1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội nào thiện chiến nhất WW2 giai đoạn (1939-1942)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tvm303, 24/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Tuất nói hơi dài về Mainsten. Thật ra, trong thâm tâm, Tuất vừa phục vừa thương ông này. Nhìn mặt đã thấy thương thương, một con người khắc khổ, phải suy nghĩ rất nhiều và vất vả không như ý. Cả chiến tranh, chỉ đến khi quân dội suy yếu, ông mới thực hiện được chiến lược đúng đắn, nhưng thất bại.
    Quay lại với bác Hoàng.
    Tuất đọc lại đoạn trên, có thể dó Tuất viết tối quá, thành ra hiểu nhầm đổi tên KV-1 và KV-2 thành IS, nhưng không phải. KV đổi tên thành IS, nhưng là nối tiếp chứ không sang ngang. KV-85 cải tiến chút thành IS-1, ban đầu có tên KV-13. Sau đó dòng này hoàn toàn được gọi bằng IS. Xe tăng KV là dòng xe tăng hạng nặng. Trước thời xe tăng đối kháng, đại diện của KV là T-35 và SMK (Sergius Mironovitch Kirov). Đây là các pháo đài di động chống công sự và bộ binh, giáp mỏng, nhiều tháp pháo, pháo nòng ngắn bắn đạn phá.
    Sau chiến tranh Tây Ban Nha, yêu cầu đối kháng được đặt ra, cần các tăng có giáp tốt, súng nòng dài bắn đạn xuyên giáp. Vậy nên thay nhiều tháp pháo bằng một pháo mạnh. Liên Xô chế tạo và trang bị hai loại chủ yếu: hạng trung và hạng nặng. Lúc đó, do hạn chế kỹ thuật, vấn đề xe xích hạng nặng nan giải, nên các tăng hjạng nặng gặp nhiều khó khăn ký thuật và đắt, do đó, tăng hạng trung lấp đầy yêu cầu số lượng. Nhưng đến giữa thập niên 1960, khi việc sử dụng các hợp kim đã phổ biến, giá xe xích hạng nặng rẻ đi, thì tăng hạng trung và hạng nặng tiến khối lượng tới ngang nhau, hoà vào nhau, thành MBT. Dòng tăg hạng nặng Soviet, tuy vậy, vấn phát triển riêng, mang mạnh tính đối kháng. Đó là các xe T-64 T-80, T-95. Dòng xe hạng trung tuy khối lượng không khác gì hạng nặng, nhưng nổi trội tính cơ động và đa năng đó là các xe T-62, T-72, T-90 và T-2000.
    Quay trởt lại thời điểm trước chiến tranh. Việc ra dời T-34 ở Kharcov khá vất vả, đã được nói đến trong "Chiến tranh vệ quốc". Ở đây, nhắc lại một chút về KV và IS.
    KV cùng ra đời như T-34, tăng cường tính đối kháng, có vai trò là tăng hạng nặng, cái đinh mạnh nhất của cuộc chiến trên bộ. Trong cơ cấu dự định, xe KV là xe mạnh nhất trong các xe chiến đấu, đắt đỏ, số lượng ít. Yêu cầu phải mang đại bác lớn, bắn đạn chống giáp nặng. (nòng 122mm ngắn trên dùng loại đại bác bắn đạn trái phá, nhưng đầu chiến tranh, ít loại xe chống được cỡ đaij bác này. Khi xuyên giáp, nó có thể công phá bằng đạn trái phá hay đạn có lõi cứng.). Cũng như các xe Nga khác, xe có thân dài. Kích cỡ gần 50 tấn gặp nhiều vấn đề với máy tổng thành, đặc biệt là hộp số và ly hợp. Nhưng KV bù lại bằng giá đắt, chỉ đến IS-3, trần kỹ thuật mới chạm, có giá cao cũng không mua được ly hợp và hộp số ưng ý.
    (Trong thế chiến, các nước đều gặp vấn đề này với xe xích hạng nặng. Phecdinam có hộp côn số tiên tiên nhất, sử dụng số liên tục. Nhưng xe nào có tốc độ chậm và số lượng ít. các nỗ lực King Tiger và Chuột của Đức đều coi như không vượt qua thử nghiệm).
    KV mang tên nhà lãnh đạo Kliment Voroshilov . Xe được sản xuất ở Lêningrad, nhà máy số 100 Kirovskiy (LKZ) . Xe được thiết kế đơn giản.
    (Nói thêm về Kliment Voroshilov có thời gian dài lãnh đạo Hải Quân, có lẽ vì thế mà xe đơn giản như tầu biển. Ông là Bolshevik kỳ cựu. Ông là trợ thủ đắc lực của Stalin, lãnh đạo Liên Xô sau khi Stalin chết 1953. Khrushchev và Giucov liên minh mở cuộc đảo chính "Chống Đảng", tiêu diệt những người thừa kế Stalin. Kliment Voroshilov mất chức và về hưu. Tuy nhiên, cuộc đảo chính của Khrushchev đã làm tổn thất to lớn những mũi nhọn của Liên Xô, tạo ra thời kỳ mang tên "xét lại". Kliment Voroshilov cùng những người khác phản công loại bỏ Khrushchev năm 1961. Để bảo vệ uy tín Đảng, Khrushchev vẫn giữ chức vụ trên danh nghĩa đến sau đó và lúc chết.).
    Bản KV đầu tiên năm 1939. Nhìn chung, có giáp rất tốt thời đầu chiến tranh. Xe này chỉ có mỗi một đặc điểm Nga là thân dài xe thấp. Công việc thiết kế tiến hành đơn giản nên xe nặng 50 tấn nhưng đạt hiệu quả thấp. Tuy vậy, đầu chiến tranh, chẳng có tăng nào của Xô hay Đức hơn được. Rất ít xe được sản xuất, Liên Xô đang bế tắc trong cuộc đấu chống bọn bảo thủ. Đồng thời, giá thàng xe quá cao hạn chế số lượng. Xe có vai trò rất quan trọng đầu chiến tranh, model 1939 và 1940 tuy có số lượng rất ít nhưng quá mạnh, ảnh hưởng lớn đến giai đoạn đầu chiến tranh.
    KV-1 năm 1939:
    Tổ lái 5, dài 6.8m, ngang 3.3m cao 2.7m, nặng 43,5 tấn cả nhiên liệu và đạn dược. Xe có điện đài 71-TK-3. (T-34 đến năm 1943 mới trang bị mỗi xe một điện đài).
    Đại bác chính 76.2mm L-11. Đây là loại đại bác nòng ngắn (thật ra, so với thời đó là nòng trung bình). Bắn đạn xuyên và đạn phá. Tuy nhiên, do chưa có đạn xuyên có lõi cứng và đầu mềm, sức xuyên hạn chế. So với giáp Đức lúc đó thì loại đại bác này xuyên tốt tất cả các loại xe. Giáp so với Đức lúc đó, thì ở khoảng cách vài trăm mét, chỉ có loại pháo phòng không 88mm tỷ số nòng (cal) 70 xuyên được vài điểm. Tháp pháo xe to, mang theo 111 đạn.
    Xe có 3 khẩu trung liên 7,62mm với 3024 đạn. (một khẩu đồng trục với súng chính, một khẩu sau tháp pháo, một khẩu trước thân cho nhân viên điện đài sử dụng.
    Giáp xe dầy 70-75mm bố trí đều. Chi tiết giáp:
    Thân xe
    Trước 75mm nghiêng 60° (tương đương 95mm)
    Sườn 75mm nghiêng 90°
    Sau 70mm nghiêng (tròn)
    Lưng bụng trước 40mm nghiêng 0°
    Lưng bụng sau 30mm nghiêng 0°
    Tháp pháo
    Trước 75mm nghiêng 70°
    Sườn 75mm nghiêng 75°
    Sau 75mm nghiêng 75°
    Lưng bụng 40mm nghiêng 0°
    Khiên dầy 90mm, kết cấu tròn chịu lực. Khiên lớn.
    Dốc trên thân rất nghiêng, 25° dầy 40mm, nhưng lại có một gờ đứng trước mặt lái xe và điện đài. Kết cấu này rất tốn trọng lượng.
    Động cơ V-2K loại Diesel V-12, 600hp, tốc độ 2000vòng phút (khá tiên tiến lúc đó). Xe có tốc độ trên đường phảng 35km/h, tầm trên đường 250km, dầu 600lit. Tỷ số động cơ 13,8hp/tấn. 7 số 5 tiến một lùi.
    Kết cấu giáp này sức chống xuyên tương đương 80-90mm thép cán. Tháp pháo có chỗ hàn nhưng chịu lực chủ yếu bằng tán đinh lớn. Kết cấu tháp pháo rất vững trước đạn phá. Giáp khá đều các bên.
    Xe KV-1 kiểu 1940 chỉ cải tiến một chút. Quan trọng nhất là đại bác 76,2mm kiểu F-32 thay cho kiểu L-11. Tuy nhiên, hai loại đại bác này khác nhau không nhiều, cải tiến cơ cấu nhiều nhiều hơn là sức mạnh.
    Xe được lắp thêm các tấm thép tôi ngoài giáp cũ. Đầu là cơ cấu add on đầu tiên được áp dụng trên giáp xe, có tác dụng khá tốt với đạn xuyên phá và đạn phá, nhưng vô đụng với đạn xuyên. Đây là bổ sung giáp nhiều hơn là kỹ thuật phân tán xung xuyên của giáp hiện đại. Với đạn xuyên, có thể coi dầy hữu ích bằng tổng hai lớp giáp (thà làm một lớp dầy chắc hơn). Lớp thêm dầy 35mm ở trước và sườn thân, sườn tháp pháo, dốc dưới thân. Khối lượng xe tăng lên 47,5 tấn.
    Kiểu 1940 có tên KV-1E (ekranami, bổ sung, ở đây là bổ sung giáp).
    Xe KV-1 năm 1941 hoàn thiện công nghệ hàn, bỏ hẳn đinh tán. Đại bác F-34 (sau đổi tên là ZiS-5). Xe bỏ giáp bổ xungm, nặng 45 tấn.
    KV-1 năm 1942 bắt đầu cải tiến cái đặc điểm giáp đều, nhưng cải tiến chỉ tí tạo. Giáp trước tháp pháo tăng lên 85mm. Trước thân nghiêng đến 60 độ.
    Kiểu 1939 được sản xuất 141 chiếc. Sau đó các KV-1 sản xuất 1121 năm 1941 và 1753 năm 1942.
    Đến năm 1942, kiểu xe này đã quá lạc hậu. T-34 có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều, cơ động hơn nhiều. Về giáp, KV-1 không hơn gì T-34 phía trước, đặc biệt với các đạn xuyên thế hệ mới có lõi cững và đầu mền, T-34 tốt hơn phía trước. Đại bác ngang nhau, vì lúc này T-34 mới cũng mang được pháo F-34 76,2mm. Hơn nữa, đây là thời kỳ khó khăn nhất, không thể phí phạm thép cho KV.
    Ưu thế của T-34 đạt được do thiết kế tiên tiến, nghiêng giáp và thiên giáp về trước. Tuy nhiên, trong các trận đánh chặn hậu thời kỳ rút lui, thì giáp đều bốn phía của KV hữu dụng. Đến thời tấn công rõ ràng ít bị bắn hai sườn và đằng sau hơn, thế là KV-1 hết thời. Ảnh vẽ KV-1 kiểu 1940,1941 và 1942.
    [​IMG][​IMG][​IMG]
  2. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Cần phải áp dụng các giải pháp thiết kế T-34. Đó là, nghiêng giáp và tận dụng tối đa không gian trong xe. Giảm tối đa diện tích giáp để tăng độ dầy. Đó là giáp tròn nghiêng thấp.
    Xe KV -85 có giáp thiên về trước. Phần dôi ra ở trước lấy từ việc giảm chiều dầy bụng và nóc, chiều dầy sườn xe.
    Thân xe trước giữ nguyên độ dầy 75mm, tăng độ nghiêng lên 60 độ.
    Nóc xe giảm độ dầy còn 30mm. Bụng còn 20mm.
    Sườn thân giảm độ dầy còn 60mm
    Tháp pháo tăng độ dầy lên 100mm
    Khiên tăng độ dầy lên 95mm. Khiên được cải tiến lớn về hình dáng, do kết quả của sử dụng pháo 85mm D-5T. Khiên xe rất nhỏ. Điều này làm cho trước tháp pháo trở nên rất vững vàng. Phía trước tháp pháo làm tròn bán kính gập nhỏ, chống rất tốt đạn xuyên phá. Độ nghiêng sau tháo pháo 60 độ.
    Xe được cải tiến đi trên đường gồ ghề tốt hơn. Lượng dầu trong giảm đi 50 lít, còn 550. đạn xe chỉ còn 71 viên, đạn phụ tăng lên tối đa 3276.
    Cải tiến lớn nhất là khẩu súng chính nòng dài D-5T được thiết kế chuyên cho tăng. Kết cấu cải tiến cơ bản là ngõng pháo, tạo điều kiện nâng sức chịu đựng khi bắn, sức công phá và độ vững của giáp.
    Trong sơ đồ, thấy rõ khiên còn bé tí. Xe đã giống T-34. Điện đài giống KV-1 năm 1942, là 9R hay 10R. Xe nặng 46 tấn.
    Xe dài đến 8,49 mét, ngang lại hơi giảm vài phân, còn 3,25 mét. Tuy nhiên, chiều dài phần thân xe thực tế giảm đi. Chiều dàu cả xe lên chút do cải tiến xích dài ra, tăng khả năng đi trên đường gồ ghề, cũng là một "hướng thiết kế T-34".
    Lúc này, nhà máy số 100 Kirovskiy đã sơ tán đến Chelyabinsk (ChKZ or Tankograd). Nhà máy Kharcov, nơi chế T-34 đã chuyển đến Ninzy. Tuy nhiên, đây là thời kỳ khó khăn nhất, thiếu thốn nguyên liệu. Xe chỉ được sản xuất 130 chiếc. Giai đoạn sản xuất ngắn ngiủ, liền sau trận đánh Kursk, từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1943.
    [​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 02:15 ngày 13/06/2006
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Cùng chiến tranh, T-34 lớn dần. Nó lớn cả về số lượng và chất lượng. Những loại T-34 76mm mới đến trước trận Kursk đã đảm bảo tăng Liên Xô hơn tăng Đức. Ngoài ra, chỉ một số lượng rất ít tăng hạng nặng Liên Xô cũng ảnh hưởng rất lớn. Nhưng đến trước trận Kursk, do quá thiếu thốn, thăng hạng nặng dần giảm sản lượng.
    Trong khi đó, bên Đức. Từ đầu chiến tranh, người Đức đã rất vất vả với tăng hạng nặng Liên Xô. Người ta phát hiện ra khẩu pháo 88mm cal 70 phòng không chống tăng rất tốt. Nó có sơ tốc đạn, sức xuyên tốt, đường đạn tốt. Người Đức ban đầu dùng những khẩu phòng không hạ nòng để chống xe Nga. Sau đó, họ sản xuất tăng hạng nặng sử dụng pháo này, kết hợp với kính ngắm tuyệt với của Đức.
    Các Pz-IV dần tụt hậu trước T-34. Người Đức đã chế ta các đời Pz-IV B và E. Khác hẳn các xe Pz-IV khác, chúng là Tiger, sử dụng pháo 88mm Cal 70. Đây là các xe tăng hạng nặng. Pz-IVE nặng 57 tấn, sản xuất từ tháng 7 năm 1942 đến tháng 8 năm 1944 cộng 1354con, còn gọi là Tiger I, pháo 88mm KwK 36 L/56. Pz-IVB nặng khủng khiếp 70 tấn sản xuất 489 từ tháng giêng 1944 đến hết chiến tranh, còn gọi là Tiger II, pháo 88mm KwK kiểu 43 L/71 (CAL-71, tỷ số chiều dài đường kính nòng).
    Giáp Tiger I
    Trước thân và tháp pháo, dốc xe đều dầy 100mm. Trước thân nghiêng 55 độ, dốc 80 độ tháo pháo 82 độ.
    Sườn thân đứng, dầy 60mm. sườn tháp pháo đứng, dầy 80mm.
    Sau thân và tháp pháo đứng, dầu 80mm. Bụng lưng rất mỏng, 25mm
    GIáp Tiger II.
    Giất rất tốt, đặc biệt dầy ở những vùng trúng đạn nhiều, được tổng kết từ chiến tranh, còn gọi là king Tiger.
    Thân, trước dầy 100mm nghiêng 40 độ (tương đương 150mm). Sườn thân đứng dầy 80mm. Sau thân nghiêng 60 độ dầy 80mm (tương đương 100mm).
    Tháp pháo dầy 180mm nghiêng 81 độ trước (tương đương trên 200mm). Sườn và sau nghiêng 70 độ dầy 80mm.
    Các vị trí quanh chân tháp pháo, dầy đến 150mm nghiên 40 độ. Khiên dầy 100mm. Lưng bụng dầy 40mm, nhiều phần nóc làm nghiêng 12mm.
    Về động cơ. Tiger I dùng 690HP, Tiger II dùng 700hp. Sức động cơ thua xa T-34. Tiger I nhỉnh hơn KV-1. Tiger II thì động cơ quá yếu (như đã nói, King Tiger gặp trần kỹ thuật hồi đó, tức bóp nhỏ máy tổng thành công suất lớn cho vào xe tăng, cái này thì IS hơn đứt.). Động cơ Tiger hiện đại, tốc độ 3000 vòng phút.
    Kính ngắm của Tiger rất tốt. Kết hợp với đại bác đường đạn thẳng 88mm, xe có khả năng bắn thủng tăng địch rất cao. Điện đài cũng tốt hơn Liên Xô.
    Về thiết kế, Tiger-1 hoàn toàn ngược xu hướng thiết kế với T-34 và các KV từ KV-85 về sau, đến các IS. Tiger thành đứng, giáp đều bốn mặt. Hợp kim sự dựng là thép carbon cao-nicken. Cộng với thành đứng, các vết đạn vỡ toác rất to.
    [​IMG][​IMG]
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Quay trở lại với Kursk. Các bác đọc lại các ý kiến của Tuất trước.
    Thời điểm diễn ra trận đánh này, người Đức có nguồn tài nguyên rất dồi dào, sắt và than từ Ban Lan và Pháp. (Đức nhiều than, nhưng là thứ than bùn, chỉ sau thế chiến, kỹ thuật hiện đại mới cho phép luyện sắt từ thứ than tồi này).
    Còn Liên Xô, lúc này là thời kỳ khó khăn nhất của chiến tranh. Xe hạng nặng được sản xuất hạn chế. Trước Kursk, T-34 trội hơn Đức. Hitler đã cố đợi có 200 Tiger 1 tung vào Kursk. Xe này bắn hỏng T-34 ở 1500 mét trước, còn ngược lại, T-34 chỉ bắn hông được 150-200 mét.
    Trận đánh gặp nhiều khó khăn, thiên tài quân sự Nga vẫn tổ chức các T-34 đánh thắng. Nhưng sau đó, Stalin tổ chức họp hội đồng quốc phỏng, bàn về thương vong lớn của T-34. Điều này tăng tốc sản xuất và thiết kế tăng hạng nặng.
    Tiger có tuổi thọ thấp, số lượng sản xuất ít. Trong đó, Tiger II (King Tiger) chỉ được sản xuất rất ít, tham chiến với Nga vài trận rồi thôi, chỉ được dùng ở mặt trận Tây.
    KV-85 được cải tiến thành KV-13, sau đó, đổi tên là IS-1. Nhưng IS-85 chiến đấu không tốt. IS-2 chọn lựa giữa hai đại bác BS-3 100mm nòng dài khẩu A-19 122mm. Nhưng khẩu 100mm mới được chế tạo, điều kiện hậu cần khó khăn. (Sau này, được trang bị trên SU-100mm và T-55). Hơn nữa, Liên Xô chưa coi trọng pháo chuyên nghiệp bắn đạn xuyên, họ vẫn yêu cầu đạn phá và xuyên phá cần đường kính nòng lớn. Do đó IS chọn 122mm. Khi bắn đạn xuyên, nó tương đương khẩn 88mm cal 71 của Đức. Xe IS-122 được gọi là IS-2. Tên IS, Iosep Stalin được đặt đầu năm 1943, thể hiện quyết tâm tăng tốc sản xuất xe tăng hạng nặng.
    D25-T 122mm được thay thế năm 1944 ở IS-2M, đây là loại đạn liều rời, cho phép tăng chất lượng bắn nhưng giảm tốc độ. Pháo này cũng cho phép chế tạo tháp pháo rất tròn dẹt, phương án này được giữ cho đến nay, trở thành một đặc điểm điển hình của tăng Nga.
    IS-2M có tốc độ bắn rất chậm, một phát một phút. Đạn mang theo ít. Bù lại, giáp nó rất tốt. Số lượng sản xuất nhiều lần hơn Tiger. Điều này đảm bảo cuối chiến tranh, Tăng Liên Xô hoàn toàn khống chế chiến trường.
    IS-1 dài 8,3 mét, ngang 3,1 cao 2,7 nặng 44 tấn. Như đã nói, nó mang súng D-585mm của KV. Kết cấu súng phụ ý như KV, một khảu trước thân, một đồng trục và một ở lỗ sau tháp pháo.
    Các đặc điểm giáp của T-34 đã khá rõ. Thân xe bỏ gờ trước người lái. Trước thân dầy 100mm nghiêng 60 độ. Dốc trên rất vững, dầy 60mm nghiêng 18 độ. Dốc dưới đầy 120mm nghiêng 60 độ. Sườn thân đứng dầy 90mm. Sau thân 60mm nghiêng 49 độ. nóc thân xe dầy 30mm trước và 20mm sau.
    Tháp pháo dầy 100mm trước. Sườn tháp pháo nghiêng 72 độ dầy 100mm. Sau tháp pháo dầy 100mm nghiêng 60 độ. Nóc tháp 30mm.
    Hợp kim giáp là thép giầu mangan tôi hàn. Thép này có độ dai rất lớn, nhưng trước đạn xuyên có lõi cứng yếu hơn các hợp kim crrom sau này. Tuy nhiên, trong chiến tranh, phương án sử dụng hợp kim của Liên Xô tỏ ra ưu việt nhất. Thép Liên Xô chắc và có thể sản xuất số lượng tăng rất lớn.
    Khiên dầy 100mm. Trước tháp pháo và khiên tròn nhỏ, rất vững.
    Xe mang 59 đạn và 2520 đạn súng phụ. Điện đài R-10K tiên bộ hơn KV.
    Từ cuối năm 1943 đến đầu năm 1944, sản xuất 107 xe. Đây là thời kỳ kém nhất về tăng hạng nặng. Thiết kế tăng chưa tốt, người Đức có Tiger I hơn hẳn về chất lượng. Giáp IS-1 tuy ngang, nhưng súng yếu và số lượng quá ít.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 03:23 ngày 13/06/2006
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Ít nhất 100 IS-1 sau các thất bại đầu tiên được đóng lại với pháo DT-25 122mm. Sau đó xuất hiện IS-2. Cả IS-1 cải tiến và IS-2 đều có thùng dầu phụ ngoài có khả năng tháo nhanh. IS-2 có cải tiến quan trọng ở súng phụ, là bỏ khẩu trước thân và thêm khẩu 12,7mm phòng không trên nóc.
    Kích thước xe 9,8 x 3,1 x 2,8 Nặng 46 tấn. Chỉ có 28 viên đạn súng chính. 2330 viên 7,62mm và 945 viên 12,7mm.
    Giáp xe
    thân trước 120mm nghiêng 60 độ. Sườn thân đứng 90mm. Sau thân 60mm nghiêng 49 độ. Bụng nóc 20mm.
    Dốc và viền chắn khe tháp pháo 120mm nghiêng 30 độ. Tháp pháo trước 90mm, sườn 90mm nghiêng 72 độ, sau 90mm nghiêng 60 độ. Nóc dầy 30mm nghiêng 5 độ tăng cường độ vững trước tháp pháo bằng cách làm thấp đi. Khiên tròn nhỏ đầy 100mm.
    Xu hướng chế tạo giáp đã tiến một bưóc, xe có cdộ dầy không cao nhưng chống xuyên và nổ phá tốt, do kết cấu.
    34752 xe được đóng đến đầu năm 1945. Xe chiến đấu tốt được sản xuất nhiều, đảm bảo ưu thế của tăng Liên Xô. IS-2 là tăng hạng nặng chính của liên Xô, được chế tạo nhiều nhất.
    IS-3 phát triển một bước, nó đã gần giống T-80. Giáp trước được tăng cường bằng kết cấu ưu việt, xe rất nghiêng và rất thấp. Công nghệ hàn và kết cấu nghiêng thấp đã làm xe tăng Nga chiến thăng trước Đức, trong khi người Đức không thể đưa King Tiger vượt quan thời kỳ thử nghiệm. Giáp trước IS-3 vô địch thế chiến, mặc dù khối lượng cũng như các KV và IS khác.
    Thân trước 120mm nghiêng 47 độ (tương đuơng 170mm). Sườn thân và sau thân như IS-3.
    Dốc trên 120mm nghiêng 32 độ (tương đương 190mm) viền ổ tháp pháo 120mm nghiêng 18 độ (tương đương hơn 200mm).
    Tháp pháo 160mm trước, 100-220mm sườn nghiêng 40 độ (tương đương 300mm tối đa, trung bình tương đương 220-250mm). Sau 110-220mm nghiêng 50 độ. Khiên 200mm tròn. Như vậy, trước tháp pháo đạt trung bình 300mm.
    Xe có giáp tốt nhất thế chiến.
    Xe cỡ 10 x 3,2 x 2,45 nặng 46,5 tấn. 28 viên đạn chính, 1000 viên 7,62mmvà 945 12,7mm. Trong chiến tranh sản xuất 350 cái.
    IS-2M và IS-3
    [​IMG][​IMG]
    Một số chi tiết trên để chứng minh Liên Xô đi trước Đức trong chế tạo tăng và liên hệ giữa KV-IS.
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Từ KV đến IS-3, xe tăng hạng nặng Nga dần mang những ưu việt thiết kế Nga, được T-34 phát minh. Có thể thấy, tháp pháo xe càng ngày càng tròn, xe càng ngày càng thấp, tháp pháo càng ngày càng tiến lên trước, giáp trước càng ngày càng nghiêng. IS-3 đã gần giống T-80.
    Trong khi đó, Tiger lui tháp pháo về sau, giáp đứng, xe cao. Với trọng lượng 46 tấn mà giáp IS-3 vượt xa King Tiger.
    Chuột Maus có giáp hai bên và sau tốt, lưng bụng dầy, nhưng phía trước không hơn IS-3 khi chống đạn xuyên. Còn chống đạn phá thì IS-3 trước tốt hơn. Đại bác Maus 128mm KwK 44 L/55, tuy nhiên, động cơ rất yếu, tốc độ tối đa 14km/h (một số tài liệu ghi 20, nhưng thực tế là 14).
    Nếu xảy ra cuộc đấu IS-3 và Maus, thì IS-3 khó bị bắn trúng, nó tranh đạn của chuột ú, vào gần, nã cho phát.
    Tại sao thế: thiết kế quá đơn điệu, chuột ú nặng tới 188 tấn với các vách thành dựng đứng. Chuột ú mãi mãi chỉ là một thử nghiệm có vẻn vẹn hai mẫu.
    [​IMG]
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    So sánh sơ đồ không bằng nhìn ảnh chụp, các bác so sánh độ nghiêng của giáp và độ cao của xe.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Như vậy, về số lượng và giáp IS áp đảo. Còn về súng, các bác tham khảo văn bản sau, so sánh ba loại súng D-10 100mm, A-19-122mm, S-4 (kết cấu nòng tương đường D-25 dùng trên tăng, D-25 cải tiến ngõng để tăng sức chịu đựng và giáp tháp pháo, chuyên dùng trên tăng).
    Ở 2000 mét, đạn pháo này xuyên 110mm thép. Thành xe Tiger-I dựng đứng, giáp trước 100mm, hai bên tháp pháo 80mm thân 60mm. Phần lớn các phát đạn 122mm góc 30 độ xuyên Tiger-I ở 2500 mét.
    Pháo này bắn thủng Tiger II 1000 mét (thân) 500 mét (trước tháp pháo), hai bên sườn thì 2000 mét.
    Pháo này hơn đứt 88mm Đức ở đạn phá và xuyên phá (gấp đôi).
    Cần nhìn nhận chi tiết hơn về sức xuyên của pháo. Năm 1941, Hồng Quân phát hiện Đức sử dụng đạn lõi kim loại nặng. Sau này, đạn xuyên quân Nga kết cấu lõi cững, đầu vỏ mềm. Đạn này bắn ở pháo nhỏ nòng dài tốt hơn, do khối lượng đạn nhỏ, đạt sơ tốc lớn và chống không khí. Sau thế chiến, cỡ nòng to mới tốt khi có sabot. Nhưng pháo to liều rời có sức đẩy mạnh.
    IS-2 bị Tiger I xuyên 500 met, Tiger II (cal 71) xuyên ở 600met.
    IS-3 có giáp dầy từ 200-300mm, khá đều, tương đương 250-350 thép carbone cán. Chỉ bị Tiger xuyên ở tầm rất thấp.
    Về xác suất trúng, kính ngắm và sơ tốc Tiger tốt hơn, nhưng IS có diện tích mục tiêu nhỏ, Tigêr diện tích trước lớn gấp trên 2 lần.
    Xe Tigêr-2 gặp rất nhiều khó khăn, chưa thực sự vượt qua thử nghiệm. Kết cấu xích có chiều dài/ rộng phần tiếp đất gần 1:1, tạo thuận tiện cho động lực, nhưng xe cao rộng, tăng diện tích mục tiêu.
    REPORT ON THE RESULTS OF TESTING OF THE 100 MM AND THE 122 MM TANK GUNS AT THE KUBINKA PROVING GROUNDS
    September 12, 1944
    Top Secret
    Copy No____
    To the chairman of the technical Council of the People''''s Commissariat for Armaments of the USSR, Comrade E.Satel.
    According to the results of the test shooting performed against the German Panther tanks at the Kubinka Proving Grounds of the GBTU the guns tested in order of decreasing effectiveness against the frontal armor of the Panther are as follows:
    1. The D-25 122 mm tank gun manufactured at the factory #9. Its ballistic characteristics are identical to those of the following guns: the A-19 122 mm, the D-2 122 mm (factory #9) and the S-4 (Central Artillery Design Bureau), giving it a muzzle velocity of 780-790 m/s with a 25 kg projectile. This gun reliably penetrates the Panther''''s frontal armor at 2500 metres, and that is less than its maximum range.
    2. The D-10 100 mm tank gun with ballistics identical to those of the BS-3 100 mm gun, its muzzle velocity being 890-900 m/s with a 15.6 kg projectile. This gun can penetrate the frontal armor of the Panther at up to 1500 metres, which is its maximum range.
    3. The German 88 mm gun with muzzle velocity of 1000 m/s with a 10 kg projectile penetrates the Panther''''s frontal armor at distances of only up to 650 m.
    The Panther''''s frontal armor is 85 mm thick and sloped at 35 degrees to the horizon. Therefore, when shooting at it from the above stated distances the angle of the projectile''''s trajectory at the point of impact is close to 0 degrees, and the difference between the axis of the projectile and the right angle to the armor''''s surface (angle of impact) is close to 55 degrees.
    The above test results are preliminary, as the testing was done on guns with varying levels of deterioration: the 100 mm D-10 had fired 400 shots, and the 122 mm D-25 was new. However the difference in our test results is so great that it is unlikely that any necessary adjustments will be more than minor.
    The method of evaluating armor penetration at angles of impact ranging from 0 to 30 degrees that is currently in use appears to be inefficient in evaluating the anti-tank guns.
    Therefore it is our opinion that it is necessary to reconsider the subject of the most effective caliber of the anti-tank guns.
    In regards to fighting the Panther tanks the tests at Kubinka clearly show that the 122 mm D-25 gun (V=780-790 m/s; g=25 kg) is superior to the 100 mm D-10 gun (V=890-900 m/s, g=15.6 kg). Also superior to the later are the 122 mm guns on wheeled carriage (the A-19 of the factory #9 and the S-4 of the TsAKB). The 100 mm BS-3 gun turns out to be less effective.
    As you know, currently there are available two types of 122 mm field guns of a reduced weight but equal ballistic characteristics compared to the A-19 gun, i.e.:
    1. The S-4 122 mm of the CADB, which is due to be delivered for field testing. The S-4 gun has a lot of parts common with the 100 mm BS-3 gun and its production could be begun using the facilities manufacturing the BS-3. Thus currently we are only waiting for the positive test results from the proving grounds and, probably, field tests of this gun.
    2. The D-2 122 mm gun of the factory #9, which has successfully completed proving grounds tests on numerous occasions. A series of four D-2 guns is being readied for field testing. I believe that it is urgently needed to consider the task of manufacturing the D-2, in case S-4 does not pass its tests.
    The second important problem that surfaced as a result of the tests at Kubinka is that of the high muzzle velocity, particularly the problem of the 85 mm guns with muzzle velocities of 1000-1100 m/s.
    The tests have shown the projectile of the German 88 mm gun to have only limited effectiveness when used against the German Panther tank. It is also known that a similar 85 mm gun comes out to be roughly equal in its size and weight to a 100 mm gun with V=900 m/s. Currently 85 mm guns with muzzle velocities of 1000-1100 m/s are being developed by the CADB and factory #9, however their effectiveness against actual German tanks becomes doubtful, especially given the fact that such a gun would require tank turret dimensions no less than those used for the 100 mm D-10 or S-34 guns.
    In this regard it appears that after the completion of the Kubinka tests, and if their final results confirm the current data, it would be beneficial to hold a special meeting to discuss further plans for the development of guns with high muzzle velocity.
    The only point beyond doubt at this time is the need for increasing the muzzle velocities of the anti-aircraft guns, where it will result in drastic increase in range and reduction in projectile''''s time in travel to target.
    Requesting you further instructions.
    Deputy Chief of the Technical Department of the
    Peoples Commissariat for Armaments:
    Major-General of Engineering and Artillery
    /TOLOCHKOV/
    Chief of the Test Designs unit:
    /VOLOSATOV/
    Ngày 7 tháng 9-1945, duyệt binh trước Đồng Minh Berlin.
    [​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 05:18 ngày 13/06/2006
  9. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Bravo !Bài viết của bác than_dau_tuat quá hay.Em thì vẫn thích mấy con Tiger của bọn Đức hơn vì trông vuông vức và chắc chắn hơn mấy chú tăng Nga.
  10. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Các anh cho em hỏi về con IS-4 của Nga và xe E-50 Standart Panzer của Đức.

Chia sẻ trang này