1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ giữa Nhật với Asean + VN và TQ.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tridunghtvc, 03/07/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Thời gian tới chúng ta sẽ chứng kiến hàng loạt công nghệ mới của người Nhật được phô diễn ( cái xe máy Nhật sản xuất cách đây 5-60 năm vẫn hơn hẳn chiếc xe mới do khựa sx .... )
    ==============================================================
    Nhật chính thức công khai tiêm kích tàng hình mới
    Thứ Ba, ngày 15/07/2014 05:37 AM (GMT+7)
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 12/7 đã chính thức công khai mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới của nước này.

    Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày



    Tháng trước, một bức ảnh rò rỉ trên mạng được cho là mẫu đầu tiên của ATD-X, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới mà lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản dự định sẽ đưa vào hoạt động để thay thế cho các chiến đấu cơ Mitsubishi F-2 đã lạc hậu.

    Ngày 12/7 vừa qua, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ quốc phòng (TRDI) đã chính thức công khai những hình ảnh đầu tiên của mẫu tiêm kích thế hệ mới ATD-X (có số seri 51-0001). TRDI cho biết, đây mới chỉ là mẫu thử nghiệm dành cho các mục đích nghiên cứu.

    [​IMG]

    Bức ảnh của mẫu tiêm kích ATD-X mới được Bộ Quốc phòng Nhật Bản chính thức công bố.

    Thực tế, mẫu ATD-X sẽ được sử dụng để phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, F- của Nhật Bản.

    Đáng chú ý, những hình ảnh mới được chụp vào ngày 8/5 cho thấy, các cánh đứng ở phần đuôi được thiết kế với độ nghiêng nhất định, giúp tăng khả năng linh hoạt và tránh radar cho máy bay. Đây là yếu tố quan trọng khi ATD-X đối đầu với J-20 của Trung Quốc và T-50 của Nga trên Thái Bình Dương.

    Huy Phong (Theo Aviationist
    yetkieu thích bài này.
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    :rolleyes::D
    Hàn-Triều rục rịch lộ trình thống nhất, Trung Quốc tái mặt

    (Quan hệ quốc tế) - Dù bề ngoài có vẻ căng thẳng nhưng cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những động thái tích cực chuẩn bị lộ trình thống nhất.

    Ngày 15/7, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo đã thành lập một Ủy ban do Tổng thống Park Geun-hye chỉ đạo, có nhiệm vụ chuẩn bị lộ trình thống nhất với Triều Tiên.

    Ủy ban trên gồm 50 thành viên, trong đó có 30 chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực như học thuật, kinh tế, xã hội và có nhiều kinh nghiệm về vấn đề thống nhất; 2 nhà làm luật, 11 quan chức chính phủ và 6 nhà lãnh đạo các viện tư vấn của nhà nước.

    Dự kiến ủy ban này sẽ tiến hành phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 8 tới.

    Trước đó, hồi tháng 1/2014 vừa qua, Tổng thống Park Geun-hye đã chỉ đạo thành lập ủy ban có nhiệm vụ thúc đẩy và chuẩn bị cho lộ trình thống nhất với Triều Tiên một cách hòa bình.

    Tiếp đó, trong chuyến thăm Đức vào tháng 3/2014, bà Park Geun-hye công bố sáng kiến đề cập đề xuất ba điểm đối với phía Triều Tiên, bao gồm phát triển hạ tầng cơ sở, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Triều Tiên và mở rộng trao đổi liên Triều trong các lĩnh vực phi chính trị như lịch sử, văn hóa và thể thao.

    [​IMG]
    Tượng đài Thống nhất ở Triều Tiên, với hình ảnh hai người phụ nữ dâng cao tấm bản đồ bị chia tách, tượng trưng cho mong muốn thống nhất hai miền nam bắc.
    Trước Hàn Quốc, Triều Tiên cũng liên tiếp kêu gọi "tái thống nhất độc lập" dân tộc. Triều Tiên cho rằng miền Bắc và miền Nam (Hàn Quốc) nên cùng nhau xác định về việc thống nhất đất nước bắt cách "thành lập liên bang và nỗ lực hiện thực hóa điều này, tích cực thúc đẩy sự tồn tại, thịnh vượng và các lợi ích chung".

    Đề xuất kêu gọi cả hai bên cùng hướng tới tuyên bố chung ngày 15/6/2000, văn bản đã được ký kết tại Bình Nhưỡng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên .

    Để thực hiện nhiệm vụ này, các nhà chức trách Triều Tiên đề nghị “tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hòa giải và đoàn kết, chấm dứt vu khống và phỉ báng”, ITAR-TASS cho biết.

    Rõ ràng, cả hai phía Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những động thái tích cực nhằm cải thiện mối quan hệ, dù những biểu hiện bề ngoài có vẻ hoàn toàn ngược lại, thậm chí hai nước còn coi nhau như kẻ thù.

    Mới đây, Triều Tiên còn chỉ trích sự xuất hiện của tàu sân bay hạt nhân George Washington tại Hàn Quốc và gọi sự tham gia của tàu này trong cuộc tập trận hải quân chung dự kiến giữa Seoul và Washington là "hành động khiêu khích nghiêm trọng không thể tha thứ". Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc diễn ra từ ngày 16-21/7 tại vùng biển phía Tây Nam Hàn Quốc.

    Trong khi đó, Triều Tiên cũng tỏ ra chẳng vừa khi liên tiếp thực hiện các vụ thử tên lửa. Ngày 14/7, Triều Tiên bắn hàng loạt hàng loạt quả đạn pháo ở gần biên giới biển với Hàn Quốc. Cùng ngày, Triều Tiên và Hàn Quốc lại đồng ý hội đàm ở một ngôi đền gần biên giới. Hành động bắn đạn pháo diễn ra chỉ một ngày sau khi Triều Tiên phóng thử 2 tên lửa đạn đạo xuống biển Nhật Bản.

    Nếu quan sát những động thái chuẩn bị cho lộ trình thống nhất của hai miền Triều Tiên có lẽ nước phải lo sốt vó lên là Trung Quốc, người anh lớn, người bảo trợ duy nhất của Triều Tiên. Nó giống như cái tát vào mặt Trung Quốc bởi lâu nay Trung Quốc rất tích cực đổ tiền và Triều Tiên. Hàng chục năm qua, Trung Quốc đã đầu tư vào bán đảo Triều Tiên hàng tỷ USD dưới dạng viện trợ trực tiếp.

    Nhìn bề ngoài, nhiều người tưởng Trung Quốc thiệt. Nhưng không, Trung Quốc có được sự đảm bảo về an ninh và vị trí chắc chắn trên trường quốc tế bởi Triều Tiên chính là tấm đệm, một lá chắn để Trung Quốc chống lại các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Nhiều năm qua, Trung Quốc không dám lơ là Triều Tiên bởi nếu không, nước này sẽ phải đối mặt với tình trạng nguy hiểm. Triều Tiên hoàn toàn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ hậu hĩnh từ các nước phương Tây, thậm chí có thể dùng chính con bài hạt nhân để mặc cả, đàm phán với Trung Quốc.

    Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên phá vỡ nguyên tắc truyền thống, sang thăm Hàn Quốc trước Triều Tiên, nước này đã bắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn như một lời cảnh cáo với Trung Quốc rằng Triều Tiên chẳng dễ để Trung Quốc điều khiển.

    Một bán đảo Triều Tiên yên bình, thống nhất có lẽ chẳng có lợi gì cho Trung Quốc vì không có gì đảm bảo họ sẽ không nghiêng về Mỹ. Ngay cả bây giờ Mỹ cũng đủ khiến cho Trung Quốc nhấp nhổm bởi với cái cớ về mối đe dọa Triều Tiên, Mỹ đã gia tăng hiện diện quân sự sát sườn Trung Quốc với khoảng 30 nghìn binh sĩ Mỹ đang đóng ở Hàn Quốc.

    Vì lẽ đó, hẳn Trung Quốc chẳng mong đợi gì một đường biên giới trực tiếp với một Triều Tiên hợp nhất.

    An Thái
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nga quá tinh khôn >>>> Triều Tiên thông nhất + Nga và Nhật hợp tác thì bít hết đường của khựa .....
    ==============================
    Nga mừng ra mặt vì có Nhật kiềm chế Trung Quốc
    (Tin tức 24h) - Hôm 01/7, Nội các Nhật Bản do Thủ tướng S.Abe đứng đầu đã thông qua Nghị quyết về quyền "phòng vệ tập thể".
    Diễn biến mới nhất
    Nghị quyết về quyền "phòng vệ tập thể" cho phép diễn giải theo cách mới Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản (cấm thành lập Lực lượng vũ trang riêng của Nhật Bản cùng nhiều hạn chế khác).
    Tinh thần của Nghị quyết là cho phép sử dụng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở ngoài biên giới quốc gia để bảo vệ đồng minh trong trường hợp đồng minh bị kẻ thù chung (cả đối với Nhật) tấn công. Ví dụ, Tokyo có thể hỗ trợ Washington trong trường hợp Mỹ bị Bắc Triều Tiên tấn công.
    Để có hiệu lực, Nghị quyết còn cần phải được Quốc hội phê chuẩn. Nhưng hiện nay Đảng dân chủ tự do cầm quyền của Thủ tướng S.Abe và đảng liên minh trong Quốc hội đang chiếm đa số nên chắc chắn việc thông qua sẽ không gặp trở ngại gì.
    [​IMG]
    Một số thông tin liên quan
    1. Từ năm 1947, Hiến pháp Nhật cấm nước này tham gia vào các cuộc xung đột quân sự và cấm thành lập quân đội riêng. Tuy nhiên, vì Nhật Bản là một thành viên Liên Hợp Quốc nên có quyền tự vệ. Chính vì thế mà đến năm 1954, Nhật Bản đã tái thành lập một lực lượng quân sự hạn chế dưới dạng Lực lượng phòng vệ.
    Tuy tên gọi có vẻ hiền lành nhưng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên thực tế có một tiềm lực rất mạnh. Theo đáng giá của Viện bảo vệ hòa bình Stockholm thì Nhật Bản đứng thứ năm trên thế giới về ngân sách quân sự - 59 tỷ đô la. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có tới 769 máy bay chiến đấu và Hải quân Nhật Bản hiện đang mạnh nhất trong khu vực.
    2. Theo quan điểm của Tạp chí Phân tích chính trị - quân sự Mỹ Global Security.org thì khu vực mà các Lực lượng quân sự Nhật bản có thể được sử dụng sẽ là không gian khu vực Đông Á.
    3. Nghị quyết trên của Nội các Nhật Bản làm Trung Quốc đặc biệt quan ngại. Nước này đã từng có phản ứng rất tiêu cực trước những thay đổi trong Học thuyết quốc phòng Nhật Bản và chỉ vài giờ sau khi Nghị quyết nói trên được Nội các Nhật Bản thông qua thì đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố:
    “Trung Quốc phản đối kế hoạch của Nhật Bản nhằm thực hiện các chính sách của mình với các cớ ngụy tạo là để đối phó với mối đe dọa xuất phát từ Trung Quốc”.
    Quan điểm của các chuyên gia Nga
    V.Kistanov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Viễn đông Viện Hàn lâm khoa học Nga.

    Bằng cách diễn giải lại điều 9 Hiến pháp, Thủ tướng S.Abe đã có bước đi phải nói là rất khôn khéo. Để hiểu rõ hơn, chỉ cần biết rằng việc điều chỉnh hoặc sửa đổi Hiến pháp Nhật là rất khó khăn: cần phải có 2/3 tổng số đại biểu của cả hai viện Quốc hội ủng hộ.
    Đảng cầm quyền hiện nay chưa có được đa số như vậy, ngoài ra, lực lượng chống S.Abe đưa quân ra nước ngoài hiện đang mạnh. S.Abe chọn con đường vòng nhưng hiệu quả – thay đổi cách diễn giải Hiến pháp.
    S.Abe cho rằng cần phải nâng cao vai trò của Nhật Bản trên trường quốc tế và nước Nhật cần phải có đủ khả năng bảo vệ những lợi ích của mình.
    Ngoài ra, S.Abe còn cho rằng những cáo buộc tội ác chiến tranh của Nhật trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai là không công bằng. Thủ tướng S.Abe hiện đang tìm cách xem xét lại lời xin lỗi thủ tướng Nhật T.Muraiama năm 1995 về những đau thương và tổn thất mà nước này gây ra trong chiến tranh.
    Theo S.Abe, Nhật Bản cần phải có một Quân đội quốc gia đầy đủ và ông đang kiên quyết và nhất quán thực hiện mục tiêu này. Tháng 12/2013 Nhật Bản đã thông qua “Các phương hướng cơ bản mới trong chính sách quốc phòng” – về bản chất, đây thực sự là học thuyết quân sự (tuy Nhật Bản không chính thức gọi đó là học thuyết quân sự).
    Điểm nhấn trong văn kiện này là nâng cao vai trò của Lực lượng phòng vệ trong hiện thực hóa các lợi ích chính trị đối ngoại. Cũng trong tháng 12/2013, Nhật Bản cũng đã xem xét lại chương trình trung hạn phát triển Lực lượng phòng vệ nước này giai đoạn 2014-2018.
    Đầu năm 2014, S.Abe chấm dứt hiệu lực của các cam kết hạn chế xuất khẩu vũ khí và hiện nay Nhật Bản đã trở thành một nước xuất khẩu vũ khí đầy đủ - cần nhớ rằng Nhật Bản có tiềm lực công nghiệp quốc phòng rất mạnh.
    Và cuối cùng, S.Abe đã thành lập Hội đồng an ninh quốc gia – theo mô hình Mỹ. Hiện nay Hội đồng này có trách nhiệm đề ra và thống nhất kiểm soát việc thực hiện toàn bộ chiến lược chính trị đối ngoại của Nhật Bản (trước đây chức năng này do các Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và các Bộ Tài chính và Công nghiệp chia nhau đảm nhiệm).
    Nguyên nhân khiến S.Abe phải xây dựng chính sách quân sự độc lập là do sự gia tăng căng thẳng ở Châu Á- Thái Bình Dương. Trước hết, đó là sức mạnh quân sự ngày càng lên của Trung Quốc và nước này không minh bạch trong ngân sách quốc phòng - tiếp đó là chương trình tên lửa- hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
    Tất nhiên, Thủ tướng S.Abe hiểu rằng trong thời điểm hiện tại Nhật Bản chưa thể trở thành cường quốc hạt nhân độc lập và vì thế không thể từ bỏ ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ cho nên trong “Chiến lược an ninh quốc gia” của Nhật Bản có điều khoản ghi rõ là Mỹ vẫn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
    Nhưng bây giờ người Nhật đã sẵn sàng chia sẻ gánh nặng với Mỹ. Từ trước đến nay, Hiệp ước an ninh song phương Nhật- Mỹ quy định là Nhật sẽ phối hợp với các Lực lượng vũ trang Mỹ chỉ trong trường hợp có mối đe dọa tấn công Nhật Bản. Cách giải thích mới Hiến pháp như trên cho phép Nhật Bản có thể tham gia vào các chiến dịch quân sự chung với Mỹ ở các khu vực khác trên thế giới.
    Còn về những ảnh hưởng của xu hướng quân sự hóa Nhật bản đối với Nga, V.Kistinov cho rằng Mỹ muốn thành lập một NATO Phương Đông trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và quyết định mới của Nhật Bản là một tin không lành đối với Nga – Vùng Viễn Đông của Nga sẽ là một phần của khu vực mà Nhật Bản sẽ tăng cường sức mạnh quân sự.
    Cũng theo V.Kistinov thì còn một yếu tố rất quan trọng nữa ảnh hưởng tới Nga. Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ và dự định tăng cường sự phối hợp trong lĩnh vực NMD (lĩnh vực phòng thủ tên lửa) và đây mới là tín hiệu đáng lo nhất đối với Nga .
    Cách đây không lâu, vào tháng 11/2013 lần đầu tiên hai nước Nga- Nhật đã tổ chức cuộc gặp hai bên theo công thức 2+2 ( Mỗi bên có Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng quốc phòng tham dự). Tại cuộc gặp này, phía Nga đã lần đầu tiên chính thức tuyên bố về quan ngại của mình liên quan đến chương trình NMD của Nhật Bản.
    Tại Châu Âu, Mỹ đã triển khai các thành phần của hệ thống NMD bất chấp sự phản đối của Nga . Nếu một hệ thống như vậy nữa được triển khai ở Viễn Đông, Mỹ sẽ thành lập được một hệ thống kiềm chế Nga và tiềm lực kiềm chế hạt nhân của Nga.
    Nga bố trí các tàu mang tên lửa hạt nhân trên biển Okhot và nếu trên lãnh thổ Nhật Bản một hệ thống NMD Mỹ được triển khai thì hệ thống này sẽ bắn hạ các tên lửa đạn đạo của Nga nhằm vào lãnh thổ Mỹ ngay khi các tên lửa mới được phóng lên . Đây là một mối đe dọa rất nguy hiểm đối với Nga.
    L.Ivanshov, Thượng tướng, Viện sỹ Viện Hàn lâm các vấn đề địa- chính trị Viện Hàn lâm khoa học Nga
    Hiến pháp Nhật bản là bản hiến pháp người Mỹ áp đặt cho người Nhật với rất nhiều những điều khoản hạn chế Nhật Bản. Bằng bản Hiến pháp này, nước Nhật đã trở thành một phần không tách rời trong chiến lược quân sự- chính trị của Mỹ và đã trở thành vệ tinh của Mỹ.
    Người Nhật cảm nhận rất rõ điều đó. Hoặc ít nhất là giới lãnh đạo quân sự Nhật – tôi đã từng gặp các tướng Nhật phụ trách đảm bảo an ninh quốc gia và hiểu rõ điều đó. Ở đâu đó, dù âm thầm nhưng người Nhật vẫn muốn có sự độc lập trong các vấn đề quân sự.
    Mặt khác, tình hình tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương thực sự đang ngày càng nóng lên và người Nhật muốn có phương tiện bảo vệ mình trước tiềm lực quân sự đang lên của Trung Quốc. Và cuối cùng, Mỹ cũng muốn Nhật Bản mạnh để làm đối trọng với sức mạnh quân sự Trung Quốc và trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu để kiềm chế nước này.
    Còn nước Nga? Trong trường hợp này, Nga cần phải thiết lập một hệ thống các cán cân cân bằng tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
    Nga sẽ không có lợi nếu Quân đội Trung Quốc có ưu thế tuyệt đối – một viễn cảnh như vậy dứt khoát sẽ làm tăng các tham vọng tấn công của Trung Quốc. Nga cần phải hành động trong tam giác Nga – Nhật- Ấn Độ để tạo thành một lực lượng đối trọng với Trung Quốc.
    Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải làm việc (hợp tác) với chính Trung Quốc. Chiến lược này (hợp tác với Trung Quốc) cần phải rất linh hoạt. Người Trung Quốc cần phải biết rằng Nga sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ với Nhật Bản, sẽ tiếp tục hợp tác quân sự với Ấn Độ và Việt Nam. Điều đó sẽ góp phần kiềm chế những tham vọng của Trung Quốc đối với Nga.
    Chúng ta cần phải có mối quan hệ đa chiều tại khu vực. Chính vì thế mà căng thẳng quá với Nhật Bản là không có lợi, và để cho Trung Quốc chiếm ưu thế lại càng là điều không mong muốn.
    engkhoi thích bài này.
  4. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    Nhật đã nổi dậy với cách làm ăn đẹp của họ thì khựa chắc không quyến rủ bằng
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nhật kinh quá ..... bao vây khựa tứ phía ..... :rolleyes::D[​IMG]
    ====================================================
    THẾ GIỚI16/7/2014 22:06
    Nhật Bản và 5 nước Trung Á phản đối "đe dọa bằng vũ lực"
    Theo Kyodo, ngày 16/7, Nhật Bản và năm nước Trung Á, bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, đã lên tiếng phản đối "việc đe dọa bằng vũ lực" và kêu gọi giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế.
    >Mỹ-Nhật-Úc đều phản đối dùng vũ lực làm thay đổi hiện trạng Biển Đông / Việt Nam không đơn độc trong cuộc đấu tranh chính nghĩa / * Dân Hàn xem Trung Quốc là mối đe dọa quân sự
    Lời kêu gọi này dường như nhằm vào việc Trung Quốc dùng sức mạnh để gia tăng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại Biển Hoa Đông và Biển Đông.

    Trong một tuyên bố chung được đưa ra sau một hội nghị tại Bishkek, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp năm nước Trung Á trên, vốn nằm gần Trung Quốc, đã kêu gọi ủng hộ luật pháp và loại bỏ việc sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

    Dù không ám chỉ đến việc Trung Quốc tăng cường quân sự và gia tăng tham vọng lãnh thổ song các ngoại trưởng này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ.

    Tuyên bố cho biết năm nước Trung Á "đánh giá cao và ủng hộ" những đóng góp quốc tế của Nhật Bản cho an ninh và các lĩnh vực khác. Theo tuyên bố, các nước trên, ngoàiTurkmenistan, đều bày tỏ ủng hộ nỗ lực của Nhật Bản để trở thành một ủy viên không thường trực của Hội động Bảo an Liên hợp quốc.

    Đây là lần đầu tiên, các ngoại trưởng của Nhật Bản và năm nước Trung Á tổ chức một hội nghị kể từ hội nghị gần đây nhất diễn ra tại Tokyo hồi tháng 11/2012./.
    Theo www.vietnamplus.vn[​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 17/07/2014
  6. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    những quốc gia thuộc Liên Xô cũ luôn xem trọng Vietnam hơn khựa :D
    tridunghtvc thích bài này.
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Ngày nghỉ vui tí ................... :rolleyes::P
    ==================================

    • [​IMG]
      • [​IMG]
      • Ảnh động cười toe toét: Cùng nhau thư giãn
        • [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 19/07/2014
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Quan điểm của người Nhật ........................
    ========================================
    Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan vì tính toán sai và do sức ép quốc tế
    Thời điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở khu vực quần đảo Hoàng Sa là ngày 2.5. Hành động này diễn ra ngay sau chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi cuối tháng 4.2014 mà mục đích của chuyến đi này là để tăng cường liên kết quân sự với Nhật Bản và Philippines nhằm kiềm chế chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
    Vì muốn tránh đối đầu trực diện với Mỹ, Trung Quốc đã không đụng chạm đến Nhật Bản và Philippines mà thay vào đó là chọn cách đối đầu với Việt Nam nhằm mục đích tạo ấn tượng với dư luận trong nước là “Bắc Kinh đã có thái độ cương quyết với bên ngoài”. Đồng thời, dư luận cũng nghi ngờ Bắc Kinh đang muốn thử phản ứng của Mỹ và các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phải trả một giá quá đắt trước hành động khiêu khích này. Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của dư luận quốc tế trong khi các nước Đông Nam Á ngày càng mất niềm tin vào Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ - nước vốn có thái độ trung lập trong cuộc đối đầu Việt-Trung - cũng thể hiện rõ ràng sự ủng hộ đối với Việt Nam. Điều này cho thấy Trung Quốc đã tính toán sai lầm. Giới quan sát cho rằng Bắc Kinh đang muốn chuyển hướng thái độ bất mãn của người dân liên quan đến tình hình kinh tế và môi trường ngày một tồi tệ ở trong nước ra bên ngoài. Một chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Bắc Kinh cho biết: “Lần này, Trung Quốc tạm thời dịch chuyển (giàn khoan) trước áp lực của cộng đồng quốc tế nhưng có lẽ với những thủ đoạn chính trị tương tự, chính quyền Tập Cận Bình sẽ sớm tạo ra các vấn đề tương tự với các quốc gia khác trong khu vực”.
    Trước đó, hãng tin Kyodo ngày 16.7 cũng đã đăng tải thông tin về việc Trung Quốc hoàn tất hoạt động thăm dò dầu khí ở Hoàng Sa hôm 15.7. Theo Kyodo, việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng xoa dịu tình hình. Trong khi đó, trang tin của “Yomiuri” cũng cho rằng việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan cho thấy Bắc Kinh muốn sớm kết thúc hoạt động của giàn khoan này trước thời điểm diễn ra Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) vào tháng 8.2014.
    Trong một bài viết đăng trên tờ “Đông phương Nhật báo” ngày 18.7, chuyên gia quan hệ Trung - Mỹ Ngưu Bạch Vũ cho biết việc giàn khoan 981 tiến vào vùng biển Việt Nam xảy ra không lâu sau chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Khi đó, ông Obama “đi qua cửa nhà mà không vào nhà của Trung Quốc”, trong thời gian thăm viếng châu Á lại ủng hộ Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể, đưa vùng biển thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vào phạm vi Hiệp ước Bảo đảm an ninh Mỹ - Nhật, sử dụng vấn đề Biển Đông để lôi kéo một số nước ASEAN bao vây Trung Quốc. Tất cả đã kích động Trung Quốc đưa ra quyết định kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Có thể nói ngay từ đầu việc giàn khoan Hải Dương 981 tiến vào Hoàng Sa đã mang dụng ý trả thù Mỹ về ngoại giao. Quan trọng hơn, nếu nhìn vào quan hệ song phương Trung - Mỹ một năm trước, người ta có thể phát hiện sau cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama ở trang viên Sunnylands năm 2013, quan hệ Trung - Mỹ bắt đầu rơi xuống đáy. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tranh cãi, đối đầu giữa hai bên có thể nói đã lên tới cực điểm, trong tất cả các lĩnh vực dường như đều bùng nổ xung đột quyết liệt. Khi giàn khoan Hải Dương 981 tiến vào Hoàng Sa chính là lúc tranh cãi Trung-Mỹ trong hàng loạt vấn đề bước vào thời khắc quyết liệt nhất. Việc giàn khoan Hải Dương 981 tiến vào Hoàng Sa kỳ thực chính là cuộc đấu ngoại giao và chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Chỉ có điều nó đã làm Việt Nam thiệt thòi, tạm thời trở thành “vật hy sinh” cho cơn “hờn dỗi” Trung - Mỹ.
    Điều khiến người ta vui mừng là trong bối cảnh quan hệ Trung - Mỹ không ngừng xấu đi, cuộc đối thoại về chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ vừa được tiến hành cách đây không lâu ở Bắc Kinh, quan hệ Trung - Mỹ tạm thời trở nên lắng dịu. Vào ngày 14.7, Tập Cận Bình và Obama lại có cuộc điện đàm qua đường dây nóng hiếm thấy trong thời gian Tập Cận Bình thăm viếng nước ngoài. Trong cuộc đàm thoại này, Tập Cận Bình một lần nữa nhấn mạnh kiên trì xử lý tốt bất đồng bằng phương thức mang tính xây dựng và tôn trọng lẫn nhau, bảo đảm quan hệ hai nước luôn phát triển theo hướng tích cực. Obama cũng biểu thị sự tán thành đối với chủ trương xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ của Tập Cận Bình, tái khẳng định việc Mỹ nỗ lực cùng Trung Quốc xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới, tăng cường hợp tác thiết thực, xử lý bất đồng một cách xây dựng, biến hợp tác trở thành dòng chủ lưu trong quan hệ hai nước. Chuyên gia này cho rằng, trong quá trình đấu tranh chiến lược, Trung - Mỹ đã nhận thức được rủi ro ẩn chứa và bắt đầu tiến hành xử lý tranh cãi, bất đồng. Với sự can dự trực tiếp của lãnh đạo tối cao hai bên, cuối cùng quan hệ Trung - Mỹ đã xuất hiện một số tín hiệu nồng ấm hiếm có. Trong bối cảnh đó, việc giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển là chuyện hợp tình hợp lý.
  9. binhnt02

    binhnt02 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/07/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    95
    Topic nay gần 10 page mà gần như 1 một mình bác múa cũng hơi mệt nhỉ?
    Mình có một số bạn thuộc Liên xô cũ, các bạn ấy nói một số dân chúng không ưa Nga cũng giống như VN không ưa TQ vậy. Điều tất yếu của mọi người là phải có bạn bè, không ngạc nhiên rất nhiều người VN mong muôn NB là bạn, bạn và tôi có cùng quan điểm không?
    Nhìn về tình hình thế giới và VN hiện nay co khi quan hệ với NB là tương đối an toàn.
    Mong bạn đồng quan điểm để chia sẻ.
    Trân trong.
    tridunghtvc thích bài này.
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nấu 1 món ăn ngon thường có nguyên liệu căn bản tốt và gia vị phù hợp.
    Về lâu dài Nga là căn bản còn Nhật là gia vị .
    :rolleyes::D

Chia sẻ trang này