại với nhau thì quả là chúng ta có duyên tiền định. Chừng đó chúng ta sẽ về thưa lại song đường cho chúng ta được kết tóc se tơ với nhau,
    Hoàng Kỳ Mai đồng ý. Thế là hai người cùng ném hai cành cây trong tay mình về hai hướng khác nhau, Một lúc lâu sau, gió đưa sóng đẩy hai cành mai và trúc lại hiệp nhau làm một.
    Hoàng Kỳ Mai và Lâm Bá Trúc cho rằng lời ước nguyện của họ đã ứng nghiệm nên vui vẻ chia tay nhau, Cả hai về với gia đình và thuật lại chuyện ấy cho cha mẹ nghẹ Cả hai gia đình đều cho rằng con cái họ quả là có duyên tiền định nên cùng thuận tác hợp cho Hoàng Kỳ Mai và Lâm Bá Trúc nên duyên vợ chồng.
    Về sau người ta đặt cho cái đầm ấy tên là "Đỗ phụ đầm" có nghĩa là "cái đầm đánh cá được vợ".
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này