1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ giữa Nhật với Asean + VN và TQ.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tridunghtvc, 03/07/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nhật đang nổ lực hạn chế tham vong của khựa ..... :rolleyes::P
    ================================================
    Nhật ra 'đòn hiểm' chặt ý định 'vươn vòi bạch tuộc' của Trung Quốc
    Đăng Bởi Một Thế Giới - 13:07 11-07-2014
    [​IMG]
    Thủ tướng Abe khẳng định, cam kết giúp đỡ cho PNG trong tương lai một cách chặt chẽ.

    [​IMG]

    Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe vừa đến thăm Papua New Guinea (PNG) hôm 10.7 và đây là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình công du 3 nước tại Thái Bình Dương. Kết thân với PNG là cách tốt nhất để chặt chiến lược phòng ngự từ xa của Trung Quốc (TQ) tại Thái Bình Dương.

    Chuyến đi lịch sử

    So với 2 chuyến thăm Úc và New Zealand, chuyến thăm PNG ít được truyền thông thế giới nhắc hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì Úc và New Zealand là những nước có tiếng nói trên trường quốc tế, thành viên trong nhóm Five Eyes có quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ.
    Còn PNG là một quốc gia ít được biết đến với dân số chỉ vài triệu người, hầu như ít được nhắc đến trong các bản tin thời sự. Tuy nhiên, không vì thế mà chuyến thăm này kém ý nghĩa mà còn mang tính đột phá hơn với Nhật.
    Tại New Zealand và Úc, Nhật chỉ khẳng định lại những cam kết với hai đồng minh. Còn tại PNG, ông Abe tạo ra trang sử mới trong quan hệ hai nước và chặn đứt ý định vươn vòi bạch tuộc ra biển của Bắc Kinh.
    Tháp tùng ông Abe có 150 doanh nghiệp Nhật mang nhiều hợp đồng quan trọng cho PNG. Tháng trước, PNG đã lần đầu xuất dầu mỏ sang cho Nhật và hãng Mitsubishi dự định xây một nhà máy lọc dầu 1 tỉ USD cho PNG.

    Thủ tướng Abe khẳng định, cam kết giúp đỡ cho PNG trong tương lai một cách chặt chẽ. Ông Abe phát biểu: "Tôi bày tỏ sự sẵn sàng trong việc hỗ trợ Papua New Guinea phát triển trong tương lai. Tôi cũng bày tỏ quyết tâm của Nhật Bản trong việc góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới bao gồm cả khu vực Thái Bình Dương, cùng với người dân và chính phủ Papua New Guinea".
    [​IMG]
    Hai phu nhân hai thủ tướng tại PNG
    Bà Jenny Hayward-Jones, giám đốc Chương trình Melanesia Myer tại Viện Lowy, cho biết chuyến thăm của ông Abe được dự định như một lời nhắc nhở về vai trò của Nhật Bản trong khu vực. "Chuyến thăm này là một tín hiệu lớn trong khu vực và cũng để nhắc TQ rằng Nhật Bản vẫn còn tầm ảnh hưởng trong khu vực", bà nói.
    "Thương mại và lợi ích đầu tư vào PNG rất có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp Nhật giải quyết bài toán năng lượng thay vì phụ thuộc vào Trung Đông, mà còn tạo lợi ích chính trị cho Nhật. Vì thế, ông Abe dành đến hai ngày tại PNG và mang theo một phái đoàn lớn".
    Vì sao Nhật coi trọng PNG?
    PNG có vị trí chiến lược khá quan trọng trên bản đồ. Muốn từ châu Á xuống châu Úc thì phải kiểm soát được PNG. Trong Thế chiến 2, Nhật cũng đã chiếm PNG và định dùng bàn đạp để tấn công Úc. Những điều đó là quá khứ và giờ Úc, Nhật là đồng minh thì vị trí PNG càng quan trọng với trục liên minh xuyên Thái Bình Dương.

    TQ cũng đánh giá rất cao vị trí của PNG. Trong chiến lược phòng ngự của TQ, họ muốn thâu tóm ảnh hưởng tại quốc gia này và coi đây là mắt xích quan trọng trong chuỗi đảo thứ hai cần kiểm soát (chuỗi đảo thứ hai kết nối các quần đảo Izu, Saipan và PNG).
    Nếu không tạo ảnh hưởng trong chuỗi đảo thứ hai, TQ sẽ phải co cụm ảnh hưởng trên biển và tắt mộng làm chủ Thái Bình Dương.
    Trước giờ, PNG chịu ảnh hưởng nhiều từ Úc. Trong vài năm gần đây, TQ ra sức lôi kéo ảnh hưởng tại bán đảo này nhưng giờ Nhật đã nhảy vào. Cùng với tác động từ Úc thì sẽ khó có chuyện PNG thành một quốc gia dễ bảo với TQ.
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Khựa mang VKHN ra hù dọa ....??????.. :rolleyes::P
    =======================================
    Chuyên gia Mỹ: Nhật có thể chế tạo 2.000 bom nguyên tử/năm
    Thứ Bảy, 11:32 12/07/2014

    (NLĐO) - Nhật Bản có thể sản xuất đủ lượng plutonium để chế tạo đến 2.000 quả bom nguyên tử/năm nếu nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân ở phía Đông Bắc nước này đi vào hoạt động, một chuyên gia Mỹ thuộc lĩnh vực không phổ biến hạt nhân cảnh báo.
    • Ông Henry Sokolski, giám đốc điều hành của Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến vũ khí hạt nhân, đưa ra nhận định trên trong buổi điều trần tại Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ ngày 10-7. Ngoài ra, ông cũng cảnh báo nhà máy tái chế nêu trên đi vào hoạt động sẽ vấp phải sự phản ứng từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

    [​IMG]
    Nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân Rokkasho ở tỉnh Aomori dự kiến hoạt động trong tháng 10-2014 có thế giúp Nhật có đủ lượng plutonium để chế tạo bom nguyên tử. Ảnh: ASAHI

    Theo ông Sokolski, đó là động thái “xúc phạm đến Seoul” và chính quyền Mỹ khá “liều lĩnh” khi để cho Tokyo tiến hành tái xử lý nhiên liệu hạt nhân trong khi ngăn cấm Hàn Quốc làm như vậy với thỏa thuận hợp tác hạt nhân song phương được hai nước ký năm 1974.

    Vị giám đốc Trung tâm này đề nghị chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama làm việc lại với Tokyo về thỏa thuận hợp tác hạt nhân song phương.

    Theo kế hoạch ban đầu, nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân Rokkasho ở tỉnh Aomori bắt đầu hoạt động vào tháng 10-2013 nhưng bị trì hoãn vì các quy định về bảo đảm an toàn. Đại diện nhà máy cho biết sẽ chính thức vận hành vào tháng 10 năm nay. Điều này gần như chắc chắn sẽ khiến Hàn Quốc và Trung Quốc có động thái phản ứng.

    Trong năm 2006, chính phủ Nhật Bản đã bí mật triển khai một bản báo cáo nội bộ về khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân. Báo cáo này dấy lên mối quan ngại sâu sắc trong chính quyền Washington. Theo đó, Tokyo chi từ 2-3 tỉ USD cho việc phát triển vũ khí này.

    H.Bình (Theo Yonhap, Asahi
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Ván bài Triều Tiên ..... :rolleyes::P
    =====================================
    Nhật Bản trong ván cờ châu Á-TBD với Trung Quốc

    (Bình luận quân sự) - Nhật Bản-Philipines-Úc đã kết thành một vành đai nong đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc nhưng còn một mắt xích quan trọng nữa…

    Trung Quốc hung hăng lộ ý đồ, hướng tấn công chiến lược

    Bất luận trong hoạt động gì, đặc biệt là hoạt động quân sự, thì cậy thế hung hăng là điều tối kỵ. Trong chiến tranh, hung hăng là động thái gây chiến, do đó cậy thế để hung hăng sẽ tất yếu bộ lộ thế, ý đồ, hướng chiến lược.

    Ngày 7/9/2010, Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc khi tàu đánh cá của ông này va chạm với hai tàu tuần tra của Nhật Bản tại hòn đảo tranh chấp Sensaku/Điếu ngư nằm giữa Okinawa và Đài Loan. Cả nước Trung Quốc vĩ đại nổi giận như thế nào thế giới đã biết, nhưng sự hung hăng cậy thế ở đây là chỉ sau đó ít ngày, New York Times đưa tin Trung Quốc đã ra lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm vào Nhật Bản từ 21/9.



    Một mỏ đất hiếm của Trung Quốc đang tàn sát môi trường sinh thái.


    Kim loại đất hiếm được ví như “muối của cuộc sống”. Do có đặc tính vật lý quang điện từ tốt, có thể kết hợp với các vật liệu khác tạo thành vật liệu mới đa dạng về chủng loại và tính năng, đất hiếm đã trở thành nguyên liệu quan trọng của nền công nghiệp hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực như chế tạo vũ khí, công nghệ thông tin, sinh học, điện - điện tử, hạt nhân, quang học, vũ trụ, vật liệu siêu dẫn, luyện kim, gốm sứ kỹ thuật cao...là nhu cầu nguyên liệu không thể thiếu của các quốc gia có nền khoa học công nghệ cao như Nhật Bản.

    Tuy nhiên, khai thác nó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái khiến các nước như Mỹ, tây Âu không dám mà chỉ có Trung Quốc là dám và bất chấp hậu quả vì tăng trưởng nên họ đã chiếm 96% nguồn đất hiếm của thế giới. Trong khi đó, Nhật Bản hiện phải nhập tới 95% đất hiếm từ Trung Quốc.

    Đòn cắt nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc với Nhật Bản thực sự là một đòn chiến lược cực hiểm, giống như phong tỏa eo biển Malacca, nhưng vì hung hăng nên Trung Quốc lại ra đòn quá sớm.

    Vào ngày 01/2/2014 ba tàu chiến gồm tàu đổ bộ 989 Trường Bạch Sơn (Type 071) cùng 3 trực thăng và một đại đội thủy quân lục chiến và các tàu khu trục 171 Hải Khẩu( Type 052C), tàu khu trục 169 Vũ Hán (Type 052B) từ đảo Hải Nam Trung Quốc vượt qua eo biển Sunda ở Indonesia, dọc theo bờ biển phía nam của Java và đảo Christmas vào Ấn Độ Dương.

    Tại đây, trước của eo biển Lombok, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã tiến hành một cuộc tâp trận với hàng loạt tình huống chiến đấu dã định như “Phá vỡ mặt đất theo nhiều cách”...rồi tiến về Tây TBD qua eo biển Lombok và Makassar sau khi khẳng định chủ quyền tại điểm cực Nam Biển Đông, bãi đá James Shoal cách Malaysia 80 km.

    Đây là ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong việc bảo vệ tuyến hàng hải sống còn từ Ấn Độ dương vào Thái Bình dương khi eo biển Malacca bị phong tỏa.

    Việc Trung Quốc chứng tỏ hải quân có đủ khả năng vươn đến vùng biển phía Bắc nước Úc đã làm cho miền cực Nam của tây Thái Bình Dương náo loạn cả lên. Nước Úc dù không có tranh chấp với Trung Quốc phải "giật mình" và Mỹ vội điều 1150 lính thủy đánh bộ cùng 4 máy bay trực thăng hạng nặng CH-53E Sea Stallion cấp tốc đến căn cứ Darwin (Úc). Indonesia tăng cường thực lực cảnh giác cao khi quần đảo Natunal đang nằm trong “lưỡi bò” của Trung Quốc.

    Như vậy, sự hung hăng ở đây đã không những làm lộ ý đồ và hướng chiến lược mà Trung Quốc còn “tự khai” ra tử huyệt của mình.

    Nhật Bản phản đòn

    Đương nhiên, Nhật Bản phải có chiến lược bảo vệ tử huyệt của mình nếu như không muốn bị Trung Quốc khống chế.

    Vấn đề thứ nhất. Rõ ràng là nếu nguồn cung kim loại đất hiếm cho Nhật Bản bị cắt thì gần như nền công nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản bị sụp. Vì thế, cũng như dầu mỏ, kim loại đất hiếm là thứ mà Nhật Bản cần phải có, cho nên, ngay sau sự hung hăng của Trung Quốc năm 2010, Nhật Bản đã lo đi tìm các nguồn khác và Việt Nam là một trong những điểm đến. Tuy nhiên chưa đủ, Nhật Bản buộc phải nhắm đến nơi nào đó có trữ lượng lớn hơn.

    Trở lại chuyến thăm Hàn Quốc của ông Tập Cận Bình được coi là để làm lung lay mối quan hệ Mỹ-Hàn-Nhật.

    Trước và trong chuyến thăm này, Triều Tiên đã “chào mừng” bằng hàng loạt tên lửa, phóng “vô thưởng vô phạt” về vùng biển Nhật Bản khiến cho các cuộc biểu tình chống ông Shinzo Abe “diễn giải điều 9”, ủng hộ cho một hiến pháp “hòa bình mẫu mực” phải suy nghĩ lại nếu như không muốn “tên lửa rơi trúng đầu”. Có lẽ người Triều Tiên muốn gửi đến những người Nhật Bản, thích kiểu hòa bình dưới ô kẻ khác một thông điệp: “Tao muốn hòa bình nhưng không ai cho tao được muốn hòa bình”.

    Dưới “làn tên lửa”, Nhật Bản và Triều Tiên đã “trao quà” cho nhau là “tìm kiếm những người bị bắt cóc” và “nới lỏng lệnh trừng phạt”.

    Giới thạo tin quốc tế cho rằng Việt Nam đã làm trung gian hòa giải cho Nhật Bản- Triều Tiên và, nếu đúng thì cũng chẳng có gì là bất ngờ khi Việt Nam có mối quan hệ với Mỹ được như ngày nay cũng từ việc “tìm kiếm người Mỹ mất tích” thì Nhật Bản có mối quan hệ với Triều Tiên tiến triển, để Nhật Bản có thể đầu tư… sang Triều Tiên như Mỹ với Việt Nam là một hiện thực.

    Tại sao lại không, khi Triều Tiên đang hành động cho thấy là “thoát Trung”, đã ám chỉ Trung Quốc là “sô vanh nước lớn”? Tại sao lại không, khi Trung Quốc lại đi bắt tay với Hàn Quốc chống lại Triều Tiên, “mặc cả với Hàn Quốc trên lưng Triều Tiên”?...

    Nếu như không có bạn, thù, vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn thì Nga và Nhật Bản là đối tượng đặc biệt nhất để Triều Tiên nhắm tới và ngược lại thì Nga đã, đang, còn Nhật Bản cũng vậy.

    Và, hồi tháng Giêng năm nay, công ty SRE Minerals Limited có trụ sở tại Anh đã công bố một báo cáo, theo đó, Triều Tiên có thể có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, khoảng 216 triệu tấn.

    Nếu con số này được xác nhận (con số do SRE công bố mới chỉ là kết quả đánh giá sơ bộ và Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ USGS cũng cho biết chưa có đủ dữ liệu để xác nhận), thì trữ lượng đất hiếm của Triều Tiên nhiều gấp đôi trữ lượng toàn thế giới được biết đến trước đó và nhiều gấp 6 lần Trung Quốc, nước đang đứng đầu thị trường đất hiếm hiện nay. Đây phải chăng, là mục tiêu quan trọng hơn cả địa chính trị, địa quân sự của Triều Tiên mà Nga, Nhật Bản nhắm tới?.

    Nhật Bản và Úc đã sẵn sàng với Trung Quốc trước một bước tại 2 eo biển Sunda và Blombok
    Vấn đề thứ hai. Trung Quốc hung hăng mở rộng hoạt động quân sự tại phía Bắc nước Úc và 2 eo biển được coi là dự phòng khi Malacca bị phong tỏa.

    Nếu Trung Quốc khống chế được 3 eo biển dự phòng là Sunda, Blombok và Makascha, thì Nhật Bản chỉ còn tuyến hàng hải qua eo biển Malacca và buộc phải đi qua Biển Đông, nhưng nếu Trung Quốc khống chế được Biển Đông nữa thì Nhật Bản coi như hết đường.

    Ngược lại, nếu Nhật Bản và Úc có hợp tác quốc phòng “đặc biệt” thì Trung Quốc chỉ còn mỗi con đường qua eo biển Malacca. Eo biển Malacca được coi như là "cổ phần lớn của đại gia Mỹ", Trung Quốc khống chế được nó thì không thể. Ngay với Malaysia, Trung Quốc có tham lam đến mấy cũng không muốn gây lộn, dù Malaysia có hàng trăm giàn khoan nằm trong “đường lưỡi bò” mà cũng không mở miệng như họ từng với Việt Nam, Philipines…

    Cú “mở hàng” đầu tiên sau khi Nhật Bản có quyền “phòng vệ tập thể” với nước Úc đã chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề. Nhật Bản đã đi trước Trung Quốc một bước, vừa bảo vệ được tử huyệt của mình nhưng cũng khống chế được tử huyệt của đối phương, hạn chế khả năng cơ động của Trung Quốc.

    Như vậy, Nhật Bản-Philipines-Úc đã kết thành một vành đai an ninh bền vững ở Tây Thái Bình Dương để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, bền vững nhưng chưa chặt, vì, có vẻ như vành đai này đang cần thêm một mắt xích quan trọng…

    Việt Nam đang làm gì?

    Tất nhiên, Việt Nam không thể ngồi nhìn. Sử dụng Cam Ranh, hợp tác khai thác dầu khí với Nga, Mỹ, Ấn Độ, các hoạt động đối ngoại quốc phòng…là những nước cờ chiến lược hay mà Việt Nam đã đang triển khai thực hiện.

    Chẳng hạn, mới đây, ngày 21/5, Việt Nam đã tham gia “Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt” (PSI) được Mỹ rất hoan nghênh.

    Lưu ý là trước đây Việt Nam và Trung Quốc phản đối,cho rằng hoạt động của PSI là bất hợp pháp và nay thì chỉ Trung Quốc không tham gia trong khi Việt Nam thay đổi. Tham gia PSI là Việt Nam tham gia các hoạt động chống khủng bố trên không và trên biển nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lậu vũ khí hủy diệt hàng loạt và các loại hàng bất hợp pháp…Đây là một tham gia mà qua đó khẳng định chủ quyền khi có Mỹ, Nhật Bản, Úc, NewZealand và Singapo cùng hỗ trợ hoạt động…

    Chỉ nêu một sự kiện ít ai để ý như vậy để chứng tỏ giới lãnh đạo Việt Nam rất khôn khéo trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

    Ai đó cho rằng Việt Nam này nọ là sai lầm. Với nhãn quan chiến lược quân sự thì Việt Nam không kém ai cho nên sẽ có những tính toán, nước đi phù hợp.
    engkhoi thích bài này.
  4. metal98

    metal98 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2014
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    133
    các cụ có biết tại sao thời điểm này, các sự kiện xung đột chiến tranh biên giới với Trung Quốc ngày càng được công khai phổ cập trên các trang báo không? hình như trước đây chẳng có báo chính thống nào được đăng công khai :D :D :D
    Connuocviettridunghtvc thích bài này.
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    VN có câu " Sổ toạc móng heo " .............. nghĩa là không những các vấn đề với khựa được đưa ra mà những vụ đi đêm ăn theo khựa cũng được lôi ra hết ..... vậy là rất tốt .... :rolleyes::D
    metal98 thích bài này.
  6. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    nói chung là cũng đã đến lúc IQ cao tái thiết nên quân sự giống năm 1976 đến năm 1990 thì tạm dừng , bây giờ tái thiết lại TQ chắc mệt
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Triều Tiên bắn tên lửa hù dọa ai ?:oops:
    Các phân tích cho rằng Triều Tiên bắn tên lửa cảnh báo cuộc tập trận Mỹ-Hàn-Nhật . Tuy nhiên nhìn xa hơn > lúc cu Tập đang ve vãn họ Park thì Triều Tiên đã bắn dồn dập tên lửa và cũng đồng thời kêu gọi thống nhất ( không chỉ 1 lần ) >>>> chúng ta thấy rằng Triều Tiên đang muốn thoát khỏi khựa > nều Hàn .... cú lao đầu theo khựa thì không tốt > vậy phải bắn cảnh cáo " Hàn nên chọn an ninh và tiếp tục đi theo Mỹ - hơn là cho kinh tế để rồi mất an ninh "..... ý nghĩa của lần bắn gần đây cũng vậy .... Hàn nên tiếp tục theo Nhật -Mỹ .... giống như Úc cần coi trọng vấn đề an ninh hơn là củ cà rốt mà khựa chìa ra . Nhật Bản chắc hiểu tư tưởng này nên tiếp tục nới lỏng các vấn đề với Triều Tiên ........:P
  8. engkhoi

    engkhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2009
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    95
    Một góc nhìn cho thấy tương lai chiến trường Thái Bình Dương quan trọng như thế nào. Hy vọng là những chú voi dù đánh nhau hay ******** thì những ngọn cỏ dưới chân chúng vẫn có hy vọng sống sót!
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Tớ thì nghĩ khác. Bắc TT vốn là đệ tử ruột của thằng khựa, nên khựa xúi nó bắn tên lửa nhằm phân tán sự quan tâm của thế giới đối với những hành động càn quấy của khựa trên biển. Bắc TT luôn là thằng đệ hết mực trung thành với anh hai khựa (nó chỉ trông cậy được mỗi anh hai này thôi) thì đời nào nó dám làm nghịch ý anh hai.
    Bắc TT muốn thoát khỏi khựa ư? Đừng suy nghĩ ấu trĩ thế !


  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Vậy à ? lên nắm quyền mấy năm rồi - mà không thèm qua khựa > xử hết những kẻ thân khựa .... đệ à ? >>>> tư tưởng y hệt mấy thằng khựa bẩn ..... :rolleyes:

Chia sẻ trang này