1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Câu đối trong chùa
    (Sưu tầm)
    Tại chùa Từ Đàm Huế có rất nhiều câu đối rất hay, của một cựu đại quan Nam triều là ông Tôn Thất Hân; của Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám; không thể trích hết được. Chúng tôi chỉ trích lại một câu của Sào Nam Phan Bội Châu:
    Nghiệp duyên bình hiệp,niên niên bạch phát thôi, đối diện tức không, ninh bả thiều hoa phó lưu thủy;
    Thế sự kỳ phân, xứ xứ hoàng lưu mộng, hồi đầu thị ngạn, nguyện phiên bối diệp xuất ưu đàm.

    Có thể tạm dịch như sau:
    Nghiệp duyên như bèo hợp, năm năm tóc bạc đầu, trước mặt là không, sao nỡ đem tuổi xuân quăng theo dòng nước biếc;
    Thế sự rối bàn cờ, nơi nơi kê vàng mộng, quay đầu là bến, nguyện dịch kinh bối diệp toả ngát hương ưu đàm.

    Sau khi Nho học tàn lụi, và lớp nhà nho cũ cũng không còn, thì Phật giáo lại được chấn hưng. Chùa chiền được sùng tu, sùng kiến và làm mới thêm rất nhiều; chư tôn Hòa thượng vốn trước đó đã làm câu đối treo ở các chùa, và tiến cúng các Tổ đình , nay các ngài lại làm nhiều hơn, khiến cho thể loại này trong văn học Phật giáo thêm phong phú. Sao lục và bình giảng phần này sẽ dành cho một tập sách khác. Ơ đây tuy chưa có cơ duyên đi tất cả các chùa để sao lục phần câu đối và tìm biết vị Hòa thượng nào đã làm ra câu đối ở chùa này chùa khác, song chúng tôi cũng xin sao lục hai câu của Hoà thượng Thiện Siêu. Một câu khắc ở chùa Diệu Đức, Huế. Đối :
    Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh tự tại;
    Sơn sắc, thủy sắc, yên hà sắc, sắc sắc giai không.

    Một câu bằng chữ quốc ngữ tại chùa Giác Hải ở Vạn giả, Nha trang:
    Phật đạo có gì đâu, thả chiếc thuyền từ chở kẻ giác;
    Pháp môn không kể xiết, khêu đèn bác nhã đón người mê

    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 09:00 ngày 28/09/2006
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Lại nói chuyện Câu đối
    (sưu tầm)
    Nói đến câu đối đỏ, chắc ai cũng bảo mình đã biết. Nhưng hiểu cặn kẽ nguồn gốc, sự hình thành và ý nghĩa của nó thì không mấy người.

    Dân ta từ ngàn đời nay đã có thói quen nói năng có vần, có nhịp điệu, đăng đối. Đây chính là cơ sở tạo nên câu đối. Và cứ như vậy câu đối ngấm vào máu huyết, trở thành thú chơi thanh lịch, một phong cách văn hoá, độc đáo về cả phương diện trí tuệ và thẩm mỹ nghệ thuật.
    Câu đối Việt Nam được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp, nhiều hoàn cảnh, mọi không gian, thời gian, mọi môi trường xã hội và chiều dài lịch sử của dân tộc.
    Ông bà ta trước đây có phong tục viết câu đối tết. Vào sáng mùng 1 tết Nguyên Đán, sau khi đã làm lễ cúng tế trời đất, gia tiên, gia chủ ngồi vào án sách viết câu đối, khắc bút đề thơ, cốt bộc lộ ý nguyện, mong muốn gia đình họ tộc một năm mới an khang thịnh vượng.
    các cụ xưa kia đã viết câu đối trong bài ca trù:
    Nhập thế cục bất khả vô văn tự (1)
    Chẳng hay ho cũng húng hắng một đôi bài
    Huống chi mình cũng đã đỗ tú tài
    Ngày tết đến cũng có vài câu đối.
    Đối rằng:
    Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài (2)
    Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt (3)
    2.Cái phẩm giá cao quý nhất trong cõi người ta là tính cách khoáng đạt, biết yêu gió mát; trăng trong...
    3.Cái phong lưu, giàu sang nhất ở trên đời là cốt cách, tinh thần ham hiểu biết, nay đó mai đây.
    Câu đối tết thường viết vào giấy màu đỏ vì màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, phù hợp với không khí thiêng liêng của ngày tết cổ truyền. Màu đỏ chống được hơi sương, cái khí âm của mùa Đông tháng giá. Giấy đỏ có 2 loại: hồng điều và cánh sen. Hồng điều thì rực rỡ, nồng ấm, biểu trưng của sự nhiệt thành. Màu cánh sen: đỏ như tím biếc pha chút tươi mơ, gợi ra những ước vọng. Có khi người ta dùng giấy vàng để viết câu đối. Nhưng màu vàng có thể lẫn với mầu tường vôi nên ít được sử dụng hơn. Do vậy, tùy từng cảnh nền (tường), sở thích của mỗi người chất liệu viết câu đối khác nhau, và có thể lựa chọn chữ Hán, chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ; Câu đối có thể viết lên giấy khổ lớn in hoa văn đẹp hoặc viết trên những dải liễu gồm 14 chữ, tạo thành 2 câu có sự đối lập rất chỉnh về cả phương diện ngôn từ và ý nghĩa. Những người chơi câu đối lâu năm khi chọn câu đối là cả một quá trình nghệ thuật. Về cơ bản câu đối được coi như 2 vế đối nhau, song xét một cách chi tiết khi chọn lựa, tạo tác, câu đối được xem xét theo 3 dạng:
    Dạng thứ nhất: Cẩn hay đắp chữ nổi:
    Muốn cẩn hoặc đắp nổi câu đối người ta đem chữ đã viết trên giấy cẩn (dán rồi ấn chìm xuống), hoặc đắp nổi trên một khung đã chuẩn bị trước, sau đó dùng mực tàu hay sơn then (đen) tô từng nét chữ. Hoặc lấy mảnh bát đĩa sứ, có hoa văn đẹp, đem đập nhỏ rồi gắn vào từng nét chữ. Keo gắn bằng mật nứa, giấy moi, giã nhuyễn.
    Dạng thứ hai: Câu đối gỗ:
    Cần chọn loại gỗ tốt, ít mối mọt, thớ mịn và dai như dổi, vàng tâm, mít... để khi chạm khắc không bị sứt mẻ. Câu đối gỗ có một số dạng như: dạng ống bương bổ đôi, dạng lá dong, lá chuối để treo ở những phòng trà, nơi tiếp khách hoặc thư phòng. Dạng chữ nhật treo vào các cột vuông hay mặt tượng.
    Dạng thứ ba: Câu đối đi liền với hoành phi, chữ có thể khảm trai, xà cừ hoặc thếp vàng. Những câu đối này xuất hiện nhiều ở các đình, chùa, Văn Miếu, nhà từ đường. Theo số liệu thống kê 1998, ở Hà Nội có đến hơn 1 vạn câu đối.
    2. Câu đối phân loại căn cứ vào tính chất, ý nghĩa, mục đích. Câu đối được chia thành 2 loại: loại mang tính quy phạm, và loại mang tính thù ứng. Câu đối mang tính quy phạm thường làm ở trường thi, làm để giáo huấn, thờ phụng... Câu đối mang tính chất thi ứng, thường làm trong các dịp hội hè, vãn đàm, hý lộng..., lại chia thành các loại nhỏ như: châm biếm - đả kích, thử tài trí ứng phó.
    Loại câu đối để giáo huấn như:
    Nhất cần thiên hạ vô nan sự
    Bách nhẫn đường trung hữu thái hoà

    (Mọi sự cần cù thì ở dưới trời này không có việc gì khó cả.
    Trăm điều nhường nhịn và kiên trì thì trong gia đình luôn có niềm vui vẻ và hạnh phúc).
    Mục đích câu đối loại này hướng tới là khuyên răn những điều nhân đức, lễ nghĩa.
    - Loại câu đối châm biếm - đả kích: Loại này hay nói lỡm, tế nhị, không sỗ sàng; Khi nói ám, nói lái; có khi vận dụng âm thanh, ý nghĩa, hình ảnh để khơi trường liên tưởng của vế đối. Hồ Xuân Hương lỡm mụ Hậu Cẩm chồng chết, bỏ làng ra phố lấy Tây:
    Khéo khéo khen ai đẽo đá chênh vênh, tra hom ngược để đơm người đế bá;
    Gớm con tạo bữa cơ tem hẻm, rút nút xuôi cho lọt khách cổ kim.

    Còn cụ Tú Xương nghĩ đến "đời bạc" mà mỉa mai nhân tình thế thái:
    Thiện hạ xác rồi còn đốt pháo
    Nhân tình trắng thế lại bôi vôi.

    Câu đối thử tài trí: Là loại câu đối dùng thử trí thông minh, phát hiện nhân tài và cốt cách của người đối. Vế đối của cậu bé Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành khi nhỏ) năm xưa làm thầy trò trong lớp kinh ngạc. Thầy Vương Thúc Quý trong một buổi dạy học, thấy một trò rót dầu vương ra đế đèn liền ra câu:
    Thắp đèn lên dầu vương ra đế
    Nguyễn Sinh Cung đối lại:
    Cưỡi ngựa phi thẳng tấn lên đường.
    Vương nghĩa là chảy, dính vào còn có nghĩa là Vua; đế: đế đèn và Hoàng đế. Tấn vừa có nghĩa là tiến vừa có nghĩa là thời nhà Tấn; Đường vừa là đường đi lại có nghĩa nhà Đường. Nhà Tấn vừa lập ngôi Vương mà nhà Đường đã lập ngôi Đế. Câu đối không chỉ chỉnh về ý, lời, ý nghĩa sâu rộng mà đã thể hiện ý chí vĩ đại của người thiếu niên 12 tuổi này.
    - Câu đối ứng phó trong những tình thế nghiêm trọng: đây là câu đối cho những bậc tài cao, đức trọng, ứng tác. Nhiều khi những câu đối loại này mang tính quốc gia trọng đại: Đối giữa các Vua ở các nước khác nhau...
    - Câu đối chúc mừng: Loại này gắn với đời sống sinh hoạt thường ngày của dân lao động. Nó là câu đối để họ bày tỏ những nỗi lòng, tình cảm, lời cầu chúc năm mới với nhau, chúc hạnh phúc đôi lứa.
    Cụ Tam Nguyên làm câu đối mừng Tân Hôn:
    Bình gấm phất phơ loan múa nhạn
    Trướng xuân nghiêng ngửa phượng đề oanh.

    Cụ Tam Nguyên chỉ đảo lộn 2 vế chữ Nho rồi đọc thành chữ Nôm, mà được đôi câu đối rất thú vị. Thật tài tình, cái vui, cái hóm là ở chỗ: hai chữ múa và đề đọc theo giọng địa phương Bình Lục lại lơ lớ thành mó và đè, chỉ 2 động tác vợ chồng ân ái, loan mó nhạn và phượng đè oanh, để tả cảnh tân hôn.
    Câu đối ngày xuân, thú chơi tao nhã cho mọi người, mọi nhà: từ nông dân đến trí thức, từ kẻ nghèo hèn đến bậc đế vương, từ trẻ nhỏ đến người già. Chính vì thế, thiếu một đôi câu đối đỏ treo trong nhà chắc hẳn là vài ngày tết chưa toàn vẹn. Đôi câu đối khiến người ta cảm thấy tết cổ truyền trở nên thiêng liêng hơn, trang trọng hơn, và đặc biệt hơn những ngày khác
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Phải cài cắm thế lão cọ mới lên tiếng:)
    nhưng vế đối của lão nhập nhằng quá:) rượu vào có khác thường:)
    thử hỏi lão ko rượu lão có đối đàng hoàng ko:D
    Vô quán đối, tôi đối với ai? Vừa đối vừa đáp, quán đối vô tri
    đối lại lão này
    Nhập vế đáp, lão đối với mi :)!vừa xoá vừa dán:) vế đáp nhập nhằng:)
    xài từ gần nghĩa tí ti:)
    xori bé bông nhé, trong câu trên có từ mượn bé bông;)
    hình ảnh vừa xoá vừa dán, tại vì gõ một câu, thế nào cũng phải có từ sai, nên vừa xoá vừa dán:)
    lão sư cọ đối vế của bé bông nhập nhằng quá;)
    nên bảo lão vậy))
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG CAO BÁ QUÁT​
    Cao Bá Quát là một văn tài xuất chúng của nước ta vào thế kỷ 19. Ông hiệu là Chu Thần, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
    Ngay từ thuở nhỏ ông đã nổi tiếng học giỏi nên được mọi người coi như một thần đồng. Người anh sinh đôi với ông là ông Cao bá Đạt cũng là một người học rất giỏi.
    Tuy vậy ông không được may mắn trong việc thi cử. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) ông thi Hương trường Hà Nội, đậu á nguyên cử nhân, tức là đỗ thứ nhì trong kỳ thi đó. Nhưng khi bài thi bị duyệt lại vì có lỗi nhỏ nên bị đánh tụt xuống cuối bảng. Vào trong kinh để thi Hội nhiều lần, ông đều bị đánh trượt..
    Thời bấy giờ có ông Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng là hay chữ. Được biết ông Siêu dạy học ở Hà Nội, ông Quát từ Bắc Ninh sang Hà Nội đến trường của ông Siêu dạy để nghe giảng bài. Ông Quát tới nơi, đứng cửa sổ dòm vào, thấy một ông đồ khoảng 25, 26 tuổi, ngồi trên một cái chõng cũ siêu vẹo, học trò thì ngồi lê la dưới đất, chứng tỏ là một lớp học nghèo. Thầy đồ Siêu nhìn thấy một anh chàng trẻ tuổi chừng mười lăm, mười sáu, thơ thẩn đứng ngoài cửa sổ nhìn vào, thầy đồ hỏi:
    - Anh đi đâu mà đứng ở đây?
    Ông Quát trả lời:
    - Tôi là học trò đi qua trường thấy thầy giảng văn muốn xin thầy cho vào nhập học.
    Ông Siêu muốn thử tài học của anh, bèn nói:
    - Nếu thật anh là học trò, thì anh đối thử vế đối này:
    - Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két, két chi cót, cót cót két két.
    (ông thầy ngồi trên chõng, (chõng kêu) cót két, két cót, cót cót két két).
    - Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ, thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ (trò nhỏ vào sân trường, (đi) thẩn thơ, thơ thẩn, thẩn thẩn thơ thơ.
    Nguyễn văn Siêu nghe vế đối tài tình rất phục, mời vào trong ngồi, hỏi tên tuổi và lai lịch mới biết là Cao bá Quát ở Bắc Ninh, là người mà ông đã nghe tiếng đồn là thần đồng. Về sau hai người đi lại thăm nhau luôn và trở thành đôi bạn thân thiết mặc dầu tuổi tác chênh lệch, rồi hai ông nổi tiếng khắp nơi, được người đời khen tặng là "thần Siêu thánh Quát".
    Cao Bá Quát còn ít tuổi nên có tính kiêu căng, ai ông cũng chê là học dốt. Ông nói: "Cả thiên hạ có 4 bồ chữ, anh Bá Đạt tôi và ông Nguyễn văn Siêu giữ một bồ, một mình tôi chiếm hai bồ, còn một bồ thì phân phối cho cả thiên hạ."
    Một lần khác, ông Cao Bá Quát qua trường quan Đốc Học Hà Nội, nghe giảng sách. Quát nghe thấy đoạn nào giảng không hay, ông đứng ngoài khạc nhổ tùm lum làm ồn ào, quan Đốc học tức giận sai lính ra bắt dẫn vào.
    Quan Đốc hỏi tên tuổi Quát, ở đâu, mà vô lễ như vậy?
    Ông Quát đáp là học trò ở Bắc Ninh.
    Quan Đốc học hỏi học thầy nào?
    Ông Quát đáp: Tôi học ông Trình, ông Chu.
    (ông Trình ông Chu là ông Trình Y Xuyên và ông Chu Hối Am là hai học giả đời Tống (960-1279) ở bên Tàu, chuyên giảng tứ thư ngũ kinh, là những sách mà tất cả học trò nho học đều phải đọc)
    Nghe ông Quát trả lời ngang dở, quan Đốc học nổi giận nói:
    - Đã học đạo Thánh hiền thì phải biết lễ phép, tiên học lễ, hậu học văn! (Học lễ phép trước, rồi mới học chữ nghĩa sau). Xưng là học trò mà vô lễ với người trên, tội đáng đánh đòn không thể tha thứ được! Nhưng ta ra một vế đối nếu đối được thì ta tha, còn nếu không đối được thì ta sai lính đánh đủ 50 roi.
    Rồi quan Đốc học ra vế đối:
    - Nhĩ tiểu sinh hà xứ đáo lai, cảm thuyết Trình Chu sự nghiệp? (Trò nhỏ kia, mày ở đâu tới mà dám nói đến sự nghiệp của Trình Chu?
    Ông Quát đáp:
    - Ngã quân tử kiến cơ nhi tác, dục vi Nghiêu Thuấn quân dân (Ta người quân tử, nhìn thời cơ mà hành động, muốn làm quân dân thời vua Nghiêu vua Thuấn).
    Quan Đốc học nghe đối đáp, thất kinh về chí khí của cậu học trò, và thấy câu đối hay không thể bắt bẻ vào đâu được, bèn nuốt giận mà thả Cao bá Quát ra về.
    Cao Bá Quát học giỏi lắm mà chỉ đỗ đến cử nhân thôi, bao lần thi Hội (thi tiến sĩ) mà không đỗ, chỉ vì ông ngông nghênh không chịu tuân theo thể lệ khắt khe của trường thi nên ông cứ bị đánh hỏng mãi.
    Thời xưa khi làm bài thi thì phải tránh phạm trường quy nghĩa là tránh phạm vào những điều cấm, nếu vô ý vi phạm thì sẽ bị rớt mặc dầu văn hay chữ tốt. Những điều cấm kỵ thì có rất nhiều. Thí dụ như là phạm tên huý của vua hay tên cha mẹ, tổ tông nhà vua thì gọi là phạm húy, phạm vào tên huý khác như phạm vào tên các cung điện thì gọi là khiếm tị, thiếu sự kính trọng thì gọi là khiếm trang. Cái sự khiếm trang rất là khó tránh vì chữ nho không có dấu phẩy, dấu chấm, ngắt câu, chấm câu như chữ quốc ngữ. Nếu vô tình để chữ cuối câu trên và chữ đầu câu dưới, tuy ở hai câu khác nhau, nhưng đọc lên có nghĩa khiếm trang thì cũng có tội. Thí dụ trong câu văn: ?oXuân sinh thu sái. Đế đạo dữ thiên đạo nhi tịnh hành" có nghĩa là: Mùa xuân sinh ra, mùa thu thu lại. Việc của đời Đế đi đôi với việc của Trời. Nghĩa chỉ có thế thôi. Nhưng khi viết chữ nho thì không có dấu phẩy, dấu chấm ngắt câu như viết chữ quốc ngữ bây giờ. Câu thí dụ trên viết theo chữ nho là: ỏXuân sinh thu sái đế đạo dữ thiên đạo nhi tịnh hành. Nghĩa thì cũng vẫn là một, không khác gì. Nhưng nếu câu văn viết như vậy thì quan chấm trường sẽ quy vào tội khiếm trang, thí sinh bị đánh hỏng vì rằng đã viết hai chữ sái và chữ đế cạnh nhau. Bởi vì, chữ sái (nghĩa là thu lại) chữ nho viết y như chữ sát (nghĩa là giết) nên sái đế có thể đọc là sát đế tức là giết vua, nên thí sinh viết câu đó bị đánh hỏng.
    Vì có sự đề cử của quan tỉnh Bắc Ninh, vua Thiệu Trị (1841-1847) biết tài của ông, nên năm 1841 gọi ông vào trong kinh bổ làm chức Hành tẩu là một chức nhỏ tại bộ Lễ.
    Khi vua Tự Đức (1847-1883) lên nối ngôi, - vua Tự Đức rất có tài làm thơ văn - nghe tiếng hai anh em ông Quát, Đạt là anh em sinh đôi cùng học giỏi, hiện làm việc ở bộ Lễ, vua vời ông Quát vào trong cung ra một câu đối để thử tài:
    - Nhất bào song sinh, nan vi huynh, nan vi đệ?
    (một bọc sinh đôi, khó biết ai là anh, khó biết ai là em.)
    Ông Quát đối lại:
    - Thiên tải nhất ngộ, hữu thị quân hữu thị thần.
    (nghìn năm gặp một lần, có vua ấy, có tôi ấy.)
    Vua Tự Đức rất hài lòng về vế đối này.
    Tuy nhiên ta cũng có thể hiểu rằng, Cao Bá Quát có ý nói "có ông vua tài giỏi (như Tự Đức) thì cũng có bề tôi tài giỏi (như tôi đây!)"
    Trong thời gian làm việc tại Huế, ông thường làm bạn xướng họa với các danh sĩ đương thời như Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương, Hà Tôn Quyền, v.v... trong Mặc Vân Thi Xã ở Huế.
    Nhưng với tính kiêu ngạo của ông, có lần ông đọc mấy bài thơ xướng hoạ của thi xã, ông chê là dở, ông lấy tay bịt mũi mà nói rằng:
    - Ngán thay cái mũi vô duyên
    Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An
    Đọc thơ người mà bịt mữi làm như ngửi thấy mùi khó chịu thì quả thật ông ngạo mạn khinh người quá đáng!
    Một lần khác vua Tự Đức làm một đôi câu đối:
    - Tử năng thừa phụ nghiệp
    Thần khả báo quân ân
    (con nối nghiệp cha, tôi đền ơn vua).
    Tự Đức đọc cho các quan nghe. Các quan đều tấm tắc khen hay, vội lấy giấy bút chép mang về nhà treo như một bảo vật! Thực ra thì hai câu đó rất tầm thường, nói đến tam cương ngũ thường trong đạo Nho, nghĩa vua tôi, đạo cha con, chứ chẳng có gì là hay ghê gớm, nhưng các quan trong triều thấy vua khoe một đôi câu đối (hay khoe một bài thơ), thì dù hay dù dở cũng phải đồng thanh tán duơng khen ngợi để...? lấy điểm! ?o.
    Nơi làm việc của Cao bá Quát tại công sảnh bộ Lễ, cũng có treo đôi câu đối đó, lẽ tất nhiên chỗ đề tên tác giả thì phải đề "nguyên Hoàng Đế bút, ngày tháng năm: Tự Đức ...niên...nguyệt...nhật?. Cao bá Quát đọc hai câu đó, mặc dù biết là của nhà Vua, nhưng không dằn được tính kiêu ngạo, cầm bút viết lên trên đó:
    - Hảo hề! hảo hề! phụ tử quân thần điên đảo!
    Có nghĩa là: Hay thiệt! hay thiệt! cha con vua tôi đảo ngược!
    Lễ bộ sợ hãi, tâu trình. Vua cho đòi Bá Quát tới. Quát bị lính giải tới trước mặt vua, Quát bình tĩnh nói:
    - Tâu Bệ Hạ! từ nhỏ đến lớn thần đọc sách Thánh Hiền đều nói đến đạo quân thần ở trên đạo cha con, chứ chưa bao giờ nghe thấy nói đạo cha con ở trên đạo vua tôi, nay xem đôi câu đối, thần không thể ngăn được lòng bất mãn.
    Vua Tự Đức nghe Quát nói có lý và đã biết tiếng Quát là tay văn học giỏi, liền phán rằng:
    - Nếu vậy phải sửa sao cho đúng phép?
    Quát thưa:
    - Tâu Bệ Hạ, thần xin sửa như sau:
    Quân ân, thần khả báo
    Phụ nghiệp, tử năng thừa
    (Ơn vua, tôi phải trả. Nghiệp cha, con phải theo)
    Vua chịu là hay, nhưng lòng tự ái của vua bị bề tôi vô lễ và lòng tự ái của một nhà thơ bị sửa văn, làm vua Tự Đức căm giận và ghét thầm. Tuy nhiên Vua không trừng phạt mà lại tha cho Quát .
    Một lần tại nơi Cao Bá Quát làm việc ở bộ Lễ, Quát chứng kiến một vụ cãi cọ giữa hai vị quan đồng sự, mới đầu hai người đấu khẩu nhau về một vụ gì đó, rồi sau tức giận quá đi đến ẩu đả nhau. Bộ Lễ tâu lên vua để phân sử. Vua bắt lính dẫn cả hai bên và nhân chứng là Cao bá Quát để xét hỏi.
    Từ xưa Quát vẫn ghét những quan đồng sự ở bộ, nên nhân dịp được vua truyền gọi đến làm chứng, Quát làm tờ khai sau đây, cốt để ?ochửi xỏ? tất cả bọn quan lại cùng làm việc ở bộ.
    Tờ khai bằng chữ nho như sau:
    Tiền thần bất tri
    Hậu thần bất tri
    Trung gian thần tri
    Đản kiến:
    Thượng bàn hô cẩu!
    Hạ bàn hô cẩu!
    Thượng hạ giai cẩu.
    Lưỡng tương đấu ẩu
    Thần gián bất đắc
    Thần kiến thế nguy
    Thần hoảng thần tẩu.
    Nghĩa là: Trước ra sao, sau thế nào, thần không được biết. Thần đến lúc nửa chừng thấy bàn trên hô: "Chó!", bàn dưới cũng hô: "Chó!" Trên dưới đều là chó. Rồi hai bên đánh nhau. Thần can không được. Thần thấy nguy, thần sợ thần chạy.
    Vua Tự Đức đọc tới câu ?oThượng hạ giai cẩu?, biết là Quát lợi dụng lời khai để hỗn xược, gọi tất cả là chó, nhưng vì lời khai đúng sự thực nên không làm gì Quát được phải cho Quát ra về.
    Một lần khác nữa, vua Tự Đúc khoe với các quan rằng đêm hôm trước vua làm được hai câu thơ:
    Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngữ
    Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai
    (Trong vườn chim oanh hót giọng "khề khà", ngoài đồng hoa đào nở "lấm tấm").
    Hai câu thơ chữ Hán này đã dùng chữ "khề khà" và chữ "lấm tấm" là những chữ nôm, không phải chữ hán, nghe thì trôi chảy có âm điệu, nhưng không thể chấp nhận được vì chưa bao giờ có ai làm thơ pha hán nôm. Các quan nghe lấy làm lạ nhưng cũng vẫn phải tấm tắc khen hay. Chỉ có Cao Bá Quát là không chịu được, Quát tâu với vua rằng:
    - Tâu Bệ hạ, thần cúi xin Bệ Hạ tha tội, hai câu thơ này thần đã được nghe từ hồi còn đi học. Toàn bài là tám câu, thần xin đọc để Bệ Hạ thưởng lãm.
    Cao Bá Quát đã thật nhanh trí khôn, mau lẹ bịa ra một bài thơ để chế diễu nhà vua, Cao bá Quát đọc:
    Bảo mã tây phương huếch hoác lai,
    Huênh hoang nhân tự thác đề hồi.
    Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ,
    Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai.
    Xuân nhật bất văn sương lộp bộp,
    Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài.
    Khù khờ thi tứ đa nhân thức,
    Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.
    Có nghĩa là:
    Ngựa quý từ phương tây huếch hoác lại,
    Người huênh hoang nhờ cậy dìu về.
    Trong vườn chim oanh khề khà hót,
    Ngoài đồng hoa đào lấm tấm nở.
    Ngày xuân chẳng nghe tiếng sương lộp bộp,
    Trời thu chỉ thấy mưa bài nhài.
    Thi tứ khù khờ mà nhiều người biết,
    Khệnh khạng mang đến hỏi ông tú tài.
    Vua Tự Đức nghe xong, tức lắm vì chính hai câu thơ là do Tự Đức nghĩ ra đêm hôm trước, Vua biết là Cao bá Quát bịa đặt ra bài thơ để xỏ lá, nhưng ngoài mặt nhà Vua cũng phải khen hay và sai lính mang trà tặng thưởng Cao bá Quát.
    Cao bá Quát được cử làm giám khảo một khoá thi ở Thừa Thiên, trong khi chấm bài ông thấy có một bài văn thật hay mà lại phạm một lổi nhỏ, ông nghĩ đến thân phận mình đã qua cầu phạm trường quy nên muốn giúp cho một người học giỏi mà không may mắn, nên ông dùng muội đèn để sửa và chấm bài đó cho điểm cao. Chẳng may việc phát giác, ông bị đày vào Đà Nẵng. Hai năm sau ông được phép theo sứ bộ Đào Tri Phú đi sứ Tân Gia Ba để chuộc tội. Khi trở về ông được phục chức.
    Ông ngậm ngùi viết:
    Nỗi mình tưởng đến mà đau
    Chút danh theo đuổi mái đầu hoa râm
    Nhưng vì tính tình kiêu ngạo của ông, ông bị mọi người ghét, kể cả vua Tự Đức, nên đầu năm 1954 ông bị đổi ra ngoài bắc, làm chức giáo thụ phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Chẳng bao lâu, không chịu nổi cuộc sống nhạt nhẽo ở một nơi hèo lánh so với cuộc sống ở kinh đô trước kia, và chán nản về công việc buồn tẻ của chức giáo thụ trông coi việc học của một phủ nhỏ, ông xin cáo quan về nhà.
    Mấy câu đối ông làm thời kỳ đó, tỏ ra một tâm trạng chán nản ê chề, tức tối tài minh không được sử dụng đúng chỗ, than thở ra những lời khinh bạc
    1- Nhà trống ba gian,một thầy,một cô,một chó cái
    Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.
    2- Trói chân kỳ ký cho vào rọ
    Rút ruột tang bồng trả nợ cơm
    (kỳ ký là tên hai giống ngựa nổi tiếng là ngựa hay, ngựa tốt. Trong văn chương dùng hai chữ kỳ ký để ví một người với bực nhân tài xuất chúng. Tang bồng hồ thỉ chỉ chí khí cao cả của nam nhi, nay phải dùng vào việc cơm áo).
    Lúc bấy giờ, con cháu nhà Lê vẫn còn muốn nổi lên chống lại triều đình nhà Nguyễn để tái lập cơ đồ nhà Lê, Cao Bá Quát đang phẫn uất vì có tài mà không được dùng, bất bình vì những tên vô tài được trọng dụng trong triều đình Huế xiểm nịnh hại ông đổi ông ra nơi thôn dã với một chức vụ không xứng đáng với tài của ông, nên ông theo đám quân của Lê Duy Cự nổi lên ở phía Sơn Tây, Bắc Ninh. Vì năm đó có nạn châu chấu phá hoại mùa màng nên người đương thời gọi cuộc nổi dậy của Lê Duy Cự là "giặc châu chấu". Lê Duy Cự tôn Cao bá Quát làm quân sư. Trên lá cờ nổi dậy, ông cho thêu đôi câu đối, coi như là châm ngôn của cuộc chiến chống nhà Nguyễn:
    Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn
    Mục Dã, Minh Điền hữu Võ Thang
    (Chú thích: Bình Dương, Bồ Bản là kinh đô của vua Nghiêu, vua Thuấn hai vị vua hiền đời thượng cổ nước Tàu. Mục Dã là nơi Võ Vương đánh đổ bạo quân Trụ Vương rồi lập ra nhà Chu, Minh Điền là nơi vua Thang nhà Thương đánh đuổi bạo quân Kiệt rồi lập ra nhà Thương).
    Tháng chạp năm đó (1854) ông bị Phó lãnh binh tỉnh Sơn Tây là Lê Thuận vây bắt được. Tự Đức ra lệnh xử tử ông và chu di ba đời, nên ông anh song sinh là Cao bá Đạt đang làm tri huyện ở Nông Cống cũng bị bắt giải về Hà Nội, dọc đường ông Đạt tự tử chết. Cao bá Nhạ là con ông Đạt trốn thoát, ẩn náu trong vùng huyện Mỹ Đức, Hà đông, đến năm 1862 bị tố cáo, ông Nhạ bị bắt đày lên thượng du, rồi ông chết ở đó. Trong nhà tù. Bá Nhạ làm bài Trần Tình và bài Tự Tình Khúc rất là thống thiết.(có dịp TV tôi sẽ trở lại hai bài này).
    Trong khi bị giam chờ đợi quyết định của triều đình, ông Cao Bá Quát bị xiềng xích trong nhà tù, nhưng ông không hết ngạo mạn.
    Câu đối sau đây được truyền tụng là ông làm ra trong thời gian ấy
    Một chiếc cùm lim chân có đế
    Ba vòng xích sắt đứng thì vương.
    và trước khi bị đưa tới pháp trượng sử trảm, ông đã ứng khẩu câu đối sau đây::
    Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
    Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.
    Tiếc thay! một thiên tài mà không được dùng tới đến nỗi bị chết uổng.
    ( sưu tầm từ box Thi ca)
  6. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
  7. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Giải nghĩa: Sư Ngộ Không không ngộ, trông ngộ không? - Tức là Ở núi Ngộ Không, có vị sư tu mà không nhìn nhận được vấn đề hay không chịu hiểu vấn đề, kiểu tu mà không tu, hỏi vậy có hay không? Phải không Bê?
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Chuyện xảy ra cách đây hơn một thế kỷ. Một cô gái khoảng 17-18 tuổi, rất xinh đẹp mặc váy trắng bước lên đò. Bỗng nhiên một cơn gió thổi rất mạnh làm cho váy của nàng tốc hết cả lên. (mà thời xưa váy đã tốc lên thì tức là " của cấm" lộ ra hết !). Nàng vội vàng lấy tay giữ lại nhưng không kịp cái nhìn của một trang thiếu niên đang ngồi sẵn trên đò.
    Chàng thiếu niên buột miệng lẩy Kiều:
    Trong như ngọc, trắng như ngà
    Sẵn đây ta đúc một toà thiên nhiên
    (1)
    Nàng thiếu nữ ửng hồng đôi má vì e thẹn. Nhưng vốn là dòng dõi trâm anh khoa bảng, nàng xuất khẩu thành thơ đáp rằng:
    Mười lăm năm có một lần
    Hé gương cho khách hồng trần thử soi....

    Chàng trai quá bất ngờ trước câu trả lời quá ư là thông minh sắc sảo của nàng. Ngồi trên đò, càng ngắm càng thấy yêu say đắm phong thái một giai nhân tuyệt sắc.
    Sau đó, chàng đã theo đuổi nàng theo chiến lược trồng cây si. Và 2 người đã nên duyên cầm sắt.
    Sau này chàng đã khổ luyện học hành và giật bảng vàng.
    Chú thích:
    (1): nguyên văn câu Kiều:
    Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
    Rày rày đúc sẵn một toà thiên nhiên.
    ( đoạn này Nguyễn Du tả Kiều đang tắm )
    Lưu ý chữ đúc mà chàng trai dùng rất đắt .
    (Viết trong hơi men)
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 17:37 ngày 03/10/2006
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Cao Bá Quát vốn nổi tiếng văn hay chữ tốt, nhưng phải cái kiêu ngạo thái quá, thường hay nói rằng : ?oTrên đời chỉ có ba bồ chữ, riêng trong bụng Quát này đã chứa một bồ, bạn ta_ Nguyễn Văn Siêu và anh ta_Cao Bá Đạt chứa một bồ nữa, còn một bồ thì rải rác cho người trong thiên hạ?.
    Hôm ông cụ thân sinh của ông mất, có một cụ già đến điếu tang, xưng là bạn đồng học với cha ông, và bảo ông rằng :
    ?oLão có một câu đối phúng lệnh tôn, nhưng ngặt nỗi tuổi già mắt kém, chữ viết không tinh, nghe nói anh là người văn hay chữ tốt, thế anh có thể viết hộ lão chăng??
    Cao Bá Quát nghe thế, vâng lời, mài mực cầm bút chờ viết chữ, chỉ nghe cụ già đọc một chữ ?oChi?
    Ông ngớ người ra, phân vân chưa biết viết chữ ?ochi? nào (vì trong tiếng Hán, có nhiều từ ?ochi? đồng âm khác nghĩa và cách viết cũng khác nhau), còn đang bối rối thì cụ già đã đọc thêm một chữ ?ochi? nữa, ông lại càng lúng túng hơn.
    Cụ già thấy thế quở rằng :
    ?oTa nghe tiếng anh là người văn hay chữ tốt, trong bụng chứa một trong ba bồ chữ của thiên hạ, thế mà có một chữ ?ochi? là chưng cũng viết không xong, xem ra lời đồn không thật rồi, thôi để ta đọc cả câu cho nhanh vậy?
    Bèn cất cao giọng đọc :
    ?oChi chi ngũ bách niên tiền, lục thuỷ lam sơn hà xứ tại,
    Tại tại tam thiên lý ngoại, đào hoa lưu thuỷ cánh hà chi
    ?
    (Đâu đâu năm trăm năm trước, nước biếc non xanh nào chốn đó,
    Đó đó ba ngàn dặm ngoài, hoa đào nước chảy lại về đâu)
    Thật là tú tự cẩm ngôn, Cao Bá Quát sững người thán phục, còn chưa kịp hỏi danh tánh thì cụ già đã bỏ đi, và cũng từ đó ông bỏ bớt tính kiêu ngạo.
    Giai thoại cờ tướng
    Giai thoại dân gian còn kể lại rằng: Cao Bá Quát chẳng những giỏi thơ văn, mà còn là một người chơi cờ cao tay. Có lần Tự Đức bảo ông hầu cờ. Hôm đó nước cờ sắp tàn, bên nhà vua còn nguyên đôi mã, còn ông Quát vẫn giữ được đôi xe. Tự Đức đắc chí gật gù ngâm:
    "Lưỡng mã trì khu thiên lí địa"
    (Hai con mã (của ta) đuổi mãi đến nghìn dặm đất).
    Như những kẻ khác, hiểu dược tính hiếu thắng của đấng quân vương, thì nên chịu thua để làm đẹp lòng Thiên tử. Đằng này ông Quát cũng ứng khẩu đối luôn:
    "Song xa truy kích cửu trùng thiên"
    (hai con xe (của tôi) theo đánh mãi đến chín tầng trời).
    Tự Đức giận lắm, cho rằng ông Quát cố ý chống đối, dám đòi hơn vua, bèn tìm cớ để buộc ngay tội. Tự Đức lập kế bảo:
    - Ta nghe nói người cao cờ phía sau gáy thường có một cái u. Vậy khanh hãy ngoảnh lại để trẫm thử xem!
    Nếu ông Quát nghe theo mà quay lưng lại trước mặt vua, thì sẽ bị ghép ngay vào tội phạm thượng, khi quân. Theo luật thời bấy giờ có thể phải tội chém.
    Nhưng nhờ rất nhanh trí, ông Quát liền gục ngay đầu mình xuống trước mặt vua. Tự Đức thấy kế mình bị thất bại, miễn cưỡng lấy tay sờ lên gáy ông Quát rồi nói "quả đúng, sau ót... khanh có cái u thật".
    một số câu đối về cờ tướng:
    Trải Hạ Thu Đông gặp tiết Xuân về càng phấn chấn
    So Cầm Thi Họa thêm bàn Cờ nữa mới thanh cao.

    Tiểu liệt, Đại liệt giao tranh kịch liệt
    Bình xa, Hoành xa chiến lược cao xa.

    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 19:20 ngày 03/10/2006
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    câu đối - tính người
    Chỉ thông qua một vế đối đầy ngẫu hứng mà Đàm Thận Huy (Thượng thư thời Hồng Đức) đã đưa ra nhận xét sâu sắc về tính cách của các học trò mình.
    Thượng thư Ðàm Thận Huy người ở xã Ông Mặc, huyện Ðông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ tiến sĩ khoa thi Canh Tuất (1490) niên hiệu Hồng Ðức 21. Ông còn làm nghề dạy học, rất đông trò đến học và không ai là không cảm thấy hài lòng và vinh dự khi được là trò của một người thầy uyên bác, thương người như Ðàm Thận Huy.
    Một hôm, ông giảng sách vừa xong thì trời đổ mưa lớn, học trò không về được, phải lưu lại nhà thầy chờ cho mưa tạnh.
    Nhân lúc rỗi, để thử trí học trò, Ðàm Thận Huy ra câu đối để trò đối lại. Vế đối của ông là:
    Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
    (Mưa không có then khóa mà giữ được khách ở lại)
    Một vế đối vừa hay lại rất hợp với hoàn cảnh thực tại
    Học trò thứ nhất đối:
    Sắc bất ba đào dị nịch nhân
    (Sắc đẹp chẳng phải phong ba nhưng dễ nhấn chìm người)
    Học trò thứ hai lại đối:
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
    (Trăng có hình vành cung nhưng chẳng bắn ai)
    Học trò thứ ba thì đối:
    Phẫn bất uy quyền dị xử nhân
    (Phân chẳng có uy quyền gì mà dễ dọa người)
    Sau khi nghe ba học trò đối như vậy, thầy nhận xét: Người thứ nhất thông minh nhưng tính phóng đãng; người thứ hai có lòng nhân hậu, vị tha. Hai người này sẽ thành danh. Còn người thứ ba giàu có nhưng ti tiện.
    Quả vậy, người đầu tiên chính là Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, có tài và cũng có rất nhiều thê thiếp. Người thứ hai chính là bảng nhãn Nguyễn Chiêu Huấn, sau làm quan thanh liêm và rất thương dân. Còn người thứ ba sau này lên đến chức Hiến phó, giàu có nhưng lại có tính cách đê tiện, hẹp hòi.
    Lời nhận xét của thầy về ba học trò chỉ thông qua một vế đối mà thật chính xác.
    sưu tầm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này