1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    "Tái sinh chưa dứt hương thề
    Làm thân trâu ngựa đền nghì TRÚC MAI"
    (Câu 707, 708. Kiều than thở một mình)
    "Hồn còn mang nặng lời thề
    Nát thân bồ liễu đền nghì TRÚC MAI"
    (Câu 745, 746. Kiều nói với Thúy Vân)
    "Muôn ngàn người thấy cũng yêu
    Xôn xao anh yến, dập dìu TRÚC MAI"
    (Câu 943, 944. Tú Bà khấn vái)
    "Thờ ơ gió TRÚC mưa MAI
    Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân"
    (Câu 1249, 1250. Kiều ở thanh lâu lần thứ nhất)
    "Một nhà sum họp TRÚC MAI
    Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông."
    (Câu 1381, 1382. Thúc sinh chuộc Kiều)
    "Chắc rằng MAI TRÚC lại vầy
    Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau"
    (Câu 1679, 1680. Thúc Sinh than khóc)
    TRÚC, MAI: là hai loại cây mà mùa đông vẫn xanh tốt như mùa xuân. Trúc và Mai tượng trưng cho tình yêu gắn bó của trai gáị
    Gió TRÚC mưa MAI: do câu "Trúc phong mai vũ" nghĩ là Trúc gặp gió, Mai gặp mưa; ý nói sự hợp thời tiết rất tốt.
    Sách "Lương ban thu vũ tuỳ bút" chép:
    Ở Huyện Long Môn tỉnh Quảng Đông có một cái đầm rất đẹp. Hàng năm vào cuối thu, trai tài gái sắc thường đến du ngoạn đầm ấỵ Vào cuối thu sang đông, thông thường các cây đều rụng lá trơ cành, chỉ riêng hai loại cây Trúc và Mai cành lá vẫn xanh tốt.
    Thưở ấy trong số khách tài hoa nhàn du ở đầm, có nàng Hoàng Kỳ Mai và chàng Lâm Bá Trúc là đôi trai gái con nhà phong lưu đài các, rất khắng khít với nhaụ Qua đôi ba lần tri ngộ nơi cảnh đầm thanh lịch ấy, Hoàng Kỳ Mai và Lâm Bá Trúc đã yêu nhau tha thiết.
    Cuộc vui nào rồi cũng có lúc phải chấm dứt, cuộc du ngoạn nào dù thích thú đến mấy cũng phải đến lúc chia taỵ Năm ấy trước khi chia tay, Hoàn Kỳ Mai và Lâm Bá Trúc còn nắm tay nhau du thuyền một lần chót trên mặt đầm; trong tay còn lại của ho, Kỳ Mai cầm một cành trúc và Bá Trúc cầm một nhành maị Trên mặt đầm nhấp nhô sóng lượn, con thuyền thong thả trôi theo làn gió. Lâm Bá Trúc nói với người yêu:
    - Mai và Trúc là tên của đôi ta, Bây giờ chúng ta hãy ném hai cành mai và trúc này ở hai hướng khác nhau, nếu chúng được nước đưa gió đẩy hợp lại với nhau thì quả là chúng ta có duyên tiền định. Chừng đó chúng ta sẽ về thưa lại song đường cho chúng ta được kết tóc se tơ với nhau,
    Hoàng Kỳ Mai đồng ý. Thế là hai người cùng ném hai cành cây trong tay mình về hai hướng khác nhau, Một lúc lâu sau, gió đưa sóng đẩy hai cành mai và trúc lại hiệp nhau làm một.
    Hoàng Kỳ Mai và Lâm Bá Trúc cho rằng lời ước nguyện của họ đã ứng nghiệm nên vui vẻ chia tay nhau, Cả hai về với gia đình và thuật lại chuyện ấy cho cha mẹ nghẹ Cả hai gia đình đều cho rằng con cái họ quả là có duyên tiền định nên cùng thuận tác hợp cho Hoàng Kỳ Mai và Lâm Bá Trúc nên duyên vợ chồng.
    Về sau người ta đặt cho cái đầm ấy tên là "Đỗ phụ đầm" có nghĩa là "cái đầm đánh cá được vợ".
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    "Vâng lời khuyên giải thấp cao
    Chưa xong điều nghĩ đã dàu MẠCH TƯƠNG".
    (Câu 237, 238. Kiều sau giấc mơ thấy Đạm Tiên)
    "MÀNH TƯƠNG phơn phớt gió đàn
    Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình."
    (Câu 255, 256. Kim Trọng tương tư Kiều)
    "SÔNG TƯƠNG một giải nông sờ
    Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kiạ"
    (Câu 365, 366. Tâm trạng Kim, Kiều)
    MẠCH TƯƠNG để chỉ nước mắt của người đàn bà. Sách Tương Xuyên chép rằng:
    Vua Thuấn đi tuần thú phương Nam, bằng hà ở đất Thương Ngô,
    Hai bà vợ của nhà vua là Nga Hoàng và Nữ Anh (hai chị em ruột ) thương tiếc chồng đến sông Tiêu Tương than khóc thảm thiết. Nước mắt của hai bà rơi vào bụi trúc bên bờ sông khiến tất cả những cây trúc đều nổi vân lên rất đẹp. Từ đó về sau, tất cả trúc trên bờ sông Tiêu Tương đều có vân.
    Tiêu Tương là chỗ sông Tiêu và sông Tương hiệp lại trong tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Sông Tương phát nguyên từ Dương Hải thuộc tỉnh Quảng Tây, chảy đến tỉnh Hồ Nam, qua huyện Trường Sa vào Động Đình hồ.
    Tiêu Tương là một danh thắng của Trung Quốc. Hoạ sĩ Tống Địch có vẽ tám bức tranh tả cảnh Tiêu Tương là:
    1. Bình sa lạc nhạn (Đàn nhạn đáp xuống bãi cát)
    2. Sơn thị bình lam (Chợ chiều dưới chân núi)
    3. Viễn phố qui phàm (Thuyền ở xa trương buồm về)
    4. Ngư thôn tịch chiếu (Bóng chiều ở xóm chài)
    5. Yên tự văn chung (Nghe tiếng chuông chùa trên núi)
    6. Động đình thu nguyệt (Trăng thu trên hồ Động Đình)
    7. Giang thiên một tuyết (Tuyết rơi trên bờ sông về chiều)
    8. Tiêu Tương dạ vũ (Mưa đêm trên sông Tiêu Tương)
    Về tích hai bà vợ của vua Thuấn khóc chồng, người đời sau có lập đền thờ hai bà ở Đông Tương. Và nàng Lý Thục làm bài "Ban trúc oán" như sau:
    "Vua Thuấn băng, hai phi dõi lối
    Xuân phương Nam đến tận Tương Sơn.
    Lệ thương tưới trúc trên cồn,
    Sông Tương đốm trúc vẫn còn đến naỵ
    Miếu Cữu Nghé, sớm mây thăm thẳm,
    Non Thương Ngô, ác lặn trời chiềụ
    Sông cồn chứa hận còn nhiều,
    Dòng còn cuộn cháy thưở nào hết đây"?
    MÀNH TƯƠNG: Tấm mành che cửa làm bằng trúc có vân ở bờ sông Tiêu Tương. Vì nước mắt của hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh làm cho trúc trên bờ sông Tiêu Tương nổi đốm nên những người thợ làm mành cửa ở vùng Hồ Nam thường đến sông mua loại trúc có vân ấy để làm thành mành.
    Bởi tích Mạch Tương bi thiết như trên, nên Mành Tương là tấm màn che ngụ ý chỉ sự cách trở yêu thương của trai gái,
    SÔNG TƯƠNG (Tương Giang): một con sông xuất phát từ huyện Ninh Lăng tỉnh Hồ Nam.
    Tích Sông Tương dùng để chỉ sự chia cắt tình yêu của đôi trai gáị Ngoài điển tích hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh khóc chồng là vua Thuấn trên bờ sông Tương, nước mắt làm cho các bụi trúc nổi vân, thì sông Tương còn có một truyện tích như sau:
    Đời nhà Chu thời Ngũ Quý, nàng Lương Ý Nương là con gái Lương Tiêu Hồ thường đi lại giao thiệp với Lý Sinh, người anh bà con cô cậu với nàng. Hai người có sự liên hệ khắng khít nên yêu nhaụ Tình yêu của họ ngày càng thắm thiết tưởng như không thể nào rời ra được.
    Vào tiết trung thu năm nọ, hai người cùng đi chơi thưởng trăng thu rồi tư thông với nhaụ Việc bị bại lộ, Lương Tiêu Hồ cả giận đuổi Lý Sinh về nhà chàng, cắt đứt mối tình bất chính với nàng Lương Ý Nương. Nhà của Lý Sinh ở tận trên phía Bắc sông Tương, còn gia đình nàng Lương Ý Nương thì ở dưới phía Nam sông Tương. Từ đó hai người cách xa nhau luôn cả ba năm dài, Cả hai cùng ôm mối khổ đau của nỗi tuyệt tình trong lòng.
    Vì quá thương nhớ người yêu, cứ mỗi chiều chiều nàng Lương Ý Nương thường ra bờ sông Tương nhìn dòng nước chảy mà thổn thức ngậm ngùi... Nàng Lương khóc than thương nhớ người yêu, rồi dùng hai bàn tay bụm nước sông Tương mà uống. Và nàng tưởng tượng rằng ở trên mạn bắc đầu sông Tương, người yêu của nàng là Lý Sinh cũng cùng tâm trạng với ngàng, cũng ra bờ sông để thương nhớ nàng và uống nước sông Tương như nàng vậỵ
    Nỗi đau khổ cực cùng của mốiu tuyệt tình đã khiến nàng Lương Ý Nương làm nên một bài thơ bất hủ như sau:
    "Nhân đạo Tương giang thâm
    Vị để Tương giang bạn
    Giang thâm chung hữu để
    Tương tư vô biên ngạn.
    Quân tại Tương giang đầu
    Thiếp tại Tương giang vĩ
    Tương tư bất tương kiến
    Đồng ẩm Tương giang thủy"
    (Người bảo sông Tương sâu
    Chưa bằng lòng mong nhớ
    Sông sâu còn có đáy
    Lòng nhớ lại không bờ
    Chàng ở đầu sông Tương
    Thiếp ở cuối sông Tương
    Nhớ nhau mà không thấy
    Cùng uống nước sông Tương).
    =======
    Một điển tích thứ hai về Tương giang diễn tả mối tuyệt tình của nàng kỹ nữ Vương Ấu Ngọc cũng rất thương tâm. Chuyện như sau:
    Thành Hoành Dương trên bờ Tương giang là một thành phố thương mãi nổi tiếng thời nhà Đường. Nơi đây có rất nhiều kỹ viện. Trong số những kỹ nữ thời danh hồi ấy, Vương Ấu Ngọc là một kỹ nữ trội nhất của vùng Tưo8Ng giang. Nàng Vương chẳng những trội về nhan sắc, lại có tài đàn hát rất giỏi và có nhiều tiền của . Nhiều đạt quan quý nhân, nhiều khách phong lưu văn mặc từ kinh đô Tràng An đổ xô về Hoanh Dương của vùng Tương giang đê/ tìm cuộc vui với kỹ nữ Vương Ấu Ngọc. Nhưng không phải ai tìm đến nàng Vương cũng tiếp, mặc dù nàng chỉ là một kỹ nữ. Nhiều người đã khuyên nàng, với tài sắc như thế, nàng nên về kinh đô Tràng An để dễ bề tiến thân hơn; nhưng nàng Vương không cho những lời khuyên ấy là phải! Trong thâm tâm, Vương Ấu Ngọc đâu có muốn mình luôn là một đóa hoa trong chốn phong trần, mà nàng chỉ mong kiếm được một tấm chồng xứng đáng để tạo lập hạnh phúc gia đình; hiềm gì chưa gặp được bạn tri kỷ tri âm...
    Một chiều kia, có một khách hào hoa phiều lãng tên Liễu Phú từ Lạc Dương tới và đã gặp kỹ nữ Vương Ấu Ngọc. Chỉ qua một đêm thơ và rượu, Liễ và Vương đâu quyến luyề''n nhau và không còn muốn rời xa nhau nữa, Vương Ấu Ngọc đề nghị tự nguyện làm vợ Liễu Phú, nhưng Liễu lặng thinh không đáp.
    Sáng hôm sau hai người chia taỵ Liễu Phú thay vì xuôi thuyền đi Lĩnh Nam như ý định trước kia thì bây giờ không đi nữa,
    Chàng ở lại Hoành Dương và neo thuyền trên một khúc Tương giang vắng vẻ, nhưng cũng không trở lại kỹ viện để gặp nàng Vương. Lý do là Liễu đã cạn tiền.
    Mấy hôm sau, Vương Ấu Ngọc được tin Liễu Phú vẫn còn ở lại HOành Dương nên nàng tức tốc đi tìm. Rồi nàng cũng gặp được chàng trên một khúc sông Tương vắng vẻ. Hai người ôm nhau mừng mừng tủi tủi .... Cùng ngồi trên thuyền thả trôi chầm chậm trên dòng Tương giang, Liễu Phú giải thích lý do chàng nín lặng khi nghe Vương đề nghị cuộc sống lứa đôị Liễu Phúc không ngần ngại thố lộ chuyện đời tư của mình cho người yêu nghẹ Thì ra trước đây vì một chuyện bất bình, Liễu Phú can tội sát nhân có một người đàng bà chứng kiến. Người đàn bà ấy buộc Liễu phải lấy bà ta làm vợ nếu không thì bà ta sẽ đi tố cáo Liễụ Vì không muốn vương vào vòng tù tội nên Liễu Phú đành chấp nhận lấy người đàn bà ấy làm vợ, sống chung với nhau ở Trường Sa; nhưng chẳng có hạnh phúc gì cả.
    Nghe xong chuyện của người yêu, Vương Ấu Ngọc bằng lòng bỏ ra hai trăm vạn tiền cho Liễu Phú giải quyết dứt khoát với người đàn bà ấy để chung sống với nàng. Để có được số tiền đó Vương Ấu Ngọc phải bán hết tư trang của nàng cộng với số tiền nàng dành dụm bấy lâu,
    Liễu Phú trở về Trường Sa dứt khoát với vợ rồi quay lại Hoành Dương chung sống với Vương Ấu Ngọc. Bấy giờ tiền bạc của cải đã hết sạch, Vương Ấu Ngọc đành phải lưu lại kỹ viện để tiếp khách. Tuy nhiên, cuộc sống của Vương và Liễu rất hạnh phúc. Vương định rằng vài bốn năm sau, khi đã dành dụm được một số vốn kha khá thì nàng sẽ giã từ kỹ viện đễ cùng Liễu Phú xây dựng một cuộc sống vợ chồng bình thường như bao nhiêu cặp vợ chồng bình thường khác trên đời,
    Hai người hưởng hạnh phúc với nhau chưa được bao lâu thì Liễu Phú nhận được tin cha chàng qua đờị Vậy là Liễu phải về Lạc Dương để cư tang chạ Lúc chia tay nhau, Vương Âu Ngọc nói:
    - Thiếp sẽ chờ chàng, dù thời gian bao lâu thiếp cũng vẫn chờ.
    Sau đó Vương Ấu Ngọc cũng dành dụm được một số ít của cải, nàng mạnh dạn rời bỏ kỸ viện, mướn một căn nhà nhỏ ở ngoại vì thành Hoành Dương sống âm thầm chờ đợi Liễu Phú, với nghề may thuê vá mướn.
    Liễu Phú đi đã nửa năm mà chẳng có một tin tức gì cho Vương Ấu Ngọc khiến nàng sầu khổ vô cùng. Bạn bè của Vương cho rằng Liễu Phú là kẻ bạc tình, khuyên Vương nên trở lại kỹ viện thi thố tài năng. Vương Ấu Ngọc không nghe và nhất định bênh vực người yêu, cho rằng Liễu Phú không phải là một kẻ bạc tình bội nghĩa
    Rồi một năm trôi qua, Liễu Phú vẫn bặt vô âm tín. Bấy giờ Vương Ấu Ngọc cắt một lọn tóc bỏ vào phong thư thuê người về La,.c Dương tìm Liễu Phú. Niều ưu uất của sự tương tư đã làm cho Vương Ấu Ngọc bắt đầu tiều tụy, võ vàng...
    Về phần học Liễu, quả thật chàng không phải là kẻ bạc tình. Khi từ giả Vương Ấu Ngọc về tới Lạc Dương thì Liễu bị bắt hạ ngục, vì sự tố cáo của người đàn bà mà chàng dứt khoát trước kiạ Thế là từ đó chàng bị cắt đứt hoàn toàn với bên ngoài thì làm sao liên lạc với Vương Ấu Ngọc được ?
    Người được Vương Ấu Ngọc thuê đi tìm Liễu Phú cũng chẳng biết tung tích của chàng ở đâu nên đành về không. Vương Ấu Ngọc quá đau khổ nên một ngày kia nàng ngã bệnh. Tiền bạc ngày một vơi đi mà bệnh tình thì trầm trọng thêm chớ không thuyên giảm
    Chuyện tình khổ đau của VươNg Ấu Ngọc được lan truyền khắp vùng Tương giang. Nhiều tay phú thương vốn si mê nàng từ lâu, nay nhờ mai mối đến xin kết hôn với nàng nhưng tất cả đều bị Vương từ chốị Nàng nhất định giữ lòng chung thủy với Liễu Phú. Tiền bạc cạn sạch, Vương đành ôm đàn ra đứng ở đầu chợ đàn hát kiếm ăn độ nhật.
    Giữa lúc ấy thì có một thương nhân từ Lạc Dương tới, tìm Vương Ấu Ngọc và trao cho nàng một bài từ của Liễu Phú gởi cho nàng. Bài từ rằng:
    "Nhân gian tối khổ, tối khổ thị phân ly
    Quân đi ngã, ngã ái quân, thanh tháo nga đầu nhân độc lập
    Hoa thuyền đông khứ lỗ thanh trì
    Sở thiên đê, hồi vọng xứ lưỡng y y
    Hậu hội dã tri câu hữu nguyện, vị tri hà nhật thị giai kỳ, tâm hạ sự loạn như ti,
    Hảo thiên lương dạ hoàn hư hoá, cô phụ ngã, lưỡng tâm tri nguyện quân gia, ai trường tại nhất song phi"
    (Điều khổ nhất nhân gian là cánh phân ly
    Tôi yêu em, em yêu tôi, ngọn cỏ xanh mướt đầu sông, một mình đứng ngóng trông con thuyền lặng lẽ xuôi về đông, tiếng bơi chèo chầm chậm.
    Trời nước Sở nặng u buồn, người đứng vọng phía xa lòng cô tịch,
    Ngày nào gặp nhau chúng ta sẽ hiểu, nhưng bao giờ chúng ta mới được hội ngộ, tâm sự rối như tơ,
    Hôm nay đêm mai trôi mãi, dù em có phụ tôi thì tâm hồn tôi vẫn nguyện được cùng em như chim liền cánh).
    Biết người yêu vẫn còn tưởng nhớ đến mình, Vương Ấu Ngọc lấy làm sung sướng lắm và nàng đã học thuộc bài từ của chàng. Nàng hy vọng một ngày nào đó sẽ được tái ngộ người yêụ Hàng ngày Vương Ấu Ngọc vẫn ôm đàn ra chợ hát ca với niềm phấn khởi trong tâm hồn, mặc dù bệnh tình của nàng không hề thuyên giảm. Nàng hát bài từ của Liễu Phú khiến ai nghe cũng mũi lòng khó cầm được nước mắt.
    Nửa tháng sau ngày nhận được tin tức người yêu, Vương Ấu Ngọc trút hơi thở cuối cùng vì bịnh tình đã quá trầm trọng. Trong cây đàn của người kỹ nữ tài sắc ấy, người ta tìm thấy bài từ ai oán của người yêu nàng...
    Tin Vương Ấu Ngọc từ trần khiến cả thành Hoành Dương xôn xao, Từ bạn bè cho đến những kẻ ái mộ nàng lâu nay, không ai là không tỏ lòng thương tiếc. Người ta chung tiền xây cho nàng một ngôi mộ tuyệt đẹp, dựng một tấm bia đơn giản: "Liễu thị phu nhân chi mộ".
    Đâu đó chợt nhớ tới bài thơ:
    Chàng đứng trong cửa sắt
    Nàng đứng ngòai cửa sắt
    Gần nhau trong tấc gang
    Mà biển trời cách mặt
    (không rõ có lấy tứ từ bài TIêu tương trên chăng)
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    "Vâng lời khuyên giải thấp cao
    Chưa xong điều nghĩ đã dàu MẠCH TƯƠNG".
    (Câu 237, 238. Kiều sau giấc mơ thấy Đạm Tiên)
    "MÀNH TƯƠNG phơn phớt gió đàn
    Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình."
    (Câu 255, 256. Kim Trọng tương tư Kiều)
    "SÔNG TƯƠNG một giải nông sờ
    Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kiạ"
    (Câu 365, 366. Tâm trạng Kim, Kiều)
    MẠCH TƯƠNG để chỉ nước mắt của người đàn bà. Sách Tương Xuyên chép rằng:
    Vua Thuấn đi tuần thú phương Nam, bằng hà ở đất Thương Ngô,
    Hai bà vợ của nhà vua là Nga Hoàng và Nữ Anh (hai chị em ruột ) thương tiếc chồng đến sông Tiêu Tương than khóc thảm thiết. Nước mắt của hai bà rơi vào bụi trúc bên bờ sông khiến tất cả những cây trúc đều nổi vân lên rất đẹp. Từ đó về sau, tất cả trúc trên bờ sông Tiêu Tương đều có vân.
    Tiêu Tương là chỗ sông Tiêu và sông Tương hiệp lại trong tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Sông Tương phát nguyên từ Dương Hải thuộc tỉnh Quảng Tây, chảy đến tỉnh Hồ Nam, qua huyện Trường Sa vào Động Đình hồ.
    Tiêu Tương là một danh thắng của Trung Quốc. Hoạ sĩ Tống Địch có vẽ tám bức tranh tả cảnh Tiêu Tương là:
    1. Bình sa lạc nhạn (Đàn nhạn đáp xuống bãi cát)
    2. Sơn thị bình lam (Chợ chiều dưới chân núi)
    3. Viễn phố qui phàm (Thuyền ở xa trương buồm về)
    4. Ngư thôn tịch chiếu (Bóng chiều ở xóm chài)
    5. Yên tự văn chung (Nghe tiếng chuông chùa trên núi)
    6. Động đình thu nguyệt (Trăng thu trên hồ Động Đình)
    7. Giang thiên một tuyết (Tuyết rơi trên bờ sông về chiều)
    8. Tiêu Tương dạ vũ (Mưa đêm trên sông Tiêu Tương)
    Về tích hai bà vợ của vua Thuấn khóc chồng, người đời sau có lập đền thờ hai bà ở Đông Tương. Và nàng Lý Thục làm bài "Ban trúc oán" như sau:
    "Vua Thuấn băng, hai phi dõi lối
    Xuân phương Nam đến tận Tương Sơn.
    Lệ thương tưới trúc trên cồn,
    Sông Tương đốm trúc vẫn còn đến naỵ
    Miếu Cữu Nghé, sớm mây thăm thẳm,
    Non Thương Ngô, ác lặn trời chiềụ
    Sông cồn chứa hận còn nhiều,
    Dòng còn cuộn cháy thưở nào hết đây"?
    MÀNH TƯƠNG: Tấm mành che cửa làm bằng trúc có vân ở bờ sông Tiêu Tương. Vì nước mắt của hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh làm cho trúc trên bờ sông Tiêu Tương nổi đốm nên những người thợ làm mành cửa ở vùng Hồ Nam thường đến sông mua loại trúc có vân ấy để làm thành mành.
    Bởi tích Mạch Tương bi thiết như trên, nên Mành Tương là tấm màn che ngụ ý chỉ sự cách trở yêu thương của trai gái,
    SÔNG TƯƠNG (Tương Giang): một con sông xuất phát từ huyện Ninh Lăng tỉnh Hồ Nam.
    Tích Sông Tương dùng để chỉ sự chia cắt tình yêu của đôi trai gáị Ngoài điển tích hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh khóc chồng là vua Thuấn trên bờ sông Tương, nước mắt làm cho các bụi trúc nổi vân, thì sông Tương còn có một truyện tích như sau:
    Đời nhà Chu thời Ngũ Quý, nàng Lương Ý Nương là con gái Lương Tiêu Hồ thường đi lại giao thiệp với Lý Sinh, người anh bà con cô cậu với nàng. Hai người có sự liên hệ khắng khít nên yêu nhaụ Tình yêu của họ ngày càng thắm thiết tưởng như không thể nào rời ra được.
    Vào tiết trung thu năm nọ, hai người cùng đi chơi thưởng trăng thu rồi tư thông với nhaụ Việc bị bại lộ, Lương Tiêu Hồ cả giận đuổi Lý Sinh về nhà chàng, cắt đứt mối tình bất chính với nàng Lương Ý Nương. Nhà của Lý Sinh ở tận trên phía Bắc sông Tương, còn gia đình nàng Lương Ý Nương thì ở dưới phía Nam sông Tương. Từ đó hai người cách xa nhau luôn cả ba năm dài, Cả hai cùng ôm mối khổ đau của nỗi tuyệt tình trong lòng.
    Vì quá thương nhớ người yêu, cứ mỗi chiều chiều nàng Lương Ý Nương thường ra bờ sông Tương nhìn dòng nước chảy mà thổn thức ngậm ngùi... Nàng Lương khóc than thương nhớ người yêu, rồi dùng hai bàn tay bụm nước sông Tương mà uống. Và nàng tưởng tượng rằng ở trên mạn bắc đầu sông Tương, người yêu của nàng là Lý Sinh cũng cùng tâm trạng với ngàng, cũng ra bờ sông để thương nhớ nàng và uống nước sông Tương như nàng vậỵ
    Nỗi đau khổ cực cùng của mốiu tuyệt tình đã khiến nàng Lương Ý Nương làm nên một bài thơ bất hủ như sau:
    "Nhân đạo Tương giang thâm
    Vị để Tương giang bạn
    Giang thâm chung hữu để
    Tương tư vô biên ngạn.
    Quân tại Tương giang đầu
    Thiếp tại Tương giang vĩ
    Tương tư bất tương kiến
    Đồng ẩm Tương giang thủy"
    (Người bảo sông Tương sâu
    Chưa bằng lòng mong nhớ
    Sông sâu còn có đáy
    Lòng nhớ lại không bờ
    Chàng ở đầu sông Tương
    Thiếp ở cuối sông Tương
    Nhớ nhau mà không thấy
    Cùng uống nước sông Tương).
    =======
    Một điển tích thứ hai về Tương giang diễn tả mối tuyệt tình của nàng kỹ nữ Vương Ấu Ngọc cũng rất thương tâm. Chuyện như sau:
    Thành Hoành Dương trên bờ Tương giang là một thành phố thương mãi nổi tiếng thời nhà Đường. Nơi đây có rất nhiều kỹ viện. Trong số những kỹ nữ thời danh hồi ấy, Vương Ấu Ngọc là một kỹ nữ trội nhất của vùng Tưo8Ng giang. Nàng Vương chẳng những trội về nhan sắc, lại có tài đàn hát rất giỏi và có nhiều tiền của . Nhiều đạt quan quý nhân, nhiều khách phong lưu văn mặc từ kinh đô Tràng An đổ xô về Hoanh Dương của vùng Tương giang đê/ tìm cuộc vui với kỹ nữ Vương Ấu Ngọc. Nhưng không phải ai tìm đến nàng Vương cũng tiếp, mặc dù nàng chỉ là một kỹ nữ. Nhiều người đã khuyên nàng, với tài sắc như thế, nàng nên về kinh đô Tràng An để dễ bề tiến thân hơn; nhưng nàng Vương không cho những lời khuyên ấy là phải! Trong thâm tâm, Vương Ấu Ngọc đâu có muốn mình luôn là một đóa hoa trong chốn phong trần, mà nàng chỉ mong kiếm được một tấm chồng xứng đáng để tạo lập hạnh phúc gia đình; hiềm gì chưa gặp được bạn tri kỷ tri âm...
    Một chiều kia, có một khách hào hoa phiều lãng tên Liễu Phú từ Lạc Dương tới và đã gặp kỹ nữ Vương Ấu Ngọc. Chỉ qua một đêm thơ và rượu, Liễ và Vương đâu quyến luyề''n nhau và không còn muốn rời xa nhau nữa, Vương Ấu Ngọc đề nghị tự nguyện làm vợ Liễu Phú, nhưng Liễu lặng thinh không đáp.
    Sáng hôm sau hai người chia taỵ Liễu Phú thay vì xuôi thuyền đi Lĩnh Nam như ý định trước kia thì bây giờ không đi nữa,
    Chàng ở lại Hoành Dương và neo thuyền trên một khúc Tương giang vắng vẻ, nhưng cũng không trở lại kỹ viện để gặp nàng Vương. Lý do là Liễu đã cạn tiền.
    Mấy hôm sau, Vương Ấu Ngọc được tin Liễu Phú vẫn còn ở lại HOành Dương nên nàng tức tốc đi tìm. Rồi nàng cũng gặp được chàng trên một khúc sông Tương vắng vẻ. Hai người ôm nhau mừng mừng tủi tủi .... Cùng ngồi trên thuyền thả trôi chầm chậm trên dòng Tương giang, Liễu Phú giải thích lý do chàng nín lặng khi nghe Vương đề nghị cuộc sống lứa đôị Liễu Phúc không ngần ngại thố lộ chuyện đời tư của mình cho người yêu nghẹ Thì ra trước đây vì một chuyện bất bình, Liễu Phú can tội sát nhân có một người đàng bà chứng kiến. Người đàn bà ấy buộc Liễu phải lấy bà ta làm vợ nếu không thì bà ta sẽ đi tố cáo Liễụ Vì không muốn vương vào vòng tù tội nên Liễu Phú đành chấp nhận lấy người đàn bà ấy làm vợ, sống chung với nhau ở Trường Sa; nhưng chẳng có hạnh phúc gì cả.
    Nghe xong chuyện của người yêu, Vương Ấu Ngọc bằng lòng bỏ ra hai trăm vạn tiền cho Liễu Phú giải quyết dứt khoát với người đàn bà ấy để chung sống với nàng. Để có được số tiền đó Vương Ấu Ngọc phải bán hết tư trang của nàng cộng với số tiền nàng dành dụm bấy lâu,
    Liễu Phú trở về Trường Sa dứt khoát với vợ rồi quay lại Hoành Dương chung sống với Vương Ấu Ngọc. Bấy giờ tiền bạc của cải đã hết sạch, Vương Ấu Ngọc đành phải lưu lại kỹ viện để tiếp khách. Tuy nhiên, cuộc sống của Vương và Liễu rất hạnh phúc. Vương định rằng vài bốn năm sau, khi đã dành dụm được một số vốn kha khá thì nàng sẽ giã từ kỹ viện đễ cùng Liễu Phú xây dựng một cuộc sống vợ chồng bình thường như bao nhiêu cặp vợ chồng bình thường khác trên đời,
    Hai người hưởng hạnh phúc với nhau chưa được bao lâu thì Liễu Phú nhận được tin cha chàng qua đờị Vậy là Liễu phải về Lạc Dương để cư tang chạ Lúc chia tay nhau, Vương Âu Ngọc nói:
    - Thiếp sẽ chờ chàng, dù thời gian bao lâu thiếp cũng vẫn chờ.
    Sau đó Vương Ấu Ngọc cũng dành dụm được một số ít của cải, nàng mạnh dạn rời bỏ kỸ viện, mướn một căn nhà nhỏ ở ngoại vì thành Hoành Dương sống âm thầm chờ đợi Liễu Phú, với nghề may thuê vá mướn.
    Liễu Phú đi đã nửa năm mà chẳng có một tin tức gì cho Vương Ấu Ngọc khiến nàng sầu khổ vô cùng. Bạn bè của Vương cho rằng Liễu Phú là kẻ bạc tình, khuyên Vương nên trở lại kỹ viện thi thố tài năng. Vương Ấu Ngọc không nghe và nhất định bênh vực người yêu, cho rằng Liễu Phú không phải là một kẻ bạc tình bội nghĩa
    Rồi một năm trôi qua, Liễu Phú vẫn bặt vô âm tín. Bấy giờ Vương Ấu Ngọc cắt một lọn tóc bỏ vào phong thư thuê người về La,.c Dương tìm Liễu Phú. Niều ưu uất của sự tương tư đã làm cho Vương Ấu Ngọc bắt đầu tiều tụy, võ vàng...
    Về phần học Liễu, quả thật chàng không phải là kẻ bạc tình. Khi từ giả Vương Ấu Ngọc về tới Lạc Dương thì Liễu bị bắt hạ ngục, vì sự tố cáo của người đàn bà mà chàng dứt khoát trước kiạ Thế là từ đó chàng bị cắt đứt hoàn toàn với bên ngoài thì làm sao liên lạc với Vương Ấu Ngọc được ?
    Người được Vương Ấu Ngọc thuê đi tìm Liễu Phú cũng chẳng biết tung tích của chàng ở đâu nên đành về không. Vương Ấu Ngọc quá đau khổ nên một ngày kia nàng ngã bệnh. Tiền bạc ngày một vơi đi mà bệnh tình thì trầm trọng thêm chớ không thuyên giảm
    Chuyện tình khổ đau của VươNg Ấu Ngọc được lan truyền khắp vùng Tương giang. Nhiều tay phú thương vốn si mê nàng từ lâu, nay nhờ mai mối đến xin kết hôn với nàng nhưng tất cả đều bị Vương từ chốị Nàng nhất định giữ lòng chung thủy với Liễu Phú. Tiền bạc cạn sạch, Vương đành ôm đàn ra đứng ở đầu chợ đàn hát kiếm ăn độ nhật.
    Giữa lúc ấy thì có một thương nhân từ Lạc Dương tới, tìm Vương Ấu Ngọc và trao cho nàng một bài từ của Liễu Phú gởi cho nàng. Bài từ rằng:
    "Nhân gian tối khổ, tối khổ thị phân ly
    Quân đi ngã, ngã ái quân, thanh tháo nga đầu nhân độc lập
    Hoa thuyền đông khứ lỗ thanh trì
    Sở thiên đê, hồi vọng xứ lưỡng y y
    Hậu hội dã tri câu hữu nguyện, vị tri hà nhật thị giai kỳ, tâm hạ sự loạn như ti,
    Hảo thiên lương dạ hoàn hư hoá, cô phụ ngã, lưỡng tâm tri nguyện quân gia, ai trường tại nhất song phi"
    (Điều khổ nhất nhân gian là cánh phân ly
    Tôi yêu em, em yêu tôi, ngọn cỏ xanh mướt đầu sông, một mình đứng ngóng trông con thuyền lặng lẽ xuôi về đông, tiếng bơi chèo chầm chậm.
    Trời nước Sở nặng u buồn, người đứng vọng phía xa lòng cô tịch,
    Ngày nào gặp nhau chúng ta sẽ hiểu, nhưng bao giờ chúng ta mới được hội ngộ, tâm sự rối như tơ,
    Hôm nay đêm mai trôi mãi, dù em có phụ tôi thì tâm hồn tôi vẫn nguyện được cùng em như chim liền cánh).
    Biết người yêu vẫn còn tưởng nhớ đến mình, Vương Ấu Ngọc lấy làm sung sướng lắm và nàng đã học thuộc bài từ của chàng. Nàng hy vọng một ngày nào đó sẽ được tái ngộ người yêụ Hàng ngày Vương Ấu Ngọc vẫn ôm đàn ra chợ hát ca với niềm phấn khởi trong tâm hồn, mặc dù bệnh tình của nàng không hề thuyên giảm. Nàng hát bài từ của Liễu Phú khiến ai nghe cũng mũi lòng khó cầm được nước mắt.
    Nửa tháng sau ngày nhận được tin tức người yêu, Vương Ấu Ngọc trút hơi thở cuối cùng vì bịnh tình đã quá trầm trọng. Trong cây đàn của người kỹ nữ tài sắc ấy, người ta tìm thấy bài từ ai oán của người yêu nàng...
    Tin Vương Ấu Ngọc từ trần khiến cả thành Hoành Dương xôn xao, Từ bạn bè cho đến những kẻ ái mộ nàng lâu nay, không ai là không tỏ lòng thương tiếc. Người ta chung tiền xây cho nàng một ngôi mộ tuyệt đẹp, dựng một tấm bia đơn giản: "Liễu thị phu nhân chi mộ".
    Đâu đó chợt nhớ tới bài thơ:
    Chàng đứng trong cửa sắt
    Nàng đứng ngòai cửa sắt
    Gần nhau trong tấc gang
    Mà biển trời cách mặt
    (không rõ có lấy tứ từ bài TIêu tương trên chăng)
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    "Sự đâu chưa kịp đôi hồi
    Duyên đâu chưa kịp một lời TRAO TƠ
    (Câu 539, 540. Kim Trọng than thở với Kiều)
    "Nuôi con những ước về sau
    TRAO TƠ phải lứa, GIEO CẦU đúng nơi".
    (Câu 657, 658. Vương viên ngoại than thở)
    TRAO TƠ, GIEO CẦU ngụ ý nói đến sự kén chọn kết hôn giữa trai gái,
    Theo sách "Thiên Bảo dị sử", Ông Trương Gia Trinh đời Đường có năm người con gái đẹp, tuổi tác xấp xỉ nhau; mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười,
    Rất nhiều vương tôn công tử xa gần đều gấm ghé, rấp ranh bắn sẻ.
    Trong số vương tôn công tử, có chàng nho sĩ tài danh tên Quách Nguyên Chấn thường lui tới Trương gia trang. Chàng Quách muốn xin làm rể Trương Gia Trinh nhưng khổ nỗi chàng chẳng biết phải chọn cô nào trong năm cô,
    Trương Gia Trinh biết rằng Quách Nguyên Chấn có thể lấy cô nào cũng được trong năm đứa con gái của mình, nên ông nghĩ ra một kế. Ông cho năm cô con gái của mình ngồi bên trong một bức màn, mồi cô cầm một đầu sợi tợ Năm sợi tơ đều khác màu và năm đầu còn lại thì treo lủng lẳng ngoài màn cửạ Ở ngoài nhìn vào, không trông thấy cô gái nào cầm sợi tơ nàọ Rồi ông bảo Quách Nguyên Chấn đi từ ngoài vào, hễ rút được sợ tơ của cô nào thì cưới cô ấy làm vợ . Và Quách Nguyên Chấn rút sợi tơ màu hồng (Hồng tơ) của người con gái thứ ba,
    Thế là Quách Nguyên Chấn cưới cô con gái thứ ba của Trương Gia Trinh.
    Theo sách "Tam Hợp Bảo Kiếm" đời Hán thì Hán Vũ Đế có một cô Công chúa tuyệt sắc đã đến tuổi lấy chồng nhưng nhà vua chưa quyết định kén chọn ai làm Phò mã.
    Trong triều ngoài nội, rất nhiều tay quyền quý mong được cầu thân cùng công chúạ Hán Vũ Đế không biết chọn ai, bèn truyền cho các vương tôn công tử, các bậc danh nhân tài tử trong nước tập trung lại hoàng cung. Rồi nhà vua cho lập một cái đài cao để Công chuá ngồi trên đó, cầm một quả "thanh cầu" bằng vải ném xuống. Hễ chàng trai nào bắt được quả cầu ấy, bất luận là sang hèn quý tiện đều được chọn làm Phò mã.
    Sách Thần Tiên truyện lại chép truyện tích Gieo Cầu khác như nhau:
    Nho sĩ Thôi Sanh đi chơi núi được kết duyên cùng Trác Tiên cộ Trác Tiên cô cho chồng một lá bùa "ẩn thân". Hễ đeo lá bùa ấy vào thì không ai trông thấy mình nữa,
    Thôi Sanh lợi dụng lá bùa ấy để làm chuyện bất chính. Cứ hàng đêm, chàng đeo bùa vào mình rồi lén vào cung cấm để rình mò xem chuyện ái ân của bọn cung tần phi nữ.
    Dần dần Thôi Sanh đâm bạo dạn, xâm nhập vào các phòng cung nhân không được vua "lâm hạnh" để gây chuyện mây mưa với các nàng. Các nàng cung nữ không được hưởng ơn mưa móc đã lâu, lòng luôn rạo rực thèm khác chuyện gối chăn nên không ngần ngại cùng Thôi Sanh giao hoan. Thế là chàng nho sinh Thôi Sanh có một nguồn vui phong phú không bao giờ cạn và luôn đổi mới,
    Một thời gian sau việc gian dâm của Thôi Sanh với các cung nhân bị đổ bể vì các nàng có thai trong khi sổ của Thái giám không có ghi chuyện "lâm hạnh" của quân vương. Các cung nhân có thai bị tra xét và khai ra Thôi Sanh là kẻ phạm thượng khi quân.
    Rồi một đêm kia, Thôi Sanh đang giao hoan cùng cung nữ thì bị phát hiện vì bùa ẩn thân không còn linh nghiệm nữa, Thôi Sanh bị cấm vệ quân vây bắt. Chàng chạy thoát thân ra ngoài thành và đến một bờ sông. Không biết làm sao thoát thân, Thôi Sanh bèn gọi lớn:
    - Trác Tiên cô cứu ta, Trác Tiên cô cứu ta
    Bấy giờ Trác Tiên cô đang ở trên mây nghe tiếng chồng kêu và nhìn thấy chồng đang lâm nạn, thương tình rút chiếc thắt lưng màu xanh quăng xuống mặt sông. Chiếc thắt lưng liền hoá thành chiếc cầu và Thôi Sanh chạy lên chiếc cầu ấy sang bờ sông bên kia, thoát nạn.
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    "Sự đâu chưa kịp đôi hồi
    Duyên đâu chưa kịp một lời TRAO TƠ
    (Câu 539, 540. Kim Trọng than thở với Kiều)
    "Nuôi con những ước về sau
    TRAO TƠ phải lứa, GIEO CẦU đúng nơi".
    (Câu 657, 658. Vương viên ngoại than thở)
    TRAO TƠ, GIEO CẦU ngụ ý nói đến sự kén chọn kết hôn giữa trai gái,
    Theo sách "Thiên Bảo dị sử", Ông Trương Gia Trinh đời Đường có năm người con gái đẹp, tuổi tác xấp xỉ nhau; mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười,
    Rất nhiều vương tôn công tử xa gần đều gấm ghé, rấp ranh bắn sẻ.
    Trong số vương tôn công tử, có chàng nho sĩ tài danh tên Quách Nguyên Chấn thường lui tới Trương gia trang. Chàng Quách muốn xin làm rể Trương Gia Trinh nhưng khổ nỗi chàng chẳng biết phải chọn cô nào trong năm cô,
    Trương Gia Trinh biết rằng Quách Nguyên Chấn có thể lấy cô nào cũng được trong năm đứa con gái của mình, nên ông nghĩ ra một kế. Ông cho năm cô con gái của mình ngồi bên trong một bức màn, mồi cô cầm một đầu sợi tợ Năm sợi tơ đều khác màu và năm đầu còn lại thì treo lủng lẳng ngoài màn cửạ Ở ngoài nhìn vào, không trông thấy cô gái nào cầm sợi tơ nàọ Rồi ông bảo Quách Nguyên Chấn đi từ ngoài vào, hễ rút được sợ tơ của cô nào thì cưới cô ấy làm vợ . Và Quách Nguyên Chấn rút sợi tơ màu hồng (Hồng tơ) của người con gái thứ ba,
    Thế là Quách Nguyên Chấn cưới cô con gái thứ ba của Trương Gia Trinh.
    Theo sách "Tam Hợp Bảo Kiếm" đời Hán thì Hán Vũ Đế có một cô Công chúa tuyệt sắc đã đến tuổi lấy chồng nhưng nhà vua chưa quyết định kén chọn ai làm Phò mã.
    Trong triều ngoài nội, rất nhiều tay quyền quý mong được cầu thân cùng công chúạ Hán Vũ Đế không biết chọn ai, bèn truyền cho các vương tôn công tử, các bậc danh nhân tài tử trong nước tập trung lại hoàng cung. Rồi nhà vua cho lập một cái đài cao để Công chuá ngồi trên đó, cầm một quả "thanh cầu" bằng vải ném xuống. Hễ chàng trai nào bắt được quả cầu ấy, bất luận là sang hèn quý tiện đều được chọn làm Phò mã.
    Sách Thần Tiên truyện lại chép truyện tích Gieo Cầu khác như nhau:
    Nho sĩ Thôi Sanh đi chơi núi được kết duyên cùng Trác Tiên cộ Trác Tiên cô cho chồng một lá bùa "ẩn thân". Hễ đeo lá bùa ấy vào thì không ai trông thấy mình nữa,
    Thôi Sanh lợi dụng lá bùa ấy để làm chuyện bất chính. Cứ hàng đêm, chàng đeo bùa vào mình rồi lén vào cung cấm để rình mò xem chuyện ái ân của bọn cung tần phi nữ.
    Dần dần Thôi Sanh đâm bạo dạn, xâm nhập vào các phòng cung nhân không được vua "lâm hạnh" để gây chuyện mây mưa với các nàng. Các nàng cung nữ không được hưởng ơn mưa móc đã lâu, lòng luôn rạo rực thèm khác chuyện gối chăn nên không ngần ngại cùng Thôi Sanh giao hoan. Thế là chàng nho sinh Thôi Sanh có một nguồn vui phong phú không bao giờ cạn và luôn đổi mới,
    Một thời gian sau việc gian dâm của Thôi Sanh với các cung nhân bị đổ bể vì các nàng có thai trong khi sổ của Thái giám không có ghi chuyện "lâm hạnh" của quân vương. Các cung nhân có thai bị tra xét và khai ra Thôi Sanh là kẻ phạm thượng khi quân.
    Rồi một đêm kia, Thôi Sanh đang giao hoan cùng cung nữ thì bị phát hiện vì bùa ẩn thân không còn linh nghiệm nữa, Thôi Sanh bị cấm vệ quân vây bắt. Chàng chạy thoát thân ra ngoài thành và đến một bờ sông. Không biết làm sao thoát thân, Thôi Sanh bèn gọi lớn:
    - Trác Tiên cô cứu ta, Trác Tiên cô cứu ta
    Bấy giờ Trác Tiên cô đang ở trên mây nghe tiếng chồng kêu và nhìn thấy chồng đang lâm nạn, thương tình rút chiếc thắt lưng màu xanh quăng xuống mặt sông. Chiếc thắt lưng liền hoá thành chiếc cầu và Thôi Sanh chạy lên chiếc cầu ấy sang bờ sông bên kia, thoát nạn.
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    "Thoa này bắt được hư không
    Biết đâu HỢP PHỐ mà mong CHÂU VỀ"
    (Câu 305, 306. Kim Trọng đánh tiếng làm quen Kiều)
    CHÂU VỀ HỢP PHỐ hay Châu hoàn Hợp phố hoặc có thể nói Hợp phố hoàn châu; có nghĩa là hạt ngọc châu (hay ngọc trai) trở về xứ Hợp phố.
    Theo lịch sử Vietnam ta, vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước CN - 39 sau CN), vào năm canh Ngọ (111 - tr. CN) vua Vũ Đế nhà Hán sai tướng Lộ Bác Đức làm Phục Ba tướng quân đem quân sang đánh nhà Triệụ Triệu Ai Vương thua chạy, nhà Hán chiếm lấy Nam Việt cải làm mGiao Chỉ bộ chia làm 9 quận là:
    1. Nam Hải (Quảng Đông)
    2. Thương Ngô (Quảng Tây)
    3. Uất Lâm (Quảng Tây)
    4. Hợp Phố (Quảng Đông)
    5. Giao Chỉ (Bắc Bộ và mấy tỉnh ở Bắc Trung bộ)
    6. Cửu Chân
    7. Nhật Nam
    8. Châu Nhai (đảo Hải Nam)
    9. Đạm Nhĩ
    Ở mỗi quận, nhà Hán đều đặt quan Thái Thú và quan Thứ sử cai trị Các quan lại nhà Hán cai trị ở Giao Châu bộ rất tàn ác. Tương truyền rằng thuở ấy ở quận Hợp Phố có rất nhiều ngọc trân châu (tức ngọc trai). Quan lại cai trị ở đấy thường bắt dân chúng lặn xuống bể mò ngọc trai nộp cho chúng. Vì thế nên bao nhiêu trai ở Hợp Phố đều bỏ đi nơi khác cả.
    Về sau có quan Thái Thú tên Mạnh Thường cai trị Hợp Phố có lòng nhân chính hơn các vị quan trước, không bắt dân chúng mò ngọc trai nữa nên các con trai lại trở về vùng Hợp Phố.
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    "Thoa này bắt được hư không
    Biết đâu HỢP PHỐ mà mong CHÂU VỀ"
    (Câu 305, 306. Kim Trọng đánh tiếng làm quen Kiều)
    CHÂU VỀ HỢP PHỐ hay Châu hoàn Hợp phố hoặc có thể nói Hợp phố hoàn châu; có nghĩa là hạt ngọc châu (hay ngọc trai) trở về xứ Hợp phố.
    Theo lịch sử Vietnam ta, vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước CN - 39 sau CN), vào năm canh Ngọ (111 - tr. CN) vua Vũ Đế nhà Hán sai tướng Lộ Bác Đức làm Phục Ba tướng quân đem quân sang đánh nhà Triệụ Triệu Ai Vương thua chạy, nhà Hán chiếm lấy Nam Việt cải làm mGiao Chỉ bộ chia làm 9 quận là:
    1. Nam Hải (Quảng Đông)
    2. Thương Ngô (Quảng Tây)
    3. Uất Lâm (Quảng Tây)
    4. Hợp Phố (Quảng Đông)
    5. Giao Chỉ (Bắc Bộ và mấy tỉnh ở Bắc Trung bộ)
    6. Cửu Chân
    7. Nhật Nam
    8. Châu Nhai (đảo Hải Nam)
    9. Đạm Nhĩ
    Ở mỗi quận, nhà Hán đều đặt quan Thái Thú và quan Thứ sử cai trị Các quan lại nhà Hán cai trị ở Giao Châu bộ rất tàn ác. Tương truyền rằng thuở ấy ở quận Hợp Phố có rất nhiều ngọc trân châu (tức ngọc trai). Quan lại cai trị ở đấy thường bắt dân chúng lặn xuống bể mò ngọc trai nộp cho chúng. Vì thế nên bao nhiêu trai ở Hợp Phố đều bỏ đi nơi khác cả.
    Về sau có quan Thái Thú tên Mạnh Thường cai trị Hợp Phố có lòng nhân chính hơn các vị quan trước, không bắt dân chúng mò ngọc trai nữa nên các con trai lại trở về vùng Hợp Phố.
  8. Nguyennghiem

    Nguyennghiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    0
    Về sau có bác sĩ Lục về cai trị lò mổ, có phần xảo quyệt hơn các vị bác sĩ trước, không bắt bệnh nhân cởi quần áo nữa mà để bác sĩ cởi hộ nên các con giời lại tranh nhau về mổ xẻ. Từ đó người ta có tích Châu về Hợp phố.
  9. Nguyennghiem

    Nguyennghiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    0
    Về sau có bác sĩ Lục về cai trị lò mổ, có phần xảo quyệt hơn các vị bác sĩ trước, không bắt bệnh nhân cởi quần áo nữa mà để bác sĩ cởi hộ nên các con giời lại tranh nhau về mổ xẻ. Từ đó người ta có tích Châu về Hợp phố.
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Nàng rằng: "Gió bắt mưa cầm
    Đã cam tệ với TRI ÂM bấy chầy"
    (Câu 385, 386. Kiều tâm sự với Kim Trọng)
    Rằng nghe: "Nổi tiếng cầm đài
    Nước non luống những lắng tai CHUNG KỲ
    (Câu 463, 464. Kim Trọng yêu cầu Kiều đánh đàn)
    Vui là vui gượng kẻo là
    Ai TRI ÂM đó, mặn mà với ai
    (Câu 1247, 1248. Kiều ở thanh lâu lần thứ nhất)
    TRI ÂM: (TRI: biết; ÂM: tiếng)
    CHUNG KỲ: Chung Tử Kỳ, người nghe Bá Nha đà mà biết được ý Bá Nha đang nghĩ gì.
    CẦM ĐÀI: Cái đài để Tư Mã Tương Như ngồi gảy đàn.
    Chữ TRI ÂM dùng để chỉ những tình bạn thân thiết hiểu được ý của nhau như câu chuyện Bá Nha và Chung Tử Kỳ đời Chiến quốc:
    Bá Nha, người nước Sở, nhưng làm Thượng ĐẠi phu nước Tấn. Bá Nha nổi tiếng là một khách phong lưu văn mặc, lại có ngón đàn tinh thông, tuyệt diệu nhất trong đờ, Cây Dao cầm là vật bất ly thân của vị Thượng Đại phu tài hoa ấy,
    Năm nọ, sau khi hoàn thành chuyến đi sứ nước Sở và trên đường trở lại Tấn quốc, Bá Nha cho thuyền đỗ lại bến Hàm Dương vào một đêm trăng thanh gió mát để thưởng lãm cảnh đẹp của thiên nhiên. Trước cảnh nên thơ của bến Hàm Dương đang độ vào thu, Bá Nha cho đồng tử đốt lư trầm ở trưỚc thuyền, rồi ông đem cây Dao cầm ra so phím thử dây. Thế rồi tiếng đàn réo rắt tuyệt vời của ông vang lên, quyện theo hương trầm cất vút lên cao trong đêm thu tĩnh mịch của bến Tầm Dương dưới ánh trăng trong.
    Đang lúc Bá Nha hứng thú thả lòng bay bổng theo tiếng nhạc thì tơ đồng bỗn đứt một dây.
    Bá Nha cau mày nghĩ ngợi một lúc rồi sang sảng cất tiếng một mình:
    - Có cao nhân nào trên bờ rình nghe tie6''ng đàn của tại hạ, xin vui lòng ra mặt.
    Từ trên tirền núi có tie6''ng đáp vọng xuống:
    - Xin đại nhân thứ lỗi cho, kẻ tiểu nhân đi kiếm củi về muộn, nghe tiếng đàn của đại nhân quá tuyệt diệu nên cất bước không đành.
    Bá Nha cưỜi lớn, hỏi:
    - Người tiều phu nào mà lại dám nói chuyện nghe đàn trưỢc mặt ta ?
    Tiếng nói từ trên triền núi lại vọng xuống:
    - Đại nhân nói thế, kẻ hèn này trộm nghĩ là lầm lắm đó. Há đại nhân không nhớ ngưỜi xưa đã từng bảo "Thập thất chi ấp tất hữu trung tín" (Trong một ấp có mười nhà ắt có người trung tín). Hễ trong nhà có bậc quân tử thì ngoài cửa cũng có bậc quân tử đến. Còn nếu như đại nhân khinh nơi chốn núi non quê mùa này không có người biết nghe đàn, thì thiết tưởng đại nhân cũng không nên thi thố ngón đàn tuyệt diệu nơi đây làm gì.
    Bá Nha có vẻ ngưỢng khi nghe câu nói ấy của người lạ trên núị Ông biết mình đã lỡ lời bèn bước đến sát mũi thuyền hỏi lớn:
    - Nếu quả người trên bờ biết nghe đàn, thì xin cho biết lúc nãy tại hà đã đàn khúc gì?
    - Thưa đại nhân, đó là khúc Khổng Vọng Vi tức Đức Khổng Tử thương tiếc thầy Nha Hồi, Đàn bị đứt dây nên đại nhân đã đàn thiếu câu chót. Kẻ hèn này xin mạn phép hát nguyên khúc ấy hầu đại nhân:
    "Khá tích Nha Hồi mạng táo vong
    Giáo nhân tư tương mã như sương
    Chí nhơn lậu hạng đơn biều lạc
    Lưu đắc hiền nhân vạn cố dương".
    (Khá tiếc Nhan Uyên ngắn ngủi đời
    Dạy người tóc đã trắng như vôi
    Đai cơm, bầu nước vui ngõ hẹp
    Lưu tiếng hiền nhân với cuộc đời).
    Bá Nha nghe xong cảm thấy lòng phơi phới, vội sai đám tùy tùng bắt cầu lên bờ để rước người lạ xuống thuyền.
    Người tiều phu xuống thuyền xá Bá Nha một cáị Bá Nha chỉ ghế mời khách ngồi và nói:
    - Xin người xá cho lời nói trịch thượng của tại hạ lúc nãỵ
    Người tiều phu điềm nhiên đáp:
    - Đại nhân quá lời, kẻ hèn này không dám.
    Bá Nha sai tả hữu pha trà. Trong khi chờ đợi trà, Bá Nha hỏi khách:
    - Quý hữu biết nghe đàn, có lẽ cũng hiểu được cây Dao cầm do ai chế tạo ra ?
    Tiều phu cười nhẹ, đáp:
    - Đại nhân đã hỏi thì tiểu nhân xin thưa chứ thật ra không dám múa rìu qua mắt thợ Thưở xưa, vua Phục Hy thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng, và chim phượng hoàng đến đó đậu nên nhà vua biết cây ngô đồng là một loại cây quý, hấp thục tinh hoa của trời đất, có thể dùng để chế tạo nhạc khí được. Nha vua cho hạ cây ngô đồng xuống và dạy cắt ra làm ba đoạn. Khi gõ vào ba đoạn cây,m đoạn ngọn vang lên tiếng trong và nhẹ; đoạn gốc vang lên tiếng đục và nặng; chỉ có đoạn giữa có tiếng vừa trong vừa đục là có thể dùng được. Nhà vua cho ngâm đoạn giữa thân cây ở giữa dòng nước đúng bảy mươi hai ngày đêm rồi vớt lên phơi trong mát cho thật khô mới khiến thợ khéo chế thành cây Dao cầm. Cây Dao cầm dài ba thước sáu tấc, một phần án theo ba trăm sáu mươi mốt độ chu thiên. Mặt trước của đàn rộng tám tấc,án theo tám tiết. Mặt sau rộng bốn tấc án theo bốn mùạ Bề dầy hai tất áng theo lưỡng nhị Đàn gồm mười hai phím tượng trưng mười hai tháng trong năm; lại có thêm một phím phụ tượng trưng cho tháng nhuận. Đàn có năm dây án theo ngũ hành tượng trưng năm âm: cung, thương, giốc, trủy và vũ.
    Tiều phu ngừng lời nhìn qua Bá Nha một cái, rồi tiếp:
    - Xưa kia, vua Thuấn gảy đàn Ngũ huyền, thiên hạ thái bình . Khi vua Văn Vương ngồi tù nơi Dũ Lý, Bá Ấp Khảo thêm một dây oán gọi là văn huyền (dây văn). Về sau Vũ Vương đánh Trụ, thêm một dây có tính cách phấn khích gọi là vũ huyền (dây vũ). Do đó, Dao cầm trưỚc có năm dây mà sau lại thành bảy dây, Cây Dao cầm có bốn điều kỵ và bảy điều không nên. Bốn điều kỵ là: rét lớn, nắng lớn, gió lớn và tuyết rơi lớn. Bảy điều không là: không đàn ở đám tang, không đàn lúc lòng bấn loạn, không đàn lúc lòng chẳng được thanh sạch, không đàn lúc người bận rộn việc khác, không đàn lúc y trang chẳng chỉnh tề, không đàn lúc chẳng có lò hương và không đàn lúc chẳng có bạn tri âm.
    Tiều phu dứt lời, nhìn Bá Nha đăm đăm. Kẻ tả hữu của quan Thương Đại phu bưng trà nóng ra, Bá Nha nghe tiều phu diễn giải về cây Dao cầm biết người ấy là bậc kỳ tài trong thiên hạ, lấy làm mến lắm. Ông rót trà ra hai chén, trân trọng nâng chén mời khách:
    - Xin mời hiều hữu một chén trà nhạt. Hiền hữu quả là người tinh thông về nhạc lý . Xưa kia Khổng Tử đang gảy đàn, thầy Nhan Uyên bước vào nghe tiếng đàn u trầm biết Khổng Tử có ý tham sát. Thầy Nhan hỏi ra mới biết lúc Đức phu tử đàn có trông thấy con mèo bắt chuột nên ý niệm xấu xuất ra tiếng tơ đồng. Ngày xưa thầy Nhan Uyên nghe tiếng đàn mà biết được lòng Đức phu tử; còn bây giờ hiền hữu nghe ta đàn mà có biết đưỢc lòng ta nghĩ gì chăng ?
    Tiều phu ân cần đáp:
    - Xin đại nhân gảy lại cho tôi nghe một khúc, xem may ra tôi có thông cảm với đại nhân được chăng.
    Bá Nha thay dây đàn và bắt đầu gảy khúc Ý tại non cao
    Tiều phu vừa nghe vừa mỉm cưỜi nói:
    - Tuyệt thay, Ý chí cao vút. Ý tại non cao
    BÁ Nha giật mình ngưng đàn, chấn chỉnh lại tâm thần rồi gảy thêm khúc Ý tại lưu thủỵ
    Tiều phu cưỜi nói:
    - Thật tuyệt thay cảnh bao la trời nước. Ý tại lưu thủy
    Bá Nha thất kinh, buông đàn nhìn tiều phu trân trốị Đoạn ông sai tả hữu dẹp trà, bày tiệc rượu, Đoạn, ông đứng lên trước mặt tiều phu, kính cẩn hỏi:
    - Dám hỏi tiên sinh qúy tính cao danh và quê quán ?
    Tiều phu cũng đứng lên, chấp tay đáp lễ:
    - Tiện dân họ Chung, tên tử Kỳ, người thôn Tập Hiền gần núi Mã Yên nàỵ Còn đại nhân, chẳng hay cao danh qúy tính là chi, hiện đi trấn nhậm nơi đâu mà ghé thuyền lại đây vãng cảnh.
    Hai người cùng ngồi xuống. Bá Nha thong thả đáp:
    - Tại hạ họ Du tên Thụy, là Đại phu nước Tấn, nhân đi sứ Sở quốc về thấy cảnh Hàm Dương trăng thanh gió mát nên ghé thuyền thưởng lãm. Tại hạ chỉ là một kẻ tài hèn đức bạc mà thôị Còn như tiên sinh đây học thức uyên thâm có sao không xuất lập công danh để phò vua giúp nước mà lại cam tâm ẩn dật chốn núi non hẻo lánh này ?
    Chung Tử Kỳ đáp:
    - Tại hạ không có anh em mà lại còn cha mẹ già. Phụ mẫu tại, bất khả viễn du (1). Dù cho công hầu khanh tướng cũng không thể đổi được một ngày báo hiếu cha mẹ của tại hạ
    Giọng Bá Nha đầy phấn khích:
    - Hay a, trong đời được mấy ai là người con chí hiếu như tiên sinh. Chẳng hay tiên sinh năm nay đưỢc bao nhiêu tuổi ?
    Tử Kỳ đáp:
    - Bẩm quan Đại phu, tiểu dân năm nay được hai mươi bảy tuổi
    Bá Nha cười tươi nói:
    - Tiện chức hơn tiên sinh những mười tuổi, Nếu tiên sinh không chê tiện chức là kẻ thô lậu, xin được cùng kết nghĩ đệ huynh cho thoải tình tri âm mà trong đời tiện chức chỉ mới được gặp
    Chung Tử Kỳ khiêm nhượng đáp:
    - Đại nhân là bậc công khanh chốn triều đình, còn tại hạ chỉ là kẻ áo vải chốn sơn lâm thì làm sao kết bạn với nhau đưỢc, xin đại nhân miễn cho
    Bá Nha cả cười nói:
    - Giá trị con người không ở chỗ sang hèn quý tiện, mà cốt ở đức hạnh tài năng. Nay tiệc chức thực lòng muốn kết nghĩa đệ huynh, nếu tiên sinh không khước từ thì thật là vạn hạnh cho kẻ thô lậu này,
    Chung Tử Kỳ làm thin h không từ chối nữạ Bá Nha có vẻ mừng, sai quân hầu đốt lại lò hương mới, lập hương án trước thuyền, rót ba chén rượu rồi cùng Tử Kỳ lạy trời đất tám lạy nhận nhau làm anh em khác họ: Bá Nha lớn tuổi hơn, làm anh Tử Kỳ, Rồi hai ngưỜi cùng đối ẩm chuyện trò với nhau ra rất tương đắc.
    Khi tiếng gà eo óc vang lên trong thôn và ngàn sao trên bầu trời khuya nhạt dần, hai người mới nghĩ đến chuyên chia taỵ Bá Nha xúc động nói:
    - Lòng huynh quá cảm mộ hiền đệ nên chưa muốn rời xa, vậy mời hiền đệ cùng đi với ngu huynh một đoạn đường, cùng nhau du sơn du thủy và cùng nhau trút cạn mối tâm tình.
    Chung Tử Kỳ ngậm ngùi:
    - Theo lễ thì đệ phải tiễn huynh mấy dặm đưỜng, hiềm vì song thân của tiểu đệ ở nhà đang trông ngóng, dám xin hiền huynh thứ lỗi cho
    Bá Nha hỏi:
    - Hiền đệ có thể xin phép bá phụ bá mẫu để sang chơi kinh đô Tấn quốc chứ ?
    - Tiểu đệ không dám phụ lòng ái một của hiền huynh, song lại cũng không dám hứa chắc với hiền huynh được. Nhỡ tiểu đệ không đưỢc song đường cho phép thì hoá ra thất tín với hiền huynh.
    Bá Nha rất đổi ngậm ngùi:
    - Lòng hiếu thảo của hiền đệ thật đáng kính trọng biết baọ Vậy thì sau này huynh sẽ tìm cách đến đây thăm đệ
    - Bao giờ thì hiền huynh sẽ trở lại đây ?
    Bá Nha nắm tay Tử Kỳ, giọng khẩn thiết:
    - Sang năm, cũng vào ngày giờ nàỵ
    Tử Kỳ cười:
    - Sang năm, cũng vào ngày giờ này tiểu đệ xin đón hiền huynh nơi đây,
    Bá Nha sai quân lấy ra hai nén vàng, hai tay nâng cao ngang mặt, nói với Tử Kỳ:
    - Ngu huynh có chút lễ mọn xin kính dân lên bá phụ và bá mẫu, hiền đệ chớ từ chối mà phụ tấm lòng thành của ta
    Cảm tình tri ngộ, Tử Kỳ không từ chối, Hai người bịn rịn chia tay nhau...
    (.................)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này