1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội nào thiện chiến nhất WW2 giai đoạn (1939-1942)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tvm303, 24/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 4x4

    4x4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Hình IS-s cho Bác nghía
    IS-1 trận Kursk
    [​IMG]
    IS-2 với nòng 122mm và giáp trước 100mm, giáp hông 75mm. Hàng khủng khi vác ra táng Tiger và Panzer. King Tiger thì còn trụ được, nhưng số lượng thì ít. Anh Ivans anh ấy lấy thịt đè. Có hơn 3000 chú IS-2 được sx.
    [​IMG] - Được coi là best tank of the war WWII.
    IS-3. Panzer Đức gặp con này khóc tu tu. Bác lưu ý là Đức chỉ sx khoảng 2000 con Tiger và King Tiger (khoảng 480 con)
    [​IMG]
    Và con T-34 của mọi chiến trường :)). Đây là sử Tây nó viết nhé:
    "The Tiger had a great advantage over long distances. During the famous tank battle near Prokhorovka, the Soviet commanders tried to take advantage of the greater mobility of the T-34 and the assault guns by closing in to short ranges and shooting at the Tiger''s thinner side armor. The result of the battle was that the new German tanks were equal to older Soviet tanks because of the correct choice of the battlefield. This was the great maneuver of Gen. Col. Rotmistrov and Gen Leut. Zhadov. The battle ended with almost equal losses, but Soviets kept more tanks in reserve for the counterattack, while Germans were unable to continue with their offensive."
    [​IMG]
    Ảnh này là con t-34 nó nghiến 1 em Đức hạng trung, ko rõ loại gì
    [​IMG]
    Còn ở đây ko hiểu em Đức làm cái gì thế này. Chắc sx ko kịp, nên tái sử dụng t-34
    [​IMG]
  2. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    IS-2 và T-34 được chế tạo trên ý tưởng Đức ?????
    pta911 thật ngây thơ. Bạn này trình độ kém quá. Lịch sử về xe tăng đã được bác Danngoc kể chi tiết trong chiến tranh vệ quốc. Bác ấy chán các bạn quá nên không tham gia ở đây. Tuất sơ lược lại một chút. Bạn nên tìm hiểu đôi chút rồi hẵng phát biểu. Nhìn chung, những kẻ bài xích Hồng Quân đều có trình độ quá hài hước, như nhóm tia cực tím chẳng hạn. Vì vậy, càng cần phải thận trọng hơn.
    KV-1 và A-20 là những xe được đóng trước chiến tranh, kết quả của những nhận xét tiên tiến của chiến trường Tây ban Nha, cũng như máy bay tiêm kích. Chiến tranh Tây Ban Nha đã làm thay đổi lớn quan điểm thiết kế chế tạo, cơ cấu vũ khí. Từ súng trường tấn công, đến xe tăng và máy bay. Tất cả các loại vũ khí đều được tăng cường tính đối kháng. Điển hình là xe tăng, các xe tăng lớn nhiều tháp pháo được thay bằng các xe tăng hạng trung và nặng, giáp dầy thiên về trước, rất nghiêng đằng trước, có một tháp pháo duy nhất bắn đạn xuyên giáp mạnh.
    Quá trình thay đổi cơ cấu diến ra ở các nước nhanh chậm khác nhau, phụ thuộc vào sự bảo thủ của tầng lớp lãnh đạo và khả năng kỹ thuật công nghệ. Ở Đức, cùng với những diến biến chiến tranh từ năm 1938, cải cách vũ khí diến ra nhanh. Đầu chiến tranh với Liên Xô, họ đã có số lượng tăng Panther III, Panther IV là chủ yếu, đây là các tăng một tháp pháo như đã nói.
    Ở Liên Xô, từ năm 1937, xe A-20 đã được thiết kế ở Kharcov. Câu chuyện dài về xe này các bác tìm lại trong Chiến tranh Vệ Quốc của bác Danngoc. Xe này sau đó cải tiến thành A-32, rồi A-34. Xe A-34 được sản xuất hàng loạt và trang bị với tên gọi tăng hạng trung T-34 lừng danh. Xe tăng KV-1 được sản xuất ở Leningrad, đây là xe tăng hạng nặng.
    Tuy nhiên, kế hoạch hiện đại hoá quân đội không theo kịp chiến tranh. Đến khi chiến tranh nổ ra, mới chỉ có 900 xe T-34, một phần nhỏ trong số đó chạy được và còn rất ít đạn. Tổ lái còn thiếu nữa, ngay cả trong những trận đánh bảo vệ Maxcơva, nhiều lần các xạ thủ đã phải chèn ổ hoả lực của địch bằng xích vì những lý do đó.
    Nhưng ngay từ những ngày đầu tiên, khi trên khắp các mặt trận, Hồng Quân phải rút lui, thì T-34 đã chững tỏ đằng cấp, bắt sống 400 xe quân sự Đức trong hướng trung tâm. Ngay ban đầu, T-34 đã có độ cơ động vượt xa tăng Đức, đánh giá chung vượt xe cùng thời P-III, gần tương đương loại xe mới nhất của Đức là P-IV.
    Xe T-34 được cải tiến liên tục trong chiến tranh, lần xung trận cuối cùng của xe mang pháo 57mm đã bao vây quân Đức gần Maxcơva, tiêu diệt một lược lượng lớn, đây là chiến thắng lớn đầu tiên của Hồng Quân, đuổi Đức ra xa 250km. Sau này, T-34 danh tiếng như thế nào thì không phải kể.
    Xe tăng IS-1 (KV-1) ngay từ đầu chiến tranh đã chứng tỏ là xe tăng tốt nhất thế giới lúc đó. Ở mặt trận trung tâm, một lần, các tăng rút lui bỏ lại một KV-1 đứt xích không kịp cứu. Quân Đức bị nó chống lại đến viên đạn cuối cùng. Sau viên đạn cuối cùng, quân Đức bao vây nó, nã liên hồi kỳ trận đạn bác xuyên giáp tầm cực gần. Nhưng các xe tăng Đức chỉ làm tổ lái choáng chui ra, không làm thủng được giáp xe.
    Ở mặt trận quê hương Lêlingrad, một KV-1 đã chặn cả đoàn xe tăng P-IV Đức, bắn hạ rất nhiều xe, xe tăng và pháo chống tăng. Chỉ đến khi quân Đức quá đông, lừa đưa được một khẩu pháo cao xạ vào rất gần, hạ nòng mới hạ được xe này. Cả hai trận đánh trên Liên Xô không biết, chỉ được Đức kể lại sau chiến tranh.
    Như vậy, ngay từ những ngày đầu chiến tranh, KV-1 và T-34 đã hơn hẳn xe Đức, chúng chỉ kém lúc này ở chỗ, số lượng còn quá ít.
    KV-1 trong thời kỳ khó khăn ngừng sản xuất vì quá tốn thép, thay bằng KV-2. Nhưng KV-2 ban đầu ngay lập tức thất bại trong chiến đấu và được thay bằng KV-2 đời mới, giáp dầy 30cm đại bác 122mm. Ưu thế của IS-2 đạt được bằng đặc điểm điển hình Nga: giáp nghiêng, tháp pháo dẹt tròn.
    Nhìn chung, T-34 và KV-2 có đặc điểm thiết kế khác hoàn toàn xe tăng Đức, xe tăng Mỹ và Anh.(sau này, KV được đổi tên là IS, Iosep Stalin). Các đặc điểm thiết kế này vẫn tồn tại đến ngày nay, trở thành những tiêu chuẩn thiết kế của xe tăng Nga, luôn luôn đững ở vị trí số một trên thế giới về đối kháng. Liên Xô trang bị trong cơ cấu song song ban loại tăng đến giữa những năm 1960. Đó là, tăng hạng nặng, tăng hạng trung và tăng hạng nhẹ. Tăng hạng trung là chủ lực trên chiến trường, tăng hạng nặng là quản đấm thép cực mạnh, còn tăng hạng nhẹ để cho những mục đích vượt sông, đổ bộ. Đến sau những năm 1960, bắt đầu từ T-62 và T-64, kích thước của hai dòng tăng hạng trung và nặng mới ngang nhau, chúng hoà nhập làm một, trở thành thứ tăng chủ lực MBT. Nhưng một vài đặc điểm riêng vẫn còn. Có thể kể đến hai dòng, T-80, T-2000 và T-72, T-90, T-95.
    Điểm khác cơ bản của tăng Liên Xô và thế giới là số lượng đạn ít, đại bác lớn, giáp rất nghiêng và dầy và xe rất thấp.
    Khác biệt hoàn toàn với Tiger, coi như là ngược hướng thiết kế, các Tiger, King Tiger dều có giáp đứng, ngõng pháo lớn (điểm yếu của giáp) và khiên đặc biệt (khiên là mảnh giáp che ngõng pháo). Xe tăng Liên Xô từ T-34 đến nay có độ cơ động cơ hơn nhiều tăng các nước khác. Trong chiến tranh, không ngoài quy luật đó, các Tiger có độ cơ động tồi hơn nhiều, hay hỏng hóc hơn nhiều. (có trận 50 Kinh Tiger đời mới nhất xung trận, khi chưa đến chiến trường thì hỏng gần hết, còn lại bị IS hạ).
    Các xe Đức có tốc độ thấp hơn dạng ngang hàng của Nga, sử dụng hộp số tiên tiến hơn, nhưng côn (cuter, ly hợp) thì tồi hơn. Xe Nga hẹp thân, khó lái hơn để ít trúng đạn hơn, còn xe Đức thân rộng. Dễ lái nhất trong chiến tranh là King Tiger, có tỷ số dài rộng là 1/1.
    Về độ cơ động, khi tăng khối lượng xe, vấp phải trần kỹ thuật ngày đó. Các xe IS-3 sau lễ duyệt binh mừng chiến thắng chung của Đồng Minh chuyển về Đông, sau đó ít được dùng. Tuy nhiên, xe vẫn thành công hơn nhiều Chuột, xe tăng lớn nhất của Đức trong chiến tranh. Chuột chỉ được chế tạo có hai mẫu thử. Hai đỉnh điểm IS-3 và Chuột mang những đỉnh cao của các đặc điểm hai dòng tăng. IS-3 cực kỳ nghiêng giáp, thấp. Còn Chuột phát triển đặc điểm đắp thép không cần nghĩ, nặng gần 200 tấn. Tuy nhiên, nếu so sánh, giáp kể cả độ nghiêng của IS-3 là trên 30cm ở quanh tháp pháo và trước thân xe, còn chuột chỉ đạt chưa đến 20cm. Pháo IS-3 là 122mm. Tốc độ Chuột chỉ 14km/h (chậm như xe đạp, chậm hơn xe đạp đạp nhanh). Còn IS-3, tuy gặp nhiều trục trặc về côn, nhưng vẫn được sử dụng một trung đoàn và tốc độ bình thường như các xe khác. Thắng lợi thuộc về Nga trong đỉnh cao này chứng minh đặc điểm ưu thế của xe Nga trong chiến tranh. Sau này, các Leopard (hậu duệ của Hổ và Chuột Đức), AMX của Pháp, Xe tăng Israel đều cố gắng thiết kế phía trước một phần theo Nga.
    Về vật liệu, cũng khác hoàn toàn. Giáp KV và T-34 ban đầu là thép đen giầu mangan tôi. Đầu chiến tranh, người ta tăng chất lượng tăng bằng chấp nhận khó khăn khi gia công sau tôi. Giữa chiến tranh, giáp được tôi sau khi khoan cắt. Trong khi đó, Đức chuộng hợp kim nicken. Cuối chiến tranh, Đức sử dụng thép niken carbone cao. Điều này được mô tả trong Chiến Tranh Vệ Quốc với các vết trúng đạn vỡ nham nhở, chứ không thủng lỗ tròn. Lúc cuối chiến tranh, Mỹ cũng sử dụng niken thay thép đen. Sau chiến tranh, thế giới đều sử dụng hợp kim mangan theo Nga, rồi ngày nay là thép mangan-crom-nicken trong giáp chính. Người Nga tiến bộ hơn nữa, sử dụng hợp kim có molipđen, nhưng thế giới không học theo vì thiếu nguồn kim loại này.
    Về công nghệ. Nhà máy Stalingrad đưa ra và phổ biến công nghệ giáp đúc. Kỹ thuật hàn khuôn trượt được viện hàn điện lớn nhất thế giới Paton hoàn thiện. Do ưu thế của mối hàn, ngõng pháo nhỏ đi và tăng Nga rất thấp, nghiêng trước với khiên nhỏ.
    Về sức mạnh, điển hình là trận đánh giữa King Tiger và IS-2, chiếm bàn đạp vượt sông Vistuyn. Các Tiger đại bại khi địa hình buộc phải đối đầu trực tiếp. Các trận đánh IS-2 và Hổ Chúa khác, tổng kết chung về hiệu quả cũng đã được kể đến trong Chiến Tranh Vệ Quốc. Đó là IS-2, còn IS-3 không kịp tham chiến gây cho đồng minh nỗi kinh hoàng sau vụ duyệt binh. Nếu xảy ra đánh nhau lúc đó, ở 2km, nó nã một phát chết đứt KingTiger hoặc Chuột, còn Đồng Minh không có xe nào dám sánh. Còn King Tiger chỉ bắn thủng giáp trước của IS-3 dưới 1km.
    Tốc độ bắn của IS-3 rất thấp, một phát một phút. Trong chiến đấu, nó sử dụng biện pháp của voi ú, tức là tiến lên, mặc địch nã liên hồi kỳ trận vào nó, rồi nhằm mục tiêu, chậm rãi nã từng phát đạn 122 xuyên giáp chết người. Pháo tự hành 152mm lắp trên thân xe IS-2, khi bắn đạn phá, không xuyên được giáp Tiger, nhưng nếu trúng tháp pháo, thổi bay tháp pháo đi. Còn Tiger, thường áp dụng cách đánh thẳng tiến và nã đạn từ xa, sử dụng ưu thế của kính ngắm Đức.
    Tuy nhiên, tốc độ hiện đại hoá của tăng Nga chậm hơn, do kế hoạch 2 năm bị chiến tranh phá vỡ. Đến Kursk, Hitler cố đợi sản xuất 200 Tiger mới tham chiến. Vì vậy, khi bại trận vào cuối tháng 8 thì đã là mùa đông, mùa lợi thế của Hồng Quân. Thời điểm đó, khi Đức chưa kịp hồi, diễn ra kế hoạch tiêu diệt sinh lực Đức quan trọng nhất chiến tranh là chiến dịch Ucraina. Chiến dịch rất dữ dội, nhiều trận vượt sông lớn. Quân Đức nhiều lần phản công hòng giành lại ưu thế ở Trung Tâm nhưng đều bại. Kết thúc chiến dịch Ucraina, người Đức hiểu rằng ngày tận số của họ đã đến gần, rồi Mainsten và Hitler cãi nhau chia tay. Viên tướng giỏi nhất của Đức chỉ thực hiện tài năng lần cuối khi rút được một phần mũi nhọn xe tăng về Bengorod. Trận đánh do hai đại tướng giỏi nhất Giucov và Mainsten chỉ huy là trận đấu tăng lớn nhất lịch sử. Còn đồng minh của Đức, khi kết thúc chiến dịch Ucraina thì Hungaria đầu hàng lãng xẹt.
    Ở Kursk, xe tăng IS-2 có rất ít, xe T-34 hạng trung thì giáp và súng quá yếu so với Tigêr-V mới nhất. T-34 chỉ bắn được Tiger-V ở 150-200met, còn ngược lại là 1500 mét. Thiên tài của các chỉ huy đã đưa T-34 áp sát Tiger từ nhiều hướng thế nào, tạo chiến thắng ở Prokhocova thế nào thì đã kể. Vì thiệt hại lớn của T-34 trước Tiger-V, kế hoạch sản xuất IS-2 đời mới được đẩy mạnh. Các ưu thế thiết kế của tăng Nga thể hiện hoàn toàn trội trong số lượng sản xuất được. 53 ngàn T-34 và 13 ngàn IS-2. Trong khi đó, King Tiger có số lượng không đáng kể, sau một vài thất bại, không dám đấu đầu với Nga mà dùng ở mặt trận Tây. Còn Tiger-V chỉ có 2ngàn chiếc. Đức không có cơ hội nào để chiến thắng.
    Các bác vào Chiến Tranh Vệ Quốc, có rất nhiều ảnh tăng và chuyện chiến trận. Cả ảnh tăng đánh xung trận, chuẩn bị tiến hay đã cháy. các bác có thể nhìn rõ thành dựng đứng của Tiger và các vết trúng đạn vỡ toác. Các bác cũng nhìn thấp tháp pháo tròn đều của T-34 hay IS-2, loại tháo pháo tròn thấp dẹt này vẫn được T-80 và T-90 sử dụng. Các bác cũng nhìn thấy những vết trúng đạn thủng tròn của tăng Nga. Nhìn được tất cả đặc điểm điển hình của hai dòng tăng.
  3. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Trích từ Than_Dau_Tuất:
    --------------------------------------------------------------------------
    Như vậy, ngay từ những ngày đầu chiến tranh, KV-1 và T-34 đã hơn hẳn xe Đức, chúng chỉ kém lúc này ở chỗ, số lượng còn quá ít.
    ----------------------------------------------------------------------------
    Đồng ý 1/2 câu nói của bác: phần chất lượng của KV-1 và T-34. Phần sau thì không, chúng kém ở chổ là: chất lượng của lính Nga trong thời kỳ này quá tồi.
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Dẫn chứng của Giucov, được các bác nhắc ngay bài trên(chương 15, quyển Nhớ Lại Và Suy Nghĩ), coi chiến dịch Kursk kết thúc ngày 23-8 (tiến chiếm Kharcov). Giai đoạn từ ngày 12-7 đến 23 tháng 8 là giai đoạn Đức thiệt hại lớn nhất, thiệt hại không thể phục hồi. Vậy nên, nhiều sử gia tính Kursk đến ngày 12-7 sẽ làm con số thiệt hại Đức rất thấp. Về tăng, nếu tính đến này 12, Đức chỉ mất 500 xe. Trong số 500 xe này, 200 Tiger-V mới nhất thiệt hại tỷ lệ lớn. Cũng 500m xe này chủ yếu thiệt hại khi chuẩn bị và diễn ra trận đánh Prokhorovka các ngày 9-12 tháng 7. 400 tăng Đức mất ở đó. Trước Prokhocova, Hồng Quân đã bị thủng phòng tuyến do Khơrutssov chỉ huy chiếm giữ.
    Nói thêm về viên tướng bất tài và khéo nịnh Khơrutssov. Mấu lồi Kursk hình thành trong nỗ lực thất bại đánh chiếm Kharcov lần hai của nguyên soái Timonensko. Vị tướng này được trang bị các T-34 76mm đời mới nhất và 600 ngàn quân, tiến đánh dữ dội hướng Trung Tâm sau Stalingrad, đánh chiếm Kharcov, dự địng vượt sông Dnhiep Đông (tương tự chiến dịch tiêu diệt sinh lực Đức mang tên Ucraina đã nói trên). Nhưng ông không gặp may, cả trời và người hại đội quân của ông.
    Băng tan sớm chưa từng có, ngăn quân tiếp viện của Timonensko vượt sông. Đức hoảng hốt, cử Thống Chế đại tài Mainsten chỉ huy đối địch. Viên thống chế suất sắc tiêu diệt tiền tiêu, bàn đạp và tiến công bọc hậu Timonensko . Khơrutssov bại trận, không bảo vệ được đường tiếp tế cho Timonensko . Mainsten chiếm Kharcov, Orion và Bengorod, Khơrutssov tiếp tục bại trận ở Bengorod, hình thành mấu lồi Kursk. Mấu lồi do những gì còn lại của Timonensko giữ vũng, nhô sang Tây do Khơrutssov tháo lui. Timonensko nướng phần lớn mũi nhọn tiến công trong vòng vây.
    Nhưng Khơrutssov có đội nấu ăn "rất khá"-từ dùng của Giucov. Nên Timonensko bị biến xuống miền nam, còn Khơrutssov thì nhờ tình bạn với Giucov chỉ bị khiển trách, vẫn ở chỗ cũ, và lại lần nữa đại bại trước Mainsten ở mũi Nam trận đánh Kursk. Phòng tuyến thủng, Mainsten hăm hở tiến và diễn ra Prokhorovka .
    Sau này, Nikita Khơrutssov và Giucov rất ân ái với nhau, cùng làm cuộc đảo chính ngoạn mục, tiêu diệt các thế lực của Stalin khi Người nằm xuống. Cuộc đảo chính đã làm tan vỡ hoàn toàn các mũi nhọn khoa học Liên Xô, tiền đề cho khủng hoảng sau này (Viên nông nghiệp, bán dẫn, cơ khí, máy bay, kể cả Mikoyan bị loại khỏi xã hội). Vì lý do đó, Khơrutssov bị loại khỏi chính trường, nhưng để bảo vệ uy tín nhà nước, ông này vẫn giữ chức tổng bí thư trên danh nghĩa đến chết.
    Người thiệt thòi hơn cả trong cuộc đảo chính Khơrutssov là bạn chí cốt, trợ thủ mạnh nhất, vị tướng quân sự đại tài, nhà chính trị ngây thơ ngớ ngẩn, chính tên Giucov. Khi đã lên đỉnh cao, ông bị kẻ mang ơn loại, về vườn, buồn viết "Nhớ lại và suy nghĩ". Đây là bài học để đời quan hệ Trung-Nịnh kiểu Nga.
    Quay lại với Kursk.
    Ngày 12-7, trận đánh khủng khiếp Prokhorovka diễn ra, mũi xe tăng mạnh nhất, đời mới nhất, do viên tướng giỏi nhất chỉ huy thiệt hại phần lớn. Ngày 13, Hitler ra lệnh rút lui. Từ ngày 13-16 tháng 7, phía Nam Prokhorovka, Mainsten tổ chức các cuộc tiến công đoạn hậu. Ngày 23-7, Mainsten suất sắc đưa được một phần ba mũi tiên công về Bengorod.
    Giucov được Stalin điều từ hướng Bắc về Prokhorovka ngày 12-7, khi trận đánh đã kết thúc. Konstantin Rokossovsky,Nikolai Vatutin và những tướng quân suất sắc đã tổ chức trận đánh khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người này. Hai ông yêu cầu truy đuổi Mainsten ngay từ ngày 13, hướng Bắc làng Prokhorovka và chủ động tiến công hướng nam làng này. Hai ông cũng phê phán Khơrusov đã bại trận để hở mặt, buộc phải diễn ra trận Prokhorovka. (đưa tập đoàn quân xe tăng Cận Vệ 5 tham chiến toàn bộ, không nhầm với tập đoàn quân hợp thành Cận Vệ 5, cũng ở đây, đã tham chiến).
    Nhưng Giucov nhanh chóng nắm quyền chỉ huy ở đây, ông này, không biết đúng hay sai, đã ra lệnh chuyển sang phòng ngự, đợi 1500 T-34 mới xung trận từ khối dự trữ trung tâm phía Tây. Kết quả trước mắt thì Mainsten đưa được tàn quân về Bengorod (tiến công để rút lui khi bại trận, cực kỳ giỏi và dũng cảm). Các cuộc tiến quân này ngăn không cho Hồng Quân cắt đường nam Prokhorovka, bao vây đội tăng ốm dở ở hướng Bắc Prokhorovka.
    Tuy nhiên, tập trung một lực lượng to lớn đã tạo ra nỗ lực tiến công khủng khiếp sau này, đến ngày 23-8, vậy nên không biết đúng hay sai, chỉ biết rằng, nếu những chiến thắng liên tiếp sau khi Khơrusov bại trận thì ông này quá nhục, và đã không có thời xét lại 15 năm sau. Và có thể, không có "Nhớ lại và suy nghĩ".
    Ngày 16-7, Mainsten kết thúc các cuộc tiến công đoạn hậu, rút được ra khỏi Prokhorovka. Nhưng sức cơ động cửa quân Đức giảm ghê gớm, tốc độ và khối lượng di chuyển rất thấp, hình như đội hình chủ yếu là các xe kéo nhau cùng bộ binh, vừa lui vừa đào công sự. Đến ngày 23, 10 ngày sau khi rút, Mainsten mới đưa được quân về.
    Hồng quân tiến công vào Mainsten đầu tháng 8. Lúc này, khối dự trữ, là lực lượng lớn nhất chưa hề xung trận. Khối này thực hiện tấn công đến 23-8.
    To bác Khikho007.
    Có phần đúng như thế. Đến trong Stalingrad, Stalin phát cáu, tiến hành chiến dịch lớn chống các tướng bảo thủ.
    Phần trên Tuất có nói nhầm, 13 ngàm chiếc là tổng các loại tăng hạng nặng không kể đời cổ KV-35 và pháo tự hành, bao gồm:
    KV-1 Model 1939
    KV-1E Model 1940
    KV-1 Model 1941
    KV-1s
    KV-85
    KV-2 Model 1940
    IS-1
    IS-2 Model 1944
    IS-3 Model 1945
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 11/06/2006
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    KV và IS là 2 loại xe tăng khác nhau đấy chứ chú tuất, sao lại nói là KV được đổi tên thành IS? Trên nền tảng lớp vỏ thép của KV, LX nghiên cứu thiết kế chiếc IS, và 2 chiếc này nhìn khác nhau cực kì.
    hình ảnh dòng KV:
    KV-1 nòng 76.2mm
    trong game :
    [​IMG]
    [​IMG]
    trong lịch sử:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chú ý là tháp pháo của dòng KV hình chữ nhật, tuy nhiên nó rất dày, không đễ bắn lủng đâu. cái xe bị bắn tan nát như vậy mà tháp pháp vẫn không xi nhê gì.
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Còn đây là vài hình ảnh của chiếc KV-2, nòng 122mm nhưng ngắn, bắn đạn nổ và được sử dụng chủ yếu như asault gun để yểm trợ bộ binh:
    chiếc xe anh hùng trong trận gì gì đó của chú tuất đây, 1 mình chặn đứng cả 1 sư đoà Đức trong 1 ngày
    [​IMG]
    1 chiếc anh hùng nữa
    [​IMG]
    thêm 1 chiếc nữa
    [​IMG]
    nói chung dòng KV được thiết kế như 1 pháo đài di động, giáp cực dày, đảm bảo là không thể bị bắn thủng.
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 23:04 ngày 11/06/2006
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bây giờ đến dòng IS, ra đời năm 1943:
    IS-2:
    trong Game :
    [​IMG]
    trong lịch sử:
    [​IMG]
    IS-3:
    [​IMG]
    Tháp pháo của dòng IS dần dần tròn lại và thấp xuống, thể hiện tư duy mới của việc thiết kế tăng của LX.
  8. supersniper

    supersniper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Công nhận là IS-3 mạnh thật nhưng các bác nên chú ý rằng tăng IS-3 chỉ sx vào những năm cuối của cuộc chiến , lúc này quân Đức kiệt quệ =>sx ra it tăng lắm , vf vậy mà tăng của LX làm chủ trên các chiến trường .Them nữa hình như là vào nủa cupối của cuộc chiến thì các nhà khoa học quân sự của LX đã giải mã được cấu tạo thép của tăng Đức=>Bí mật của tăng Đức bị mất=>LX giành thế chủ động , thế thôi
    Riêng em công nhạn 1 điều trình đọ lính tăng của Liên Xô cực kém , chỉ vào năm 1943 thì tình hình đó mới đuợc cải thiện
    .thêm nữa tăng liên xô cực kếm trong khâu điện đài và ống ngắm , mãi sau này mới có .
  9. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Bác Hoàng lấy hình trong Axis & Allies hả? Công nhận trong game này thì đội KV của LX quá mạnh, nhất là mấy chú IS-3 có thể chơi được bọn King Tiger đông gấp đôi
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Tio bác Mr_Hoang .
    Bác hơi nhầm rồi. KV-1 và KV-2 là nhứng xe tăng hạng nặng một tháp pháo ban đầu, trước đó là tăng KV-35. Sau KV-2, các xe này được cải tiến tiếp và chuyển sang tên IS. IS-1 là KV-3. Cái này đã được miêu tả trong topic Chiến Tranh Vệ Quốc. Bác có thể đọc trên trang web xe tăng Liên Xô, có địa chỉ trong topic trên.
    Bác rất đúng khi đưa ảnh ngang IS, thể hiện rõ đặc điểm điển hình của tăng Nga cho đến sau này. Đó là, xe thấp, dài, tháp pháo tròn dẹt. Một đặc điểm nữa bác không nói đến là dốc trước rất nghiêng và khiên đứng.
    Bác supersniper vẫn cho rằng tăng Nga học kỹ thuật tăng Đức. Bác đọc lại bài của Tuất bên trên. Kể cả các đặc điểm cơ bản, công nghệ chế tạo, vật liệu hai bên đều khác xa. Hơn nữa, Tuất nhắc lại, Xe tăng A-10 được thiết kế năm 1937, từ kết quả nhận xét chiến trường của chiến tranh Tây Ban Nha. T-34 là sản phẩm chế tạo hàng loạt của A-20, dáng xe giống hệt nhau. Từ A-20 đến T-34 là những cải tiến về độ dầy giáp, đại bác và hệ thống động lực. T-34 hình thành thiết kế năm 1940. Trong chiến tranh, có thể coi có hai loại T-34: tháp pháo hàn và tháp pháo đúc. Tháp pháo đúc do nhà máy máy kéo Stalingrad phát triển, tháp pháo hàn do viện Paton và nhà máy xe xích Kharcov phát triển. (nhà máy xe Kharcov là nới đẻ ra T-34, hai nhà máy sau đều hoạt động ở nới sơ tán, xe T-34 còn được sản xuất ở nhiều nhà máy khác).
    Chiến thắng của IS và T-34 ở chỗ. Chúng được sản xuất với số lượng rất lớn, vượt xa xe Đức. King Tiger thật ra chưa hoàn thành thử nghiệm, có tỷ lệ hỏng hóc rất lớn, sau những trận chiến đầu tiên thì không dám đối địch với Nga, dùng ở mặt trận Tây. Trong nỗ lực chế tạo siêu xe tăng vượt lên King Tiger và IS-2 thì Nga toàn thắng. Chuột của Đức chỉ được chế tạo hai mấu thử với tốc độ chậm như rùa. Trong khi đó, IS-3 được chế tạo khá nhiều, vài trăm cái. Hai đỉnh cao này gặp phải trần kỹ thuật hồi đó, và chúng chứng tỏ trần này của Nga cao hơn Đức. IS-3 vẫn là xe gặp nhiều trục trặc ở hệ động lực và không kịp tham chiến trên mặt trận Đức. Rõ ràng, trần kỹ thuật Đức bị hạn chế ngay từ King Tiger chứ không phải đến xe Chuột. Nếu phân tích kỹ hơn, thì trần kỹ thuật vấp phải ở hộp số và côn (ly hợp), cụ thể hơn là bóp nhỏ máy tổng thành công suất lớn vào trong xe tăng.
    Không thể nói Đức bị ném bom hay thiếu vật liệu chế tạo xe tăng. Sau khi có Ba Lan và Pháp và Tiệt Khắc người Đức đã có những nguồn than và thép dồi dào nhất châu Âu. Nửa đầu năm 1944 là thời điểm công nghiệp Đức phát triển cao nhất trong chiến tranh. Tháng 7 năm 1944 là đỉnh cao của chu trình phát triển này. Người Đức chỉ bị thiếu nguyên liệu khi Hồng Quân tiến đánh Đông Âu và du kích cùng Đồng Minh đánh Pháp. Xe Đức được chế tạo ít do thiết kế.
    Bác supersniper cho rằng "trình đọ lính tăng của Liên Xô cực kém , chỉ vào năm 1943 thì tình hình đó mới đuợc cải thiện". Tuất đã đồng ý phần nào bác Khikho007 ở trên. Xe T-34 đễn năm 1943 chỉ được trang bị điện đài cho xe chỉ huy. Sau đó, mỗi xe mới có một điện đài. Tuất cũng đã nói ở bài trên, kính ngắm Liên Xô luôn thua kính ngắm Đức.
    Trình độ sử dụng tăng của Liên Xô đầu chiến tranh kém là đúng. Nói riêng về cấp độ chỉ huy, đến trong chiến dịch Stalingrad, Stalin phải mở một chiến dịch đánh lại các tướng bảo thủ, bằng vở kịch mang tên "Tiền Tuyến". Đặc biệt, kê hoạch hiện đại hoá 2 năm bị ngắt quãng bởi chiến tranh, lúc còn rất ít T-34. Tuyệt đại bộ phận các tăng Liên Xô khi chiến tranh xảy ra là các xe vỏ mỏng chống bộ binh. Điều này làm cho phần lớn sĩ quan chỉ huy các đơn vị dưới tiều đoàn được huấn luyện dùng tăng để chế áp bộ binh và công sự, chứ không dùng tăng để chống cơ giới, đỉnh điểm là đấu tăng. Phần lớn binh chủng thiết giáp lạc hậu đó bị tiêu diệt ngay những ngày đầu chiến tranh, dẫn đến trong chiến dịch baỏ vệ Maxcơva, lính tăng phần lớn mới cứng.
    Tuy nhiên, trình độ của lớn sĩ quan tiên tiến Nga không tồi, ngay trong những ngày đầu tiên, ở hướng Trung Tâm, T34 đã sử dụng hết sức hiệu quả các lợi thế về đối kháng, cơ động, bắt sống 400 xe quân sự Đức ở mũi nhọn trung tâm. Ngay trong trận chiến bảo vệ Maxcơva, được coi là chuẩn bị về vật chất và con người cho xe tăng tồi, cũng là chiến dịch sử dụng thế mạnh của T-34 rất tốt. Lúc đó, nhiều tổ lái còn chưa biết sử dụng kính ngắm và xe rất thiếu đạn. Nhưng các T-34 57mm mở hết tốc độ thọc sâu, chứng tỏ đẳng cấp về cơ động và đối kháng, tạo mũi bao vây, động tác quan trọng nhất tạo nên chiến thắng trận này.. (đáng tiếc, chỉ huy mũi này hy sinh, ảnh chụp chiếc xe cháy rơi xuống hố tuyết có trong topic Chiến Tranh Vệ Quốc).
    Chiến dịch Stalingrad có ít T-34, nhưng những xe T-34 76mm trong trận chiến này đã hoàn toàn chứng tỏ là xe chủ lực của chiến tranh. Với sự cơ động và đối kháng của mình, nó nhanh chóng khép vòng vây. Trong trận đánh này, T-34 76mm là xe tăng mạnh nhất, Đức chưa kịp đưa vào các xe tăng mới hơn.
    Thất bại của T-34 76mm diễn ra sau đó, Tuất đã nói trên. Nhưng các bác đọc lại, Timonensco đã bị bất ngờ, băng tan sớm chưa từng có, ngoài mọi dự liệu và Khorusov tháo lui. Đến trận đánh này, T-34 vẫn chứng minh vị trí dẫn đầu, Timonensco tiến công ào ạt, Đức không thể chặn lại. Mainsten chỉ có thể tấn công bọc hậu vào vị tướng kém tài Khorusov, sau lưng Timonensco.
    Đó là những chiến công của tăng Nga năm 1941, 1942 và mùa xuân 1943. Thời điểm này, các tăng hạng nặng Nga có rất ít, T-34 cũng tăng số lượng và chất lượng chậm chạp. Pz-4 tuy có một số điểm hớn T-34, nhưng đây là đời tăng ít được nói đến, nó kém xa T-34 mặt cơ động, không thể theo kịp T-34 trên chiến trường. Khi đấu, tuy giáp chung của T-34 yếu hơn, nhưng mặt trước lại được gia cường.
    Đến Kursk thì trình độ xe tăng của Hồng Quân rõ ràng ựu việt. Lúc này là thời điểm Đức trội hơn Liên Xô về chất lượng tăng. Các Pz-5 (Tiger) xung trận, trong khi đó, IS-1 thất bại trong những trận đánh đầu tiên, rất ít được sản xuất và IS-2 còn rất ít. các KV thì đã quá lạc hậu, giáp và súng quá yếu so với trọng lượng gần 50 tấn. Ở Kursk, các Tiger hạ T-34 mặt trước từ 1500 mét, trong khi đó, T-34 chỉ bắn phía hông được 200 mét và trước 150 mét. Nhưng mặt trước Tiger, T-34 nhiều điểm không thể bắn được.
    Trong thời điểm khó khăn ấy, khi 200 Tiger xung trận, các T-34 đã được chỉ huy tuyệt vời, kết quả là trận đánh Prokhorovka khủng khiếp. Konstantin Rokossovsky, Nikolai Vatuti là hai vị tướng đã bày ra trận đánh phòng ngự cơ động này. Hai ông đã chia cắt đội hình Tiger của Mainsten ra nhiều đoạn, bao vây, đưa các T-34 đến rất gần vào phía hông Tiger, vô hiệu ưu thế của Tiger. Mainsten là vị tướng giỏi nhất nước Đức, mũi tiến quân sử dụng những Tiger mới nhất của Đức. Konstantin Rokossovsky, Nikolai Vatuti đã chiến thắng anh hùng.
    Mainsten đã nhiều lần làn Hồng Quân khốn đốn. Ông là người chỉ huy tài giỏi, từ những trận đánh trung bình đến quy mô toàn mặt trận. Ông đã đưa những đội quân lớn từ hướng Maxcơva quay về hướng trung tâm, rồi lại quay về Maxcơva nhanh chóng. Ông đã bao vây Timonensco, tiêu diệt mũi tiến công Trung Tâm mạnh nhất của Hồng Quân. Ngay cả ở Stalingrad, Mainsten đã chặn đứng sự phát triển của Hồng Quân sau trận đánh. Ông cũng là người phát hiện ra lỗ hổng khổng lồ lực lượng Hồng Quân trên thảo nguyên sau các nỗ lực hướng Kharcov-Kiev, chuyển sang tiến công bằng cơ giới, kết quả là Stalingrad và mũi Capcaz.
    Suốt trong chiến tranh Xô Đức, Stain đã gặp gỡ con người này. Hai ông đều đặc biệt coi trong hướng Trung Tâm, cả ba nỗ lực tiến công của Hồng Quân về hướng Kharcov đều gặp Mainsten. Cả nỗ lực đẫm máu bảo vệ thành Kiev. Mainsten đã bẻ gãy, dìm hai nỗ lực lớn thứ nhất và thứ hai của Hồng Quân về hướng Trung Tâm. Đặc biệt, sau Stalingrad, Mainsten đã đẩy lui Khorusov, bao vây Timonensco, tiêu diệt quân ông này. Đây có lẽ là chiến công lớn nhất của Thống Chế Mainsten.
    Nhưng Kursk là nỗ lực thứ 3 hướng Trung Tâm của Hồng Quân tiến về Kharcov. Mainsten được trang bị những xe tăng mạnh nhất, bị Konstantin Rokossovsky và Nikolai Vatuti đánh bại. Thất bại rất lớn, không bao giờ người Đức phục hồi được nữa.
    Thật ra, nước Nga mang rất nhiều đặc điểm Mông Cổ. Đất nước Nga chủ yếu được thành lập trên lãnh thổ những Khan quốc thuộc Kim Trướng Tây Đế Quốc, dòng con cả Thành Cát Tư Hãn. Trung tâm đế quốc này là Tartar. Những chiếc mũ nhọn của Hồng Quân là mũ lính Mông Cổ, ngay cả chiếc mũ lông sỹ quan Nga cũng là kiểu Mũ Ca Dan các tiến công Hồng Quân giống như các cuộc tiến công Mông Cổ, các mũi kỵ binh chia cắt bao vây địch.
    Trận đánh Prokhorovka giống như trận đánh đầu tiên mà Thành Cát Tư Hãn chỉ huy, giống như trận đánh Cai Hạ. Hồng Quân phòng ngự cơ động, tiến công áp sát nhiều mũi, chia cắt đội hình xe tăng của Mainsten. Kết thúc trận đánh khủng khiếp, ngày 13-7-1943, lần đầu tiên Hitler ra lệnh rút lui. Từ đó, Quân Đức không bao giờ tiến lên được nữa.
    Mainsten là chỉ huy đại tài, ông đã tổ chức cuộc rút lui về Bengorod suất sắc. Phía Nam làng Prokhorovka, ông tiến công vào Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5, điều này làm chậm bước tiến của Tập doàn quân hợp thành cận vệ 5 hướng Bắc Prokhorovka, cứu thoát những gì không bị bắn hỏng ngày 12 tháng 7. Đến ngày 16-7, sau 4 ngày kìm chân, đoàn quân sống dở chết dở sau trận bão sắt rút qua Prokhorovka, hợp với quân dự bị còn lại, đến ngày 23-7 vế đến Bengorod. Trong lúc đó, Giucov bay đến ngày 12, sau trận đánh Prokhorovka, không nắm rõ tình hình, phản đối tấn công mạnh, để cho Mainsten đưa được quân về.
    Tuy nhiên, đây là chiến công cuối của Thống Chế Mainsten tài ba thao lược. Mũi Trung Tâm của Hồng Quân đã trở thành quả đấm sắt khủng khiếp, được đổi tên thành các phương diện quân Ucraina 1 và 2, tiêu diệt mũi Trung Tâm Đức trong chiến dịch Ucraina mùa đông 1943. Nước Đức đã hiểu họ sẽ bị tiêu diệt, vì những lực lượng mạnh nhất của họ đã bị chôn vùi ở Ucraina.
    Mainsten suốt chiến tranh tập trung hướng Trung Tâm, ông và Stalin đều hiểu đây là mũi quan trọng nhất, quyết định chiến tranh. Nhưng ông chỉ được thực hiện chiến lược của mìn trong trận đại bại Kursk. Trận đánh quan trọng nhất cuả Kursk, trận đấu tăng Prokhorovka đã thay đổi xu thế chiến tranh. Mainsten thực hiện chiến lược của mình khi trên chiến trường đã nhiều tướng lĩnh tài ba, thạo cầm quân cơ giới. Suốt đầu chiến tranh, những ý tưởng điên rồ của Hitler luôn kéo quân từ Hướng Trung Tâm đi, lúc thì tiến đánh Lêningrad, lúc chiếm Capcaz, lúc đánh Maxcơva. Mainsten được thực hiện chiến lược của mình thì Hồng Quân đã rất mạnh. Sau đó, viên Thống chế tài ba bị loại khỏi cuộc chiến.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 23:51 ngày 12/06/2006

Chia sẻ trang này