1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vitop

    vitop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    2.275
    Đã được thích:
    0
    Lão nì da dầy lém cấu không ăn thua em ah.
    Để nghĩ kế đã ( câu thêm bài)
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    :D
  3. TamLuoc

    TamLuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Đố cái gì nhỉ?
  4. TamLuoc

    TamLuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Phật tửu
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Đố chữ nghiêng ấy
  6. TamLuoc

    TamLuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0

    Có tham quan thì về mà tham quan
    Ngày đó, anh có nguyện vọng tham quan ở nhà em, nhưng vì chủ nợ đang đeo bám em giữ quá nên em không thể để anh tham quan được. Nay chủ nợ đã đi nơi khác, nếu anh còn có nguyện vọng tham quan thì về mà tham quan gấp. Nếu không tham quan nữa, anh cũng tin cho em biết, kẻo chủ nợ quay lại mà anh đến thì nguy hiểm lắm. Em vẫn chờ anh về tham quan ở nhà em, hi vọng rằng cái quyết định nhanh này sẽ có lợi cho anh nhiều nhiều...........!
    Mua nhà đấy mà, lằng nhằng

  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Gần sát với đáp án!
  8. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Từ xưa, nghe nói đến hai chữ ?ocâu đối?o, người ta thường nghĩ đến và cho đó là sản phẩm trí tuệ của các nhà nho. Điều này không có gì sai cả; vì chữ nho là loại chữ thuộc về ?othư họa?o, viết đồng thời cũng là vẽ, thiên nhiên nằm cả trong hình thức viết chữ nho. Người bình dân không biết chữ, không hiểu nghĩa; nhưng nhìn những nét ngang, những sổ dọc, những nét móc, mũi mác, họ cũng thưởng ngoạn được vẻ đẹp của mặt chữ. Bởi thế mà ngày xưa, mỗi lần xuân về, Tết đến, người ta tranh nhau đến mua câu đối ở hàng ông đồ viết chữ đẹp, vừa viết vừa bày bán ở bên lề đường phố với những câu đầy ý nghĩa chúc tụng cầu mong, đem về dán hai bên bàn thờ hay hai cột nhà để chơi ba ngày Tết. Dần dà ?ocâu đối? trở thành vật trang trí bởi tự thân nó mang sự cân đối hài hòa. It có vật trang trí nào lại giữ được tính cân xứng chỉnh nghi như câu đối. Cho nên nhà cửa, đình chùa, miếu mạo, cho đến tháp Phật, tháp Tăng đều có ?ocâu đối?. Từ cung vua đến mái nhà tranh của dân nghèo, đâu đâu cũng có câu đối.
    Riêng về nhà chùa, về Phật giáo thì từ khi có ?ođất vua chùa làng? là đã có câu đối. Người làm câu đối treo ở các chùa có hai giai đoạn:
    - giai đoạn đầu là do các nhà nho thân cận với nhà chùa lâu ngày, thấm nhuần Phật Pháp, làm ra câu đối để tiến cúng vào chùa;
    - giai đoạn về sau thì do chính các vị Hòa thượng làm ra câu đối để treo ở chùa, hoặc để tiến cúng vào nhiều chùa khác.
    Vậy câu đối là gì? Theo từ nguyên của Trung hoa thì câu đối gọi là ?o doanh thiếp?. Trước đây chúng tôi theo giáo sư Dương Quảng Hàm trong ?oViệt nam văn học sử yếu? để cho câu đối là dịch hai chữ doanh thiếp này. Nhưng nay, nhìn kỹ lại có lẽ không phải thế; mà ?ocâu đối? là hai chữ do người Việt nam ta đặt ra để gọi một thể loại văn học. ?oCâu? là vì nó là một câu văn đầy đủ ý nghĩa; ?ođối? là chọi nhau. Bên này bằng thì bên kia phải là trắc, hay trái lại. Nói tóm ?ocâu đối? là hai câu văn mà chữ, nghĩa, từ, ngữ, ý, lời, thanh điệu...đều phải chọi nhau để diễn tả một nội dung sâu sắc. Nói theo luận lý học tây phương thì câu đối là một loại hình văn học mà trương độ hẹp, nhưng nội hàm rất rộng. Thế mới gọi là câu đối hay. Còn câu văn mà trương độ đã hẹp, nội hàm lại cũng hẹp thì coi như là thất bại, không có giá trị.
    Theo phân loại thì chúng tôi lại thấy có:
    1.- Loại tiểu đối.
    Chuyện kể rằng: có làng làm nghề thợ rèn, vừa làm xong ngôi chùa làng. Dân đến xin ông Nguyễn Công Trứ câu đối để khắc vào cổng chùa. Ông Nguyễn Công Trứ thì ai cũng biết rồi, rất tài hoa về những bài hát ca trù, nhưng thơ và câu đối của ông hay cũng không kém. Cho nên ông đã cầm bút viết hai đại tự ?o Sắc Không? vào một tờ giấy đỏ; trên một tờ khác, ông viết hai chữ: ?oKhông Sắc?, bảo dân làng ấy đem về khắc vào hai cái bảng như hai cái khánh, có chạm rồng phụng sơn son thếp vàng, treo lên hai đầu trụ. Chuyện kể thì vẫn là chuyện kể. Ta băn khoăn làm gì chuyện có thật hay không có thật! Chỉ biết đối như thế là cực tiểu, không thể làm ngắn hơn được! Nội hàm có hai ý: câu hỏi thường của người dân với người thợ rèn đối đáp để hỏi về tính chất của dụng cụ họ rèn ra. Thứ hai là cả nội dung triết lý nhà Phật, mênh mông, rất khó. Giảng ra thiên kinh vạn quyển, rút lại còn hai chữ ?oSắc? với ?oKhông?o. Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc...Ai bảo Nguyễn Công Trứ chỉ biết phụng quân vương mà không biết gì về Phật giáo ?
    Một câu tiểu đối khác, mỗi vế chỉ có bốn chữ, ở chùa Thiền Lâm:
    Pháp thuỳ tự cổ,
    Quy hoán vu kim.

    Câu này đối ý nhiều hơn đối chữ. Nghĩa nôm na của câu đối là Phật Pháp từ xưa truyền lại, đem đến cho chùa vẻ rạng rỡ ngày nay. Câu đối rất xưa, không có lạc khoản.
    Cũng thuộc loại tiểu đối, và cũng diễn tả nội hàm của Kinh Kim Cương, Kinh Bát Nhã, thì có câu đối ở tháp Tổ Minh Hoằng Tử Dung, tại vườn chùa Báo Quốc. Mỗi vế đối có năm chữ, và câu đối như sau:
    Khứ lai như thị trú,
    Không sắc cổ kim đồng.

    Minh Hoằng Tử Dung là Tổ khai sơn chùa Ân Tôn - Từ Đàm ở Huế, và là Sơ Tổ khai phái thiền Tử Dung - Liễu Quán tại Thuận Hóa, Nam Hà. Nội hàm câu đối này rất rộng, nếu không phải là một vị Hoà thượng làm, thì cũng phải là một bậc đại nho rất am tường Phật Pháp soạn ra.
    Cũng nằm trong loại tiểu đối năm chữ mỗi vế, một câu đối cổ ở chùa làng La Chử, Thừa thiên ?" ngôi chùa có quả chuông của tướng Võ Văn Dũng cùng nhạc gia là ông Lê Công Học, và tướng quân phu nhân là bà Lê Thị Vy, ái nữ của ông Lê Công Học đồng chú tạo vào năm Tân Hợi, nhằm năm Quang Trung thứ tư (1791), hiện đang còn --, cực hay. Về hình thức câu đối này, đối nhau từng chữ một rất chặt chẽ, còn ý thực sâu sắc. Đối:
    Viễn quan sơn hữu sắc,
    Cận thính thủy vô thanh.


    Có về khảo sát thực địa nơi chùa La Chử tọa lạc thì mới thấy câu đối diễn tả cảnh thực. Xa xa về phía tây và phía nam là hình thế núi non hiện ra rất nhiều màu sắc: màu đất của đồi núi thấp ở gần; màu xanh đậm cây lá của núi ở xa, màu xanh dương đậm của những chỏm núí ở xa hơn và cao hơn. Lại thêm màu xanh da trời, màu trắng của từng đám mây xa, cao lơ lững... Cảnh đẹp thực khó tả. Bên sau vườn chùa rộng rải, ở dưới chân vùng đất cao có ngôi chùa tọa lạc ấy, lại có dòng nước chảy. Dòng nước nhỏ ôm bọc lấy cuộc đất. Nước chảy thường xuyên nhưng lại không nghe tiếng róc rách. Chúng tôi tả lại có hơi dài cảnh chùa này, là để nói lên người đặt câu đối quá tài hoa và thâm hiểu Phật Pháp quá thâm viễn. Vận dụng cảnh thực tế, và qua cảnh thực tế của một ngôi chùa mà nói lên bao nhiêu là giáo pháp của Đạo Phật. Các khái niệm ?ohữu, vô, thanh, sắc? ở đây không bao hàm nội dung có thiên hướng đòi lý giải; mà chúng chỉ cùng ứng với toàn bộ mười chữ của hai vế đối để nói lên cái ở sau văn tự, tức là lối diễn tả ?oý tại ngôn ngoại?. Ở đây là muốn diễn tả Thiền đạo. Thấy được cái không thấy. Ở xa thì núi có sắc tướng như vậy; nhiều màu khác nhau, hình thù cao thấp uốn lượn khác nhau; tròn, nhọn, lài lài khác nhau; nhưng núi đâu có phải thế! Cho nên người tu đạo Thiền, thấy được cái mà thiên hạ không thấy, tức là cái thực chất của núi; cao hơn là cái Thực của Đạo, của Giải thoát... Nghe được cái không nghe. Nghe tiếng nước róc rách là cái nghe vọng động. Nghe cái không nghe được mới thật là biết nghe. Có thể tác giả câu đối này đã nhuần thấm Kinh Kim Cương đến độ nhập diệu rồi vậy. Qua bao độ thăng trầm, tự thuở chùa mới khai lập vào đời Lê Hy Tông (1680) đến nay; câu đối của chùa xưa vẫn được dân làng La Chử ghi nhớ, vì quá thâm viễn Phật Pháp, để hôm nay tái thiết được ngôi chùa, dân lại đem khắc lên ở hai trụ trước cổng tam quan như ngày xưa, mà Cổ đức đã truyền lại.
    2.- Loại bình đối.-
    Loại này còn gọi là câu đối thơ, vì mỗi vế có bảy chữ và thường nằm trong các bài thơ Đường luật. Đọc từ phải qua, cuối vế trên vần trắc, cuối vế dưới vần bằng. Loại này hình như ở nhà chùa ít có, mà nếu có, thường cũng không có nội hàm sâu rộng gì. Tại hai Lôi Gia ở chùa Diệu Đế xưa có 4 câu 8 vế đối xưa, không có gì cao xa lắm. Chúng tôi xin trích một trong bốn câu đó:
    Đăng minh phạm vũ hồi tam giới,
    Nguyệt lãng thiền quan phổ thập phương.


    Tại tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ có 7 câu đối, không có câu nào có nội hàm sâu xa về Phật lý. Chỉ trích một câu đối thơ 7 chữ ở tầng thứ ba, kể từ dưới lên, để gọi là có dẫn chứng thôi. Đối:
    Hằng hà sa giới Nam vô Phật,
    Bác nhã kinh văn Cực lạc Thiên.

    (Đang thắc mắc là Bác hay Bát nhỉ?)
    Không dám lạm bình hoặc giảng giải gì, chứ đây thực là câu đối thuộc loại ?o thi nhân chi thi? hoặc đúng hơn là ?o đối nhân chi đối ?o làm ra vậy.
    3.-Loại câu đối phú.-
    Loại này, câu rất dài; chia làm ba cách: song quan, câu có nhiều đoạn từ năm đến chín chữ; cách cú, có nhiều đoạn tứ lục chen vào; gối hạc, nhiều đoạn dài nối tiếp nhau. Nói đến các loại câu đối này thì các chùa Việt nam đều có. Một câu ở Chùa Cả, Nam định chẳng hạn:
    Vân tại sơn đầu, bộ đáo sơn đầu, vân hựu viễn,
    Nguyệt trầm thủy để, lao cùng thủy để, nguyệt hoàn không.

    Có thể tạm dịch như sau:
    Mây phủ đầu non, bước tới đầu non, mây chẳng có,
    Trăng chìm đáy nước, mò sâu đáy nước, trăng là không.

    Câu đối này văn cảnh đã hay, nội hàm lại rất rộng. Câu đối phá chấp triệt để. Lại muốn lý giải ?o Tánh Không?. Cũng lại phảng phất Kinh Lăng Già. Thấy mây trùm đỉnh núi quá đẹp, tưởng đâu cảnh đẹp ấy có thật, quyết hăm hở đi cho đến đỉnh núi để xem mây. Nhưng đến đỉnh núi rồi, mây ở đây không có mà lại ở xa hơn. Nhìn trăng chiếu mặt nước, tưởng trăng nằm dưới đáy nước, nhảy xuống mò lặn hòng lấy được trăng, nhưng làm gì có trăng thật mà hòng lấy ? Chớ thấy vạn hữu sum la như vậy mà chấp lầm vạn hữu ?ocó thật như nó đang là?. Chỉ có người mê vọng mới chấp lầm như vậy, chứ người trí, người đã hiểu Đạo thì tránh được chấp lầm mê này. Những câu như câu đối này thì giảng mãi vẫn không hết.
    Một câu đối phú ở chùa Trường Xuân, Thuận Hóa lại không nói đến Phật Pháp thâm viễn, mà lại nói về lịch sử Đức Phật. Đối rằng:
    Ngọc chất giáng Hoàng cung, thổ thủy cửu long tề mộc dục,
    Kim thân tu Tuyết lĩnh, hàm hoa bách điểu cạnh triều tham.

    Từ câu đối này ta có thể giảng lại toàn thể lịch sử Đức Phật từ khi đản sinh đến khi thành đạo.
    Tại chùa Từ Đàm Huế có rất nhiều câu đối rất hay, của một cựu đại quan Nam triều là ông Tôn Thất Hân; của Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám; không thể trích hết được. Chúng tôi chỉ trích lại một câu của Sào Nam Phan Bội Châu:
    Nghiệp duyên bình hiệp,niên niên bạch phát thôi, đối diện tức không, ninh bả thiều hoa phó lưu thủy;
    Thế sự kỳ phân, xứ xứ hoàng lưu mộng, hồi đầu thị ngạn, nguyện phiên bối diệp xuất ưu đàm.

    Có thể tạm dịch như sau:
    Nghiệp duyên như bèo hợp, năm năm tóc bạc đầu, trước mặt là không, sao nỡ đem tuổi xuân quăng theo dòng nước biếc;
    Thế sự rối bàn cờ, nơi nơi kê vàng mộng, quay đầu là bến, nguyện dịch kinh bối diệp toả ngát hương ưu đàm.

    Sau khi Nho học tàn lụi, và lớp nhà nho cũ cũng không còn, thì Phật giáo lại được chấn hưng. Chùa chiền được sùng tu, sùng kiến và làm mới thêm rất nhiều; chư tôn Hòa thượng vốn trước đó đã làm câu đối treo ở các chùa, và tiến cúng các Tổ đình , nay các ngài lại làm nhiều hơn, khiến cho thể loại này trong văn học Phật giáo thêm phong phú. Sao lục và bình giảng phần này sẽ dành cho một tập sách khác. Ở đây tuy chưa có cơ duyên đi tất cả các chùa để sao lục phần câu đối và tìm biết vị Hòa thượng nào đã làm ra câu đối ở chùa này chùa khác, song chúng tôi cũng xin sao lục hai câu của Hoà thượng Thiện Siêu. Một câu khắc ở chùa Diệu Đức, Huế. Đối :
    Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh tự tại;
    Sơn sắc, thủy sắc, yên hà sắc, sắc sắc giai không.

    Một câu bằng chữ quốc ngữ tại chùa Giác Hải ở Vạn giả, Nha trang:
    Phật đạo có gì đâu, thả chiếc thuyền từ chở kẻ giác;
    Pháp môn không kể xiết, khêu đèn bác nhã đón người mê.

    Trong hàng trăm câu đối của Hòa thượng, chúng tôi chỉ sao lục có hai câu; không nói thì ai cũng biết đây chỉ là một dẫn nhập mà thôi vậy.
    (Sưu tầm )
    He he, đối nà:
    Tâm bão, vạn động nhất tĩnh.
    Đối đê, chuẩn được thưởng 5 vạn G, à không, 5 vạn thì phá sản mất, 500G :P
    Muốn thách đối lão đồ câu này đấy
    Mọi người khác đối được thì để lão Vịt tài trợ giải thưởng nhá
    Được sinh_vien_thuc_tap sửa chữa / chuyển vào 19:55 ngày 12/09/2007
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    đối theo nghĩa Đạo nhé:
    Thiên Địa vạn vật nhất thể:D
    Theo rượu nhé:
    Tuý Tửu, nhất tuý thiên sầu:))
    khàkhà:D
    mời chủ Kinh Bắc Tửu lầu vô đây một chén nào:D
  10. vitop

    vitop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    2.275
    Đã được thích:
    0
    em nghĩ mãi vẫn chưa ra câu đối nhưng hình như câu đối của Lão Lào Thào chưa chỉnh thì phải
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này