1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    ...Chào Nhện:D
  2. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Đâu? Đâu?
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    òai:D lại chơi ngoại ngữ nữa:))
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Đâu? Chỉ xem với, nhện thấy đồ nuôi à? Nó biết cả ngoại ngữ nữa cơ đấy, đúng là... giống thầy đồ phết
  5. thunt308

    thunt308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    0
    Lão lục xây dựng ý tưởng gì vui đi để anh em hưởng ứng, nói thật bây h vào đây hơi chán!
  6. thunt308

    thunt308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    0
    Có 2 người đang xem chủ đề này, trong đó có 2 thành viên
    # thunt308 , luc_thao ,
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Uh, thú thực cái việc dựng tượng đài đã xong, duy trì tượng đài khỏi rêu mốc là khó,
    giờ đang trong giai đoạn khó!
    hay là cứ để rêu phủ một thời gian đi, cho lớp trẻ hơn tiếp quản!
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Việt nam VS Trung Quốc:
    (thí dụ 1)
    In Vietnam
    http://www1.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2007/6/182543.vip
    In China
    http://www1.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2007/6/184268.vip
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    NHẤT TỰ VI SƯ - BÁN TỰ VI SƯ TRONG HỌC VĂN VÀ HỌC VÕ (*)
    (Sưu tầm)
    Vốn tôn sư trọng đạo, người Việt dùng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" với ý: "(ai dạy mình) một chữ là thầy (của mình) - nửa chữ (cũng) là thầy"; lại có người bảo: "(dạy ai) một (hoặc nửa) chữ là thầy (của người đó)" nhưng có lẽ hàm ý câu này sâu sắc, khiêm tốn hơn.
    [​IMG]
    (Theo edu.net)​
    "Tự" là "chữ" nhưng "chữ" ở tiếng Việt cũng khá nhiều nghĩa:
    - Đơn vị ký hiệu trong một hệ thống chữ viết
    - Hệ thống ký hiệu bằng đường nét để ghi tiếng.
    - Kiến thức văn hóa (muốn con hay chữ..)
    - Lối viết (viết đẹp, chữ gà bới..)
    - Lời xưa truyền lại (có chữ rằng..)
    - Nội dung một khái niệm, một đề tài đạo đức, tâm lý...xác định (chữ tình, hiếu, trung...)
    - Tên thường gọi của âm tiết (câu thơ bốn chữ..)
    "Chữ" còn là tên gọi của "từ- đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn chỉnh"; "một chữ" có thể giao tiếp nhưng "nửa chữ" thì khó, nói ?onửa chữ là thầy? là chưa rõ nghĩa. Trong "nhất tự vi sư...", ngoài "nhất - một", "sư - người thầy" và "tự - chữ", các ?oâm? khác đều có thể hiểu với ý khác nhau, đặc biệt là "vi". Ba trong mười chữ "vi" ở Hán ngữ đều ghép được với "sư" ("vi - làm ", "vi - lỗi?, "vi - nơi thi") làm cho hàm ý "nhất tự vi sư..." càng phong phú; mỗi nghĩa của tiếng "vi" sẽ phù hợp cho mỗi hoàn cảnh. Vì vậy, ngoài cách hiểu thông thường ở trên, người nghe còn có thể hiểu:
    - (Qua) một chữ (cũng) làm (tăng uy tín của) thầy;
    - (Qua) một chữ (cũng) làm (giảm uy tín của) thầy;
    - Một chữ (của trò viết tốt) cũng có công của thầy;
    - Một chữ (của trò viết sai) cũng có lỗi của thầy;
    - Một chữ cũng là nơi (học trò của) các thầy thi thố ;
    - Một chữ cũng là nơi thể hiện tài đức của thầy...
    Tự điển Hán - Việt đầu tiên của người Việt (Tam thiên tự) giới thiệu sáu chữ "vi" nhưng không có "vi" với nghĩa "là", chỉ có một chữ "vi - làm - ,"; Ngũ thiên tự (Hán -Việt - Pháp) sau này cũng đã dịch nghĩa tiếng Pháp của chữ "vi" này là "fair" (làm, làm ra, làm nên, tạo ra, thành ra - người Anh cũng dùng ?omake? mà không dùng ?odo?, ?oproduct? hay ?obecome?). Có lẽ ưa nói gọn ("làm ra" thành "làm") nên "làm ra thầy" đã rút gọn thành "làm thầy", lại do gần âm giữa "làm" với "là" nên "là" được dùng thay "làm" và cuối cùng "làm thầy" trở thành "là thầy".
    Người Việt vẫn dùng "là" thay "làm" (làm anh phải nhường em = là anh phải nhường em); có khi cách này cũng không dễ hiểu mấy (như "làm cho nên người là điều khó" có thể nói ngắn là "làm người khó", nhưng nói "là người khó" thì sai ý).
    Nếu nói "tự vi sư (- , 師)" một cách thuần Việt (chữ làm ra thầy) hoặc kèm bản chữ Hán để vừa nghe âm Hán Việt vừa nhìn chữ để tìm nghĩa thì không gì để bàn; nhưng chữ mà cụ thể như vậy thì nghĩa bị giới hạn và mất sự hàm súc của tiếng. Ngoài ra, dùng "nhất tự vi sư" với ý "(dạy ai) một chữ là thầy (người ta)" cũng nên ngẫm lại; dạy học được coi là "cao quý nhất trong những nghề cao quý" nhưng nếu vì động cơ nào đó mà hoạt động dạy lại trái đạo, phạm pháp... thì càng dạy càng sai. Dạy một chữ sai thì nửa chữ cũng sai; có đưa chân lý ra đọc cho trò ghi thì vẫn chưa đạt yêu cầu - bởi người dạy không là cái máy phát lại cuốn băng ghi âm mà là người tổ chức và điều khiển hoạt động học tập qua những cách dạy phù hợp. Nắm vững nội dung nhưng phương pháp vụng thì hiệu quả vẫn thấp, có khi "lợn lành thành lợn què", gây hậu quả xấu cho xã hội. Vậy kiến thức tốt và cách dạy khéo sẽ tạo ra người thầy giỏi ? Đúng vậy, nhưng...chưa đủ - bởi nhà giáo còn phải sống với người, với nghề, với đời bằng cái tâm cao quý.
    Làm người vốn đã rất khó (vi nhân nan), làm thầy càng khó vì xã hội không chỉ giao cho nhà giáo việc dạy chữ, dạy nghề mà còn cả trọng trách - có nơi gọi là thiên chức - dạy người. Do đó, nói "...tự vi sư" với đồng nghiệp chỉ để nhấn mạnh vai trò "chữ" trong việc tạo sự chính danh ở thầy, để giáo giới nhắc nhau rằng người học và xã hội tôn vinh người dạy đến mức nào là do kiến thức và cách thức giáo dục của thầy.
    Mặt khác, mỗi nhà giáo nói "tự vi sư" là để dặn lòng đừng thỏa mãn với danh hiệu xã hội trao tặng mà luôn nghiền ngẫm nội dung, cải tiến phương pháp để nâng hiệu quả dạy học và giáo dục.
    Người Việt coi ?ochữ? là ?olối viết? và xét lối viết là một trong những cách nhận xét con người. Lối viết có thể cho nhiều thông tin về người đã (hoặc đang viết); đâu chỉ có thầy xét lối viết để đánh giá trò mà thế gian cũng có thể xét thầy qua lối viết. Trong văn hóa chữ viết ở Trung quốc, lối viết là một trong những yếu tố thư pháp, chữ viết là một trong các yếu tố của thư họa. Một bậc thầy chấp bút, dù nửa chữ, người ta cũng nhận ra. Người Việt Nam có câu:
    Văn hay chẳng cần đọc dài
    Mới đọc nửa bài cũng biết văn hay​
    Chữ còn là quan điểm, thái độ; tính cách, mục đích.. thường thể hiện khi chọn chữ - chuyện Tào Tháo chọn chữ "gân gà" làm mật khẩu cũng nói lên điều này. Chọn chữ nào thì "ước mơ, hoài bão" sẽ thể hiện qua chữ đó; nhất là khi lập câu đối.
    Tổng đốc Nguyễn Công Trứ là người "xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên"- vốn coi nhẹ sự "được", "mất" ở quan trường; khi hưu hạ, có lần thấy vế đối trước cổng chùa: "Thuộc ba mươi sáu đường kinh, không thiên địa thánh thần, song khác tục. Hiểu sư trụ trì ở đây là người thông tuệ nhưng hơi kiêu, cụ Nguyễn hỏi thêm và biết sư xuất đối đã lâu nhưng chưa ai đối được; cụ bèn đối: "Hay tám vạn tư mặc kệ, chẳng quân thần phụ tử, đếch ra người". Ghép lại sẽ có cặp đối như sau:
    Thuộc ba mươi sáu đường kinh, không thiên địa thánh thần, song khác tục
    Hay tám vạn tư mặc kệ, chẳng quân thần phụ tử, đếch ra người.​
    Không dám lạm bàn về nghĩa lý cặp đối, chỉ xin lưu ý một chữ mà vị quan tài hoa đã dùng - đó là chữ "đếch''''''''''''''''''''''''''''''''. Chữ này (và chữ "chẳng" trước đó) đã nói lên nhân sinh quan và cá tính ngang tàng của tổng đốc Nguyễn Công Trứ.

    Lại xét phía nhận chữ, nếu trọng lễ, đã quyết nhận chữ sẽ coi người trao chữ là thầy. Nói "quyết" là thể hiện sự chủ động tìm thầy (tầm sư học đạo) dù học một chữ - nguồn kiến thức, kỹ năng, thái độ, giải pháp, hoài bão... về một vấn đề. Nhận, hiểu và sống theo mươi chữ đã là nhiều (với môn đồ Khổng giáo, số chữ cần làm theo trong đời còn ít hơn số thầy mỗi học sinh thời nay được gặp từ mầm non đến đại học); có người suốt đời làm theo một chữ (như vua Tự Đức cho mình luôn học và sống theo chữ "khiêm").
    Ngoài ra, quan hệ trao chữ và nhận chữ không chỉ ở trường lớp; đời thường, khi tìm cách vượt khó, nếu được nhận "một chữ" phù hợp thì có thể nảy sinh giải pháp; thậm chí ý tưởng về giải pháp có khi ẩn tàng ở tiềm thức mỗi người nhưng chưa thành sáng kiến vì chưa gặp chữ phù hợp; một chữ lúc này giá trị như phương pháp, con đường (đạo). Thời Tam Quốc, chữ "hỏa" làm nên trận Xích Bích; Việt nam, đường lối "bất biến" Bác Hồ trao cụ Huỳnh trước khi Bác sang Pháp đã giúp cụ ổn định tình hình "vạn biến" ở quốc nội... chữ và người như vậy sẽ tạo nên nghiệp lớn dù quan hệ hai bên chưa là thầy trò nhưng người nhận vẫn coi người trao là thầy. Ở đây, ?othầy? không theo nghĩa giáo viên như hiện nay mà cao trọng hơn - cả khi người nhận chưa trực tiếp gặp tác giả (như lúc Nguyễn Ái Quốc nhận tư tưởng Lênin về ?ogiải phóng dân tộc?). Yếu tố nhấn mạnh ở đây là "chữ" chứ không chỉ là "thầy"; có "chữ ra chữ" tất sẽ tạo quan hệ thầy trò dù nguồn phát thông tin không là ngôn ngữ nói, dù người trao không làm nghề dạy học, dù nơi nhận chữ là chốn trường đời. Nhà Toán học Pháp A - ra - gô (1786 - 1853) thừa nhân: "Thầy giáo thực sự của tôi là một tờ bìa sách, ở đó tôi đọc được lời khuyên: Hãy tiến lên phía trước, rồi bạn sẽ có niềm tin !".
    Tại sao nhận "nửa chữ - bán tự? vẫn coi người trao như thầy ? Chữ ở đây là chữ Hán, loại văn tự biểu ý, dùng ?onét? để biểu thị ngữ tố đơn âm tiết; ?onét? tạo ra bộ thủ, mỗi ?obộ? có nghĩa riêng và ?obộ? là đơn vị để tạo thành "chữ gốc"; nhiều chữ gốc mang ý nghĩa như "tri thức, quan niệm về một đề tài" - rất nhiều chữ Hán do ghép các chữ gốc (bộ) lại mà thành. Hãy xét một chữ rất gần với nhà giáo là chữ "giáo", một trong các chữ gốc đã tạo ra chữ này là chữ "văn"; để giúp học sinh tiếp thu chữ "giáo" thì người thầy thường dạy chữ "văn", chữ "hiếu" trước ...Khi dạy chữ văn - cơ sở của giáo - nếu suy lý thông thường thì người thầy mới chỉ trao một phần chữ "giáo" nhưng thực tế cho thấy những người thầy tận tâm và uyên bác sẽ tùy người học để trao cho họ một khối lượng không nhỏ trong vốn liếng của thầy về đề tài "văn". Bấy giờ nếu người học vì lý do nào đó mà phải xa thầy cũng không dám trộm nghĩ là thầy chưa trao trọn chữ "giáo", vẫn quý trọng thầy vì biết mình đã nhận thêm một trong những điều kiện làm người. Thật vậy, "văn" cũng như một số chữ khác như "nhân", "nghĩa", "trí", "dũng", "liêm"... đều thuộc loại chữ mà "nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người" - nhận nửa chữ như thế thì tình nghĩa thầy trò càng thêm sâu nặng.
    Có khi chữ nghĩa ẩn dưới hành vi, thái độ của người thầy mà người học phải tinh tế lắm mới nhận ra được. Khi cậu Nguyễn Sinh Cung, con quan thừa biện bộ Lễ, Nguyễn Sinh Sắc, vào thăm thầy là cụ Hoàng Thông (tác giả "Tự trị thượng sách) bị giam tại lao Thừa Phủ; thấy thầy quá tiều tụy về thể xác nên anh Cung đã khóc. Thầy quắt mắt nói: "Là học trò có thầy như ta đã không tự hào thì thôi, sao lại khóc ? Hãy để nước mắt mà khóc cho dân cho nước !"; hiểu ý, anh lau nước mắt và vái tạm biệt thầy trước ngạc nhiên của lính gác. Sau đó anh vào Nam, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Chỉ có người học như vậy mới hiểu được người dạy như thế và cũng chỉ những bậc thầy như thế mới có sự ứng xử sư phạm tuyệt vời dù đang ở chốn lao lung.
    Hiểu "chữ làm nên uy tín của thầy" nên có môn đồ đã sửa chữ của thầy để bảo vệ và phát triển uy tín cho thầy. Tổng đốc Đào Tấn - thượng thư bộ Công - một trong những bậc thầy về tuồng, ông học nghề với cụ tú Nguyễn Văn Diêu; cụ tú soạn được nhiều tuồng hay trong đó có vở Ngũ Hổ Bình Tây. Theo kịch bản, có một lớp tuồng được diễn ra ở doanh trại duy nhất một cửa ải, vị tướng ở đây bảo mở cửa cho nhân vật vào rồi lệnh "đóng cửa"; sau khi trò chuyện thì người khách ra đi. Đào Tấn đọc lời thoại và phát hiện chi tiết chưa hợp lý - khách đi ra khi chưa có lệnh "mở cửa" ?! Ông định tìm thầy để thầy điều chỉnh kịch bản nhưng nghe tin cụ tú đã mất. Ông Đào băn khoăn vì tác phẩm của thầy chưa hoàn thiện, không sửa thì như viên ngọc có vết nhưng tự ý chữa thì thất lễ với thầy. Cuối cùng ông mang lễ vật đến trước mộ thầy để khấn xin được bổ sung kịch bản và hậu thế đã có vở Ngũ Hổ Bình Tây như hiện nay; việc trò sửa chữ của thầy đã giúp sự nghiệp của thầy tốt đẹp hơn.
    ***
    (còn tiếp...)
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 22:53 ngày 22/06/2007
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    (....)
    Trong võ thuật, vấn đề "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" thể hiện khá rõ, nhất là khi dạy bài quyền.
    Hầu hết các võ phái đều có bài quyền - hệ thống đòn, thế và các yếu tố võ thuật (như tấn pháp, nhãn pháp...) đặc trưng của võ phái. Bài quyền bậc cao không chỉ quy định cách thức hô hấp (hít, nín, thở) mà còn giúp người tập hình dung đường đi của khí trong thân thể tương ứng với thời điểm thực hiện từng động tác đi quyền. Giữa chiêu thế, hô hấp, tưởng tượng (hình, khí, ý) phải thống nhất, sai một yếu tố sẽ hại đến thể chất, tâm lý và thần kinh; một yêu cầu đi quyền là chuyển bước chân theo đồ hình - hệ thống đường nét của một chữ nào đó trong tiếng Hán.
    Các môn võ của Trung, Triều, Nhật, Việt... đều có đồ hình bài quyền theo chữ Hán, chi phái Thiếu lâm Tung sơn (Vạn tự) cũng vậy. Môn sinh phái này sau 10 năm có thể được tập 8 bài quyền và nếu đạt đẳng hiệu huấn luyện viên sẽ được truyền bài thứ 9 - "Khí lực quyền". Bài này đi theo đồ hình chữ "nhẫn" (chữ "nhẫn" hình thành bởi chữ "tâm" và bộ "đao") với hai lộ quyền (Lộ nhất đi theo đồ hình chữ "tâm" để luyện khí và lộ nhị - đồ hình bộ "đao" - luyện lực). Nào phải ai qua 10 năm đều được học "Khí lực quyền" - nhận chữ nhẫn - mà chỉ những môn sinh đạt 2 tiêu chuẩn: vừa bình hòa về khí vưà sung mãn về lực; các môn sinh chỉ đạt 1 chuẩn (như đắc khí hoặc sung lực) vẫn chưa được tập trọn bài (một chữ - nhất tự) vì những vị này nếu tập trọn bài có thể sinh bệnh - do "khí" và "lực" chưa cân đối. Do đó, thầy xét tư chất môn sinh để truyền "nửa chữ nhẫn" (thuộc chữ "tâm") hoặc "nửa chữ nhẫn" (thuộc chữ "đao"); sung lực mà non khí thì đưọc truyền các thức theo đồ hình chữ "tâm" để định ý và ích khí; khí bình mà sức chưa bền thì được nhận các thế theo đồ hình bộ "đao" để tăng sức mạnh cho cân cốt. Nhiều cao đồ đã có đẳng hiệu võ sư nhưng chỉ được thầy truyền nửa bài quyền; vấn đề là các vị ấy vẫn tự hào vì được học "nửa chữ". Nhận nửa bài nhưng họ chuyên luyện, không tò mò tìm hỏi hay học lén phần "nửa chữ" chưa được dạy. Đấy không là việc giữ lễ thầy trò hay chấp hành môn quy mà là giữ an toàn bản thân - lén tập trước phần quyền thầy chưa dạy sẽ sinh bệnh do tập sai, nhất là sai cách thở, vận khí, chuyển ý (phần này do thầy truyền từng người, mỗi người được dạy khác nhau - cá biệt hóa hoạt động dạy học). Nhiều võ phái cấm ?ohọc trước? bài thầy chưa dạy, phạm điều này sẽ bị thôi học. Thời nay, hầu hết bài quyền được giản hóa, tập trước cũng chẳng hại mấy nhưng các võ phái vẫn coi học lén là một trong các điều vô đạo. Phía người đã được nhận trọn bài cũng không tập cùng một yêu cầu bởi thầy xét căn cơ mỗi người, giúp họ chuyên luyện nhiều hơn vào lộ nhất hoặc lộ nhị để phát triển những tố chất mà thầy muốn tăng lên ở họ. Thầy còn xét yếu tố "nam, phụ, lão, ấu"; lao động trí óc hay tay chân để có lời khuyên về thời điểm (when), địa điểm (where) luyện quyền, giúp trò dễ nhận các tác động có lợi từ môi trường tự nhiên cho công phu sớm thành. Do dạy quyền như vậy nên người võ sư rất tổn hao tâm lực; thầy không chỉ dạy nét viết, lối viết tên bài quyền, ý nghĩa của nó trong lối sống, lẽ sống mà còn dạy ứng dụng đòn thế và bộ pháp trong chiến đấu với một người, với nhiều người. Thật ra, những việc ấy thầy đã thực hiện gián tiếp từ khi võ sinh nhập môn cho đến ngày "thành nhơn" - ngày ấy, thầy mời đến, trực tiếp dạy từng chiêu thế, truyền nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ, khái niệm đạo đức, tinh thần về đề tài ?okhí?, ?olực? mà thầy đã nghiền ngẫm. Dạy và học như vậy nên dù thầy trao "nửa chữ" thì môn sinh cũng nhận được sở học của thầy về ?onửa chữ đó? trong võ trường và trong đời thường. Một số biểu hiện "nhất tự", "bán tự" khi dạy quyền của làng võ Trung Quốc là vậy còn ở võ Việt thì sao ?
    Bài "Thập tự quyền" của võ Việt (VoViNam - Việt Võ Đạo) lập từ 10 thế chiến lược - mỗi thế từ 2 đến 6 đòn (đỡ, phản công và tấn công...), toàn bài có 64 động tác; đồ hình khi diễn quyền là chữ thập (+). Do đó, thầy dạy ?omột chũ? (thập) nhưng thực chất là dạy 64 động tác chiến đấu. Số 64 động tác này là di sản của võ sư sáng tổ - là "phần cứng" - nhưng dạy và học chữ ?othập? này không chỉ trong 64 động tác ! Tùy công phu của thầy mà số động tác là 64, ?o64 ´ 2? hay ?o642? hay ?o6464?. Đến nay, chưa môn sinh nào cho là đã hiểu bài quyền này một cách thấu đáo; nhiều võ sư thuộc bài này như cháo nhưng cũng tự nhận là nhiều lắm chỉ mới hiểu được "nửa chữ"; có những môn sinh được đồng môn quý trọng nhờ tài sử dụng vài nét nào đó trong chữ thập này thôi.
    Diễn quyền, dù đi trọn bài (nhất tự) hay nửa bài (bán tự) đều để lộ công phu của người học và thể hiện trình độ của người dạy. Tương tự, khi giao đấu, trò dùng một đòn khéo sẽ tăng uy tín của thầy, ra một đòn vụng cũng có lỗi của thầy (chữ ?ovi?: lỗi lầm). Do đó, võ đài không chỉ là nơi thi thố của thí sinh (chữ ?ovi?: nơi thí sinh làm bài thi) mà còn là nơi so tài của các thầy (nhìn trò biết thầy).
    Dạy võ, dùng võ sai nét sẽ giảm hiệu quả, nhưng để ra đòn có nét thì võ sinh phải chú tâm học hành - việc ?ohành? trong ?ovõ? là chuyện sống chết trực tiếp và tức thời. Thi văn, "viết sai nét" có thể trượt nhưng vẫn sống, lành lặn và có cơ hội thi lần sau; trong đấu võ, nếu đánh sai nét có thể hết thi lại, nhẹ nhất cũng chịu nhận một hoặc vài đòn - đau thể xác, hại đến danh dự của mình và cả của thầy. Chiêu "ô nga triển dực" (ngỗng đen đập cánh) là một ví dụ; nghĩa của "triển dực" là "đánh chỏ" nhưng không đánh tùy tiện mà phải "vươn thân, đánh vòng vào mặt của địch". Người xưa chọn hình ảnh ngỗng đập cánh vì gia cầm này luôn ?orướn cao và bước tới khi đập cánh? để nhắc động tác ?obước tới? mỗi khi đánh chỏ vào. Tuy vậy, người dùng chiêu này mà chỉ nghĩ đến chỏ vẫn mắc lỗi "thiếu nét" - bởi còn một động tác không ở trên chỏ mà ở dưới...chân ! Cụ thể, khi đánh chỏ (phải) vào mặt đối thủ thì phải nhập nội và cài chân (phải) sau chân (trái) đối phương. Khi đánh đúng nét thì địch ngã đập gáy xuống đất - chứ không văng ra; võ Việt gọi cú này là "triệt" cũng rất gợi hình bởi "triệt" nói lên sự "té, ngã" - "triển" và "triệt" gần về âm và nói "triệt" cũng rõ nghĩa hơn. Dùng "ô nga triển dực" mà không cài chân địch là đánh chưa có nét - cũng như viết thiếu nét - nhưng cái giá phải trả cho lỗi ?othiếu nét? ở đây là rất tai hại vì khi địch chưa bị cài chân thì họ có thể lùi hoặc rùn chân hụp xuống để...phản đòn !.
    Dù vậy, trường văn hay trận võ, ngoài "thuật" còn có "đạo" và cả hai đều thuộc về phương pháp. Từ phía cá nhân mà xét thì võ thuật là cách thức phù hợp cho tình huống phải giao đấu với một hoặc nhiều đối thủ để "tự cứu" còn võ đạo mới là phương pháp của giai đoạn âm thầm ?otự chiến đấu? để "tự thắng" - thắng ?oham muốn ganh đua?, thắng ?ohả hê chiến thắng?, thắng ?onản lòng thất bại?...; ở giai đoạn này, số lượng đối thủ nhiều gấp muôn vạn lần so với trước, nó không là con người cụ thể mà là những tư tưởng, những ý niệm.
    Luyện bản lĩnh tự thắng cho môn sinh, vì vậy, không chỉ qua chiêu thức đơn luyện, qua các bài bản đối luyện, qua các trận đấu tự do...mà còn qua nguồn thông tin về đạo lý thể hiện dưới dạng "chữ" như môn quy, tâm niệm, lời thề và đặc biệt là qua lối sống giữa các thế hệ võ sư, huynh, đệ, tỷ, muội trong môn phái.
    ***
    Hoạt động dạy suy cho cùng là giúp người học phát triển tri thức, kỹ năng để có thể tự giáo dục, tự thắng. Nếu "chữ" bên văn là "hệ thống đường nét để ghi tiếng nói của một cộng đồng" thì bên võ xem "chữ" là "thế - là hệ thống động tác để ghi cách dùng võ của một võ phái"; nếu "từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có ý nghĩa thông tin hoàn chỉnh" thì "chiêu là số lượng động tác gọn nhất có ý nghĩa chiến đấu hoàn chỉnh"; nếu "nét, hình, chữ, từ, câu, đoạn...là sự phát triển của tín hiệu ngôn ngữ" thì "đòn, thế, chiêu, bài...là sự phát triển của kỹ thuật chiến đấu".
    Dù nho, y, lý, số; dù cưỡi ngựa, đấu vật, đánh kiếm, bắn cung; dù cầm, kỳ, thi, họa; dù văn hay võ đều là tri thức giúp người học nâng tầm văn hóa để tự chọn con đường làm người cho phù hợp. Tùy trình độ người học văn mà "chữ" thầy trao có thể là ?ochữ, câu, bài,...? và cũng tùy công phu người học võ mà "chữ" có thể là ?ođòn, thế, bài...?. Người dạy, ít ai bê nguyên "nhất tự" hay "nhất thế" trao người học; thầy căn cứ mục đích, đối tượng, hoàn cảnh...để xây dựng nội dung, lựa chọn biện pháp giảng truyền phù hợp - chuỗi công việc này luôn là sự lao tâm khổ tứ của những nhà giáo tận tâm.
    [​IMG]
    Yêu cầu của giáo dục không chỉ bảo đảm về khối lượng, ?omột? hay ?omột nửa?, mà cả chất lượng chữ nghĩa,...- nhất là khi kiến thức càng tăng; để "học ra học" phải có "chữ ra chữ" và biết "dạy ra dạy". Người dạy càng tự thắng để vươn tới sự chính danh thì xã hội càng nhiều "thầy ra thầy" - xuất nửa chữ cũng làm tăng hiệu quả giáo dục; người học dù có nhập nửa chữ cũng giữ mãi lòng thọ ân người trao và ?onhất tự vi sư, bán tự vi sư" là biểu hiện của sự qúy trọng từ phía người học, gia đình và xã hội dành cho những người trao chữ như vậy.
    (Sưu tầm)
    Tôi không theo nghiệp văn, cũng chẳng theo nghề võ, nên thấy bài này cũng chép tạm vào đây, âu nó cũng phục vụ cho sở học vậy,
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này