1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Chuyện xảy ra gần đây, khi lão cọ của box ta đang đi trên thuyền, qua bến phà Hồ:)
    Bỗng tình cờ gặp một cô thiếu nữ, mặc váy ngắn:) đột nhiên, một cơn gió lạ thoáng qua, nhưng vạt trước tình cờ cũng giống như một thế kỷ trước:)
    Nhưng lão đã thấy ...gần hết cả, lão cũng lẩy một câu KIỀU:
    Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
    Sẵn đây ta đúc một tòa thiên nhiên
    Cô nàng ngúng nguẩy, nguýt dài bằng một câu Kiều:
    Khen cho con, mắt tinh đời
    Anh hùng đóan giữa trần ai mới già:)) (1)
    Lão đâu phải tay vừa, cũng:
    Vả bây giờ mới thấy đây
    Mà lòng đã chắc những ngày một hai:)
    (men ...bốc hơi)
    ...............
    trích lục:
    Nguyên văn
    (2) Khen cho con mắt tinh đời
    Anh hùng đóan giữa trần ai mới già
    (1) Vả bây giờ mới thấy đây
    Mà lòng đã chắc những ngày một hai
    (vả : vả lại -phương ngữ)
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Thiện tai, thiện tai !
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Tại thiên, tại thiên:D
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nếu mà gặp tình huống ấy thì tui chỉ nghĩ thầm thôi, không nói đâu.hihihi
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Thầy đồ ! Mời đối :
    vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả.
  6. baolocmua

    baolocmua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2004
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc , Hồng Kông cả Hồng Kông đều là Trung Quốc
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Chưa đạt lắm. Nhưng nếu chấm điểm thì vẫn phải được đến "chín phấy căn năm" điểm vì tuy không chỉnh nhưng mà có ý tưởng lạ.
    Lưu ý: Vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả.
    Chữ "cả hai" có thể là "cả hai bà", có thể là "cả hay là hai" đều là vợ tuốt, cũng có thể hiểu là vợ cả hay vợ hai đều là vợ cả (không ai là vợ thứ hết, như thế là bình đẳng, đỡ tranh giành nhau).
    Nói đến chuyện hai vợ chợt nhớ đến một câu thơ của ai đó:
    Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
    Kẻ rét co ro kẻ... phập phồng....

    Đố baolocmua biết "phập phồng" ở đây nghĩa là gì?
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Câu này khó:) giai thoại cho rằng là ...khó đối:)
    có thể, nguyên căn của câu này là:
    Có một ông có hai vợ, vợ cả, vợ hai, hình như cả hai vợ đều không có giá thú:)
    nhưng hai bà cãi nhau đúng lúc một ông khách qua chơi, ông bạn chủ nhà phàn nàn về hai bà này, rồi sau ông khách hỏi:
    trong hai bà này, bà nào là bà cả?
    ông chủ nhà phân biệt bà cả bà hai, rồi bảo với ông khách: hai bà này đều là vợ, song không giá thú
    Ông khách buột miệng đặt ra vế đối
    Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả
    theo chính ông này, thì ông ấy cũng không ...đối lại được,
    có cao kiến nào hơn hẳn ông ấy chăng
    Truyền thuyết khác:)), cũng có một ông, hai vợ (ngày xưa hai vợ thì chắc là ko vấn đề gì mấy, giờ hai vợ chắc giống ...ông trên)
    ông này có cả con trai, con gái, và có hai cháu trai ,
    nhưng ông này cả hai bà lại đi trước ông ấy rồi, thế là ông ấy làm một vế đối:
    Vợ cả, vợ hai, hai vợ không vợ cả
    (đi trước rồi, nên, không còn vợ)
    Và đặt vế đáp:
    Con trai, con gái, hai con có con trai
    Vế này gọi là hợp với gia cảnh, nhưng có lẽ vẫn chưa hợp ý lão sư cọ:)
    Kính
    @cọ:)
    lão cho điểm gì mà đắt khét lèn lẹt:) chín phẩy căn năm, số thập phân ....vô hạn không tuần hoàn:)
    thế thì ai không ...sợ:))
    định lấy tích năm căn, năm trần *hoặc sáu trần* của ...nhà phật ra đối lại, nhưng sắp xếp ko hợp lý lắm;) đành để dịp khác vậy:)
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 03:44 ngày 05/10/2006
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    "Truyền thuyết" của ông đồ sai bét. Câu đối này của cụ Trần Huy Liệu. Tương truyền là cụ viết câu này để khi mất thì không xảy ra phức tạp trong chuyện chia của.
    cũng có nhiều câu đối lại, câu sau đây là một ví dụ
    Con nuôi, con đẻ, nuôi đẻ đều là con nuôi.
    Nói chung là vẫn chưa có câu nào đối ngon lành. Kiểu như
    Da trắng vỗ bì bạch của Đoàn Thị Điểm, cũng chưa có câu nào đối chuẩn 100%. Theo tôi nhớ thì nhà ngôn ngữ Nguyễn Tài Cẩn có đối lại khá hơn cả, đạt 99%:
    rừng sâu mưa lâm thâm.
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Truyện dã sử, đúng sai có là chuyện tất yếu mà lão CỌ:):)
    Mỗ cũng chỉ đưa ra cho có thêm câu truyện, thực tế, chuyện hai vợ, vợ của ông Hoàng Minh Giám và vế đối của ông Cù Huy Cận:) thời bấy giờ tự mấy ông cũng có đối được đâu
    Thường thì đối dễ, đối lại khó (câu này đã trích trong chuyện Lưỡng Quốc Trạng Mạc Đĩnh Chi rồi:)
    nên vế: "Con nuôi, con đẻ, nuôi đẻ đều là con nuôi" cũng được chín phảy năm:) hoặc hơn tí nhể;)
    vì cái đảo ngữ, vợ hai, rồi thành hai vợ, vợ cả, và ghốt lại là vợ cả, thì hơi quái chiêu,
    Còn về câu của Nguyễn Tài Cẩn (nghe đâu ông này ngày xưa còn ...học thuộc lòng cả từ điển, hay là ...chép lại từ điển ý nhể)
    thấy câu "Tay tơ sờ ...tí ti " cũng hợp lắm lắm:)
    TÍ cũng là tay, tí ti chắc cũng là tay tơ:)
    lâm thâm chưa thể đối với Bì bạch hay được:)
    vừa tượng hình, vừa tượng thanh, cái này cũng ổn chứ nhể
    Tiếp theo, xin trích dẫn chuyện Lưỡng Quốc Trạng Mạc ĐĨnh chi để bà con tiện trích lục:)
    Vế đối thể hiện chí khí
    Một hôm, mải ngắm cảnh hàng phố, đang nghênh ngang trên lưng lừa, bỗng chạm phải ngựa của một người ở phía trước mặt đi tới. Người ấy tức mình liền đọc một câu rằng:
    Xúc ngã kỵ mã, Ðông di chí nhân dã, Tây di chí nhân dã?(nghĩa là: Chạm ngựa ta cưỡi, là người rợ phương Ðông hay là người rợ phương Tây?)
    Từ chữ "đông di" trở đi là lấy ở sách Mạnh Tử, có ý khinh rẻ, cho Mạc Ðĩnh Chi là kẻ mọi rợ, man di.
    Mạc Ðĩnh Chi thấy người đó có thái độ kẻ cả như vậy, bực lắm, bèn đáp lại rằng:
    Át dư thưa lư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư?
    (Nghĩa là: Ngăn lừa ta ngồi, hỏi người phương Nam mạnh hay người phương Bắc mạnh?)
    Từ chữ "Nam phương" trở đi là lấy ở sách Trung Dung. Câu này lời lẽ rất ngang tàng, ý bảo rằng chưa chắc người phương Bắc đã hẳn là mạnh hơn người phương Nam, chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào?".
    Người Nguyên nghe Mạc Ðĩnh Chi trả lời, biết gặp phải tay cứng cổ, ra roi cho ngựa đi thẳng, không dám hoạch hoẹ gì nữa.
    Mạc Ðỉnh Chi sang sứ Triều Nguyên, lúc vào bệ kiến, vua Nguyên muốn thử tài văn chương của Trạng và cũng muốn dò tiết khí của viên bồi thần bằng một câu đối. Vua Nguyên đọc:
    "Nhật hoả vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ"
    Nghĩa là: Mặt trời vừa lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vừng trăng.
    Mạc Ðỉnh Chi biết là Vua Nguyên kiêu hãnh, tự xem mình là mặt trời, và coi Việt Nam như là mặt trăng, ban ngày nhất định phải bị mặt trời thôn tính, ông bèn ứng khẩu đối ngay:
    Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô
    Nghĩa là: Trăng là cung; sao là đạn, chiếu tối bắn rơi mặt trời
    Câu ra đã giỏi mà câu đối lại còn tài hơn. Vua Nguyên nghe đối biết mình đã bị trả miếng rất đau, nhưng cũng hết sức kính phục Mạc Ðỉnh Chi, bèn thưởng cho Trạng Việt Nam rượu ngon và rất nhiều vàng lụa.

    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 05/10/2006
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này