1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Việt Nam chiến đấu ở nước ngoài !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi abcc098, 29/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    CHÚ THÍCH:
    1. Từ năm 1570 (canh ngọ) Nguyễn Hoàng cai quản 2 xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Thuận Hóa gồm 2 phủ: phủ Tân Bình (ở phiá bắc) và phủ Triệu Phong (ở phiá nam). Phủ Tân Bình gồm 1 châu (Bố Chánh) và 3 huyện (Phong Lộc, Lệ Thuỷ và Minh Linh). Châu Bố Chánh nằm ngay phiá nam Hoành Sơn (Đèo Ngang), được chia thành Bắc Bố Chánh (Bình Chánh, Minh Chánh ngày nay) và Nam Bố Chánh (Bố Trạch ngày nay). Giữa Bắc và Nam Bố Chánh là sông Gianh (Linh Giang). Trên danh nghĩa, châu Bố Chánh thuộc phủ Tân Bình, và thuộc xứ Thuận Hóa, nằm dưới quyền quản lĩnh cuả Nguyễn Hoàng. Tuy nhiên, khi chiến tranh Trịnh Nguyễn xảy ra (1627), thì các viên quan cai trị phiá bắc sông Nhật Lệ, nghĩa là từ Động Hải (Đồng Hới) trở ra bắc, kể cả Nam Bố Chánh, tùng phục vua Lê và chuá Trịnh, còn phiá nam sông Nhật Lệâ, tức từ huyện Lệ Thuỷ trở vào, về theo chuá Nguyễn.
    2. Li Tana, Nguyễn Cochichina, Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries [Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nam phần Việt Nam vào các thế kỷ 17 và 18], New York: Cornell University, 1998, tt. 159-160, 171. Tác giả Li Tana dựa vào số hộ mà các sách từ Dương Văn An (Ô Châu cận lục), đến Lê Quý Đôn và các bộ chính sử ghi nhận được về hộ tịch, nhân trung bình mỗi hộ 5 người để ra dân số trên đây. Việc nầy chỉ cho một hình ảnh khái quát tương đối mà thôi, vì lúc đó việc kiểm tra chưa được chính xác, nhất là ở miền nam mới khai phá, tổ chức còn lỏng lẻo.
    3. Charles Maybon và Henri Russier, Lectures sur l?Thistoire d?TAnnam depuis l?Tavènement des Lê [Những bài viết về lịch sử Việt Nam từ thời nhà Lê], Hà Nội: xuất bản lần thứ 3, Imprimerie d?TExtrême-Orient, 1919, tr. 30.
    4. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Sài Gòn: Nxb Tân Việt, in lần thứ 7, 1964, tr. 326. [Trung Bắc Tân Văn xuất bản lần đầu năm 1920 ở Hà Nội.]
    5. Li Tana, sđd. tt. 41-42.
    6. Đại Việt sử ký toàn thư, viết tắt Toàn thư, Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, 1998, bản dịch tập 3, tr. 185.
    7. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, [chữ Nho, soạn xong năm 1844], Hà Nội: bản dịch cuả Nxb. Giáo Dục, 2002, tập 1, tr. 48.(Viết tắt ĐNTL)
    8. Li Tana, sđd. tt. 44-45.
    9. ĐNTL, bản dịch tập 1, sđd. tr. 43. Sông Nhật Lệ ở Động Hải (Đồng Hới), Quảng Bình, nằm về phiá nam Đèo Ngang khoảng dưới 60 cây số. Theo tài liệu cuả giáo sĩ Alexandre de Rhodes, thì vua Lê Thần Tông chỉ vào đến Thanh Hoa mà thôi. (Phạm Văn Sơn trích dẫn lại, Việt sử tân biên, quyển 3, Nam Bắc phân tranh, Sài Gòn: 1959, tr. 121.)
    10. Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, viết tắt Cương mục, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục, 1998, bản dịch tập 2, tr. 246.
    11. Đào Duy Từ (1572-1634): Người huyện Ngọc Sơn, Thanh Hoa, con ông Đào Tá Hán, làm nghề xướng ca, nên Đào Duy Từ không được dự thi Hương. (Ngày xưa, theo quan niệm ?oxướng ca vô loại?, người theo nghề hát xướng không được xem là công dân thông thường.) Đào Duy Từ bỏ vào nam, giúp việc chăn trâu cho một phú ông ở xã Tòng Châu (phủ Hoài Nhơn, Bình Định ngày nay). Thấy Đào Duy Từ giỏi chữ nghĩa, phú ông giới thiệu với quan Khám lý phủ Hoài Nhơn là Trần Đức Hoà. Đức Hòa mời về nhà dạy học, rồi gả con gái. Đào Duy Từ sáng tác bài ?oNgoạ long cương?, tự ví mình với Khổng Minh đời Tam Quốc bên Trung Hoa. Sau khi được Sãi Vương tín nhiệm giao chức vụ, Đào Duy Từ giúp Sãi Vương bảo vệ miền nam, chống đánh chuá Trịnh rất hữu hiệu. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện tiền biên (bằng chữ Nho, soạn xong năm 1852), Huế: bản dịch cuả Nxb. Thuận Hóa, 1993, phần tiểu truyện Đào Duy Từ, tt. 83-87.)
    12. ĐNTL, bản dịch tập 1, sđd. tr. 44, 46. Chữ ?omâu? không có phảy nách (dịch) là chữ ?odư? (ta); chữ ?omịch? không có chữ ?okiến? là chữ ?obất? (không); chữ ?oái? rơi mất chữ ?otâm? thành chữ ?othụ? (nhận, chịu), chữ ?olực? và chữ ?olai? ghép lại thành chữ ?osắc? (sắc chỉ). Góp lại là ?oDư bất thụ sắc? nghĩa là ?oTa không nhận sắc?.
    13. Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Hà Nội: bản dịch cuả Nxb. Khoa học Xã hội, 1977, tr. 53.
    14. ĐNTL, bản dịch tập 1, sđd. tt. 50-53. Lúc đó, khi Sãi Vương cho người mang giấy tờ vào Quảng Nam điều động Nguyễn Phúc Anh ra Quảng Bình, thì Anh bỏ dinh Thanh Chiêm, đi săn một tuần chưa về. (Theo cách tính ngày xưa, một tháng có 3 tuần: thượng, trung, và hạ tuần, nên 1 tuần là 10 ngày.) Người nầy về trình lại cho Sãi Vương. Ông nổi giận đổi ý, cử Nguyễn Phúc Kiều làm trấn thủ Quảng Bình. Nguyễn Phúc Kiều là chồng của Nguyễn Phúc Ngọc Đỉnh, con gái út của Nguyễn Hoàng.
  2. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    2.- CHÚA TRỊNH NHƯỢNG QUẢNG NAM ĐỔI VIỆN TRỢ
    Tuy giàu có hơn, lực lượng đông và mạnh hơn, lại chủ động gây chiến, nhưng sau hai lần đụng độ, rõ ràng chuá Trịnh không thành công trong mưu đồ thôn tính miền nam. Có thể có nhiều lý do:
    Về phiá Đàng Ngoài, chuá Trịnh gây chiến chỉ vì quyền lợi cuả tập đoàn lãnh đạo, và nhân danh vua Lê để đưa quân vào đánh chuá Nguyễn. Quân đội chuá Trịnh phải di chuyển xa, vừa khó khăn, vừa tốn kém, lại không quen điạ hình, không hạp thuỷ thổ, dễ bệnh tật, tinh thần chiến đấu không cao. Chúa Trịnh uy hiếp và lấn quyền vua Lê, nên khi đem quân đi đánh đường xa, chuá Trịnh luôn luôn lo ngại người khác mượn danh nghĩa phò Lê cướp quyền ở kinh đô. Hơn nữa, họ Mạc còn hiện diện ở Cao Bằng, có thể tiến về Thăng Long bất cứ lúc nào thuận tiện. Do đó, chuá Trịnh không được yên tâm chinh chiến và dễ dàng rút quân khi được tin hậu cứ bị đe doạ.
    Về phiá Đàng Trong, dân chúng bỏ đất bắc theo chuá Nguyễn vào nam khai phá, tạo lập ruộng vườn nhà cửa, và xây dựng quê hương mới. Nay quê hương mới lại bị đe doạ, ruộng vườn nhà cửa bị tấn công, nên họ cương quyết chiến đấu chống lực lượng chuá Trịnh, bảo vệ những thành quả cuả mình. Vì vậy chuá Nguyễn chống đỡ có chính nghĩa và được dân chúng ủng hộ. Lực lượng chuá Nguyễn tuy ít hơn, nhưng tiềm năng kinh tế vững vàng, lại chiến đấu tại chỗ, trên đất nhà, quen biết điạ hình điạ vật, phong thổ khí hậu, thời tiết, dễ tiếp liệu, dễ bổ sung hay tăng cường, lại xây dựng được các chiến luỹ kiên cố để chống đỡ những đợt tấn công cuả bắc quân.
    Trước tình hình khó khăn, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng liền nghĩ cách cầu viện người Tây phương, lúc đó mới bắt đầu đến Đại Việt giao thương. Trong số nầy, hai nhóm quan trọng đến trước là người Bồ Đào Nha và Hòa Lan.
    Người Bồ Đào Nha chính thức thiết lập trung tâm thương mãi tại Macao (Áo Môn, Trung Hoa) năm 1557 dưới đời Minh Thế Tông (trị vì 1522-1566, niên hiệu là Gia Tĩnh). Từ đây, Bồ Đào Nha gởi các tàu đến các nước Đông Nam Á buôn bán mà không thiết lập các thương cuộc điạ phương. Họ đến Chiêm Thành rất sớm. Điều nầy làm cho Sãi Vương lo ngại. Năm 1631 (tân mùi), ông gả người con gái thứ ba là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa qua làm vợ vua Poromê (trị vì 1627-1651), và trở thành hoàng hậu Chiêm Thành.(15) Theo tài liệu tây phương, từ năm 1639, cuộc giao thương giữa Chiêm Thành và người Bồ Đào Nha không còn được nghe nói đến nữa.(16) Phải chăng bà Ngọc Khoa đã được chuá Sãi giao nhiệm vụ chận đứng sự liên lạc giữa Chiêm Thành và Bồ Đào Nha? Ngược lại, người Bồ Đào Nha lại kiếm cách liên kết với chuá Nguyễn để cạnh tranh với người Hòa Lan.
    Về phần người Hòa Lan, công ty Verenigde Oostindische Compagie, viết tắt là VOC, tiếng Anh là Dutch East India Company (Công ty Đông Ấn Hòa Lan), từ năm 1619 đặt trụ sở ở Á châu tại Batavia (tức Jakarta thuộc Indonesia ngày nay). Năm 1623, VOC chiếm luôn các đảo Java, Sumatra và lập ra Dutch East Indies hay Netherlands East Indies (xứ Đông Ấn Hòa Lan).(17) Đến năm 1641, người Hòa Lan làm chủ hoàn toàn eo biển Malacca mà trước đây do người Bồ Đào Nha kiểm soát. Do vậy, công ty VOC cũng làm chủ luôn con đường buôn bán hồ tiêu qua eo biển Malacca.(18)
    Năm 1637, VOC gởi người qua Đại Việt buôn bán, mở thương cuộc tại Hội An (Quảng Nam) ở Đàng Trong do Abraham Dujoker trông coi, và mở tiệm buôn tại Phố Hiến (Hưng Yên) ở Đàng Ngoài do Karl Hartsingh quản lý. Đặc biệt, công ty đã tặng chuá Trịnh hai khẩu thần công (đại bác).(19)
    Trong dịp nầy, chuá Nguyễn cũng như chuá Trịnh đều viết thư cho viên Toàn quyền (Governor General) Công ty Đông Ấn Hòa Lan ở Jakarta, nhưng mỗi bên có một mục đích khác nhau.
    Sau đây là bản dịch lá thư Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan mời người Hòa Lan đến Đàng Trong giao thương:
    ?oThư nầy cuả vua nước Quảng Nam gửi vua xứ Jakarta. Ta nghĩ rằng khi thông thương với những xứ xa lạ, việc ấy phải được vua hai bên thương nghị. Vả lại, khi có thương nhân đến một nước để buôn bán, dân nước nầy ắt lấy làm vui thích. Ta được biết rằng trong các nước đến buôn bán ở nước ta, chỉ đức vua xứ Jakarta là đem lại lợi ích cho nhân dân nước ta. Ta lấy làm vui lòng. Ta cũng được biết rằng đức vua muốn thuê một miếng đất trong nước ta để cho người xứ ấy ở. Ta sẵn lòng cho thuê đất, nhưng sợ thương gia ngoại quốc khác không đến buôn bán trong nước ta nữa, như vậy sẽ gây tình thế không tốt cho ta, vì người ta sẽ nói không ai muốn đến nước ta. Xin đức vua xét lẽ ấy và đừng tưởng rằng ta sợ. Trái lại ta rất mong muốn thiên hạ đến doanh thương trong các hải cảng cuả ta. Nếu đức vua không trách ta thì xin cho người đến buôn bán trong nước ta, ta rất được đẹp lòng, cũng như đối với các nước khác vậy. Xin gởi theo đây nưả cân trầm hương. Năm thứ 3 triều ta [Lê], ngày 23 tháng giêng.?(19)
    Cùng trong năm 1637, ở ngoài Đàng Ngoài, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng cũng viết thư gởi viên Toàn quyền Công ty Đông Ấn Hòa Lan, nhưng không phải để mời đến giao thương mà để cầu viện. Thư viết bằng chữ Nho nên người Hòa Lan không hiểu. Họ nhờ một thông dịch viên Nhật Bản ở Nagasaki tên là Meison chuyển sang tiếng Hòa Lan. Meison gởi bản dịch cho người Hòa Lan, và giữ nguyên bản lá thư. Nhà nghiên cứu Li Tana đã dịch những ý chính trong lá quốc thư của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng qua Anh ngữ như sau:
    ?o[...] Some beasts in human shape[meaning the Nguyễn] have set up a separatist regime on our southern border and are relying on their tenable defensive position to resist the court [of the Lê in Thăng Long]. We have not yet done anything about them because we are afraid that something unforeseen may happen at sea. Since you intend to be friendly with us, could you give us either two or three ships, or two hundred soldiers who are good at shooting, as proof of your kindness. These soldiers can help us with the cannons. In ad***ion, please send fifty galleys with picked soldiers and powerful guns to us, and we will send some of our trusted soldiers to lead your galleys to Quảng Nam, as our reinforcements. At the same time our army will attack Thuận Hóa [...] After the victory we will give your soldiers twenty thousand to thirty thousand taels of silver as a gift. As for Your Excellency, we will give you Quảng Nam to govern. You can select some soldiers to build and guard the city, and we will order the people there to do corvée for you. You collect the products of the area and give a part of it to our court, so both sides will benefit from it. God will punish us if the foregoing is not honest.? (20)
    Sau đây là phần tạm dịch:
    ?o[...] Một số súc sinh đội lốt người [chỉ họ Nguyễn] đã thiết lập một chế độ ly khai ở phiá nam biên giới chúng tôi và chúng dựa vào vị trí dễ bề phòng thủ để chống lại triều đình [nhà Lê ở Thăng Long]. Chúng tôi chưa làm gì đối với họ vì chúng tôi lo ngại điều gì đó chưa tiên liệu được có thể xảy ra ngoài biển. Bởi vì quý ông có ý thân thiện với chúng tôi, quý ông có thể giúp chăng cho chúng tôi hoặc hai hay ba chiếc tàu, hoặc hai trăm binh sĩ thiện xạ, như là bằng chứng cuả lòng giao hảo cuả quý ông. Những binh sĩ nầy có thể giúp ích chúng tôi với các khẩu đại bác. Thêm vào đó, xin quý ông vui lòng gởi cho chúng tôi 50 chiếc thuyền với những tuyển binh và những khẩu súng [có sức công phá] mạnh mẽ, và chúng tôi sẽ gởi những các binh sĩ tín cẩn để hướng dẫn thuyền quý ông đến Quảng Nam, như sự tăng cường cuả chúng tôi. Cùng lúc đó quân đội chúng tôi sẽ tấn công Thuận Hóa. [...] Sau khi chiến thắng, chúng tôi sẽ thưởng binh sĩ cuả quý ông từ hai mươi ngàn đến ba mươi ngàn lạng bạc làm quà. Về phần Ngài, chúng tôi sẽ biếu đất Quảng Nam để ngài cai trị. Ngài có thể tuyển chọn một số binh sĩ để xây cất hoặc bảo vệ thành phố, và chúng tôi sẽ ra lệnh dân chúng tại đó làm xâu cho ngài. Ngài sẽ trưng thu sản vật trong vùng và chia một phần cho triều đình chúng tôi, như thế đôi bên đều lưỡng lợi. Trời sẽ trừng phạt chúng ta nếu không trung tín với những điều hứa hẹn.? [người viết in đậm.]
    Khi sử dụng Quảng Nam để thương lượng với người Hòa Lan, chuá Trịnh chẳng mất mát gì, vì đàng nào thì Quảng Nam cũng không thuộc quyền kiểm soát cuả ông, mà thuộc quyền chúa Nguyễn. Chuá Trịnh biết người Hòa Lan đã đặt thương cuộc tại Hội An, nên họ rất rõ giá trị tài nguyên của Quảng Nam, lúc đó là vùng đất kéo dài từ phiá nam đèo Hải Vân đến Phú Yên.
    Theo như lời viên đại diện Hòa Lan ở Hội An (Đàng Trong) là Abraham Dujoker nói với Karl Hartsingh, viên đại diện Hòa Lan ở Phố Hiến (Đàng Ngoài), thì tất cả những tin tức ở triều đình Đàng Ngoài đều bị tình báo cuả chuá Nguyễn báo cáo vào nam. Do đó, có thể việc chuá Trịnh cầu viện người Hòa Lan đã lọt vào tai chuá Nguyễn nên sau đó chuá Nguyễn không chịu miễn thuế cho người Hòa Lan như đã hứa.(21)
    Trong lịch sử, việc sử dụng đất Quảng Nam để trao đổi với ngoại bang tái diễn khi giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), đại diện cho Nguyễn Phúc Ánh, qua Paris cầu viện và ký kết hiệp ước Versailles năm 1787. Tuy nhiên, lúc đó, khác với chúa Trịnh, Nguyễn Phúc Ánh đang ở thế cùng lực kiệt, gia đình bị giết hại, bản thân phải bôn tẩu khắp nơi, từ Gia Định, ra Phú Quốc, và trốn sang cả Xiêm La (Siam tức Thái Lan ngày nay). Nguyễn Phúc Ánh đành phải uỷ thác cho giám mục Bá Đa Lộc đi cầu viện để phục hồi quyền lực; và Bá Đa Lộc đã tự ý đề nghị nhượng Quảng Nam để đổi lấy viện trợ cuả Pháp.
  3. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0

    3.- CHUÁ NGUYỄN CHIẾN THẮNG NGƯỜI HÒA LAN
    Dầu biết rằng lực lượng Đàng Trong khá mạnh, chúa Trịnh không đánh nổi nên mới nhờ đến mình, nhưng do đề nghị cuả Thanh Đô Vương Trịnh Tráng nhượng đất Quảng Nam quá hấp dẫn, Công ty Đông Ấn Hòa Lan liền chuẩn bị lực lượng và chờ đợi cơ hội can thiệp vào Đàng Trong. Thời cơ thuận tiện cho người Hòa Lan xảy đến vào năm 1641vì các sự kiện sau đây:
    Thứ nhất, tại Hội An, một người Việt làm công cho tiệm buôn Hòa Lan, bị nghi ngờ lấy trộm hàng hóa và bị chủ nhân Hòa Lan tra khảo đến chết. Dân chúng phản đối dữ dội. Trấn thủ Quảng Nam ra lệnh tịch thu hàng hóa, đốt cửa hiệu, giết 7 người Hòa Lan, đồng thời thả 2 người trở về trụ sở trung ương ở Batavia (tức Jakarta, Indonesia), để tường trình sự việc lên thượng cấp. Trước tình thế nầy, người Hòa Lan phải bỏ thương cuộc Hội An và giao cho một người Nhật tên là Risemondono ở Thuận Hóa đại diện cho họ ở Đàng Trong.(21)
    Thứ nhì, ngày 26-11-1641, hai chiếc tàu Hòa Lan Eulden Buis và Maria de Medicis bị tại nạn và mắc cạn ở gần Cù lao Chàm (Quảng Nam). Có lẽ vì còn tức giận vụ người Việt bị đánh chết, trấn thủ Quảng Nam ra lệnh bắt tất cả 82 người Hòa Lan sống sót giam ở Hội An và tịch biên 2 chiếc tàu.(22)
    Lúc đó, trong khi đưa một sứ giả cuả chúa Trịnh ở Đàng Ngoài qua Batavia, vào đầu năm 1642, thuyền trưởng người Hòa Lan Jacob van Liesvelt ghé bến Đà Nẵng và bắt đi 120 người Việt, mà tài liệu Hòa Lan nói rằng theo lời yêu cầu cuả vị sứ giả Đàng Ngoài. Khi được biết có 82 người Hòa Lan bị giam ở Hội An, Jacob van Liesvelt đề nghị trao đổi tù binh. Trấn thủ Quảng Nam đồng ý, nhưng khi van Liesvelt thả hết người Việt, thì phiá Đàng Trong yêu cầu người Hòa Lan phải giao cả sứ giả Đàng Ngoài. Chẳng những không làm theo lời yêu cầu nầy, van Liesvelt bắt luôn vị đại diện Đàng Trong đang thương thuyết cùng viên thông ngôn người Nhật Bản mang tên Francisco, rồi bỏ đi Batavia.(22)
    Sau khi Jacob van Liesvelt ra đi, chuá Nguyễn là Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan (cầm quyền ở Đàng Trong 1635-1648) ra lệnh thả 50 người Hòa Lan vào tháng 3 năm 1642, nhưng chiếc tàu chở những người nầy bị người Bồ Đào Nha và người Trung Hoa tấn công. Một số người sống sót bơi vào bờ, bị người Chiêm Thành bắt làm nô lệ. (Lúc đó, Chiêm Thành vẫn còn ở phiá nam Phú Yên.) Một trong những người nầy, Juriaan de Rode, được người Chiêm gởi tặng vua Chân Lạp (Cambodia). Ông vua nầy thả Juriaan de Rode về đến Batavia ngày 5-1-1643.(22)
    Trong khi đó, Công ty Đông Ấn Hòa Lan ở Batavia chưa biết hành động thân thiện trên đây cuả chúa Thượng, đã gởi 5 chiếc thuyền cùng 125 thuỷ thủ và 70 chiến binh do Jan van Linga điều khiển tiến qua Đàng Trong vào tháng 5-1642. Jan van Linga nhận được lệnh là bắt người Việt dọc duyên hải, và gởi một tối hậu thư cho chuá Thượng buộc phải thực hiện những yêu cầu cuả người Hòa Lan trong vòng hai ngày; nếu không, người Hòa Lan sẽ giết một nưả tù binh, còn nưả kia chở ra bắc. Ngày 31-5-1642, tàu Hòa Lan vào cưả biển Quy Nhơn, đốt khoảng từ 400 đến 500 ngôi nhà tranh, và bắt được 38 người làm tù binh.
    Lúc đó, Jan van Linga không cần đợi lệnh cuả Batavia, muốn dùng sức mạnh đến Hội An để giải cứu đồng hương cuả mình. Tiếp tục cuộc hành trình, họ bắt thêm 11 người Việt trong vòng 10 ngày. Để kiếm thêm tù nhân, Jacob van Liesvelt, cùng đi trong chuyến nầy, đề nghị đến Cù lao Chàm (Quảng Nam), giả vờ thân thiện, dự tính dụ người Việt xuống tàu rồi bắt đi. Tuy nhiên, người Việt đã biết tin tức từ Quy Nhơn, nên khi người Hòa Lan đến, người Việt chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Jacob van Liesvelt lên bờ cùng 150 người, liền bị tấn công và bị giết chết cùng khoảng 10 thuộc hạ.
    Chủ trương cuả nhà cầm quyền Đàng Trong là không muốn người Hòa Lan liên kết với Đàng Ngoài, nên trong cuộc nói chuyện sau đó, đại diện nhà cầm quyền Đàng Trong đã nói với Jan van Linga là rất thất vọng về cuộc tấn công cuả người Hòa Lan, nhưng vẫn chưa chịu trả những người Hòa Lan còn lại.
    Ngày 16-6-1642, người Hòa Lan giết thêm 20 con tin người Việt ở Đà Nẵng, rồi bỏ ra Đàng Ngoài. Khi gặp chuá Trịnh, Jan van Linga hỏi về công chuyện tấn công Đàng Trong thì được chuá Trịnh trả lời rằng ông ta đã gởi quân đi đánh Đàng Trong, nhưng đợi không thấy người Hoà Lan xuất hiện, nên đoàn quân nầy phải quay trở về. Không biết sự thật như thế nào, chứ vào năm 1642, hoàn toàn không có một trận đánh nào giữa hai bên Trịnh Nguyễn được sử sách ghi lại.
    Tháng giêng năm 1643, Công ty Đông Ấn Hoà Lan gởi thêm một hạm đội mới gồm năm chiếc tàu, do Johannes Lamotius điều khiển, để phối hợp với Đàng Ngoài tấn công Đàng Trong. Tháng 2 năm quý mùi (khoảng tháng 3-1643), Thanh Đô Vương Trịnh Tráng sai hai con là Trịnh Tạc và Trịnh Lệ cầm đại quân tấn công Nam Bố Chánh (Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày nay). Trong cuộc đột kích, quân Trịnh đã bắt được viên tướng trấn giữ Nam Bố Chánh cuả chuá Nguyễn là Bùi Công Thắng, rồi quân Trịnh thẳng tiến tới cửa sông Nhật Lệ. Tháng sau (4-1643), Trịnh Tráng rước vua Lê Thần Tông (làm vua lần đầu 1619 ?" 1643) vào đóng tại xã An Bài (thuộc Bắc Bố Chánh), liệu định quân cơ. Tuy tấn công mạnh mẽ, nhưng quân Trịnh không vượt qua được luỹ Thầy. Quân Nguyễn cầm cự kéo dài qua tháng 5-1643. Thời tiết nóng bức làm cho quân Trịnh đau yếu bệnh tật. Trịnh Tráng thấy khó thắng được, ra lệnh rút quân về.
    Tháng 6 năm 1643, Công ty Đông Ấn Hòa Lan lại gởi thêm 3 chiếc tàu do Pueter Baek chỉ huy. Ông ta cũng nhận được lệnh bắt càng nhiều càng tốt người Việt ở Đàng Trong. Khi đến bờ biển Đàng Trong vào tháng 4 năm giáp thân (khoảng 5-1644), mà theo Đại Nam thực lục tiền biên thì ở cửa Eo tức cưả Thuận (Huế), còn theo tài liệu nước ngoài thì ở phiá nam sông Gianh khoảng 5 dặm (1 dặm biển tức hải lý (nautical mile) = 1852 m.), 3 chiếc tàu Hòa Lan liền bị khoảng 50 chiếc thuyền Đàng Trong bao vây. Hai chiếc thuyền Hòa Lan liền bỏ trốn một cách khó khăn, còn tàu chỉ huy de Wijdenes bị trúng đạn, nghiêng qua một bên. Khối súng đạn trên tàu phát nổ, giết tất cả thuỷ thủ đoàn, kể cả viên chỉ huy Pueter Baek.
    Theo Đại Nam Thực lục tiền biên, người chỉ huy phiá Đàng Trong đánh trả tàu Hòa Lan là thế tử Dũng Lễ Hầu Nguyễn Phúc Tần (sau nầy là Hiền Vương). Tuy mô tả trận đánh một cách anh dũng, nhưng Thực lục tiền biên không đề cập đến sự thiệt hại cuả phiá Đàng Trong.(23) Theo những tài liệu về phiá Hòa Lan thì 7 chiếc thuyền Đàng Trong bị đánh chìm và khoảng từ 700 đến 800 người Việt bị giết.(24) Con số người chết có thể được phóng đại, vì theo sự mô tả cuả các sách, những chiếc thuyền Đàng Trong nhẹ, lướt nhanh trên mặt biển để tấn công, còn phải tải theo vũ khí đạn dược, không thể chở quá nhiều người, chỉ có thể khoảng 20 tay chèo, cùng khoảng tối đa 20 binh sĩ. Giả thiết nếu 7 chiếc thuyền chìm và chết hết, cọng thêm số tử trận ở các tàu khác thì cũng khoảng từ 300 đến 400 người chết là đã quá nhiều rồi.
    Đặc biệt, tin tức về hai cuộc thất bại năm 1642 và 1643, nhất là về chiếc tàu de Wijdenes cuả Công ty Đông Ấn Hòa Lan bị đánh chìm, loan truyền nhanh chóng qua Trung Hoa, đến Nhật Bản, làm cho uy tín công ty nầy bị giảm sút. Người Nhật bắt đầu đánh giá thấp người Hòa Lan và nghĩ rằng họ không có gì phải ngán sợ người Hòa Lan.(24)
    Cần nên chú ý thêm là Công ty Đông Ấn Hòa Lan, với một lực lượng hải thuyền khá mạnh, trang bị vũ khí tối tân (vào thời bấy giờ), đã chinh phục được Batavia và vùng quần đảo Indonesia, nhưng không thể chiến thắng được Đàng Trong, chứng tỏ quân lực chuá Nguyễn khá mạnh không kém. Điều nầy giúp giải thích vì sao chuá Nguyễn đã thắng thế trong cuộc tranh hùng nam bắc vào thế kỷ thứ 17.
    Sau trận nầy, Công ty Đông Ấn Hòa Lan không còn gởi tàu bè đến khiêu khích Đàng Trong. Đến năm 1648, khi Dũng Lễ Hầu Nguyễn Phúc Tần, người anh hùng trong trận đánh năm 1643, thay cha cầm quyền tức Hiền Vương (cầm quyền ở Đàng Trong 1648-1687), tỏ ra sẵn sàng nói chuyện với người Hòa Lan, thì Công ty Đông Ấn Hòa Lan gởi đại diện đến Đàng Trong thương lượng. Ngày 9-12-1651 hai bên đi đến thỏa thuận bỏ qua những tranh chấp cũ, trao trả những người bị bắt, người Hòa Lan được tự do ra vào buôn bán ở Đàng Trong, những người cuả hai bên phạm tội đều sẽ bị hai bên xét xử, hai bên sẽ giúp đỡ nhau khi thuyền bè bị đắm... Dầu vậy, người Hòa Lan cho rằng công việc buôn bán của họ vẫn tiếp tục bị trở ngại nên tự ý rút lui và đóng cửa thương cuộc ở Đàng Trong năm 1654.(25)
  4. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    THUỶ BINH
    Khi người Việt còn định cư tại miền Bắc, kỹ thuật đi biển của ta chưa có gì khởi sắc mặc dù đã nói đến biển cả từ những truyền kỳ thời Hùng Vương. Hai trận đại thắng của Ngô Quyền và của Trần Quốc Tuấn đều xảy ra trên sông, nơi giáp giới với biển chứ không phải ở ngoài khơi. Mãi tới đời nhà Hồ, con trưởng của Hồ Quí Ly là Hồ Nguyên Trừng mới bắt đầu đóng những chiến thuyền loại lớn. Với thói quen sống biệt lập thành từng làng xã, sinh hoạt kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của dân miền Bắc thu hẹp trong một không gian nhỏ. Mỗi làng là một đơn vị tự túc về mọi mặt mà không cần phải giao tiếp với khu vực khác.
    Trái lại các vương quốc ở Đàng Trong đã có những quá khứ rất oai hùng liên quan đến mặt biển, một phần vì truyền thống học hỏi của các nước ở vùng Đông Nam và Nam Á, phần khác vị trí địa lý là bao lơn trông ra đại dương, nơi qua lại của một hải lộ đã nổi danh là Con Đường Gia Vị (Spice Route) ngay từ thời thượng cổ.
    Về kỹ thuật, người Chiêm Thành đã biết dùng thuyền nhẹ dàn thành thế trận tấn công những tàu buôn từ lâu. Người Chăm có một đội hải thuyền hùng hậu và những thủy thủ can trường thường liều mạng xông xáo trên biển cả để buôn bán và chiến đấu. Kiểu mẫu tàu chiến của người Chăm có hình dáng tương tự như của thuyền vùng Nam Dương mà hiện nay chúng ta còn thấy dấu vết để lại nơi các thuyền trạm trổ mỹ thuật của người Thái Lan trong những cuộc đua thuyền. Theo những hình ảnh mà người Âu Châu vẽ lại về chiến thuyền của Đàng Trong, đó là một loại thuyền chèo tay, mũi ngẩng cao, trạm trổ và trang trí hoa văn kỳ dị, thân thon và dài đủ biết có thể lướt sóng với tốc độ cao. Để gia tăng sức chịu đựng khi đụng vào nhau, mũi thuyền dùng trong chiến đấu thường ghép thêm những thanh gỗ chéo vẫn còn thấy ở các thuyền nơi cửa sông vùng Quảng Đông.
    Những chiến thuyền đó không chở được nhiều nhưng hiệu quả khi tấn công bất ngờ những thương thuyền hay tàu lớn trong đêm tối, chiến thuật quen thuộc với người Chiêm Thành từ lâu mà Nguyễn Huệ thường sử dụng. Tuy không có những tài liệu nào miêu tả chính xác các kiểu thuyền của Tây Sơn, chúng ta có thể tin rằng chiến thuyền vào thế kỷ 18 ở Đàng Trong cũng tương tự, khác nhau họa chăng là số lượng, chiến thuật hay cách điều động mà thôi.
    Do ảnh hưởng của văn minh hải đảo Malaysian, thủy thủ vùng Đông Nam Á nói chung và thủy thủy người Chiêm Thành nói riêng có thể ra khỏi bờ bể hàng ngàn dặm chẳng cần hải bàn hay hải đồ, chỉ dựa theo màu sắc của những đám mây, màu nước biển và độ sóng, giương buồm nương theo sức gió và nhìn sao để lấy hướng. Chỉ cần tìm hiểu các loài chim biển và rong biển họ gặp, người Chăm có thể nhận biết những hòn đảo còn cách xa đến 30 dặm và kiến thức về biển cả được truyền miệng từ đời này sang đời khác theo kiểu cha truyền con nối. Phương thức và kỹ thuật đóng thuyền của họ cũng rất độc đáo và người Việt chúng ta đã kế thừa khá nhiều truyền thống của họ. Những con số chúng ta còn ghi nhận được cho thấy tốc độ đóng thuyền rất đáng kể cho thấy vào thời kỳ này miền Nam Việt Nam có những phát triển kỹ thuật mà nhiều điều đến nay vẫn chưa khám phá hết.
    Những thuyền đó khác hẳn những thuyền buôn hay tàu chiến của người Trung Hoa (junks), trông nặng nề, thô kệch, tuy trang bị nhiều đại pháo hơn nhưng thiếu linh động, khó xoay trở. Cũng như người Chiêm Thành, Nguyễn Huệ rất chú trọng đến chiến thuyền và cũng có hai loại: thuyền lớn để chở quân, lương thực, vật liệu và tàu nhỏ nhẹ và linh động đùng để bao vây, tấn công và xung kích. Đội chiến thuyền đó rất đông, ít ra cũng vài trăm, có khi lên hàng ngàn. Đó cũng là lý do tại sao thủy quân thời Tây Sơn có một vị trí đáng kể, phù hợp với những gì sử sách đã cho ta biết, Nguyễn Huệ luôn luôn dùng binh thần tốc, bất ngờ, áp đảo và tiến đánh cũng như rút lui rất nhanh.
    Trong nhiều thế kỷ tuy nạn cướp biển có hoành hành nhưng cũng không trở thành một lực lượng đáng kể vì thiếu một căn cứ địa để trốn tránh khi bị săn đuổi. Thế nhưng đến cuối thế kỷ thứ 18, Nguyễn Huệ đã nhìn ra được tiềm năng và vai trò của họ nên đã thu dụng và trở thành một vị thủ lãnh tập hợp được nhiều nhóm khác nhau, phân chia mỗi nhóm một lãnh bàn hoạt động, chỉ đạo các chiến dịch và cho họ nơi trú ẩn. Robert J. Antony đã nhận ra rằng ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, cướp biển đã tập họp thành một vài nhóm, có đến hàng ngàn chiến thuyền, tổng cộng đến hơn 7 vạn người. Dian Murray cũng tường thuật khá chi tiết về những thủ lãnh mà Nguyễn Huệ chiêu dụ được căn cứ trên những tấu triệp của nhà Thanh (văn thư các quan tâu về triều) còn giữ trong Quân Cơ Xứ. Những tên tuổi của họ giải thích được phần nào một số "đô đốc" chỉ có tên mà không có họ trong danh sách các tướng lãnh:
    ... Đối với đám hải khấu lẻ tẻ vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tô, Nguyễn Văn Huệ được gọi là Đại Ca Việt Nam, là người bán những đồ họ cướp được và chia cho họ từ 20 đến 40% số tiền. Những bọn cướp lớn cũng được Hoàng đế che chở vì họ không những được phép neo thuyền tại vùng biên giới (Trung Hoa và Đại Việt) để tuyển quân và trộm lương thực mà còn có thể dùng Việt Nam như một "sào huyệt" để rút về. Bọn hải khấu đó coi nhà vua như chủ nhân của họ vì dưới thẩm quyền của ông họ có thể thu hoạch nhiều nguồn lợi từ biển cả.
    Ngay từ những ngày đầu đầu anh em Nguyễn Nhạc đã đặc biệt chú trọng đến vai trò của thủy
    quân, một phần cũng vì bản chất của dân địa phương sống liền với bể cả, một phần vì vào thế kỷ thứ 18 việc phát triển đường biển đang lên đến cao độ. Họ đã sử dụng một số lớn thương nhân Hoa kiều - kiêm nghề cướp biển - mà chính sử Việt Nam còn ghi chép. Đó là Tập Đình (??) và Lý Tài (??) gia nhập quân Tây Sơn vào khoảng cuối năm 1773. Hai người này chiêu mộ một số người Hoa tổ chức thành Trung Nghĩa Quân và Hoà Nghĩa Quân. Hai đạo quân này rất dữ tợn, sử nhà Nguyễn chép là:
    ... Lại lấy người thổ trước cao lớn, cạo đầu dóc tóc, lẫn lộn với người Thanh. Lúc đánh thì cho uống rượu say, cởi trần, đeo giấy vàng giấy bạc vào cổ, để tỏ ý là tất chết; thường làm quân tiền xung, quan quân không thể chống được ...
    Một trong những danh tướng của Nguyễn Huệ xuất thân cướp biển là Trần Thiêm Bảo. Theo tài liệu Dian Murray trích từ tấu triệp trong Quân Cơ Xứ của nhà Thanh thì Trần làm nghề đánh cá ở vùng Liêm Châu, Quảng Đông cùng với vợ và hai con trai. Tháng 10 năm 1780, thuyền của y bị bão thổi dạt xuống phương Nam nên cư ngụ luôn tại đó sinh hoạt khu vực gần Thăng Long. Năm 1783, gia đình y đầu nhập Tây Sơn, được phong chức tổng binh và tham gia cuộc hành quân chống lại họ Trịnh. Theo lời khai của Trần Thiêm Bảo thì y được người tài công cũ là Lương Quí Hưng tiến dẫn và cả hai cùng tham gia trận đánh chiếm Thuận Hoá năm 1785. Lương Quí Hưng được phong tước Hiệp Đức Hầu và được ban một quả ấn khắc "súc hữu đầu phát nghĩa là được quyền để tóc dài.
    Trong những năm sau đó, khi Nguyễn Huệ ở vào thế lưỡng đầu thọ địch, ông càng gấp rút tiến hành tổ chức quân đội kể cả việc dùng tiền để mua chuộc các nhóm hải phỉ. Trần Thiêm Bảo lập được nhiều công lao nên được thăng lên một vị trí quan trọng, đứng đầu mọi nhóm cướp biển khác. Theo tài liệu của Thanh triều, Trần được phong làm Tổng Binh Bảo Đức Hầu, dưới tay có đến sáu chiến thuyền, chỉ huy một đạo quân trong đó có 200 quân người Việt. Chỉ trong mấy tháng, Tổng Binh Bảo đã chiêu tập được tất cả các nhóm hoạt động trong vùng biển đông và vịnh Bắc Việt, xây dựng cho Nguyễn Huệ một lực lượng thuỷ binh đáng kể. Trong số các thủ lãnh, kiệt hiệt nhất có hai người là Lương Văn Canh và Phàn Văn Tài. Lương Văn Canh gốc là ngư phủ ở Tân Hội, bị cướp biển bắt hồi 1786 rồi gia nhập bọn họ, khi về đầu quân được Trần Thiêm Bảo phong cho làm thiên tổng (lieutenant). Phàn Văn Tài gốc ngư phủ ở Lục Thuỷ, Quảng Đông, cũng theo nghề cướp biển từ năm 1786, được phong chức chỉ huy (commander).
    Đến năm 1788, Nguyễn Huệ đã dứt tình với Nguyễn Nhạc ở phương Nam lại bị áp lực từ phương Bắc khi nhà Thanh chuẩn bị đem quân sang đánh, ông càng gấp rút tổ chức thuỷ quân để đối phó với tình hình ngày càng quyết liệt. Tổng binh Bảo được cấp thêm 16 đại thuyền nữa và phương tiện để tuyển mộ thêm quân. Nhờ thế, Trần Thiêm Bảo chiêu dụ được hai đám giặc do Mạc Quan Phù và Trịnh Thất đứng đầu. Mạc Quan Phù người Toại Khê , bị bắt cóc trong khi đi đẵn gỗ, gia nhập cướp biển năm 1787. Năm 1788, y liên kết với Trịnh Thất và cả hai được Trần Thiêm Bảo chiêu mộ, phong cho làm tướng quân. Trần Thiêm Bảo có nhắc đến hai người "ra biển chiến đấu nhiều lần, khi trở về Việt Nam có đem biếu lụa là, vải vóc và tiền bạc ngoại quốc". Những chức vụ của một số cấp chỉ huy cho ta thấy họ không phải chỉ có danh hiệu hàm mà thực sự đóng một vai trò trong tổ chức quân sự của vua Quang Trung. Nhà Nguyễn sau này cố gán cho họ cái tên cướp biển không ngoài mục đích hạ thấp sự chính thống của nhà Tây Sơn chỉ cốt để thay thế họ làm phiên thuộc của Trung Hoa
  5. tenno

    tenno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Ko chính xác.Tàu chiến Tây Sơn có tải trọng rất lớn.Tàu nhỏ thì cũng chở được 16-40 cỗ đại bác với 200 lính .Tàu lớn thì chở được 60 cỗ đại bác ,500-700 lính và nhiều ngựa chiến ,thậm chí là cả voi ,còn hơn cả tàu chiến Âu Châu.
    Được tenno sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 22/03/2006
  6. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Ông họ mình là lính thợ cũng tham gia vào đoàn "Rồng Nam phun bạc đánh bại Đức tặc" này. Song rồi ở lại Pháp, bây giờ cụ mất rồi.
  7. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    mà hình như ông Hannibal cũng dùng tàu chiến chở quân lính và voi đến Tây Ban Nha trong chiến tranh Punic nữa thì phải

Chia sẻ trang này