1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    20.000G thì chăng may có người trả lời
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    câu này nguyên văn chữ hán, được phiên âm như sau:
    Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự
    Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm
    nghĩa :
    Khoác một áo bào, đảm đương thế gian nan sự
    Vung ba thước kiếm, thu hết lòng dạ thế gian
    Lê Thánh Tông (1442- 1497) trong ngót 40 năm làm vua đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng. Sử gia Ngô sĩ Liên khen ?oLê Thánh Tông là vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, vạn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược?. Đức vua đã ban bố các bài chiếu như chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền, chiếu định quan chế, chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khoá, khuyến khích trồng trọt, chăn nuôi, khai khẩn đất hoang làm sao cho dân no ấm, đất nước giàu mạnh.
    Vua Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ hào tráng, chăm lo phát triển những giá trị văn hoá dân tộc. Là một người chăm lo đế nghiệp, ở xa trên cõi đế đô nhưng Lê Thánh Tông vào dịp lễ tết hay cải trang làm thường dân đi thăm phố phường, chợ búa, xuống nông thôn để hiểu nỗi niềm, cuộc sống của dân chúng.
    Có một lần nhà vua thăm một nhà dân không treo câu đối vào dịp tết Nguyên Đán vui tươi của dân tộc như các gia đình khác, Lê Thánh Tông đóng vai một người thường dân có biết chữ bèn hỏi:
    - Tại sao nhà nào trong dịp Tết cũng đều treo câu đối nói về nghề nghiệp của mình mà nhà ông lại không có?
    Chủ nhà ngại ngần một phút rồi buồn rầu đáp:
    - Thưa ông, chẳng dấu gì ông, tôi làm cái nghề hèn hạ quá nên không dám phô với thiên hạ ông ạ.
    Nhà vua hỏi lại, chủ nhà mới bộc bạch:
    - Thưa ông, nhà tôi làm nghề gắp phân bắc bán cho các nhà trồng rau ông ạ.
    Nhà vua cười vui vẻ:
    - Việc làm đó chẳng có gì hèn hạ cả mà nó còn giúp phát triển nông nghiệp trồng rau, trồng lúa xanh tốt. Ông nên chú ý ủ phân, đừng để phân tươi bốc mùi hôi thối cả vùng là được. Tôi xin tặng ông câu đối Tết nhé!
    Vua bảo lấy giấy hồng điều và bút nho rồi viết đôi câu đối sau:
    Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự
    Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.
    Tạm dịch như sau:
    Khoác một áo bào, đảm đương việc khó trong thế gian
    Cầu ba thước kiếm, tận thu lòng dạ của thiên hạ
    Nhà vua ví chiếc áo lá tơi và cái hốt phân (bằng xương vè trâu) của người dân như áo bào và thanh kiếm của người hảo hán. Ta thấy Lê Thánh Tông đánh giá cao vai trò của người nông dân và quý trọng mọi nghề, miễn là nghề đó phát triển sản xuất làm cho dân no ấm.
    Trích đoạn,
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Ép giá nhau quá:D
    nhẽ ra đưa 12000thôi:D
    giờ cân đối giữa 10000 (giải cũ) và 20000 (gà đề nghị )thành 15000, thế là vừa phải:D
    mời:)
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Một câu chuyện hay. Vừa có cả vua, vừa có cả phân. Lại cũng là bài học cho kẻ nắm quyền.
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Vua rồi, phân rồi, thiết nghĩ đó là hai thái cực đối lập hẳn với nhau:D
    xong, đây thêm tí chuyện QUAN nhé:

    Lưu qua ngõ trúc Lưu mong gặp
    Lễ tựa hiên hoè Lễ đuổi đi

    Xem chèo Lưu Bình ?" Dương Lễ,
    nhiều người thích thú câu đối của anh chàng lính hầu ra cho Lưu Bình, chê tài học của bác khóa sinh thi hỏng này. Vở chèo dựng cảnh Lưu Bình xin vào gặp nạn. Lính hầu Dương Lễ muốn thử xem anh chàng khố rách có thực là học trò không, liền thách đối.
    Cậu lính ra:
    Nướng đậu phụ cho cha ăn.
    Lưu Bình đối lại:
    Sắc ích mẫu cho mẹ uống
    Câu đối như thế là chỉnh. Nhất là cái lắt léo của câu trên. Phụ là cha, được đối với mẫu là mẹ. thế là tài tình khéo léo. Không ngờ anh lính lại chê:
    - Kém! Kém! Sổ toẹt!
    Lưu Bình ngạc nhiên:
    - Không biết cậu còn chê cái nỗi gì?
    Anh lính lắc đầu:
    - Đối đáp thế trách gì đi thi cứ hỏng.
    - Vậy thưa cậu, nếu như cậu thì cậu bảo đối thế nào mới được à?
    - Thế nào à? Nghe đây. Nghe đây. Người ta ra ?oNướng đậu phụ cho cha ăn?thì phải đối là ?oMúc mắm tôm cho mẹ chấm?! Hiểu chưa?
    - Cậu đối thế thì láo quá đấy ạ!
    - Láo hả? Tôi hỏi anh: Cha chỉ ăn đậu phụ một mình không có phần mẹ à? Mà không lấy mắm tôm ra thì chấm đậu phụ với cái gì hả?
    Chẳng biết kinh nghiệm đối đáp này có được các nhà nho áp dụng không. Chứ lối văn tiểu xảo đậu phụ (cha) ích mẫu (mẹ) thì rất thông dụng trong cách học ngày xưa.
    Cậu bé Nhượng ở làng Thanh Nê (nay là xã Tán Thuật tỉnh Thái Bình) hồi mới 12 tuổi, được ông bố cho một bắp ngô, ra câu đối:

    Ngô là ta, ta ăn bắp ngô với trẻ

    Cậu bé đối ngay lại:

    - Phụ là bố, bố nhường đậu phụ cho con.

    Cậu bé Nhượng này ít lâu sau đã thành cử nhân Trương Khắc Nhượng, thi đỗ vào năm 17 tuổi.
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Đối đáp với vua

    Vua Lê Thánh Tông đi kinh lý vùng Sơn Nam hạ, ghé thăm làng Cao Hương, huyện Vụ Bản, quê hương của Trạng Nguyên Lương Thế Vinh, lúc bấy giờ cũng đang theo hầu Vua.
    Hôm sau vua đến thăm chùa làng. Khi ấy, sư cụ đang bận tụng kinh. Bỗng sư cụ đánh rơi chiếc quạt xuống đất. Vẫn tiếp tục tụng, sư cụ lấy tay ra hiệu cho chú tiểu cúi xuống nhặt, nhưng một vị quan tùy tòng của Lê Thánh Tông đã nhanh tay nhặt cho sư cụ. Vua Lê Thánh Tông trông thấy vậy, liền nghĩ ra một vế đối, trong bữa tiệc hôm đó đã thách các quan đối.
    Vế ấy như sau:

    Ðường thượng tụng kinh sư sử sứ...

    Nghĩa là: Trên bục tụng kinh sư khiến sứ ( nhà sư sai khiến được quan)
    Câu nói này oái ăm ở ba chữ sư sử sứ. Các quan đều chịu chẳng ai nghĩ ra câu gì.
    Trạng nguyên Lương Thế Vinh cứ để họ suy nghĩ chán chê. Ông ung dung ngồi uống rượu chẳng nói năng gì. Vua Lê Thánh Tông quay lại bảo đích danh ông phải đối , với hy vọng đưa ông đến chỗ chịu bí. Nhưng ông chỉ cười trừ.
    Một lúc ông cho lính hầu chạy ngay về nhà mời vợ đến . Bà trạng đến, ông lấy cớ quá say xin phép vua cho vợ dìu mình về.
    Thấy Vinh là một tay có tài ứng đối mà hôm nay cũng đành phải đánh bài chuồn, nhà vua lấy làm đắc ý lắm, liền giục:
    " Thế nào? Ðối được hay không thì phải nói đã rồi hẵng về chứ?"
    Vinh gãi đầu gãi tai rồi chắp tay ngập ngừng:
    - Dạ... muôn tâu, Thần đối rồi đấy ạ!
    Vua và các quan lấy làm lạ bảo Vinh thử đọc xem. Vinh cứ một mực:" Ðối rồi đấy chứ ạ!" hoài. Sau nhà vua gạn mãi, Vinh mới chỉ tay vào người vợ đang dìu mình, mà đọc rằng:
    Ðình tiền túy tửu, phụ phù phu.
    Nghĩa là: Trước sân say rượu, vợ dìu chồng.
    Nhà vua cười và thưởng cho rất hậu.
    [/i]
    (hết chuyện)[/i]
    Quán đối chúc toàn thể anh chị em và quý khách một kỳ nghỉ đầy hưng phấn:) và lúc nào cũng trong tình trạng [/i]phụ phù phu[/i]
  7. dongmonthao

    dongmonthao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Bác đối nhìu nhưng em chỉ đố chứ không đối đâu!!!!!đố bác đúng 1câu mà bác không làm được mới tài.Hehe nếu giải được thì Lục kaka thiệt là tài mà bọn em lại được ăn mừng....
    Đố bác tán đươc GÁI.hahhâhhha
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Tiên cũng là phụ nữ
    Cặp vợ chồng nọ đã sống hạnh phúc và hòa thuận 30 năm, một ngày kia được bà tiên hiện ra ban thưởng.
    Bà tiên nói với họ:
    - Vì hai con sống gương mẫu suốt 30 năm qua, ta cho mỗi người một điều ước.
    - Con muốn được đi du lịch vòng quanh thế giới với chồng con. -Người vợ liền nói.
    Bà tiên nâng đũa thần lên và ?obụp?, hai vé bay đã sẵn sàng trên tay người vợ.
    Đến lượt ông chồng nói:
    - Con muốn có người vợ trẻ hơn con 30 tuổi.
    Bà vợ tỏ vẻ bất bình. Nhưng một điều ước là một điều ước. Bà tiên lại ngoáy đũa và người chồng biến ngay thành một ông lão 90 tuổi.
    Bài học từ câu chuyện trên: Đàn ông cũng có người không ra gì, nhưng các bà tiên mãi mãi vẫn chỉ là phụ nữ.
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Giải thích thuyết tương đối
    Tương truyền có một người mù nghèo khổ đã gặp Einstein để hỏi về thuyết tương đối.
    Thay vì giải thích bằng các công thức cao siêu, Einstein bèn tìm cách đưa ra các ví dụ gần gũi. Ông hỏi người mù:
    - Anh đã bao giờ uống sữa chưa?
    - Sữa là cái gì?
    - Sữa là một thứ nước trăng trắng.
    - Nước thì tôi biết, nhưng trắng là thế nào?
    - Trắng là màu giống như lông con ngỗng.
    - Lông thì tôi biết rồi, nhưng con ngỗng thì như thế nào?
    - Ngỗng là một loại chim có cái cổ dài và cong.
    - Cái cổ thì tôi biết, nhưng cong là thế nào?
    Einstein bèn nắm cánh tay của người mù kéo ra hơi khuỳnh khuỳnh và bảo: "Cong là thế này". Người mù vui lắm:
    - À thế thì tôi đã hiểu, theo thuyết tương đối thì sữa là thứ nước có màu như màu lông của một loài chim có cái cổ dài giống như cánh tay cong cong của một người mù nghèo khổ.
  10. vitop

    vitop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    2.275
    Đã được thích:
    0
    Đúng theo định luật bảo toàn vật chất còn gì. Bác nì quan điểm thiên vị quá!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này