1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ giữa Nhật với Asean + VN và TQ.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tridunghtvc, 03/07/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Triều Tiên quá hiểu khựa nên đã tận dụng cơ hội phát triển VK Hạt nhân > bây giờ Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc thống nhất > 1 nước Triều thống nhất có VKHN có nền công nghiệp phát triển sẽ đàng hoàng chơi sòng phẳng với khựa .:P
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Khựa đại nham hiểm & bẩn thỉu ......................
    =============================================
    Kỷ niệm 28 năm ngày mất Cố Tổng bí thư Lê Duẩn (10.7.1986 - 10.7.2014)
    Cố Tổng bí thư Lê Duẩn: "Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc"
    Đăng Bởi >> Bài học về Trung Quốc trong ký ức con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
    >> “Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”
    Bài học lớn về Trung Quốc
    Trước hiệp định Geneva, ông Lê Duẩn là người lãnh đạo phong trào cách mạng ở miền Nam. Như nhiều nhà lãnh đạo của Việt Nam khi ấy, ông thực sự tin Trung Quốc là người anh em, đồng chí thực sự của cách mạng Việt Nam.
    Năm 1954, Hiệp định Geneva được ký kết đã bẻ ngoặt nhận thức của ông về mối quan hệ với Trung Quốc. Nhà thơ Việt Phương, thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng kể:

    “Khi bàn thảo về Hiệp định Geneva, Bộ Chính trị của ta chỉ đồng ý lấy vĩ tuyến 16 là ranh giới cuối cùng của khu phi quân sự tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc trong thời gian chờ tổng tuyển cử. Nhưng Trung Quốc với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng ép ta phải đồng ý chọn vĩ tuyến 17. Khi chúng ta bàn bạc vấn đề này với Trung Quốc, họ đã nói: “Chúng tôi là tướng ngoài mặt trận. Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tùy cơ ứng biến”. Khi nói như thế, người Trung Quốc đã tự cho mình quyền định đoạt số phận của người Việt Nam”.

    Thời điểm đó, ta đã kiểm soát phần lớn vùng Nam bộ, ngoại trừ một vài đô thị nhỏ. Ở miền Bắc, ta chiến thắng vang lừng ở Điện Biên. Nhưng Trung Quốc đã bắt ta phải ký một hiệp định chia cắt đất nước - một hành động mà sau này như nhiều người nói: “người anh lớn” đã phản bội lại “người em” của mình.

    Sau khi hiệp định được ký, trên đường từ Bắc vào Nam, nhìn những quân dân miền Nam giơ 2 ngón tay chào nhau, vừa là biểu tượng victory - chiến thắng, vừa là lời hẹn 2 năm sau sẽ đoàn tụ, ông Lê Duẩn đã khóc. Ông hiểu, sẽ không bao giờ có tổng tuyển cử, sẽ không bao giờ chỉ là 2 năm…Rồi đây đất nước sẽ còn bị chia cắt rất lâu vì Hiệp định Geneva năm đó.

    Sau đó, khi chia tay Lê Đức Thọ ra Bắc tập kết, ông Lê Duẩn đã nói với người đồng chí của mình một câu rất nổi tiếng: “Anh ra nói với Bác, 20 năm nữa tôi mới được gặp Bác”.

    Rất trùng hợp, 20 năm sau, đất nước thống nhất. Nhưng quan trọng hơn, đó là lần ông Lê Duẩn thực sự thấy thấm thía nhất về nỗi đau chứng kiến đất nước ông đã bị người anh em Trung Quốc phản bội. Năm 1972, trong một cuộc trò chuyện với Chu Ân Lai, nhắc lại về Hiệp định Geneva, ông Lê Duẩn đã không ngần ngại lên án: “Năm đó, người Trung Quốc các anh đã bán đứng chúng tôi trên bàn đàm phán”.

    Dù là năm 1954 hay năm 1972 hay sau này, dù là lúc đang lãnh đạo cách mạng miền Nam hay khi đã ra Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, kể cả khi đất nước đã thống nhất, chưa một phút giây nào, TBT Lê Duẩn quên bài học đó.

    “Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc”

    Khi còn sống, TBT Lê Duẩn luôn cho rằng, hiểu Trung Quốc là chuyện sống còn của dân tộc Việt Nam, khi mà lịch sử địa lý, trớ trêu thay đã khiến ta mãi mãi phải là láng giềng của họ. Mà để hiểu người Trung Quốc nhất định phải hiểu được những đặc tính của dân tộc Việt Nam.

    Đắm chìm vào trong dân tộc để hiểu cái ở ngoài dân tộc và giữ dân tộc là cách mà TBT Lê Duẩn đã làm khi ở cương vị người đứng đầu đất nước.

    Trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nhân danh việc chi viện, giúp đỡ chúng ta, rất nhiều lần Trung Quốc ***g ghép vào đó những toan tính riêng của họ. Có lần Trung Quốc đề nghị cho chúng ta 500 chiếc xe vào Trường Sơn với điều kiện kèm lái xe của họ. Nhưng TBT Lê Duẩn không nhận bất cứ một chiếc xe nào.

    Có người trong Bộ Chính trị đề nghị “sao ông không nhận một vài chiếc cho người ta vui?”, nhưng TBT Lê Duẩn vẫn kiên quyết giữ lập trường của mình: “Chừng nào tôi còn ngồi đây, thì tôi không cho một kẻ nào nghĩ trong đầu rằng có thể cướp được đất nước Việt Nam này”.

    Hẳn là vì hiểu rõ dân tộc, mà ông đã không quên rằng, Trung Quốc từng mượn đường vào đánh Chiêm Thành thời nhà Trần, rồi từng lấy cớ vào giúp vua Lê Chiêu Thống để kéo quân vào Hà Nội. Như một nhà nghiên cứu về quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã từng nhận xét về ông: “Với TBT Lê Duẩn, cái gì nhịn được thì nhịn, nhưng ông tuyệt đối không bao giờ nhượng bộ những điều quá đáng, nguy hại cho an ninh quốc gia”.
    [​IMG]
    Tổng bí thư Lê Duẩn thăm một đơn vị tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội
    Điều mà TBT Lê Duẩn vẫn thường cố gắng cắt nghĩa là tại sao Trung Quốc đô hộ Việt Nam 1.000 năm mà không đồng hóa được ta? Bởi 1.000 năm là quá dài, và người Trung Quốc chưa bao giờ giấu diếm tham vọng ấy suốt những thời kỳ họ cai trị Việt Nam. Trong lịch sử, nhiều dân tộc khác bị đồng hóa rất dễ dàng chỉ với vài trăm năm, nhưng sự khác biệt của người Việt Nam đã khiến dân tộc này thoát khỏi quy luật đáng sợ đó.

    Có rất nhiều thứ người Trung Quốc cho là chân lý, nhưng người Việt Nam không chấp nhận. Người Trung Quốc dùng đạo Khổng để giáo dục người dân. Người Trung Quốc dạy: “Tại gia tòng phụ”, nhưng người Việt Nam nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Người Trung Quốc nói “xuất giá tòng phu”, người Việt Nam lại cho rằng “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

    Và ông Lê Duẩn luôn nhìn thấy, qua những khác biệt đó người Việt Nam vừa để dạy mình, vừa thể hiện sự phản kháng với tư tưởng đó, và sâu sa hơn là phản kháng sự đồng hóa mà người Trung Quốc cố tình áp đặt lên số phận của dân tộc Việt Nam. Sự phản kháng này nằm sâu trong mầm mống tồn tại của dân tộc, khiến sức mạnh đồng hóa của người Trung Quốc không đâm thủng được. Trung Quốc ngày đó bắt người phụ nữ bó chân, nhưng người Việt Nam không bao giờ đồng ý. Với người Việt Nam, để sinh tồn thì bàn chân là phải vững chắc trên mảnh đất này. Đó là một nền tảng văn hóa vô cùng Việt Nam, tự thân người Việt Nam và nó đối chọi hoàn toàn với người Trung Quốc.

    Dường như, khi hiểu được truyền thống ấy và sức mạnh phản kháng ấy của dân tộc, TBT Lê Duẩn đã luôn có tự tin khi đứng trước những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đứng trước sức mạnh của người Trung Quốc, trong rất nhiều giai đoạn thăng trầm của mối quan hệ giữa hai nước.

    Một lần, khi ra ngoài Bắc bàn về đấu tranh miền Nam, ông Lê Duẩn nói: “Thưa Bác, chúng ta muốn thắng Mỹ, có một điều rất quan trọng là chúng ta phải không được sợ Mỹ, nhưng cũng không được sợ Trung Quốc và không được sợ Liên Xô”.
    Có người trong Bộ Chính trị phản đối ý kiến đó. Nhưng ông Nguyễn Chí Thanh đã đứng lên ủng hộ: “Thưa Bác, việc anh Ba nói vậy là vô cùng cần thiết và nhất định phải như vậy chúng ta mới thắng được”.
    Cả Bộ Chính trị vỗ tay hoan hô ý kiến đó. Chỉ tiếc là đến giờ những văn bản họp Bộ Chính trị khi đó hầu như vẫn chưa được công bố, khiến những câu chuyện này không thực sự được biết rộng rãi trong dân chúng.
    Điều khiến nhiều người suy nghĩ là những năm tháng đó, trong lúc khó khăn nhất, khi mà chúng ta đang dựa vào họ, thành bại của cuộc chiến tranh phụ thuộc một phần không nhỏ vào sự ủng hộ của họ, nhưng TBT Lê Duẩn vẫn biết cách giữ được vị thế của mình với những nhà lãnh đạo Trung Quốc.

    Ông cũng rất khéo léo giữ được độc lập của đất nước mà vẫn khiến Trung Quốc duy trì sự ủng hộ với Việt Nam trong một giai đoạn dài. Cái ý thức “không sợ Trung Quốc” ấy có lẽ đã khiến TBT Lê Duẩn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng luôn ở thế ngang bằng với những lãnh đạo Trung Quốc như Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình. Nhưng cũng chính vì tư tưởng đó, TBT Lê Duẩn đã trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam khiến Trung Quốc e dè, nếu không muốn nói là “gai mắt” nhất trong giai đoạn ấy.

    Nhà thơ Việt Phương từng kể một câu chuyện: “khi Bác Hồ đang chữa bệnh ở Trung Quốc, TBT Lê Duẩn có chuyến thăm Trung Quốc và ở gần nơi Bác chữa bệnh. Bác Hồ lúc đó đã bảo với ông Lê Duẩn: “Chú Ba đến ăn cơm với Bác. Chắc là họ chưa đến mức có ý định giết Bác. Bác đã rất nghi ngại việc TBT Lê Duẩn ở một mình có thể có những chuyện không hay và tìm cách giữ an toàn cho ông bằng mọi cách”.
    Từ năm 1976, khi ta căng thẳng với Trung Quốc, mỗi lần sang Trung Quốc, khi những người lính cần vệ của TBT Lê Duẩn đưa dụng cụ đo phóng xạ vào phòng ông kiểm tra, bao giờ độ phóng xạ cũng ở mức kịch kim. Có người lính cận vệ đã đề nghị ông đổi phòng vào ban đêm một cách bí mật. 1 năm sau đó, người lính cận vệ đó bị ung thư máu qua đời, dù trước đó rất khỏe mạnh. Đó có thể chỉ là một sự trùng hợp, nhưng cũng có thể không…

    2 tháng qua, khi Trung Quốc ngày càng tráo trở và ngang ngược ở biển Đông, với tham vọng bá quyền không giấu diếm, rất nhiều người dân Việt Nam nhớ về vị TBT mà lịch sử đã nhìn nhận là người có đường lối cứng rắn nhất với Trung Quốc.
    Có lẽ ngày hôm nay, với vấn đề biển Đông, người Việt Nam chúng ta sẽ phải nhớ lại câu nói của cố TBT Lê Duẩn và bài học mà ông đã để lại: “Chúng ta, bằng bất cứ giá nào, cũng không được phép sợ Trung Quốc”.
    >>Cố Tổng bí thư Lê Duẩn: “Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc“
    >>Bài học về Trung Quốc trong ký ức con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
    >>Từ điều 9 hiến pháp đến hợp tác hàng hải Nhật - Việt - Philippines
    >>“Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”
    >>Con trai Tổng bí thư Lê Duẩn và ký ức đám cưới ngày 17.2.1979
    >>“Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”
  3. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Hợp tác an ninh Việt Nam-Nhật Bản vì hòa bình và an ninh khu vực
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban An ninh của Hạ viện Nhật Bản do Hạ Nghị sĩ Eto Akinori, Chủ nhiệm Ủy ban An ninh của Hạ viện Nhật Bản làm Trưởng đoàn thăm và làm việc tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Hồng Pha – Thông tấn quân sự
    Chiều 7/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp thân mật Đoàn Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật bản do Ngài Eto Akinori, Hạ nghị sỹ Đảng Dân chủ Tự do, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật Bản làm trưởng đoàn đang ở thăm và làm việc với Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội Việt Nam.

    [​IMG]
    Tại buổi tiếp, Ngài Eto Akinori thay mặt các thành viên trong đoàn chúc mừng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình và cử sỹ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc và khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam thông qua việc đào tạo, phát triển nhân lực.

    Hiện nay Nhật Bản đang hoàn thành các thủ tục về mặt pháp lý cung cấp vốn ODA cho Chính phủ Việt Nam đóng mới tàu tuần tra cho các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.

    Ngài Eto Akinori mong muốn thời gian tới, quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, phù hợp với mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược giữa hai nước, vì lợi ích chung giữa hai quốc gia và hòa bình, ổn định phát triển tại khu vực.

    Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảm ơn sự giúp đỡ của Nhật Bản và nhấn mạnh, hiện nay quan hệ hợp tác về quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp theo tinh thần đối tác chiến lược sâu rộng, hai bên cần tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả “Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi quốc phòng song phương” ký năm 2011.

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảm ơn Nhật Bản đã có phát biểu ủng hộ Việt Nam, phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đồng thời mong muốn Nhật Bản tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong việc đấu tranh với những hành động sai trái của Trung Quốc./.

    http://www.vietnamplus.vn/hop-tac-an-ninh-viet-namnhat-ban-vi-hoa-binh-va-an-ninh-khu-vuc/269777.vnp
    có lẽ đây là chuyến đi của phía Nhật để trao đổi với Việt Nam tăng cường hợp tác trong thời gian tới sau khi sửa đổi hiến pháp và chuẩn bị cho chuyến thăm của Ngoại Trưởng Nhật Bản
    tridunghtvc thích bài này.
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Có lẽ Nhật đang bận làm nhiều thứ khác nên để VN tự đóng > tiết kiệm hơn.
    ===============
    Nhật Bản sẽ cấp vốn ODA cho Việt Nam đóng tàu tuần tra


    (02:46 08/07/2014) Hiện nay Nhật Bản đang hoàn thành các thủ tục về mặt pháp lý cung cấp vốn ODA cho Chính phủ Việt Nam đóng mới tàu tuần tra cho các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.

    [​IMG]

    Chiều 7/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp thân mật Đoàn Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật Bản do Ngài Eto Akinori, Hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật Bản làm trưởng đoàn đang ở thăm và làm việc với Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội Việt Nam.
    [​IMG]
    Ngài Eto Akinori (bên trái) cùng các thành viên trong đoàn thăm
    Bộ Quốc phòng Việt Nam.
    [​IMG]
    Ngài Eto Akinori gặp gỡ thân mật Thượng tưỡng Nguyễn Chí Vịnh.
    [​IMG]
    Toàn cảnh buổi tiếp
    [​IMG]
    Các Hạ nghị sĩ Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam

    Tại buổi tiếp, Ngài Eto Akinori thay mặt các thành viên trong đoàn chúc mừng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình và cử sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc và khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam thông qua việc đào tạo, phát triển nhân lực; hiện nay Nhật Bản đang hoàn thành các thủ tục về mặt pháp lý cung cấp vốn ODA cho Chính phủ Việt Nam đóng mới tàu tuần tra cho các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.

    Ngài Eto Akinori mong muốn, thời gian tới, quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, phù hợp với mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược giữa hai nước, vì lợi ích chung giữa hai quốc gia và hòa bình, ổn định phát triển tại khu vực.

    Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảm ơn sự giúp đỡ của Nhật Bản và nhấn mạnh, hiện nay quan hệ hợp tác về quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp theo tinh thần đối tác chiến lược sâu rộng, hai bên cần tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả “Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi quốc phòng song phương” ký năm 2011. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảm ơn Nhật Bản đã có phát biểu ủng hộ Việt Nam, phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đồng thời mong muốn Nhật Bản tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong việc đấu tranh với với những hành động sai trái của Trung Quốc.
    hoalongtrang thích bài này.
  5. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.629
    Đã được thích:
    1.001
    Nhiều sếp nhà ta thích điều này. :P
    tridunghtvc thích bài này.
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    TPP và nhưng hiệp định thế này sẽ làm cho các nước bớt phụ thuộc vào TT khựa ...
    =======================================================
    Nhật Bản - Australia ký FTAThứ tư, 09/07/2014, 02:07 (GMT+7)
    Theo AFP, ngày 8-7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Australia đã cùng với Thủ tướng nước chủ nhà Tony Abbot ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương hay còn gọi là Hiệp định Đối tác kinh tế Nhật Bản - Australia. Trọng tâm là mở cửa thị trường cho ô tô, hàng điện tử và hàng gia dụng của Nhật Bản cũng như thịt bò, rượu, sữa và hàng nông sản của Australia.

    Ngoài ra, 2 thủ tướng cũng đã ký kết thỏa thuận quốc phòng, theo đó Nhật Bản sẽ chuyển giao thiết bị và công nghệ quân sự cho Australia.

    Đọc diễn văn trước Quốc hội Australia, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết Nhật Bản kiên định thúc đẩy hòa bình trong khu vực và trên thế giới. Để đưa quyết tâm này thành hành động cụ thể, Nhật Bản chọn tăng cường quan hệ với Australia.

    THỤY VŨ
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Để Nhật làm đầu tàu đầu tư vào Viễn Đông Nga > sau đó các nước ASEAN ăn theo sẽ khai thác tốt vùng này và ngăn cản sự bành trướng của khựa ....
    ================================================
    Viễn Đông Nga chờ đón các nước ASEAN
    Thứ Tư, 09/07/2014 07:56 GMT+7
    (HQ Online)- Tổng Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Lê Lương Minh vừa có chuyến thăm Liên bang Nga. Tại buổi tiếp Tổng Thư ký Lê Lương Minh, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định châu Á - Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại Nga. Ông khẳng định chương trình thăm và làm việc Moscow của ông Lê Lương Minh đã phản ánh đầy đủ những gam màu phong phú của mối quan hệ giữa Nga và ASEAN.

    [​IMG]
    Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh (trái) trong buổi gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
    Thật vậy, ngoài các hoạt động cơ bản bao gồm Diễn đàn An ninh khu vực và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Nga còn tham gia một loạt hình thức tương tác đa dạng với châu Á - Thái Bình Dương, được tổ chức dưới sự bảo trợ của ASEAN. Đã 18 năm qua, Nga là đối tác đối thoại của ASEAN với “bản đồ lộ trình” hợp tác kinh tế.

    Tuy kim ngạch thương mại giữa Nga và ASEAN không ngừng tăng và đạt 17,5 tỷ USD, song con số này còn xa với tiềm năng thực tế của hai bên, đặc biệt nếu so sánh kim ngạch hàng trăm tỷ USD của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ.

    Ông Victor Sumsky, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO) cho rằng đầu tư phát triển vùng Viễn Đông Nga sẽ đóng vai trò lớn làm thay đổi tình hình. Theo ông, Siberia và Viễn Đông của Nga còn là những vùng tập trung công nghiệp hàng không, công nghệ không gian và năng lượng-những thế mạnh của Nga mà các nước ASEAN vốn quan tâm.

    Cùng với sự ra đời của các dự án lớn vận chuyển năng lượng, các nhà máy ở Sakhalin và đường ống dẫn ESPO đã xuất hiện những cơ hội cạnh tranh thực sự trên hướng Đông và Đông Nam của bản đồ năng lượng, giống như Nga đã đạt được trên hướng Tây. Một ví dụ cụ thể là sau khi ống dẫn ESPO được vận hành, tỷ phần dầu mỏ Nga trong nhập khẩu dầu của Philippines đã tăng lên chỉ số 25%.

    Một kết quả nữa trong chuyến thăm Nga của Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh là mở rộng hợp tác giữa ASEAN với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Ông Sumsky cho rằng ASEAN đang phải trải qua chặng đường từ xây dựng lòng tin đến ngoại giao phòng ngừa, sẽ hữu ích nếu đối chiếu những yếu tố như vậy đã được phản ánh ra sao trong các tài liệu của SCO.

    Hơn thế nữa, ASEAN còn có thể tham khảo cả kinh nghiệm của SCO trong lĩnh vực chống tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố, buôn bán ma túy và buôn bán vũ khí.

    Rõ ràng, tương tác với ASEAN đang mở ra cho Nga một thị trường tiềm năng trên thế giới. Kết thúc thập kỷ thứ hai của quan hệ đối tác, hai bên tin tưởng tiếp tục cùng xây dựng, mở rộng đối thoại vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Ngày càng hấp dẫn ... :P:P:P:P:P
    ==========================
    Giáo sư Mỹ: Nhật, Mỹ có thể kiện “đường 9 đoạn” của Trung Quốc
    (Dân trí) - Trong bài viết trên tạp chí Diplomat, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, đã dẫn ý kiến của một Giáo sư lão thành về luật tại Mỹ cho rằng không chỉ Việt Nam, Philippines, nên khởi kiện Trung Quốc, mà Nhật, Mỹ cũng có thể kiện “đường 9 đoạn” phi lý của nước này.



    [​IMG]
    Giáo sư Carl Thayer (trái) tại Hội thảo "Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử" tại Đà Nẵng tháng 6 vừa qua.



    Trong bài viết với tiêu đề “Lawfare or Warfare?: History, International Law and Geo-Strategy” (Tạm dịch: Cuộc chiến pháp lý hay chiến tranh: Lịch sử, luật pháp quốc tế và Địa-chiến lược) trên tạp chí Diplomat ngày 4/7 về Hội thảo “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử” được tổ chức tại Đà Nẵng vào từ 19-21/6 vừa qua, Giáo sư Carl Thayer, một học giả tham dự hội thảo, đã tổng kết lại những ý kiến được đưa ra tại hội thảo.



    Theo Giáo sư Carl Thayer, có 3 vấn đề quan trọng được đã được đưa ra tại Hội thảo tại Đà Nẵng, đó là các bằng chứng lịch sử, vai trò của luật pháp quốc tế và sự vận dụng về mặt địa-chiến lược đối với các tranh chấp biển.



    Bằng chứng lịch sử



    Giáo sư Carl Thayer viết: “Các sử gia Việt Nam và nước ngoài đã thách thức cơ sở thực tế trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, cho rằng Triều đại nhà Tống (960-1126) đã thiết lập quyền thực thi pháp lý hiệu quả đối với Hoàng Sa. Các chuyên gia luật pháp quốc tế cũng chỉ ra rằng các quyền lịch sử, theo luật pháp quốc tế, không còn là cơ sở để đưa ra tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Họ cho rằng các bằng chứng liên quan đến việc chiếm hữu liên tục và quản lý hiệu quả mới có sức nặng để các tòa trọng tài xem xét trong các tranh chấp chủ quyền”.



    Giáo sư cũng nhận định, về khía cạnh này, các nhà sử học Việt Nam “đã trình bày bằng chứng thuyết phục về việc Việt Nam đã thiết lập quyền thực thi chủ quyền hiệu quả đối với quần đảo Hoàng Sa vào thế kỷ 17, khi các vua Nguyễn cử hải đội Hoàng Sa ra quần đảo Hoàng Sa tới 5 tháng mỗi năm. Truyền thống này được kéo dài tới thế kỷ 19, dưới triều đại nhà Nguyễn. Hải đội Hoàng Sa đã tiến hành khảo sát, vẽ vùng biển và các thực thể trong quần đảo, đánh bắt cá, xây dựng chùa và đặt một tấm bia chính thức xác lập chủ quyền của Việt Nam”.



    Ông cũng cho biết “các nhà lịch sử Việt Nam và nước ngoài cũng trình bày bằng chứng cho thấy cả Vương quốc An Nam, nằm dưới chế độ bảo hộ của Pháp, và thực dân Pháp khi đó tiếp tục duy trì sự hiện diện thường trực ở nhóm đảo Lưỡi Liềm trên quần đảo Hoàng Sa từ 1920-1974, và chỉ bị gián đoạn khi bị Nhật đô hộ trong Thế chiến II”.



    Giáo sư Carl Thayer cũng viết: “Năm 1974, trong hành động xâm lược, Trung Quốc đại lục đã chiếm các đảo ở nhóm Lưỡi Liềm và đẩy lùi một đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hòa”.



    “Các nhà sử học Việt Nam và các học giả nước ngoài cũng kịch liệt lên án điều mà họ gọi là sự cố tình bóp méo của Trung Quốc, khi cho rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa trong lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào tháng 9/1958. Các nhà sử học chỉ ra rằng nội dung của lá thư không đề cập đến Hoàng Sa hay Trường Sa, mà chỉ ghi nhận tuyên bố chủ về vùng lãnh hãi của Trung Quốc”, giáo sư Carl Thayer viết.



    Các nhà sử học Việt Nam cũng đưa ra một loạt bản đồ lịch sử của Trung Quốc cho thấy đảo Hải Nam được thấy là vùng mở rộng lãnh thổ xa nhất của Trung Quốc cho tới tận thế kỷ 19. Bên cạnh đó, “các luật gia quốc tế cũng chỉ ra rằng bản đồ không có giá trị pháp lý, nếu nó không gắn liền với một hiệp ước. Bản đồ chỉ có thể dùng làm thông tin hỗ trợ nhưng bản thân nó không thể dùng làm bằng chứng cho chủ quyền.”



    Việt Nam, Philippines, Mỹ, Nhật cũng có thể kiện “đường 9 đoạn”





    Với việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo bạn, Việt Nam có nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không?

    Không
    Về khí cạnh luật quốc tế, giáo sư Carl Thayer đã nêu bật quan điểm của giáo sư Jerome Cohen, trường Luật, Đại học New York, người “được nhìn nhận là luật sư quốc tế lão thành trong các luật sư quốc tế, đặc biệt là trong vấn đề luật pháp liên quan đến Trung Quốc”. Theo Giáo sư Cohen, tranh chấp Biển Đông vô cùng phức tạp, cần phải có nhiều cách giải quyết khác nhau. Mặc dù phương thức đàm phán song phương và đa phương vẫn nổi trội, nhưng ông nhấn mạnh tòa quốc tế và tòa trọng tài “nên được ưu tiên hơn trong tiến trình giải quyết tranh chấp”.




    Về việc Trung Quốc từ chối tham gia vào tòa trọng tài (trong vụ kiện của Philippines), Giáo sư Carl Thayer ấn tượng với đánh giá mỉa mai của Giáo sư Cohen: “Các lãnh đạo chính trị sợ rằng một tòa án công bằng có thể phủ nhận niềm kiêu hãnh lớn lao của họ rằng luật pháp quốc tế ủng hộ hoàn toàn cho quan điểm của nước họ”.



    Giáo sư Carl Thaye trích gợi ý của giáo sư Cohen cho rằng, Việt Nam nên đưa vụ việc ra Tòa án công lý quốc tế (ICJ), mặc dù Trung Quốc sẽ từ chối tham gia, nhưng nó sẽ chứng tỏ được cam kết thực thi theo luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam.



    “Giáo sư Cohen cũng bày tỏ hi vọng Tòa Trọng tài…sẽ làm sáng tỏ một số điều khoản quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Ví dụ Tòa trọng tài có thể xác định tuyên bố lịch sử của Trung Quốc có thể sống sót theo UNCLOS ở mức độ nào và …phân biệt giữa đảo (được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) và đá (được hưởng vùng lãnh hải).” – Giáo sư Carl Thayer viết.



    Giáo sư Thayer cho biết Giáo sư Cohen đã đưa ra các lựa chọn cho Việt Nam, như tham gia kiện cùng Philippines, hoặc khởi kiện riêng lên tòa án của UNCLOS đối với “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Và “nếu Việt Nam muốn thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Việt Nam cần đưa vụ việc lên ICJ. Mặc dù Trung Quốc sẽ từ chối tham gia, nhưng Việt Nam sẽ thành công khi chứng tỏ với thế giới mong muốn giải quyết tranh chấp hòa bình và công bằng của mình”.



    “Giáo sư Cohen cũng gợi ý Nhật nên xem xét khởi kiện “đường 9 đoạn” của Trung Quốc lên một tòa án UNCLOS. Và Giáo sư Cohen cũng gợi ý Mỹ, dù không phải là thành viên của UNCLOS, cũng có thể khởi kiện “đường 9 đoạn” của Trung Quốc lên tòa ICJ, thậm chí ngay cả khi Trung Quốc từ chối tham gia” , Giáo sư Carl Thayer cho biết.



    Trong bài viết của mình, Giáo sư Car Thayer cũng nhấn mạnh đến những đề xuất của Giáo sư Erik Franckx, tiến sỹ Luật của Bỉ, thành viên tòa Trọng tài thường trực. Ông gợi ý Việt Nam đệ kiến nghị chính tức lên Tòa trọng tài đang xem xét vụ kiện của Philippines, tuyên bố Việt Nam quan tâm đến vụ việc. Theo giáo sư Franckx, các thành viên trọng tài sẽ đặc biệt ghi nhận điều này.



    Trung Quốc theo đuổi “Đại chiến lược” 3 mục tiêu



    Về những ứng dụng địa chính trị trong căng thẳng Biển Đông hiện nay, Giáo sư Carl Thayer cho biết, “hội thảo và các cuộc thảo luận bàn tròn về vấn đề địa-chiến lược cho thấy có sự đối lập “chan chát” giữa luật quốc tế và chính sách thực dụng”.



    Giáo sư Carl Thayer dẫn lời Tiến sỹ Patrick Cronin, Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho rằng Trung Quốc đang theo đuổi chính sách áp bức ở Biển Đông, lôi kéo sự tham gia của một loạt công cụ chính sách từ “lực lượng hải quân và không quân, hải cảnh, các cơ quan chấp pháp khác, luật nội địa và quốc tế, ngoại giao, cũng như thương mại, du lịch, năng lượng và các nguồn tài nguyên”. Và theo ông, Trung Quốc có thể tăng hoặc giảm mức độ ngoại giao áp bức đó “tùy theo ý mình”.



    Giáo sư Carl Thayer cũng dẫn ý kiến của Subhash Kapila, cựu tướng trong quân đội Ấn Độ, với nhiều kinh nghiệm trong vấn đề an ninh quốc gia, cho rằng Trung Quốc đang theo đuổi một “Đại chiến lược”, nhằm đạt được 3 mục tiêu chính: nổi lên là một cường quốc tối thượng ở Tây Thái Bình Dương và sau đó là châu Á-Thái Bình Dương; trở thành đối trọng với Mỹ; và xóa sổ sự hiện diện số một của Mỹ ở Thái Bình Dương.





    Vũ Quý
    Theo Diplomat
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Khựa : Đài Loan là lợi ích cốt lõi - chúng tôi phản đối ....
    Khà khà ...
    ============================================
    Người Đài Loan tha thiết muốn hợp tác quân sự với Nhật, đề phòng Bắc Kinh
    Đăng Bởi Một Thế Giới - 12:56 10-07-2014
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhật cải cách hiến pháp cho phép quân đội được triển khai ở nước ngoài theo tinh thần phòng vệ tập thể. Bắc Kinh phản ứng dữ dội, Nhưng Đài Loan lại cho đây là tín hiệu tốt để thắt chặt quan hệ với Nhật.

    Dựa vào Nhật mới yên tâm trước Trung Quốc
    "Chúng tôi ủng hộ việc thực hiện quyền phòng vệ tập thể của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, vì nó mang lại lợi ích an ninh của Đài Loan," giám đốc điều hành viện Brain Trust Đài Loan - Lưu Thế Trung nói tại một hội nghị chuyên đề.
    Ông Lưu kêu gọi chính quyền lãnh đạo Mã Anh Cửu và Nhật Bản cần làm nhiều hơn để nâng cấp toàn diện quan hệ song phương, chẳng hạn như tăng tốc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do.
    Ông Lưu cũng kêu gọi Tokyo ban hành một "phiên bản tiếng Nhật", giống như đạo luật Quan hệ Đài Loan của Mỹ, để tăng cường mối quan hệ và xác định rõ hơn chuyện hợp tác với Đài Loan dựa trên dân chủ và hòa bình.
    Các động thái vừa qua của Tokyo (cải cách hiến pháp) đã được sự chào đón của đa số các học giả Đài Loan và các chính trị gia. Nhưng một số học giả vẫn e ngại rằng trong trường hợp Đài Loan bị tấn công, Nhật Bản sẽ không thể để giúp bảo vệ Đài Loan nếu Mỹ không khởi xướng hành động quân sự đầu tiên.
    Về mặt lý thuyết thì lập luận như vậy là đúng, ông Lưu cho biết, Tokyo sẽ không thể ra tay trước khi Washington hành động. Tuy nhiên, ông cho biết nếu có Nhật tham gia thì Washington mới hành động kiên quyết hơn trong trường hợp "có biến" từ bên kia eo biển vì họ cảm thấy không đơn độc và được Nhật chia sẻ chi phí tổn thất chiến tranh.
    [​IMG]
    Đài Loan không muốn bị Trung Quốc kìm kẹp
    "Chính quyền ông Mã cần tính hết các phương án hành động nếu Đài Loan bị tấn công. Tham gia liên minh (với Nhật) là sự lựa chọn bất buộc", ông Lưu nói. "Thay vì gây căng thẳng với Nhật Bản, những gì ông Mã nên làm ngay bây giờ là tìm kiếm cam kết phòng thủ từ Nhật Bản và Mỹ, bởi vì nó phục vụ cho lợi ích của Đài Loan".
    Ông Lưu cũng cho rằng Đài Loan giờ không nên quá quan trọng việc đòi chủ quyền tại đảo Senkaku mà Nhật đang kiểm soát vì an ninh Đài Loan (trước nguy cơ TQ thôn tính) mới là đáng quan tâm nhất.
    Đài Loan cần chính sách độc lập
    Ông Đổng Tư Tề - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Nghiên cứu Đông Bắc Á của Đài Loan, cho biết Đài Loan nên quan sát chặt chẽ phản ứng của các nước Đông Á, đặc biệt là Hàn Quốc, với động thái của Nhật Bản để có cách hành xử thích hợp.
    Ông Đồng, một chuyên gia về chính trị Hàn Quốc, cho biết cả Hàn Quốc và Trung Quốc dường như đã cố gắng mượn chuyện cải cách gần đây của Nhật Bản để xích lại gần nhau hơn. Nhưng xích lại gần nhau cũng chỉ là cách diễn kịch cho người khác xem để tìm lợi thế trong vấn đề đối ngoại.
    Chẳng hạn, Seoul muốn giải quyết căng thẳng gần đây với Tokyo và Bình Nhưỡng bằng cách nhích gần hơn với Bắc Kinh, còn Bắc Kinh đến Seoul với dã tâm bẻ gãy trục liên minh Hàn Quốc - Nhật Bản - Mỹ.
    "Từ tấm gương đó, Đài Loan nên xây dựng kế hoạch ngoại giao riêng và dùng nó có lợi cho mình chứ không phải làm quân cờ của kẻ khác", ông nói. Nhưng dù sao, liên minh với Nhật thì Đài Loan vẫn cho thấy sự độc lập hơn là ngả về Bắc Kinh để rồi rơi vào tình cảnh như Hồng Kông và Macau hiện giờ.
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Đe dọa dùng VKHN >>>> khựa đã hết thuốc chữa .... :rolleyes:
    =====================================================
    Thế giới / Quan hệ quốc tế
    Dọa Nhật Bản bằng VKHN, Trung Quốc đã hung hăng tột đỉnh

    (Quan hệ quốc tế) - Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần

    Nếu như nói rằng sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc với các yêu sách chủ quyền cộng với sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến ở Trung Quốc, khiến nước Nhật ý thức được sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vị thế và các lợi ích quốc gia của mình trong khu vực khiến Nhật Bản thay đổi tư duy chiến lược là chưa đủ.

    Chính thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 buộc Nhật Bản phải tính đến việc từ bỏ năng lượng hạt nhân để từ đó càng thêm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, tức là phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển mà 90% đi qua biển Đông đã phơi bày tử huyệt về an ninh năng lượng. Đồng thời chính sách xoay trục của Mỹ buộc Nhật Bản phải “chia xẻ trách nhiệm”…đã nhanh chóng thay đổi nước Nhật.

    Tháng 4/2014, Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí và tháng 7/2014 Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm “phòng vệ tập thể”. Đây là 2 trong số những thay đổi có tính bước ngoặt quyết định để biến Nhật Bản thành một cường quốc không chỉ là kinh tế mà bao gồm cả chính trị và quân sự.

    'Đánh hội đồng', Nhật Bản không ngán!

    Đáp lại những thay đổi của Nhật Bản người ta thấy có rất nhiều ngôn từ, mức độ quyết liệt của sự phản đối mà giới truyền thông Trung Quốc, giới hiếu chiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tung ra trong thời gian qua mà chúng ta đã từng nghe qua, song, đó chưa phải là điều cần chuyển tải cho Nhật Bản cũng như các quốc gia trong khu vực mà Trung Quốc mong muốn.

    Thật ra điều Trung Quốc muốn hét lên cho Nhật Bản và các quốc gia chưa và không có vũ khí hạt nhân là Trung Quốc đang có vũ khí hạt nhân và sẵn sàng sử dụng.

    [​IMG]
    “Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa” là tiêu đề trên bản đồ được phát hành bởi báo Trùng Khánh Youth Daily có nhiều hình nấm trên bầu trời Hishorima và Nagasaki Nhật Bản.
    Ngày 3/7, hai ngày sau khi Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể, tờ báo Trùng Khánh Youth Daily của Đoàn thanh niên Cộng sản, nguồn dự bị cho Đảng CS Trung Quốc đã cho ra đời một tấm bản đồ với nhiều “đám mây hình nấm” trên Hiroshima và Nagasaki với lời chú thích: “Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa?”.

    Bức tranh đã chuyển tải một nội dung rõ ràng là “sẽ có không những 2 đám mây hình nấm (2 vụ nổ của bom nghuyên tử) trên Hiroshima và Nagasaki mà còn nhiều hơn nếu Nhật Bản gây chiến tranh”. Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần.

    Tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông đã từng đăng bài của viên tướng về hưu La Viện rằng: “Sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc mặc dù nhấn mạnh "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước" nhưng một khi an ninh, "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc bị uy hiếp thì vũ khí hạt nhân sẽ là một trong những lựa chọn của Bắc Kinh”.

    Cái “mù mờ có chủ ý” trong phát ngôn này ở chỗ là thế giới không ai biết đích xác cái “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là vô hạn hay hữu hạn cho nên sự đe dọa có tính thường trực, ghê rợn hơn cho bất cứ quốc gia nào dám đụng đến Trung Quốc.

    Mỹ, Nga, Anh, Pháp hay Triều Tiên…dọa sử dụng vũ khí hạt nhân vào thời điểm thế kỷ 21 này, nhân dân thế giới chưa chắc đã tin, nhưng khi Trung Quốc đe sử dụng là nên cẩn thận và nên biết sợ.

    Bởi vì ngay dân họ, họ cũng không ghê tay khi thảm sát, đặc biệt những Hồng vệ binh, một lực lượng thanh niên trẻ đã từng triệt hạ hàng chục triệu người trong cuộc ***************** thì tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc của một thành phố lớn thứ tư ở Trung Quốc như Trùng Khánh đã lên tiếng thì hãy coi chừng.

    Quyền phòng vệ Nhật Bản:Đằng sau tiếng sét không kịp bưng tai...

    Có thể nói một loạt hoạt động của chính phủ Trung Quốc đến giới truyền thông đều nhằm mục đích khơi gợi mối thù với Nhật Bản với thế hệ trẻ từ hoạt động kỷ niệm cho đến bản ghi nhớ tội ác Nhật Bản…phải chăng để trả thù mối nhục 100 năm hay chỉ là kích động chủ nghĩa dân tộc cho bành trướng hay “chuyển lửa” ra ngoài hay là gì đi nữa thì cũng không giống với tư cách của một nước lớn, một cường quốc tự nhận là trung tâm của thế giới, người ta chỉ thấy toát lên lòng dạ của một tiểu nhân.

    Sau khi Japan Today đăng tin thì có hằng trăm bình luận phản đối "tấm bản đồ hình nấm" này quyết liệt, trong đó có một bình luận rất chí lý khi đưa hình ảnh đàn áp đẫm máu ghê rợn ở Thiên An Môn với một chú thích: "Trung Quốc muốn hòa bình?". Điều đó cho thấy người dân Nhật Bản cũng không thể yên bởi sự kích động, đe dọa là quá lớn.

    Cậy thế để hung hăng chỉ là động thái gây chiến mà không thuộc động thái trong chiến tranh. Với Trung Quốc, hễ có lợi thế gì là giới hiếu chiến, quá khích, cậy vào thế đó để hung hăng bất chấp tất cả. Cậy có vũ khí hạt nhân, sự hung hăng của giới quá khích, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã đến cực điểm, ảnh hưởng không ít đến động thái của Trung Quốc trong những thời gian gần đây trên Hoa Đông và Biển Đông làm cho tình hình trở nên rất căng thẳng.

    Nhật Bản hiện là nước sở hữu plutonium “cấp vũ khí” lớn nhất thế giới, đồng thời đã nắm chắc công nghệ lò phản ứng tái sinh và công nghệ tên lửa đẩy tiên tiến…giờ đây trước sự cảnh báo không cần giấu diếm của Trung Quốc thì họ biết phải làm gì. Và tình hình an ninh khu vực chính ai gây căng thẳng, chính ai đã thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang kể cả VKHN đã lộ rõ.

Chia sẻ trang này