1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quán đối, lượm lặt bốn phương.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 09/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Cổ tích kể lại:
    Nghè hóa cọp
    Ngày xưa, ở một làng kia, có một thanh niên bố chết từ hồi hắn còn nhỏ và để lại cho hắn một gia sản khá lớn. Hắn dư của ăn học, thường nói với mọi người trong làng: "Thầy tôi khi xưa làm một chức quan nhỏ; tôi nhất định sẽ làm to hơn". Rồi đối với những người không ưa, hắn nói: "Ông mà đỗ ông nghè thì chúng bay chết với ông".
    Ðến khoa thi, nhờ đút lót tiền cho quan trường, hắn đỗ hương cống. Ðỗ hương cống, về làng hắn không còn coi ai ra gì. Ðối với người hai thứ tóc hắn cũng mày tao, làm cho cả tổng lo ngay ngáy, chỉ sợ hắn mà đỗ ông nghè thì rồi dân hàng tổng không ai cất đầu lên được.
    Nhưng chẳng bao lâu, cứ lấy tiền mà rẫy, gã thanh niên ấy đỗ ông nghè thật. Ðỗ tiến sĩ, hắn được vua ban áo mũ, cờ biển, võng lọng về vinh quy, có lính theo hầu, có dân làng đón rước.
    Ðường từ Kinh về làng xa lắm, phải qua rừng, qua đèo, lội suối, lại đi trong mùa hè, nên nhân dân và binh lính phục dịch rất là vất vả. Ðến một khu rừng rậm, binh lính và nhân dân dừng lại để nghỉ. Mọi người mệt nhọc, nằm dưới bóng mát ngủ thiếp đi. Nghè ta được người võng nên không mệt nhọc gì cả. Thấy rừng xanh um, lại nghe tiếng suối chảy róc rách ở gần, hắn liền dạo chơi, lần đến bờ suối, tìm tảng đá ngồi nghỉ, định nghĩ mấy vần thơ vịnh cảnh vinh quy giữa núi cao rừng thẳm, nhân cũng để tỏ "chí thanh cao" của mình. Thấy nước suối xanh trong và mát lạnh, lại vắng vẻ không người qua lại, nghè ta định tắm cho thân thể mát mẻ, tinh thần sảng khoái, để nghĩ cho ra những vần thơ hay...
    Hắn cởi quần áo lội xuống suối. Chao ôi! Nước mát làm sao. Nhưng tắm xong, hắn thấy ngứa ngáy khác thường, ngứa và nóng bỏng như rôm sẩy mọc lên khắp mình mẩy. Hắn lấy tay gãi thì thấy da thịt bị xước, máu chảy ròng ròng. Nhìn các đầu ngón tay, hắn thấy móng tay đã mọc dài từ bao giờ, nhọn và sắc, nhìn đến chân tay mình mẩy thì lông lá xồm xoàm. Hắn thấy trong bụng cồn cào như hun, như đốt, cổ họng như bị bỏng, khát tưởng như có thể uống cạn giếng nước đầy. Hắn đến bờ suối, cúi đầu xuống dòng nước trong mát để uống thì thấy mặt mình đã hóa ra mặt hổ, thân hình mình cũng là thân hình hổ. Hắn kinh hãi quá, lên tiếng gọi quân sĩ thật to, mong họ cứu chữa cho mình, thì tiếng của hắn đã trở nên những tiếng gầm của hổ. Hắn càng gào thét thì những tiếng ở miệng hắn thốt ra đều là những tiếng gầm vang, chấn động cả khu rừng. Nghè ta thấy mình đã hóa cọp, tức tối chạy rong một lúc, rồi cúp đuôi chạy thẳng vào hang sâu. Quân sĩ và phu tráng đang ngủ say, bỗng nghe tiếng hổ gầm dữ dội, đều thức dậy. Họ tìm khắp mọi nơi không thấy ông nghè đâu, yên trí là ông nghè đã bị hổ tha đi mất. Mọi người đành nhặt nhạnh khăn gói, cùng nhau ra khỏi khu rừng, tìm đường quang đãng để đi, phu tráng thì trở về làng, còn quân lính thì trở về Kinh.
    Từ đấy, cứ cách vài ngày, người ta lại thấy một con hổ xám rất lớn gầm lên những tiếng ghê rợn trên một ngọn núi trọc. Trong có ba tháng trời, con ác thú ấy đã ăn thịt hơn mười khách bộ hành. Con đường tắt qua rừng dần dần thưa người qua lại. Chỉ còn một số phường săn đến thăm dò, để giăng bẫy bắt con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu, cũng không lừa nổi nó. Người ta nói: trong đêm thanh vắng, nó khóc thút thít như người. Săn mãi không được, những người phường săn cũng chán nản, bỏ khu rừng ấy không đến nữa. Câu chuyện ông nghè về vinh quy bị hổ tha mất cũng lu mờ dần trong trí nhớ mọi người...
    Năm sáu năm sau, có một anh nông dân cùng làng với nghè hóa cọp đi lính thú được trở về làng. Anh đến địa đầu khu rừng thì trời đã xế chiều. Anh tính nếu đi qua rừng thì sáng sớm hôm sau đã về đến nhà, còn nếu đi đường vòng qua đồi, qua các bản làng thì hai ngày nữa mới tới nơi. Anh vào một cái quán bên đường uống nước, giở cơm nắm ra ăn, và đem việc tính toán đường đi nói chuyện với nhà hàng. Mấy ông già bà già đều khuyên anh không nên qua rừng và nói cho anh biết con cọp xám mỗi ngày một hung dữ. Anh vốn người gan dạ, lại đi lính thú đã lâu năm, đang nóng gặp gia đình, nên anh quyết băng rừng. ¡n đã chắc dạ rồi, anh vác một ngọn giáo, một bó nứa để phòng làm đuốc, đeo tay nải, bùi nhùi, mạnh dạn đi thẳng vào rừng...
    Lâu năm cỏ đã mọc kín đường mòn, phải tinh mắt lắm mới nhận ra lối đi. Anh rảo bước để ra khỏi khu rừng trước khi mặt trời lặn. Mới đầu nghe tiếng lá rơi, tiếng cành khô rơi, anh cũng nhìn trước nhìn sau, rồi càng đi sâu vào rừng, càng thêm hiu quạnh, âm u, nhưng lòng hăng hái của anh càng tăng lên. Không những anh không sợ nữa, mà còn nghĩ thầm: "Thật người ta cũng nhát quá! Hổ xám họa hoằn mới ra, chứ có đâu lúc nào nó cũng ngồi chồm chỗm bên đường để rình người!". Anh vừa nghĩ xong thì chợt có tiếng động ở một bụi rậm bên đường. Tiếng sột soạt lúc nhẹ, lúc mạnh, như có người đang kéo cành khô. Anh cầm chặt ngọn giáo, lắng tai nghe...
    Thốt nhiên có tiếng gọi, tiếng khàn khàn, ồ ồ, như kẻ rụt lưỡi, không hẳn là tiếng người, nhưng dùng lời thì thật sõi:
    - Anh Lương đấy à? Hãy dừng lại, tôi hỏi một tí.
    Anh nông dân thấy gọi đúng tên mình, liền đứng lại. Trong bụi có tiếng nói tiếp:
    - Tôi là Bành đây, không biết anh có còn nhớ không? Tên Bành đã đốt nhà anh, làm cho anh phải bỏ làng đi mất mấy năm ấy mà!
    Anh nông dân đáp:
    - Tôi nhớ ra rồi. Sao người ta lại nói anh bị hổ tha đi mất? Còn chuyện cũ kia, thôi đừng nhắc đến làm gì. Nếu có phải anh nhỡ độ đường thì ra đây, tôi đưa về làng. Trời sắp tối rồi!
    Có tiếng thở dài trong bụi; rồi có tiếng nói ra:
    - Tôi chỉ lo anh chưa quên chuyện cũ. Bây giờ thì tôi... tôi không ra đi với anh được. Anh hãy nán lại một chút, tôi xin kể nông nỗi của tôi anh nghe...
    Rồi Bành kể hết mọi việc của hắn từ ngày hắn đỗ ông nghè, về vinh quy và hóa cọp.
    Anh nông dân hỏi hổ xám:
    - Thế bây giờ, muốn tôi giúp gì cho?
    Hổ đáp:
    - Tôi có đứa con trai, ngày tôi vào Kinh thi, nói mới lên hai; tôi lại còn mẹ già và vợ dại... Không biết có còn cả hay không? Nếu còn, nhờ anh trông nom, giúp đỡ cho.
    Rồi hắn hỏi:
    - Anh Lương ơi! Anh có thịt chín đấy không? Bao nhiêu năm nay, tôi ăn toàn thịt sống, những lúc tỉnh như lúc này, thèm thịt chín quá...
    Anh nông dân lục trong tay nải, rồi bảo con hổ:
    - Còn một gói nem và một mẩu chân giò luộc đây. Ra mà ăn!
    Con hổ nói một giọng sung sướng:
    - Xin anh ném vào bụi cho tôi. Bây giờ khắp người tôi lông lá, hôi hám lắm, không dám đến gần anh.
    Anh nông dân ném mẩu chân giò và gói nem vào bụi, rồi dặn con hổ:
    - Từ nay nên vào rừng sâu, tìm kiếm hươu nai mà ăn, không nên luẩn quẩn trên đường này mà hại người.
    Hổ đáp:
    - Xin nghe lời anh.
    Từ đó, trong đêm tối, người ta không nghe thấy tiếng con hổ xám gầm trên ngọn đồi trọc nữa. Con đường tắt qua rừng lại tấp nập người qua lại. Và khắp miền ấy, ai ai cũng thuộc câu chuyện nghè hóa cọp.
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật câu đối Hán Nôm - Tạ Đức Tú
    Câu đối, tiếng Hán gọi là Đối liên 對聯 (một cặp câu đối xứng), Doanh liên 楹聯 (một cặp câu dán cột nhà). Người ta có khi còn gọi là Doanh thiếp 楹-. Các bậc thức giả ngày xưa rất chuộng câu đối, các dịp lễ tết, hôn sự, chúc thọ, tang ma? đều có câu đối. Câu đối có thể xin, tặng, bán, mua hoặc một người ra, một người khác đối lại. Câu đối thân thiết tới mức nam nữ tỏ tình với nhau cũng dùng hình ảnh câu đối để ví von:
    Người như cây gỗ xoan đào
    Em như câu đối dán vào được chăng ? (Ca dao)
    Trong các nơi thờ phụng trang nghiêm như đình, đền, chùa, miếu, từ đường, lăng tẩm? câu đối càng được quý trọng. Nhìn chung có thể thấy câu đối là một loại hình văn hoá nghệ thuật rất phổ thông ở nước ta. Nghĩa là sinh hoạt câu đối đã vượt khỏi các phạm vi đời thường: Thành thị chuộng câu đối thì nông thôn cũng chuộng câu đối, nơi tôn nghiêm khắc câu đối thì nơi thôn quê dân dã cũng ngân nga câu đối, vua quý câu đối thì quan lại càng quý câu đối, trí thức làm câu đối thì bình dân cũng làm câu đối, người già thích câu đối thì trẻ nhỏ cũng thích câu đối, nam mê câu đối thì nữ cũng mê câu đối? Câu đối thực tế chủ yếu do tầng lớp trí thức Hán học sáng tạo nhưng công lưu giữ và truyền tụng phải kể đến tầng lớp bình dân. Tóm lại, câu đối Hán Nôm là sự kết hợp sâu sắc và hài hoà giữa văn chương bác học và văn học bình dân.
    Phép làm câu đối có 2 yêu cầu:
    - Đối thanh: chữ của vế trên bằng thì chữ của vế dưới phải trắc, và ngược lại.
    - Đối loại: nếu vế trên sử dụng danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ hay sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, điển cố? tại vị trí nào thì vế dưới nó, ở tại vị trí đó cũng phải sử dụng đúng từ loại như vậy.
    Câu đối đúng quy cách thì vế trên (bên phải nếu dán cột) có vần trắc, vế dưới (bên trái nếu dán cột) có vần bằng.
    Câu đối nhìn chung có 3 loại:
    - Tiểu đối 小對: Mỗi vế từ 4 chữ trở xuống:
    Trời cao / Đất dày
    Trống đánh xuôi / kèn thổi ngược
    貧賤>移 / 威武不^
    Bần tiện nan di / Uy vũ bất khuất.

    (Nghèo hèn khó đổi / oai lực không phục)

    >鴦"翼 / 夫婦Of

    Uyên ương tỷ dực / Phu phụ đồng tâm
    (Uyên ương liền cánh / chồng vợ đồng lòng)
    - Thi đối 詩對 (đối thơ): mỗi vế đối 5 chữ hoặc 7 chữ theo luật Đường thi:
    >>季S.好 / T年o^永o"
    Tứ quý hoa trường hảo / Bách niên nguyệt vĩnh viên.
    (Bốn mùa hoa vẫn nở / trăm năm trăng vẫn tròn)

    f<歲o^f<Z / 萬?OY山萬?O~

    Thiên thu tuế nguyệt thiên thu mỹ;
    Vạn lý giang sơn vạn lý xuân.
    (Nghìn thu năm tháng nghìn thu đẹp;
    muôn dăm non sông muôn dặm xuân)
    - Phú đối 賦對 (đối phú): đặt câu theo thể Đường phú, có 3 dạng:
    + Song quan >T-o (2 cửa): Mỗi vế có từ 5 chữ đến 9 chữ đặt liền nhau:
    ?'海移山豪f.永o / "天>o,趣"窮
    Đảo hải di sơn hào tình vĩnh tại;
    Cải thiên hoán địa lạc thú vô cùng.
    (Lấp biển dời non tinh thần còn mãi; đổi trời thay đất hứng thú không cùng)
    + Cách cú s"句 (cách câu): mỗi vế có một câu dài, một câu ngắn cách nhau:
    Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới (Quan huyện ra)
    Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên (Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành đối)
    + Tất hạc ?鶴 (gối hạc): Mỗi vế có từ 3 đoạn trở lên, có ít nhất một đoạn ngắn xen giữa:
    Cửa trai thiền nương chửa bao lâu, dịp dàng sư dạy, kinh kệ sư rèn, hương thấp đèn khiêu, khấn nguyện những mong sư mạnh khoẻ;
    Đường tịnh độ rời xa phút chốc, chuông trống vãi khua, chùa chiền vãi quét, dâng hoa cúng quả, sớm khuya nở để vãi chơ vơ.
    T Nghệ thuật câu đối Hán Nôm:
    * Sử dụng điển cố một cách tinh vi:

    小T伯S"Y管仲 / 大.f夷<死天.

    Tiểu Bạch bá Tề, sinh Quản Trọng,
    Đại Nguyên di Tống, tử Thiên Trường.
    (Tiểu Bạch làm bá để Quản Trọng sống;
    Đại Nguyên diệt Tống đem Thiên Tường giết)
    * Sử dụng thành ngữ, cách ngôn rất tuyệt vời:

    Lão cũng đã mừng thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai còng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì lão đỡ đần trong mọi việc;
    Bà đi đâu vội bấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc cũ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lễ chuyện trăm năm.
    (Nguyễn Khuyến)
    Chữ Đại (大) là cả, bỏ một nét ngang (?), chữ Nhân (人) là người, chớ thấy người sang bắt quàng làm họ;
    Chữ Bì (s) là da, thêm ba chấm thuỷ (氵), Chữ Ba (波) là sóng, chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
    * Chơi chữ tài hoa điêu luyện:
    + Chơi chữ kiểu dùng nhiều từ chỉ một nghề:
    Nếp giầu quen thói kình cơi, con cháu nương nhờ vì ấm;
    Việc nước ra tay chuyển bát, bắc nam đâu đấy lại hàng.

    (Lê Thánh tông vịnh bà hàng nước)
    + Chơi chữ kiểu âm Hán, nghĩa Nôm:
    Da trắng vỗ bì bạch; (Đoàn Thị Điểm ra)
    Rừng sâu mưa lâm thâm. (Hậu nhân đối) (v.v)
    (Bì bạch sT : da trắng; Lâm thâm z-深 : rừng sâu ?" ngoài ra, bì bạch và lâm thâm còn là từ tượng thanh)
    Cái ("<) là tượng , Tượng (象) là voi, voi chầu cửa cái; (Sư ra)
    Tu (z) là hổ, Hổ (TZ) là cọp, cọp bắt thầy tu. (Hoàng Phan Thái)
    + Chơi chữ kiểu nửa vế Hán, nửa vế Nôm:

    Phú quý đa thê "đa đa đẩu";
    Gian nan thê tử "nhẹm nhẹm thìn".

    (Nhà giàu nhiều vợ, đâu đâu đã /
    nghèo nàn vợ chết, nhịn nhịn thèm)
    + Chơi chữ kiểu lập từ độc đáo:
    Mồng một tết, mồng hai tết, mồng ba tết, ừ tết;
    Sáng đã say, trưa lại say, tối cũng say, cho say.

    -"報f報遲報?Y報,^o?報 / 天YoY^Y^'Y.,"Y

    Thiện báo, ác báo, trì báo, tốc báo, chung tu hữu báo;
    Thiên tri, địa tri, nhĩ tri, ngã tri, hà vị vô tri.
    (Thiện báo, ác báo, chậm báo, nhanh báo, đến cùng có báo;
    Trời biết, đất biết, anh biết, tôi biết, sao không ai biết
    )
    *Đọc theo Hán hay Nôm đều có nghĩa hợp lý:

    鶯.鳳zZS帳 / >^zz><,O屏

    Oanh đề phượng ngữ nghênh hoa trướng;
    Nhạn vũ loan phi phất cẩm bình. (Tam Nguyên Yên Đỗ)
    (Oanh kêu, phượng hót chào trướng hoa;
    nhạn múa, loan bay lay bình gấm)
    Đây là câu đối mừng đám cưới với hình ảnh oanh kêu, phượng hót, nhạn múa, loan bay. Nhưng nếu đọc theo âm Nôm (đọc từ dưới lên, từ phải qua trái) thì cũng có nghĩa mừng đám cưới, nhưng hình ảnh tao nhã và cổ điển trên bị ?otiếu lâm hoá?:

    屏Oz^z> / 帳SZz鳳.鶯

    Bình gấm phất phơ loan mó nhạn;
    Trướng hoa nghiêng ngửa phượng đè oanh.

    Nghệ thuật sáng tác câu đối Hán Nôm thật muôn hình vạn trạng. Cái hay, cái tài, cái tình, cái ý của các cụ nho học ngày xưa khó mà tả cho hết được. Ở đây chúng tôi chỉ dám gọi là lượm lặt cái tinh vi trong kho tàng câu đối Hán Nôm. Nói thế còn e có tội với các cụ vì đã vô tình xé nát cái hồn thiêng trong nó. Ở bài viết này chúng tôi chỉ mong mõi một điều rằng, chúng ta, những người đang thừa hưởng một kho tàng di sản Hán Nôm đồ sộ và phong phú, hãy trân trọng giữ gìn và phát huy giá trị của nó, để đừng thẹn mặt với cha ông.

  3. dangdungbg

    dangdungbg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    "Sư ông đăng đàn, vãi ra kia, tiểu ra đó
    Cố cha rửa tội, Cha đằng trước, sờ đằng sau"
    (hình như ở tiếu lâm)
    Xem cách đối đáp thấy hay nhưng nhìn mấy cái niêm luật thấy nản. Thôi xem các bác đối nhau để tìm hiểu vậy.
    Như bác thều thào nói ở trên, em nghe ná ná như:
    Kinh Bắc, hai tỉnh một nhà
    hay
    Tửu quán, nhất tỉnh vạn say
    (ngày nào cũng có khách say mà lúc tính tiền chả bao giờ thấy chủ quán say, hêhê)
    Các bác đối nhau nhớ giải thích phát, để em đọc có thể hiểu rõ hơn, tìm hiểu thấy hay phết, mỗi tội không biết gì.
    Chán thía không bít.
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Có thấy mấy cái mặt cười nhăn nhở của lão hem?
    Nà, thách đối thật chứ đùa à .
    Đối nghiêm túc đi nhá.
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    anh hùng trong thiên hạ ởi, vào đối đi, đối có giải nhá!
  6. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Thầy Thao đẹp giai!
    [​IMG]
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    :D
    Thói quen nghề nghiệp
    Thầy giáo trẻ dạy văn, tâm sự với người yêu:
    - Hôm nay anh gặp em để nói về chủ đề tình yêu. Tư tưởng chủ đề là anh rất yêu em. Anh sẽ thổ lộ với em thành ba đoạn. Mỗi đoạn sẽ có phân tích, lập luận để em hiểu hết tình cảm của anh. Kìa, em vẫn nghe anh đấy chứ! Lát nữa anh sẽ phát vấn đấy! Anh sẽ phân tích cụ thể, sẽ có dẫn chứng sinh động. Qua mỗi phần, sẽ có tiểu kết để em nắm các ý chính. Em hiểu chứ!
    Cô gái nhẹ nhàng:
    - Dạ, "thưa thầy", em hiểu ạ!
    - Chết sao em lại nói thế!
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
  9. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Lửng lơ hòn lửa soi mâm ngọc
    Mênh mang mặt nước ánh bóng thuyền.

    Mới chế, có thể coi là hai câu đối nhau không nhể?
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Chí khí quán sơn hà, Việt Nam anh hùng duy hữu nhất
    Minh Tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song
    -- (Câu đối do Mao Trạch Đông tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này