1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ giữa Nhật với Asean + VN và TQ.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tridunghtvc, 03/07/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nó là 1 chi tiết nhỏ trên bài báo của baomoi.com ....
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Thời cựu thủ tứơng Kozumi chưa làm được vì tình hình còn tương đối yên ổn > nay khựa quậy quá ông Abe có cơ hội ...
    ====================================
    Từ khóa
    .
    .
    .
    Nhật Bản nới Hiến pháp đẩy TQ vào thế "ngồi trên đống lửa"
    Cập nhật 16:54, Thứ Năm, 03/07/2014 (GMT+7)
    Thái độ tức tối của Trung Quốc trước việc Nhật Bản diễn giải lại Hiến pháp không phải điều gì bất ngờ bởi hơn ai hết, Bắc Kinh hiểu rằng, khi quân đội Nhật Bản được tham chiến ở các nước đồng minh, đó sẽ là rào cản lớn nhất cho "mộng bá" khu vực của họ.
    Quyền "phòng vệ tập thể" của Nhật bao gồm những gì?

    ADVERTISEMENT
    Theo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, chính sách thay đổi cách diễn giải hiến pháp đã được nội các thông qua này quy định 4 trường hợp mà Nhật Bản có thể thực thi quyền “phòng vệ tập thể.”
    Thứ nhất, quân đội Nhật Bản có thể sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia để đánh chặn các tên lửa nhắm đến Mỹ.
    Thứ hai, hải quân Nhật Bản có thể được triển khai nếu tàu chiến Mỹ bị tấn công ngoài biển khơi.
    Thứ ba, Nhật cũng có thể huy động lực lượng để phản công nếu bị nước ngoài tấn công trên lãnh thổ nước ngoài.
    Thứ tư, Nhật được sử dụng lực lượng để loại bỏ các trở ngại trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
    [​IMG]
    Thủ tướng Abe trình bày các phương án thực thi quyền phòng vệ tập thể
    Tờ Tin tức Đa Chiều của người Trung Quốc hải ngoại cho rằng, 4 trường hợp này được vạch ra nhằm ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, bảo vệ quan hệ đồng minh với Mỹ và để bảo vệ an ninh của Nhật Bản trước các mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
    Động thái này của Nhật đã nhận được sự tán đồng từ Mỹ, khi Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho rằng “đây là một bức quan trọng để Nhật có đóng góp to lớn hơn cho hòa bình, an ninh khu vực và thế giới”.
    Trái lại, Trung Quốc thì như đang “ngồi trên tổ kiến lửa” trước động thái quyết liệt trên của chính phủ Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức tổ chức một cuộc họp báo để cáo buộc Nhật “tái quân phiệt hóa”, nơi người phát ngôn Hồng Lỗi cao giọng lên án Nhật Bản “thêu dệt nên mối đe dọa từ Trung Quốc”.
    Mặc dù Trung Quốc đang có những động thái gây hấn, ngang ngược trên Biển Đông với các nước láng giềng, họ lại lớn tiếng đòi Nhật Bản “tôn trọng các quan ngại an ninh chính đáng của các quốc gia láng giềng ở châu Á và giải quyết vấn đề liên quan một cách khôn ngoan”.
    Theo Đa Chiều, sau khi việc thay đổi cách diễn giải hiến pháp này được quốc hội Nhật Bản thông qua, lực lượng vũ trang nước này sẽ chuyển từ chính sách tập trung phòng thủ sang chiến lược tấn công, và họ có thể đánh trả bên thứ ba không trực tiếp tấn công Nhật Bản.
    Giới chức và truyền thông Trung Quốc "nổi đóa"
    Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng, mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ khi quyền phòng vệ tập thể được thông qua, giới phân tích cho rằng, chính sách quân sự mới của Nhật Bản cũng có thể giúp cho Tokyo dễ dàng tìm kiếm các liên minh quân sự mới với Philippines và các quốc gia khác có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, chính điều này khiến Bắc Kinh cảm thấy bất an và phản đối kịch liệt
    Phát biểu sau khi Nhật Bản thông báo việc nội các nước này thông qua việc điều chỉnh Hiến pháp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng, thời gian qua Đảng cầm quyền ở Nhật Bản liên tục có những động thái gây tranh cãi về vấn đề lịch sử, theo đuổi những chính sách an ninh quân sự trước đây chưa từng có, nhằm tạo ra những thay đổi quan trọng trong chính sách an ninh quốc phòng.
    Ông Hồng Lỗi cảnh báo Nhật Bản không được lấy lý do về "mối đe doạ từ Trung Quốc " để thúc đẩy việc mở rộng vai trò của quân đội, đồng thời cảnh báo việc Nhật Bản thay đổi trong chính sách không được làm tổn hại đến an ninh và chủ quyền quốc gia của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Trung Quốc cảnh báo việc Nhật Bản thay đổi trong chính sách không được làm tổn hại đến an ninh và chủ quyền quốc gia của Trung Quốc
    Không chỉ có những phát ngôn chính thức, truyền thông Trung Quốc cũng đã đồng loạt lên tiếng phản đối động thái của Nhật Bản và gọi đây là một mối đe dọa an ninh châu Á.
    Bài xã luận đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo có đoạn viết: "Chính phủ Nhật Bản có tham vọng phá vỡ hệ thống thời hậu chiến", đồng thời xem động thái trên của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe là "một tín hiệu nguy hiểm”.
    Trong một bài bình luận tối 1/7, Tân Hoa xã còn thách thức Tokyo với câu hỏi "Trung Quốc có phải là chương trình nghị sự quân sự của các bạn?". Theo bài bình luận này, "Nhật Bản có lịch sử thực hiện các cuộc tấn công lén lút như đã làm trong việc phát động các cuộc chiến tranh với Trung Quốc, Nga... Nay Nhật Bản, với quyền tự do sử dụng sức mạnh quân sự lớn hơn, sẽ khiến cả thế giới lo ngại hơn".
    Tờ Trung Quốc Nhật báo thì viết rằng "nỗ lực ngoan cố của các chính trị gia Nhật Bản, trong đó có Thủ tướng Shizo Abe, nhằm viết lại lịch sử và hồ sơ đáng sợ của nước này trong Thế chiến II là minh chứng cho thấy Nhật Bản không xứng đáng được đối xử như một quốc gia bình thường".
    Những nỗi bất an này của Trung Quốc được phản ánh trong một bài bình luận đăng trên tờ Nhật báo Quân Giải phóng, trong đó Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang bí mật “đẩy Nhật Bản đến con đường này” vì lợi ích của chiến lược “trở lại châu Á” mà Mỹ đề ra.
    Báo Quân Giải phóng còn cho rằng đối tượng mà quân đội Nhật Bản luôn nhắm đến trong các cuộc diễn tập, tập trận là Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp biển đảo. Trên bối cảnh đó, tờ báo cáo buộc rằng Nhật Bản đang tìm cách xây dựng một liên minh an ninh ở châu Á với sự tham gia của các nước có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc để cùng nhau chống lại tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
    Trung Quốc bất an trên "đống lửa"
    Cũng theo tờ Đa chiều, sở dĩ Trung Quốc bất an và lo lắng khôn nguôi là vì quyết định trên của chính phủ Nhật Bản có những tác động trực tiếp đến tính toán chiến lược của Trung Quốc trong mưu đồ bành trướng lãnh thổ.
    Thứ nhất, với việc thay đổi chính sách này, giờ đây Nhật có thể hợp tác chặt chẽ hơn với Úc, Ấn Độ và ASEAN trong các vấn đề an ninh để tạo ra một hệ thống cân bằng quyền lực với Trung Quốc trong khu vực. Nếu Trung Quốc dám thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự trên Biển Đông, Nhật Bản sẽ có khả năng tham chiến chống lại Trung Quốc một khi Mỹ quyết định can thiệp.
    [​IMG]
    Theo Hiến pháp mới sửa đổi, quân đội Nhật thậm chí có thể tham chiến ở Biển Đông nếu Trung Quốc tiếp tục có hành động gây hấn
    Thứ hai, quyết định trên sẽ đẩy nhanh quá trình hợp tác giữa quân đội Mỹ và Nhật Bản, giúp Nhật Bản có đủ năng lực để đơn phương hoặc cùng Mỹ ngăn chặn Trung Quốc nếu Bắc Kinh tìm cách thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.
    Thứ ba, thông qua quá trình hợp tác này, một lực lượng liên quân Mỹ-Nhật sẽ hình thành, giúp Nhật có thể tạo ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề quốc tế quan trọng, trong đó có cả các tranh chấp trên Biển Đông. Quá trình này sẽ biến Nhật thực sự trở thành một đối trọng của Trung Quốc ở châu Á, góp phần kiềm chế các hành động hung hăng, bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế của Trung Quốc.

    Diễn giải lại Hiến pháp là thay đổi to lớn nhất về chính sách kể từ khi Nhật Bản thành lập lực lượng phòng vệ thời hậu chiến từ 60 năm trước. Sửa đổi này còn nới lỏng những giới hạn trong hoạt động của Nhật trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Các lực lượng vũ trang Nhật Bản sẽ liên minh nhiều hơn với quân đội các quốc gia tiên tiến khác. Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ thận trọng khi tham gia các hoạt động đa phương như cuộc chiến của Mỹ ở Iraq năm 2003.
    Nguồn : Tin Mới
    hoalongtrang thích bài này.
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Dân khựa xem xong 45 tập té đ.ái ra quần ... khà khà ... :P:P
    Tác dụng xuôi hay ngược đây ? :rolleyes::rolleyes:
    ==================================================
    Trung Quốc “trả đũa” việc Tokyo thay đổi chính sách quốc phòng
    PN - Sau khi chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông qua nghị quyết bãi bỏ lệnh cấm từng ngăn quân đội nước này tham chiến ở nước ngoài kể từ Thế chiến II, Washington đã hoan nghênh quyết định mang tính lịch sử này.


    [​IMG]

    Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe thay đổi chính sách quốc phòng, khiến Trung Quốc "khó ở" - Ảnh: France24.com

    Trong một động thái được cho là “trả đũa” quyết định của Nhật Bản, Trung Quốc (TQ) vừa công bố lời thú tội của 45 tội phạm chiến tranh Nhật Bản bị các tòa án quân sự TQ xét xử và kết án sau Thế chiến II. Việc công bố này theo hình thức trực tuyến bằng nguyên bản tiếng Nhật, bản dịch tiếng TQ và tiếng Anh, trên trang web của Cục Lưu trữ quốc gia từ ngày 3/7 và kéo dài 45 ngày, mỗi ngày một hồ sơ. “Các hồ sơ lưu trữ là bằng chứng tội ác ghê tởm của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản chống TQ”, Phó giám đốc Cục Lưu trữ quốc gia Li Minghua nói.

    Lời thú tội 38 trang của Trung tướng quân đội Nhật Suzuki Keiku là hồ sơ đầu tiên được công bố. Theo đó, ông ra lệnh cho Đại tá Taisuke “đốt nhà của khoảng 800 gia đình và giết chết 1.000 nông dân TQ trong một trận càn” ở khu vực Đường Sơn vào tháng 1/1942. Ông cũng là người “ra lệnh thành lập các điểm mua vui tại các khu vực quân đội Nhật Bản chiếm đóng, dụ dỗ khoảng 60 phụ nữ TQ và Hàn Quốc làm người mua vui cho binh lính Nhật trong năm 1945".

    Ông Li cho biết, những lời thú tội này là bản sao từ hồ sơ gốc có chữ ký của các tội phạm chiến tranh. Cũng theo ông Li, có 1.109 tội phạm chiến tranh Nhật Bản bị giam giữ tại TQ trong khoảng thời gian 1950-1956.

    QUẾ LÂM (Theo AFP, Xinhua)
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nhật nới lỏng cấm vận với Triều Tiên .... đã gây không ít ngạc nhiên , nhất là đối với khựa .
    Triều Tiên cũng có những điểm giống VN là bị khựa o ép kèm chế .
    Nay Triều Tiên muốn thoát khỏi cái bóng của khựa thì họ sẽ nhìn sang Nga + Nhật là 2 thế lực có tiềm năng về QS cũng như Kinh tế .
    Nhìn lại ta có thể đoán là Triều Tiên muốn VK Hạt nhân chắc chắn không phải nhắm vào Nhật hay Hàn Quốc và càng không phải vào Mỹ . Theo đó thì Triều Tiên .... đã có những toan tính rất thông minh .
    OnlySilverMoon thích bài này.
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nếu Triều Tiên có sự chuyển biến thật sự thì có thể Kim Jong Un sẽ thăm Nga , Nhật hay VN ... :P
    =======================================================================
    Kho báu 6 nghìn tỷ USD là động lực "thoát Trung" của Triều Tiên?
    Chí Quân - theo [​IMG]
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    (Soha.vn) - Nhiều biểu hiện cho thấy Triều Tiên đang nỗ lực "thoát Trung" và quay sang các đối tác khác như Nga. Câu hỏi là: Tại sao Nga lại thích thú với Triều Tiên?
    Kyunghyang Shinmun, một tờ báo lớn ở Hàn Quốc mới đây đã dẫn lại thông tin từ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, bóng gió chỉ trích Trung Quốc là “chủ nghĩa Sô vanh nước lớn”.

    Bài xã luận với nhan đề “Sức mạnh vô hạn của một tư tưởng vĩ đại” đăng trên trang nhất tờ Rodong Sinmun ngày 28/6 có đoạn viết “Dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ vĩ đại, những người luôn kiên định con đường tự lực tự cường trong cách mạng và xây dựng đất nước, không một âm mưu ngoan cố nào của những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc và không một áp lực nào từ những kẻ theo chủ nghĩa Sô vanh nước lớn có thể bắt nhân dân ta phải quỳ gối.”

    Những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc ở đây có lẽ dùng để ám chỉ Mỹ, như cách tuyên truyền thường thấy ở Triều Tiên. Còn khái niệm “chủ nghĩa Sô vanh nước lớn”, theo nhận định của Kyunghyang Shinmun, nhằm phê phán Trung Quốc.

    Điều đáng chú ý là thông điệp sâu cay này được đưa ra ngay trước chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sự kiện cho thấy vết rạn nứt lớn trong quan hệ Trung - Triều. Sức nặng của nó được tăng thêm nhờ 3 đợt phóng tên lửa tầm ngắn liên tiếp mà Triều Tiên thực hiện chỉ trong vòng 10 ngày trước khi ông Tập đến Seoul.

    [​IMG]
    Chuyến thăm Hàn Quốc của Tập Cận Bình là thực tế mà Triều Tiên khó chấp nhận

    Liên tục trong thời gian gần đây, đặc biệt là kể từ sau vụ xử tử Jang Song Theak, nhân vật thân cận với Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp Triều Tiên hồi cuối năm ngoái, Bắc Kinh tỏ rõ thái độ không hài lòng với Bình Nhưỡng.

    BÀI LIÊN QUAN

    Ngược lại, từ phía Triều Tiên, chính phủ của Kim Jong Un cũng bất mãn ra mặt với thái độ kẻ cả và lạnh nhạt của Trung Quốc. Một số nguồn tin còn cho biết, hồi tháng Tư vừa qua, Triều Tiên đã ra nghị quyết chỉ trích cái gọi là “giấc mơ Trung Quốc” của Tập Cận Bình. Nội dung nghị quyết này cho rằng Trung Quốc đã chạy theo tư bản, vì tiền mà bỏ qua ý thức hệ.

    Nghị quyết cũng cho thấy giới lãnh đạo Triều Tiên đang nỗ lực “thoát Trung” và quay sang xây dựng quan hệ với các đối tác khác, đặc biệt là Nga.

    Dù Triều Tiên chưa bao giờ chính thức xác nhận sự tồn tại của một bản nghị quyết mang tính “cách mạng” như trên, nhưng dựa trên một số thông tin từ phía Nga, có thể thấy rõ ràng một điều là Moscow đang ngày càng thân thiết hơn với Bình Nhưỡng.

    HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng

    Đầu tháng 6 vừa qua, hãng tin Nga RIA Novosti dẫn lời Bộ trưởng phát triển vùng Viễn Đông Nga Alexander Galushko cho biết, Triều Tiên sẽ mở rộng cửa cho các công ty Nga tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này để đổi lại những ưu đãi về nhập khẩu và đầu tư.

    “Chúng tôi đã thảo luận về một số dự án phát triển tài nguyên thiên nhiên, thăm dò địa chất và cơ hội của Triều Tiên trong việc nhập khẩu các hàng hóa Nga cũng như các khoản vay trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác đầu tư thông qua việc các công ty Nga được quyền tiếp cận với các nguồn khoáng sản Triều Tiên.”, ông Galushko cho biết.

    Câu hỏi đặt ra là: Tài nguyên thiên nhiên Triều Tiên có gì khiến Nga hứng thú đến thế?

    Đáp án có thể nằm ngay trong bản tin của RIA Novosti. Sau khi thông tin về triển vọng hợp tác Nga - Triều, hãng tin này nhắc lại rằng, hồi tháng Giêng năm nay, công ty SRE Minerals Limited có trụ sở tại Anh đã công bố một báo cáo, theo đó, Triều Tiên có thể có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, khoảng 216 triệu tấn.

    Nếu con số này được xác nhận (con số do SRE công bố mới chỉ là kết quả đánh giá sơ bộ và Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ USGS cũng cho biết chưa có đủ dữ liệu để xác nhận), thì trữ lượng đất hiếm của Triều Tiên nhiều gấp đôi trữ lượng toàn thế giới được biết đến trước đó và nhiều gấp 6 lần Trung Quốc, nước đang đứng đầu thị trường đất hiếm hiện nay.

    [​IMG]
    Trung Quốc hiện đang đứng đầu thị trường đất hiếm của thế giới

    Tính theo thời giá hiện nay thì trữ lượng đất hiếm này trị giá đến 6 nghìn tỷ USD. Nếu trữ lượng đất hiếm nói trên là có thật và Triều Tiên khai thác nguồn khoáng sản này, thì không những nền kinh tế sẽ nhảy vọt, mà họ còn đánh bật Trung Quốc khỏi vị trí độc quyền, khiến Bắc Kinh không còn có thể làm mưa làm gió, tự ý tăng giá đất hiếm để kiếm lợi. Các ngành công nghiệp kỹ thuật cao của Triều Tiên cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển, vì đất hiếm là nguyên liệu tối cần thiết cho việc chế tạo từ điện thoại di động đến tên lửa.
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Khựa đánh đĩ 10 phương - không chừa lấy 1 phương để lấy chồng ... nay đang đi khắp nơi năn nỉ tìm chồng ....
    Khà khà ....
    .. :rolleyes::P
    ==========================================
    Nước đi mới của Nhật Bản thay đổi bàn cờ an ninh châu Á
    Chủ nhật 06/07/2014 06:36

    ANTĐ - Nhật Bản vừa có một bước ngoặt lịch sử khi chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe thông qua việc diễn giải lại Hiến pháp, để cho phép lực lượng vũ trang giúp các đồng minh trong một số hoàn cảnh cụ thể. Tokyo tuyên bố sự thay đổi này là cần thiết, giúp đối phó với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc và với một Triều Tiên khó đoán. Đây là một trong những thay đổi lớn nhất về chính sách an ninh kể từ khi Nhật Bản thiết lập lực lượng phòng vệ thời hậu Thế chiến II cách đây 60 năm.

    [​IMG]Thông điệp an ninh mới
    Theo các quy định mới, hoạt động phòng thủ của Nhật Bản có thể được mở rộng theo nhiều viễn cảnh khác nhau. Một trong số đó là yểm trợ cho các lực lượng Mỹ bị tấn công xung quanh Nhật Bản, hợp tác về quân sự với Mỹ để bảo vệ các công dân Nhật gặp nguy hiểm ở nước ngoài, cử quân đội đi bảo vệ sự tiếp cận các nguồn cung năng lượng hoặc tham gia quét phá mìn khi xung đột trên biển làm gián đoạn tuyến hàng hải quan trọng đóng vai trò sống còn với Nhật Bản.

    Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi gắn với các diễn biến mới đây tại Biển Đông và Hoa Đông, nơi nhiều nước đang phải đối phó với tham vọng bành trướng và thay đổi hiện trạng của Trung Quốc qua việc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư cũng như căng thẳng hiện nay trên Biển Đông khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bối cảnh sự cân bằng quyền lực ở khu vực đã thay đổi do sự lớn mạnh của Trung Quốc với cách hành xử ngày càng hung hăng nên các chính sách an ninh của Nhật Bản cần linh hoạt hơn. Nhật Bản muốn phát đi một thông điệp rằng với tư cách là một nước lớn tại châu Á - Thái Bình Dương, Tokyo có quyền và sẵn sàng can dự quân sự khi được đề nghị. Nói cách khác, quyền phòng vệ tập thể không chỉ là bảo đảm an ninh cho Nhật Bản mà còn đóng góp cho an ninh khu vực. Mong muốn tăng cường hơn nữa vai trò của Tokyo trong an ninh khu vực đã được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhắc tại Đối thoại Shangri-La khi khẳng định giờ là thời điểm mà không nước nào có thể tự một mình đảm bảo được hòa bình.

    Việc Tokyo có thể tham gia nhiều hơn các hoạt động quân sự trong khu vực được coi là bước chuyển lớn đối với cán cân an ninh châu Á. Động thái này là cần thiết để Nhật Bản có thể chủ động ứng phó với các mối đe dọa đang tăng lên và góp phần tạo thế cân bằng cán cân quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh khu vực Đông Bắc Á cũng như Đông Nam Á đang đứng trước nhiều bất ổn bởi những hành vi phi pháp của Trung Quốc.

    Nhật Bản sẽ can dự vào Biển Đông?
    Tới đây, khi Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể và hợp tác với các nước liên quan vì mục tiêu trên thì có thể sẽ mở ra cánh cửa lớn tham gia giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tờ Asahi Shimbun Asahi Shimbun - tờ báo lớn thứ hai của Nhật Bản đánh giá, việc Nhật tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực Đông Nam Á có thể là cách kiềm chế khả năng mở rộng trên biển của Trung Quốc. Tờ báo này đã chỉ ra với tình trạng Việt Nam và Trung Quốc đang căng thẳng sau vụ Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương - 981 ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Nhật có thể hỗ trợ Việt Nam nếu Tokyo quyết định mở rộng áp dụng quyền phòng vệ tập thể đối với các nước Đông Nam Á, khu vực có nhiều quốc gia vướng vào tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

    Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Australia, đánh giá sự “hỗ trợ tối đa” của Nhật dành cho các nước ASEAN sẽ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tàu tuần tra, mà có thể báo hiệu vai trò lớn hơn của Tuần duyên, thậm chí là của SDF Nhật Bản. Hai lực lượng này sẽ hỗ trợ các nước ASEAN, trong đó có Philippines và Việt Nam, xây dựng năng lực và huấn luyện. Còn theo Tiến sĩ Sử học Jeremy A. Yellen (Đại học Harvard) khi trả lời phỏng vấn báo Đức Deutsche Welle (DW) thì quyền “tự vệ tập thể” mà Nội các Nhật Bản thông qua ngày 1-7 không chỉ với Mỹ, Hàn Quốc, Australia mà còn có thể mở rộng ra với các nước như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, nếu có các mối đe dọa từ Trung Quốc hoặc các nước xâm lăng khác.


    Minh Khuê
    (Theo The National Interest/ Japan Times)
    Lần cập nhật cuối: 06/07/2014
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nếu Hàn Quốc và Triều Tiên ngầm ủng hộ nhau > thì có thể hiều thái độ của Hàn Quốc hiện nay đối với khựa > khi thân mật với khựa thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Triều Tiên dần dần hết lệ thuộc vào khựa > khựa sẽ bớt để ý và cản phá ...
    ==========================================
    Lo Bắc Kinh phật ý, Hàn Quốc sẽ im lặng ở Biển Đông đến khi xung đột
    HỒNG THỦY

    06/07/14 06:00
    THẢO LUẬN (0)
    (GDVN) - Một Trung Quốc không được kiểm soát có thể dễ dàng khống chế các nước láng giềng có hệ thống phòng thủ yếu hơn họ đáng kể.

    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Seoul tuần qua. Ảnh Getty.
    Tờ International Policy Digest ngày 2/7 đăng bài phân tích của Ann Song bình luận, trong tháng 5 thế giới đã sững sờ trước việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gần vị trí họ hạ đặt (trái phép) giàn khoan 981 (trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) ở Biển Đông. Cùng vỡi trữ lượng lớn nhiên liệu chưa được khai thác, Biển Đông còn là một tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới.

    Hàn Quốc là một cường quốc kinh tế trong khu vực, đối tác chặt chẽ với Trung Quốc và cũng có quyền lợi ở Biển Đông. Quyền lợi của Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu nổ ra bất kỳ cuộc xung đột nào trên vùng biển này.

    [​IMG]

    Lý Hiển Long: Cần chuẩn bị cho tình huống đụng độ trên Biển Đông
    01/07/14 13:50
    (GDVN) - Ông Long cho rằng cần phải chuẩn bị cho tình huống xảy ra các cuộc đụng độ hoặc sự cố làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

    Thách thức lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông không phải là đối phó với các nước láng giềng, mà là việc cộng đồng quốc tế đã hỗ trợ, ủng hộ các nước này (chống lại sự bành trướng của Trung Quốc). Với ngân sách quốc phòng 122 tỉ USD cho quân sự năm 2013, Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ. Một Trung Quốc không được kiểm soát có thể dễ dàng khống chế các nước láng giềng có hệ thống phòng thủ yếu hơn họ đáng kể.

    Các cuộc tấn công gần đây của Trung Quốc nhằm vào các tàu Việt Nam trên Biển Đông là một ví dụ rõ ràng cho điều này. Tuy nhiên, sự va chạm (liều lĩnh) và bạo lực ngày càng tăng như vậy có thể gây ra một cuộc xung đột vũ trang, trong đó có khả năng sẽ thu hút các bên không liên quan trực tiếp như Hoa Kỳ, thông qua các cam kết đảm bảo an ninh cho Philippines.

    [​IMG]

    Học giả Ấn Độ: Biển Đông căng thẳng vì TQ xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa
    28/06/14 14:39
    (GDVN) - Biển Đông bùng nổ thành điểm nóng ở châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 đều bắt nguồn từ hành vi Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa.

    Căng thẳng leo thang trên Hoa Đông trước đó đã dẫn đến việc Mỹ - Nhật Bản tăng cường hiệp ước phòng thủ song phương, tiếp tục thể hiện rõ điều này ngay tại Đối thoại Shangri-la vừa qua. Liên minh Mỹ - Nhật ngày càng được củng cố sẽ tác động đáng kể đến cách Hàn Quốc sẽ phản ứng trước diễn biến trên các vùng biển phức tạp.

    Trong lịch sử, Mỹ đã đóng góp quan trọng để bảo vệ quân đội Hàn Quốc trong khi sự oán giận hậu chiến tranh đã khiến Hàn Quốc chỉ trích mạnh mẽ và lạnh nhạt với Nhật Bản. Trung Quốc đã tìm cách tiếp cận Seoul để hỗ trợ họ trong trường hợp bạo lực leo thang ở Hoa Đông, phản ứng của Seoul sẽ tác động trực tiếp đến quan hệ Mỹ - Hàn và có thể làm hỏng mối quan hệ liên minh vững chắc với Washington. Kịch bản xấu nhất xảy ra trong trường hợp này là quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Hàn Quốc.

    Hiện tại Hàn Quốc có thể không nhanh chóng tham gia cùng với Hoa Kỳ trong những vấn đề có thể làm hỏng quan hệ của họ với Trung Quốc. Còn khi Washington vừa tăng cường quan hệ chặt chẽ với Tokyo còn Hàn Quốc vẫn nhạy cảm trong vấn đề lịch sử với Nhật Bản.

    [​IMG]
    Quân đội Hàn Quốc, hình minh họa.
    Tuy nhiên Hàn Quốc vẫn có thể bắt tay với Nhật Bản, Seoul có thể đứng về phía cộng đồng quốc tế chứ không phải Trung Quốc. Hàn Quốc tìm kiếm mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh không chỉ vì kinh tế mà còn vì vấn đề Bắc Triều Tiên. Nhưng chính nỗ lực của Trung Quốc để gia tăng ảnh hưởng địa chính trị của mình đã khiến Seoul cảnh giác với ý định thực sự của Bắc Kinh khi hợp tác với láng giềng.

    Cuối năm ngoái Hàn Quốc đã mở rộng vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của mình, một phản ứng trực tiếp sau khi Bắc Kinh đơn phương áp đặt ADIZ ở Hoa Đông "tình cờ" đè lên cả không phận Hàn Quốc.

    Tháng 10 năm ngoái Hàn Quốc cũng đã ký biên bản ghi nhớ mở rộng hợp tác quốc phòng với Philippines. Thỏa thuận này đã nhanh chóng được tiếp nối với hợp đồng trị giá 420 triệu USD hồi tháng 3 năm nay cung cấp 12 chiến đấu cơ FA-50 cho Manila.

    [​IMG]

    "Mỹ phải kiểm soát tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc"
    05/07/14 07:46
    (GDVN) - Mối nguy hiểm là chủ nghĩa xét lại đang gia tăng ở Trung Quốc nếu không được kiểm soát sẽ cơ bản làm thay đổi trật tự quốc tế ở châu Á theo thời gian.

    Với Trung Quốc ngày một hung hăng ở Biển Đông, các giao dịch quốc phòng mở rộng giữa Hàn Quốc và Philippines cho thấy Seoul ngầm hỗ trợ Manila trong cuộc đấu tranh trên biển với Trung Quốc.

    Seoul không phát biểu công khai phản đối các hành động của Trung Quốc bởi lo ngại điều đó có thể gây hậu quả xấu trong quan hệ song phương, nhưng Hàn Quốc rất có thể sẽ tham gia các nỗ lực trừng phạt quốc tế nếu Trung Quốc có hành vi bạo lực hơn nữa ở Biển Đông. Trong hội nghị thượng đỉnh G7 tháng 6 vừa qua, các nhà lãnh đạo quốc tế đã phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng ở Hoa Đông, Biển Đông.

    Tháng trước Tổng thống Philippines Anquino thăm Nhật Bản và bày tỏ sự ủng hộ việc chính phủ Nhật Bản sửa đổi hiến pháp cho phép quân đội Nhật Bản tham gia bảo vệ các đồng minh và đối tác, chống lại một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

    Vì vậy, trừ khi nổ ra một cuộc xung đột, đối đầu quân sự ở Biển Đông, trong tương lai gần Hàn Quốc vẫn duy trì quan điểm trung lập và nhẹ giọng trước căng thẳng ở khu vực để nỗ lực cân bằng lợi ích trong quan hệ với các quốc gia khác nhau.
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Các nước ASEAN lâu nay phụ thuộc khựa sẽ dần dần xa rời khựa khi mà Nhật tăng đầu tư và phát triển quốc phòng .............
    ===============================
    Học giả Đài Loan: Nhật có thể thực hiện tự vệ tập thể ở Biển Đông
    HỒNG THỦY

    06/07/14 15:30
    THẢO LUẬN (0)
    (GDVN) - Các quốc gia có quan hệ mật thiết với Nhật Bản một khi yêu cầu Tokyo giúp đỡ trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc, Nhật Bản có thể can thiệp bằng vũ lực

    Trung Quốc phải giải quyết vấn đề Biển Đông qua trọng tài quốc tếHoàn Cầu: Mỹ-Việt Nam-Philippines đã bàn thời gian kiện Trung QuốcLo Bắc Kinh phật ý, Hàn Quốc sẽ im lặng ở Biển Đông đến khi xung đột
    [​IMG]
    Ông Dương Vĩnh Minh.
    Tờ Liberty Times ngày 6/7 dẫn lời ông Dương Vĩnh Minh, cựu Cục phó Cục An ninh quốc gia Đài Loan bình luận, động thái Nhật Bản "cởi trói" cho quyền tự vệ tập thể là để thoát khỏi mối uy hiếp từ Trung Quốc, nhưng Đài Loan chẳng được lợi lộc gì từ điều này. Một khi Bắc Kinh tấn công Đài Bắc sẽ biến thành cuộc đối đầu Trung - Mỹ ở Đông Á.

    Dương Vĩnh Minh cho rằng Trung Quốc đang thực hiện ý đồ bành trướng ở Biển Đông và Hoa Đông, trong tương lai nếu Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ - Nhật tiến triển thêm một bước, Nhật Bản rất có khả năng sẽ thực hiện quyền tự vệ tập thể ở Biển Đông. Những đối tác kinh tế hoặc các quốc gia có quan hệ mật thiết với Nhật Bản một khi yêu cầu Tokyo giúp đỡ trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc, Nhật Bản có thể can thiệp bằng vũ lực.

    Hà Tư Thận, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản nhấn mạnh bối cảnh của việc Nhật Bản "cởi trói" cho quyền tự vệ tập thể. Năm 1996 Mỹ và Nhật Bản soạn thảo lại hiệp ước đảm bảo an ninh, đến năm 1997 hai nước ký kết bản ghi nhớ phương châm phòng thủ chung. Tuy nhiên động thái này vẫn chưa đi đến đâu vì 2 bên vẫn còn ý kiến khác nhau xung quanh định nghĩa các điều khoản đảm bảo an ninh Mỹ - Nhật, mà vấn đề quan trọng đặt ra là Nhật Bản chưa chịu "giải phóng" quyền tự vệ tập thể.

    Ông Minh cho rằng, Nhật Bản vì đề phòng và ngăn chặn Trung Quốc (bành trướng), sau này đã nỗ lực cùng với Mỹ xây dựng cơ chế đảm bảo an ninh Mỹ - Nhật với tác dụng răn đe lớn hơn.

    Động thái này cũng nhằm đáp ứng trục chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường khả năng tấn công cho Mỹ ở khu vực trong bối cảnh nước này phải thắt chặt hầu bao quốc phòng.

    Dương Vĩnh Minh nhận định, 5 năm qua do các nhân tố chính trị, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc đã giảm hẳn, trong khi đó đầu tư của Nhật vào các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Myanmar lại tăng nhiều lần. Các quốc gia này đã trở thành đối tác kinh tế của Nhật Bản.

    Trong tương lai một khi nổ ra xung đột quân sự ở Biển Đông, Dương Vĩnh Minh cho rằng Nhật Bản có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể để hỗ trợ các đối tác kinh tế quan trọng của mình ở Đông Nam Á.
  10. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    Mình nghỉ có lẽ chuẩn bị lập nato phiên bản châu á
    tridunghtvc thích bài này.

Chia sẻ trang này