1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ giữa Nhật với Asean + VN và TQ.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tridunghtvc, 03/07/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    :eek::cool:
    ===============================
    Vụ thịt thối: Trung Quốc thanh tra, nhà hàng ngừng mua thịt
    22/07/2014 17:04 (GMT + 7)


    TTO - Ngày 22-7, Trung Quốc đã ban hành lệnh thanh tra các nhà hàng trên toàn quốc đang sử dụng nguồn thịt từ nhà cung cấp Thượng Hải Husi Food - mà McDonald's và Yum! Brands là 2 trong số các khách hàng, sau khi nhà máy này bị đóng cửa vì cáo buộc bán sản phẩm hết hạn sử dụng.
    [​IMG]
    Món Big Mac hamburger của McDonald's bán tại một cửa hàng ở Bắc Kinh. Cả McDonald’s và Yum đều đang điều tra nhà cung cấp thịt Husi Thượng Hải - Ảnh: Bloomberg
    Thanh tra Trung Quốc sẽ tiến hành đợt "kiểm tra triệt để" tập trung vào các khách hàng của Công ty Thượng Hải Husi Food Co. để bảo đảm an toàn thực phẩm, như kiểm tra hóa đơn mua hàng và giấy chứng nhận kèm theo, theo tuyên bố đăng trên trang web của Cục Quản lý an toàn thực phẩm - dược phẩm Trung Quốc.

    Cơ quan quản lý cho biết trường hợp của Thượng Hải Husi sẽ được giao cho cảnh sát nếu có nghi ngờ phạm pháp, đồng thời sẽ tiến hành điều tra tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm khác ở Trung Quốc do công ty mẹ là Aurora thuộc OSI Group, trụ sở Illinois (Mỹ) đầu tư. Phạm vi điều tra sẽ mở rộng ra các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam, Quảng Đông và Vân Nam.

    OSI Group đã xin lỗi các khách hàng của mình và cho rằng đây chỉ là "sự kiện riêng biệt" theo một tuyên bố đăng trên trang web của mình.

    Ngay trong ngày, khi kênh truyền hình địa phương Dragon TV đưa tin các công nhân nhà máy Husi Thượng Hải đã đóng gói và bán thịt gà, thịt bò hết hạn sử dụng, chính quyền Thượng Hải đã đình chỉ hoạt động nhà máy này. Các cáo buộc đang làm dấy lên lo ngại về vấn đề thực phẩm kém an toàn ở Trung Quốc, theo sau vụ bê bối thịt cừu chứa ADN của loài cáo và sữa bột trẻ em có melamine - một hợp chất được sử dụng trong nhựa.

    McDonald’s Corp. và Yum! Brands Inc. cho biết đã ngưng mua thịt từ công ty trên và yêu cầu tất cả cửa hàng của mình ngừng sử dụng các sản phẩm từ Husi Thượng Hải. Họ đã bắt đầu điều tra, đồng thời gửi lời xin lỗi đến khách hàng vì sự bất tiện do thiếu hụt một số món trong thực đơn. Starbucks Corp. cũng dỡ bỏ một số món trước đây.

    Người phát ngôn McDonald's Mỹ Heidi Barker cho biết thịt đã được bán tại một số nơi ở Trung Quốc và Nhật Bản. Nhà máy chỉ cung cấp cho thị trường Thượng Hải và không phải trên khắp cả nước. Tại Nhật, chỉ có món McNuggets của McDonald's bị ảnh hưởng.

    Dragon TV đưa tin nhóm phóng viên có mặt tại các nhà máy Husi Thượng Hải đã nhìn thấy bằng chứng thịt gà và bò quá hạn vẫn được đóng gói và dán lên đó thời hạn sử dụng thêm 1 năm nữa.

    Cổ phiếu rớt giá

    Chuỗi quán cà phê lớn nhất thế giới Starbucks cho biết không làm việc trực tiếp với Husi Thượng Hải, mà một trong số những nhà cung cấp của họ đã làm việc đó. Sản phẩm bị ảnh hưởng là món bánh kẹp gà và táo chỉ bán tại Trung Quốc và nay đã ngưng bán, theo tuyên bố của Starbucks.

    Cổ phiếu của Yum trên sàn New York ngày 21-7 đóng cửa giảm 4,2% còn 74,13 USD, trong khi McDonald's giảm 1,5% còn 97,55 USD, Starbucks giảm 0,4% còn 77,61 USD.

    Trong vòng chưa đầy 2 năm, McDonald’s và Yum đã vướng vào 2 vụ bê bối an toàn thực phẩm liên quan đến các nhà cung cấp Trung Quốc.

    Tháng 12-2012, chính quyền Thượng Hải công bố các cuộc thử nghiệm từ năm 2010 - 2011 do bên thứ 3 tiến hành đã phát hiện nồng độ kháng sinh cao trong 8 lô hàng thịt gà mà Công ty thực phẩm Liuhe Group cung cấp cho Yum!. Đây cũng là nhà cung cấp của McDonald's tại Trung Quốc vào thời điểm đó.





    An toàn thực phẩm - mối bận tâm lớn thứ 3 của dân Trung Quốc

    Trung Quốc chiếm 1/2 doanh thu của Tập đoàn Yum! trụ sở Kentucky, Mỹ - vốn đã làm mới lại thực đơn của mình trong 2 năm qua để lôi cuốn thực khách. Yum! cũng là chuỗi thức ăn nhanh có thị phần lớn nhất tại nước này - 5% năm 2013, theo Công ty nghiên cứu Euromonitor International trụ sở London. McDonald's xếp thứ hai với thị phần 2,6%.

    Trong quá khứ, các công ty trong và ngoài nước tại Trung Quốc đã bị tổn thương nhiều vì nguồn cung kém chất lượng tại địa phương. Nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart Stores trong năm 2014 cũng hứa sẽ thúc đẩy kiểm tra các nhà cung cấp của mình, sau khi nhà chức trách phát hiện một số cửa hàng Wall Mart Trung Quốc bán thịt cừu chứa ADN thịt cáo.

    Năm 2008, có ít nhất 6 trẻ em chết trong vụ 22 công ty bị phát hiện bán các sản phẩm sữa có chứa chất melamine độc hại để tăng hàm lượng protein.

    Vấn đề an toàn thực phẩm - dược phẩm được bình chọn là mối quan tâm lớn thứ 3 đối với người dân Trung Quốc trong năm 2014 - tăng từ bậc 7 của năm 2013, theo cuộc thăm dò trực tuyến của tờ Nhân Dân Nhật Báo tiến hành trên 3,3 triệu người hồi tháng 2-2014.

    Trung Quốc đang tìm cách tăng cường vấn đề an toàn thực phẩm bằng cách phạt nặng hơn đối với các vi phạm, tăng cường giám sát thông tin an toàn thực phẩm và nâng mức bồi thường cho người tiêu dùng theo một dự thảo luật mới.

    Nước này cũng đang thắt chặt giám sát ngành công nghiệp sữa vốn đã có quá nhiều bê bối.



    CH.LUÂN
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Đây là văn minh khựa .... :rolleyes::P
    ======================================
    Bê bối thịt thối ở Trung Quốc lan sang Nhật Bản
    22/07/2014 16:18 (GMT + 7)

    TTO - Đại diện McDonald ở Nhật Bản hôm 22-7 cho biết chi nhánh này cũng dính bê bối thịt "thối" từ Trung Quốc vì đã nhập nguyên liệu thịt gà tươi của công ty thực phẩm Husi (Phúc Hỉ) Thượng Hải.
    [​IMG]
    Sản phẩm Chicken McNuggets dạng thô của McDonald đang được sản xuất ở nhà máy của công ty Husi Thượng Hải Ảnh:scmp
    TIN BÀI LIÊN QUAN
    >>Phát hiện vụ bán thịt thối cho McDonald’s, KF

    Một ngày trước đó, công ty Phúc Hỷ bị cáo buộc đã bán thịt "thối" cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của McDonald, Pizza Hut, KFC và chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm của Thụy Điển -Ikea ở Trung Quốc.
    Sự việc đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc.
    Báo South China Morning Post dẫn lời người phát ngôn của McDonald ở Nhật Bản cho biết 1/5 sản phẩm loại Chicken McNuggets của họ nhập từ công ty Phúc Hỷ.
    McDonald Nhật Bản đã ngưng bán sản phẩm này từ hôm qua 21-7.
    Trong khi đó, đại diện của MCDonald chi nhánh Thượng Hải yêu cầu chuỗi nhà hàng của mình ở Trung Quốc niêm phong khoảng 4.500 thùng thịt bị nghi ngờ.
    Cùng ngày Pizza Hut cũng niêm phong khoảng 500 thùng thịt bò nguyên liệu có nguồn gốc từ công ty Phúc Hỷ.
    Cùng lúc ở Trung Quốc, thêm hai nhãn hiệu là Burger King và Starbucks thừa nhận đã nhập nguyên liệu thịt gà và bò tươi của công Phúc Hỷ.
    Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh Burger King và các nhãn hàng thức ăn nhanh của Trung Quốc như Dicos, Pizza Papa John's khẳng định họ đã ngưng sử dụng nguyên liệu thị gà và bò tươi của Phúc Hỷ ngay sau khi nhận được thông tin về vụ bê bối trên. Burger King tuyên bố đã mở cuộc điều tra về vụ việc.
    Starbucks Trung Quốc thừa nhận nhãn hàng này cũng đã gián tiếp mua nguyên liệu thịt gà từ các nhà cung ứng có liên quan đến công ty Phúc Hỷ để dùng chế biến sản phẩm "Chicken Apple Sauce Panini" (Bánh mì kẹp gà sốt táo). Sản phẩm này đã được bán ở 13 tỉnh thành lớn của Trung Quốc.
    An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Trung Quốc sau vụ bê bối sữa nhiễm melamine hồi năm 2008, làm 6 trẻ thiệt mạng và khoảng 300.000 trẻ khác nhiễm bệnh.
    Trong những năm gần đây do lo lắng các nhãn hàng thực phẩm trong nước không đảm bảo an toàn, người tiêu dùng Trung Quốc chuyển sang sử dụng các nhãn hàng ngoại.
    Nay đến lượt các nhãn hàng thực phẩm nổi tiếng quốc tế cũng dính bê bối "an toàn" khiến người tiêu dùng Trung Quốc càng thêm hoang mang.

    MỸ LOAN
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    5-10 năm tới là thời của kinh tế VN ..... :cool::D
    =============================================
    Việt Nam đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản


    [​IMG]

    [​IMG]
    TIN MỚI
    [​IMG]Nhà đầu tư nước ngoài đầu đăng ký đầu tư 386 triệu USD vào bất động sản Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm
    TP HCM: 6 tháng đầu năm có 12.043 doanh nghiệp ngưng hoạt động
    CPI Long An tháng 7/2014 tăng 0,57% so với tháng trước

    30% doanh nghiệp Nhật xem Việt Nam là lựa chọn hàng đầu trong đầu tư nước ngoài và 70% doanh nghiệp Nhật đang đầu tư vào Việt Nam cũng có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm nay
    Đó là đánh giá của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) trong cuộc tiếp xúc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong chuyến khảo sát của doanh nghiệp Nhật tới các khu công nghiệp phía Bắc.
    Báo cáo hồi tháng 2/2014 của tổ chức này cũng đánh giá, Việt Nam đã trở thành quốc gia ưu tiên đầu tư nhất của Nhật, vượt qua Indonesia, Thái Lan và Philippines.

    Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam liên tiếp các năm 2012 và 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2014, Nhật Bản đang xếp thứ ba với hơn 800 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm, giảm so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh đồng Yen mất giá.

    Tuy nhiên cho đến nay, Nhật Bản vẫn đang nhà đầu tư nước ngoài dẫn đầu với tổng số hơn 2.300 dự án, với vốn đăng ký trên 35 tỷ USD.

    >>>Có TPP hay không, làn sóng đầu tư vẫn đổ vào dệt may Việt Nam

    Theo Phương Dung
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Hết các nước Trung Á - bây giờ đến Mông Cổ > thực lực của Nhật là rất mạnh .... :P
    =============================================================

    Thế giới / Quan hệ quốc tế
    Nhật Bản ra đòn tách Trung Quốc khỏi các nước láng giềng

    (Quan hệ quốc tế) - Việc Nhật Bản và Mông Cổ ký hiệp định thương mại tự do là một đòn đau giáng thêm vào Trung Quốc...

    Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi Bắc Kinh cuối năm ngoái đơn phương tuyên bố thiết lập vùng ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm lên một số đảo tranh chấp với Tokyo. Đặc biệt, mới đây, Nhật Bản đã thông qua quyền phòng vệ tập thể qua việc giải thích lại hiến pháp hòa bình của nước này. Điều này đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, thậm chí giới quan sát lo ngại xung đột quân sự giữa hai nước có thể xảy ra.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và người đồng cấp Mông Cổ Altankhuyag Norov tại Ulan Bator vào tháng 3/2013
    Song song với việc nâng cao năng lực phòng vệ, thời gian qua Nhật Bản cũng liên tiếp ra đòn cô lập Trung Quốc. Với diện tích rộng lớn của mình, biên giới đất liền Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia. Nhật Bản đã "ra đòn" bằng cách tăng cường quan hệ với các láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

    Ký kết hiệp định thương mại tự do với Mông Cổ, quốc gia vốn bị Trung Quốc tham vọng biến thành "sân sau", là bước đi mới nhất của Nhật Bản nhằm cô lập quốc gia này.

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định thỏa thuận này sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước sang một giai đoạn mới. Ông cũng cho biết Tokyo sẽ hỗ trợ Ulan Bator thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và phát triên kinh tế bền vững. Hồi năm ngoái, Nhật Bản đã công bố gói hỗ trợ kinh tế bổ sung cho Mông Cổ.

    Bản thân Mông Cổ cũng luôn cảnh giác với người láng giềng đầy tham vọng bá quyền như Trung Quốc, vậy nên họ luôn tìm cách mở rộng quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và Nhật Bản cũng nằm trong cơ hội này. Tổng thống Elbegdorj khẳng định củng cố quan hệ ngoại giao với Tokyo là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ulan Bator.

    Bên cạnh Mông Cổ, Nhật Bản đã thiết lập và tăng cường hợp tác với hàng loạt hàng xóm khác của Trung Quốc, từ Nga, Ấn Độ đến Myanmar, Pakistan, Việt Nam, Lào, CHDCND Triều Tiên...

    Với Nga, trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ hai nước Nhật-Nga nhiều khi bị căng thẳng bởi tranh chấp đối với 4 hòn đảo mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril, còn Nhật gọi là lãnh thổ phương Bắc. Hai nước thậm chí không thể ký kết được hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới 2 vì tranh chấp trên.

    Thế nhưng sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe đã có nhiều động thái xích lại gần Nga. Bằng chứng cho thiện chí muốn thiết lập quan hệ tốt đẹp với Nga là hôm 16/7, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã thể hiện sự ủng hộ “mơ hồ” đối với các động thái của Mỹ và phương Tây nhằm vào các công ty năng lượng, các viện tài chính, các nhà cung cấp vũ khí và cả 4 công dân khác của Nga sau sự kiện ở Ukraine.

    Ông Yoshihide Suga nói: "Chúng tôi đang theo dõi tình hình của châu Âu và Mỹ. Quan điểm của chúng tôi về Ukraine là cộng đồng quốc tế cùng phối hợp giải quyết các vấn đề, vì vậy chúng tôi muốn có những biện pháp thích hợp để phù hợp với quan điểm đó”.

    Đối với CHDCND Triều Tiên, đồng minh truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản cũng có nhiều thay đổi về chiến lược khi quyết định nới lỏng biện pháp trừng phạt Triều Tiên.

    Hay với Myanmar, quốc gia từng bị Trung Quốc coi là "sân sau", Thủ tướng Abe đã có chuyến thăm thiện chí hồi tháng 5/2013 và mang theo gần 1 tỷ USD tiền viện trợ phát triển và một kế hoạch thiết lập mạng lưới điện trên toàn quốc cho đất nước này.

    Những ví dụ trên chỉ là một phần trong hàng loạt động thái Nhật Bản đã và đang thực hiện với các hàng xóm của Trung Quốc. Nhật Bản đang nỗ lực xây dựng một liên minh chiến lược, hình thành vòng kim cô siết chặt Trung Quốc.

    Nhật Bản nêu kịch bản Mỹ 'bóp cổ' Trung Quốc
    An Thái
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Lao động phổ thông Viêt Nam ngày càng thích hưởng thụ và lười biếng hơn.
    Cá nhân mình thấy mặt bằng trình độ, kỷ luật, chăm chỉ kém mấy nước xung quanh.
    Có anh Lệ Rơi thấy hay hay ... hát Pho re vơ en oăn hay thôi rồi ...
  6. muamuaha86

    muamuaha86 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2014
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    379
    Mình nghĩ bản tính của người Vn không phải lười. Nếu không sao làm được mấy cái việc bán thời gian cực kỳ chán như ngồi máy may.
    Chế độ đãi ngộ và cơ chế quản lý quyết định ý thức của người lao động. Một là trả lượng thưởng đúng với công sức bỏ ra. Hai là tạo điều kiện cho người có năng lực thăng chức. ba là tạo môi trường làm việc dễ chịu chắc chắn năng xuất sẽ cao.
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nhật sẽ dần dần loại khựa ra khỏi cuộc chơi .... :rolleyes::P
    =================================================
    Nhật Bản tránh Trung Quốc: Việt Nam nắm cơ hội cách nào?

    (Doanh nghiệp) - Việt Nam phải nắm bắt cơ hội để mở rộng thu hút đầu tư từ Nhật sang Việt Nam trong tình hình quan hệ cấp nhà nước đang trở nên tốt đẹp.

    PGS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội nêu quan điểm trước thông tin 30% doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư ra nước ngoài đang xem Việt Nam là lựa chọn hàng đầu trong khi tại Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2014 vốn đầu tư của Nhật Bản đã sụt giảm đến 42,2%.

    Nắm bắt cơ hội

    Cụ thể, theo PGS TS Đặng Đình Đào trong tình hình quan hệ cấp nhà nước Việt Nam - Nhật Bản đang tốt đẹp việc dòng vốn của Nhật Bản đến Việt Nam thời gian tới sẽ thuận lợi hơn nhiều.

    Song cũng theo PGS TS Đặng Đình Đào, mặc dù phía đối tác Nhật Bản đánh giá khá cao thị trường của Việt Nam nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản cũng cho biết nhiều điểm Viêt Nam cần điều chỉnh để phù hợp hơn.

    Theo đó, Việt Nam phải khẩn trương hoàn thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài.

    “Đồng thời, các chính sách phải minh bạch hóa để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam và quan trọng là chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay Việt Nam đang thiếu”, PGS TS Đặng Đình Đào nói.

    PGS TS Đặng Đình Đào cũng nhấn mạnh, điểm quan trọng khác là cơ sở hạ tầng phải được nâng cấp, khắc phục khả năng kết nối các loại hình vận tải, hệ thống giao thông để giảm chi phí vận chuyển, chi phí logistics, nâng cao hiệu quả vì hiện chi phí để dành cho việc này quá lớn.

    Thậm chí các dự án đầu tư vào Việt Nam có những tiêu cực ảnh hưởng nhưng hiện cũng đang cải thiện để các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam.

    Đánh giá dòng vốn đầu tư của Nhật theo PGS TS Đặng Đình Đào là khá hiệu quả, tương đối tốt so với dòng vốn ở nhiều khu vực, quốc gia khác vì đây là nước có nền công nghiệp phát triển, làm ăn theo quy tắc thị trường đúng đắn.

    [​IMG]
    Việt Nam phải nắm bắt cơ hội để mở rộng thu hút đầu tư từ Nhật sang Việt Nam trong tình hình quan hệ cấp nhà nước đang trở nên tốt đẹp
    Về các chính sách đối với nhà đầu tư từ Nhật Bản, theo PGS TS Đặng Đình Đào, chúng vẫn tuân thủ theo chính sách chung dành cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào đầu tư tại Việt Nam tuy nhiên khi các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam trong định hướng, ưu tiên vẫn phải có quan điểm rõ ràng quan trọng là phải công bằng và minh bạch.

    “Trong vấn đề thu hút nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung người thực thi phải hiểu và không gây cản trở, không tạo nên những barie cản trở sự phát triển, đóng góp của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam”, PGS TS Đặng Đình Đào nói.

    Gấp rút thu hút đầu tư

    Làn sóng đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam không những được kỳ vọng ở những tỉnh thành vốn dĩ đã có sự tham gia của các nhà đầu tư Nhật Bản ở các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp sạch mà ở những địa phương là cứ điểm của các nhà đầu tư nước ngoài khác như Hàn Quốc, Đài Loan… cũng chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để đón dòng đầu tư của Nhật Bản.

    Trao đổi với PV Đất Việt chiều 23/7, ông Nguyễn Quốc Chung – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh không quá nhiều và thường tham gia ở lĩnh vực điện tử do địa phương có nhà máy Samsung của Hàn Quốc.

    “Đây là các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử và công nghiệp phụ trợ liên quan đến những nhà máy Samsung, Nokia, Canon…”, ông Nguyễn Quốc Chung nói.

    Theo ông Nguyễn Quốc Chung, mặc dù cũng có quan hệ nhất định với những nhà đầu tư Nhật Bản, nhà đầu tư Nhật Bản cũng nhiều nhưng không phải thế mạnh nhất của Bắc Ninh song thời gian vừa qua Bắc Ninh cũng đã có những phương án cụ thể, chi tiết nhằm thu hút dòng vốn đầu tư và sự tham gia của nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.

    Còn tại Bình Phước, ông Vũ Thành Nam – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đang tiến hành việc thăm dò là chủ yếu ở những lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.

    “Phía Nhật Bản đã nêu ý định sẽ đầu tư tại địa phương nhưng hiện vẫn còn đang trong quá trình thăm dò, đặt vấn đề đầu tư hạ tầng khu công nghiệp”, ông Vũ Thành Nam nói.

    Mặc dù có kỳ vọng vào các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ đầu tư vào địa phương tuy nhiên, ông Vũ Thành Nam cũng nhìn nhận, vấn đề cơ sở hạ tầng như có gần sân bay, bến cảng hay không… đang là rào cản nhất định đối với Bình Phước.

    “Hiện nay tại địa phương chiếm tỷ trọng lớn nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc trong các lĩnh vực và thế mạnh là điện tử và các sản xuất khác, nếu Nhật Bản đầu tư địa phương sẽ có cơ chế thu hút, hiện các cơ chế chính sách ưu đãi nhất trong khu vực nhưng vấn đề họ có tới hay không lại là vấn đề khác”, ông Vũ Thành Nam nói.

    Trước đó, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Quang Khang - chuyên viên phòng Ngoại vụ UBND tỉnh Hà Nam từng cho biết Hà Nam có 10 cam kết với các nhà đầu tư như vấn đề cung cấp đủ điện, chuẩn bị cơ sở hạ tầng đến tận hàng rào doanh nghiệp, chuẩn bị những dịch vụ trong khu công nghiệp, viễn thông, ngân hàng...

    Nhật Bản tránh Trung Quốc: Việt Nam đã trải thảm đỏ!



    Nếu doanh nghiệp cần sẽ cấp đất sạch miễn phí cho nhà đầu tư để nhà đầu tư xây dựng nhà ở công nhân. Tạo điều kiện thủ tục nhanh gọn, đối với doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc cấp giấy phép đầu tư lâu nhất là 3 ngày và nhanh chỉ trong 1 ngày có thể bàn bạc và Chủ tịch UBND tỉnh ký chứng nhận chủ trương đầu tư luôn.

    Phía tỉnh cũng đứng ra tuyển lao động thay cho doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ cần báo với tỉnh cần bao nhiêu tỉnh sẽ đứng ra tuyển dụng doanh nghiệp không cần trực tiếp làm còn máy móc, công nghệ, dây chuyền sản xuất sẽ do phía nhà đầu tư Nhật Bản chuẩn bị.

    Thậm chí, tỉnh còn thành lập Ban hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản, đường dây nóng của Chủ tịch tỉnh để các doanh nghiệp có thể liên lạc với Chủ tịch tỉnh bằng tiếng Anh và tiếng Nhật.

    Nguyên Thảo
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454

    Thực chất là khựa đang níu kéo sự phát triển của VN .... :cool::D

    =================================================
    Nhà thầu TQ dừng thi công: Không làm thì người khác làm!

    (Tin tức thời sự) - Vụ nhà thầu Trung Quốc tại dự án thủy điện Thượng Kon Tum đòi dừng thi công, chủ đầu tư cho rằng nếu nhà thầu không làm thì có người khác làm.

    Chê lao động Việt Nam, nhà thầu Trung Quốc ngừng thi công?

    Ngày 22/7, truyền thông trong nước đưa tin, nhà thầu Trung Quốc là Liên danh Viện Hoa Đông Tập đoàn thủy điện Trung Quốc và Công ty TNHH Cục Đường sắt Trung Quốc số 18 đang thi công tại dự án thủy điện Thượng Kon Tum thuộc huyện Kon Plông (Kon Tum) đã gửi thông báo dừng thi công một gói thầu tại đây.

    Lý do nhà thầu Trung Quốc đưa ra với chủ đầu tư (Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh - PV) về việc dừng thi công là họ gặp một số vấn đề bất khả kháng như: lao động địa phương không đủ số lượng trên công trình; lao động người Trung Quốc không đảm bảo an toàn khi ra ngoài làm các thủ tục cần thiết; hầu hết công ty giao dịch của Trung Quốc tại Việt Nam buộc phải ngừng kinh doanh…

    [​IMG]
    Công trường thi công dự án thủy điện Thượng Kon Tum vẫn ngổn ngang
    Trao đổi với Đất Việt, ông Võ Thành Trung, Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh kiêm Trưởng ban Quản lý dự án cho biết, nhà thầu Trung Quốc chưa dừng thi công gói thầu, trên công trường vẫn bình thường. Tuy nhiên, họ cho biết gặp một số vấn đề bất khả kháng (như đề cập ở trên - PV) do ảnh hưởng của việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

    "Họ mới đưa các vấn đề ra thế thôi, còn hội đồng đang xem xét để hai bên có thể thương thảo".

    Bày tỏ quan điểm về việc nhà thầu Trung Quốc bất ngờ đòi dừng thi công, ông Võ Thành Trung cho biết: "Đây chỉ là một hạng mục nhỏ của dự án. Nếu nhà thầu Trung Quốc không làm thì người khác làm, quan trọng gì đâu?".

    Trước đó, ngày 22/7, trao đổi với báo chí, ông Huỳnh An, Phó Ban Quản lý dự án công trình thủy điện Thượng Kon Tum thông tin, đang tiến hành họp thương lượng chấm dứt hợp đồng với Liên danh Viện Hoa Đông Tập đoàn thủy điện Trung Quốc và Công ty TNHH Cục Đường sắt Trung Quốc số 18.

    Tháng 10/2010, Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh đã ký hợp đồng Gói thầu (TKT-4.2.1) Thiết kế và xây dựng tuyến năng lượng đoạn 2 dự án thủy điện Thượng Kon Tum, với Liên danh Viện Hoa Đông Tập đoàn thủy điện Trung Quốc và Công ty TNHH Cục Đường sắt Trung Quốc số 18.

    Theo hợp đồng, chủ đầu tư giao cho nhà thầu xây dựng tuyến năng lượng đoạn 2 gồm: thiết kế và xây dựng đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, hầm áp lực, hầm xả, kênh xả, nhà máy và trạm phân phối điện, với tổng giá trị xây lắp trên 1.614 tỉ đồng, thời gian thực hiện 42 tháng.

    Trước đó, có 2 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gói thầu nói trên. Ngoài Liên danh Viện Hoa Đông Tập đoàn thủy điện Trung Quốc và Công ty TNHH Cục Đường sắt Trung Quốc số 18 còn có Liên danh nhà thầu CMS, CAVICO Việt Nam và Công ty CP Tư vấn xây dựng Điện 3 (gọi tắt là Liên danh CMC-CAVICO và PECC3).

    Tháng 6/2010, Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu TKT-4.2.1, tổ chuyên gia đấu thầu nhận xét: khi đưa ra phương án thiết kế, nhà thầu Trung Quốc đã có những giải giải pháp kỹ thuật hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng dự án, làm giảm chi phí đáng kể, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.

    Về tiến độ thi công, nhà thầu đưa ra 42 tháng nhưng thời gian cung cấp, lắp đặt, thử nghiệm và đưa vào vận hành thiết bị đào hầm TBM (Tunnel Boring Machine) là chưa hợp lý, mặt khác nhà thầu chưa tính thời gian tháo dỡ TBM và thời gian hoàn thiện hầm sau khi đào.

    Đặc biệt, khi đưa ra giá dự thầu, Liên danh Viện Hoa Đông Tập đoàn thủy điện Trung Quốc và Công ty TNHH Cục Đường sắt Trung Quốc số 18 đưa ra giá thấp hơn một nửa so với Liên danh CMC-CAVICO và PECC3 (Liên danh CMC-CAVICO và PECC3 ra giá 3.614 tỉ đồng)

    Trên cơ sở xem xét đánh giá 2 hồ sơ dự thầu này, tổ chuyên gia đấu thầu đã đề nghị nhà thầu trúng thầu là Liên danh Viện Hoa Đông và Công ty TNHH Cục đường sắt số 18 với hình thức hợp đồng trọn gói. Tổ chuyên gia đấu thầu cũng đề nghị thống nhất số lao động người nước ngoài tối đa 100 người và cam kết sử dụng nhà thầu phụ theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

    Ngày 23/7, báo Người lao động dẫn lời Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, ông Võ Thành Trung nói rằng, chủ đầu tư đã tổ chức nhiều cuộc họp với các nhà thầu, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhưng nhà thầu cố tình trì hoãn thi công để đòi tăng giá xây dựng.

    Thủy điện Thượng Kon Tum được khởi công xây dựng ngày 27/9/2009, trên địa bàn huyện Kon Plông (Kon Tum), với công suất 220 MW, điện lượng trung bình đạt 1,1 tỉ kWh/năm và tổng vốn đầu tư 5.744 tỉ đồng. Dự kiến, dự kiến tổ máy số 1 sẽ phát điện vào quý IV/2014. Tuy nhiên, sau gần 5 năm thi công, mọi thứ vẫn còn ngổn ngang.

    Theo báo cáo của Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh (chủ đầu tư công trình), đến đầu tháng 6/2014 hầm dẫn nước đào bằng máy mới thi công được hơn 1,8km, bằng 14,7% khối lượng thiết kế. Bình quân mỗi tháng, đơn vị thi công chỉ đào được 91m/tháng, trong khi theo tiến độ dự thầu của tổ hợp nhà thầu, bình quân mỗi tháng đào 530m.

    Ngoài ra, một số hạng mục khác cũng đang thi công chậm như Nhà máy tầng 1 mới đào đá được 67%, tầng 3 đào được 9% khối lượng thiết kế. Hầm giao thông, thời gian thi công 24 tháng bắt đầu từ đầu năm 2010 nhưng đến nay tổ hợp nhà thầu đã thi công phần đào đường hầm, phần gia cố mới đạt khoảng 50% khối lượng công việc….

    Theo ông Đào Xuân Quý, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum, mỗi năm dự án chậm tiến độ, nhà máy thất thu từ 1.000 đến 1.200 tỷ đồng. “Chắc chắn, đến năm 2015 nhà máy không thể đưa vào vận hành được,” ông Quý khẳng định.

    Thành Luân
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Có vẻ như Mianmar mạnh tay hơn VN ?:rolleyes::eek:
    ===============================================
    Vì áp lực, Myanmar hủy dự án đường sắt hàng chục tỷ USD với Trung Quốc
    [/paste:font]
    [​IMG]
    Đường sắt dự kiến xây dựng sẽ dọc theo đường ống dẫn khí đốt từ cảng miền tây Miến Điện sang vùng Vân Nam Trung Quốc. Minh họa DR

    Hôm 22/07/2014, một quan chức cao cấp của Myanmar thông báo rằng, do dư luận trong nước phản đối quá mạnh và do bị nhiều trễ nải, chính phủ nước này đã quyết định đình chỉ dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng từ Côn Minh, miền Nam Trung Quốc, đến thành phố Kyaukpyu, ở bang Rakhine miền Tây Myanmar, dài hơn 1.200 km.
    Thỏa thuận về dự án đường sắt này đã được Myanmar và Trung Quốc ký kết vào tháng 04/2011.
    Vốn đầu tư cho công trình lên tới 20 tỷ đô la, phần lớn là vốn của Trung Quốc.
    Tuyến đường sắt này theo dự kiến sẽ được xây dọc theo đường ống dẫn khí đốt nối các mỏ khí ở vùng biển Andaman đến nhà máy lọc dầu nằm gần Côn Minh.
    Dự án này mang ý nghĩa chiến lược rất lớn đối với Trung Quốc bởi vì tuyến xe lửa Kyaukpyu-Côn Minh có thể thay thế eo biển Malacca như là con đường đi đến vùng Trung Đông.
    Theo thỏa thuận ký kết năm 2011 với chính phủ Myanmar, Trung Quốc sẽ có quyền quản lý và khai thác tuyến đường sắt này trong thời hạn 50 năm.
    Theo quan chức cao cấp nói trên, nguyên nhân khiến chính phủ Myanmar phải hủy dự án này đó là đã 3 năm kể từ khi ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận, thế mà dự án vẫn chưa có tiến triển gì.
    Nhưng thật ra chính những phản đối ngày càng mạnh của dư luận Myanmar về tác hại môi trường và xã hội của dự án đường xe lửa, đã buộc chính quyền nước này phải đình chỉ dự án.
    Chỉ riêng tại bang Rakhine, các tổ chức dân sự ở 17 thị trấn đã tập hợp thành một « mặt trận » để phản đối dự án.
    Ngoài lý do tác hại môi trường và xã hội, dư luận Myanmar còn không chấp nhận việc tài nguyên của quốc gia bị đưa ra ngoài như thế.
    Hiện giờ, phía Trung Quốc chưa có phản ứng gì về quyết định của Myanmar hủy dự án đường sắt.
    Nhưng một nguồn tin từ Công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc khẳng định với tờ Hoàn cầu Thời báo rằng Bắc Kinh sẽ tôn trọng ý kiến của người dân Myanmar về dự án này.
    Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Myanmar Thein Sein vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã định nghĩa quan hệ giữa hai nước là "có qua có lại và hai bên đều có lợi".
    Nhưng việc chính quyền Myanmar hủy dự án đường sắt của Trung Quốc cho thấy bang giao giữa hai nước láng giềng này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió.
    Đây là lần thứ hai Myanmar buộc phải đình chỉ một dự án với Trung Quốc do áp lực của dư luận trong nước.
    Vào năm 2011, chính phủ Myanmar đã buộc phải hủy dự án liên doanh với Trung Quốc xây đập thủy điện trị giá 3,6 tỷ USD.
    Bắc Kinh nghĩ rằng, bằng cách đổ vốn ồ ạt vào các dự án cơ sở hạ tầng vào các nước Đông Nam Á, họ sẽ "mua" được thêm bạn và có thêm nguồn cung cấp năng lượng cho nền kinh tế Trung Quốc.
    Nhưng ít ra là đối với Myanmar, chính sách này như vậy đã thất bại.

  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Sức mạnh Nhật được khơi thông .............:rolleyes::D
    ==========================================
    Thế giới / Quan hệ quốc tế
    Mỹ-Ấn-Nhật: Sợi xích nóng xuyên đại dương siết chặt Trung Quốc

    (Quan hệ quốc tế) - Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bắt đầu cuộc tập trận kéo dài một tuần, giữa lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động bành trướng trên Biển Đông, Hoa Đông.

    Những thay đổi lớn tại Malabar

    Cuộc tập trận này có tên là Malabar, diễn ra tại vùng biển bắc Thái Bình Dương và có sự tham gia của hải quân cả ba quốc gia. Sau khi tham gia cuộc tập trận Malabar, Ấn Độ sẽ có cuộc tập trận chống khủng bố chung với Mỹ có tên Yudh Abhyas tại Uttarakhand vào tháng 9/2014.

    Cả Malabar và Yudh Abhyas là hai hoạt động quân sự lớn mà quân đội Ấn Độ tham gia kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi và Đảng Bharatiya Janata (BJP) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và lên nắm quyền hồi tháng 5/2014.

    Lực lượng hải quân Ấn Độ cử tới theo thông tin từ tờ Times of India, bao gồm khoảng 4 đến 5 tàu chiến và 800 quân. Trong đó có một tàu khu trục tên lửa lớp Rajput và một khinh hạm tàng hình lớp Shivalik, đều do Ấn Độ tự sản xuất. Còn lực lượng tham gia của Nhật Bản và Mỹ vẫn chưa được thông tin.

    [​IMG]
    Khinh hạm tàng hình lớp Shivalik của Ấn Độ
    Năm 2007, Nhật Bản và Ấn Độ tham gia tập trận chung Malabar cùng với ba quốc gia khác là Singapore, Úc và Mỹ tại vịnh Bengal nằm ở Ấn Độ Dương, rất xa so với bờ biển Trung Quốc. Năm 2009, cuộc tập trận chỉ có hai quốc gia tham gia là Ấn Độ và Mỹ. Năm 2014 này, đây là lần đầu tiên sau nhiều năm cuộc tập trận Malabar có sự tham gia của quân đội của nước thứ ba.

    Khác với những Malabar của năm cũ, lần tập trận này, địa điểm được lựa chọn sát với biển Hoa Đông, khu vực đang diễn ra tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

    Liên minh xuyên đại dương đang hình thành?

    Cuộc tập trận này dù là một hành động thường niên và được lên kế hoạch từ trước, nhưng nó được diễn ra trùng vào thời điểm Trung Quốc vừa tập trận rầm rộ tại vùng biển phía Đông, đối diện với Nhật Bản đã cho thấy nhiều ẩn ý mà các quốc gia tham gia tập trận muốn gửi đến.

    Nhìn vào thành phần tham gia cuộc tập trận này và địa điểm diễn ra, có thể nhận thấy ý đồ đáp trả rất rõ ràng mà Mỹ và đồng minh Nhật Bản muốn gửi gắm tới Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc lôi kéo được Ấn Độ đứng vào hàng ngũ này đã cho thấy sự tiến triển trong mối quan hệ xuyên đại dương của Mỹ.

    Thực tế, từ khi lên nắm quyền hồi tháng 5/2014, Thủ tướng Narendra Modi đang theo đuổi một chính sách ngoại giao kiểu mới, trong đó dù không công khai đối đầu với Trung Quốc, thậm chí vẫn theo đuổi nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc nhưng đã rạch ròi giữa kinh tế và chủ quyền.

    Bởi lẽ, hai cường quốc châu Á này luôn tồn tại những mâu thuẫn trong vấn đề biên giới trên bộ. Vừa qua, tấm bản đồ 10 đoạn của Trung Quốc được công bố bao gồm cả một phần lãnh thổ của Ấn Độ đã khiến New Dehli nổi giận.

    [​IMG]
    Tàu khu trục tên lửa lớp Rajput của Ấn Độ
    Nhiều nhà phân tích đã chia sẻ trên tờ Wall Street Journal về việc Thủ tướng Modi đang nỗ lực định hình một môi trường chiến lược mới, trong đó có việc xây dựng một khả năng phòng vệ tập thể. Ngay từ khi lên nhậm chức, ông Modi đã lựa chọn Nhật Bản là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình.

    Nhìn vào cách mà ông Modi ngoại giao, có thể thấy rằng nhà lãnh đạo này đang chơi một chính sách nước đôi, vừa thân Trung Quốc trong quan hệ kinh tế, vừa thân Nhật Bản trong những mối quan hệ kinh tế, địa chính trị, quân sự… Đây là một chiến lược ngoại giao rất thông minh, thể hiện sự tự tin và chủ động của Ấn Độ trong bối cảnh đầy phức tạp của khu vực.

    Trong khi đó, Nhật Bản vừa thông qua việc cho phép quân đội tham gia vào một cuộc chiến với nước ngoài để bênh vực đồng minh và bảo vệ lợi ích. Quyền phòng vệ này phù hợp với những gì mà ông Modi theo đuổi, trong bối cảnh cả hai quốc gia cùng có mâu thuẫn với Trung Quốc và luôn tiềm tàng nguy cơ xảy ra chiến tranh.

    Đặt ra giải thiết, Ấn Độ phá bỏ quy tắc không liên minh quân sự và đứng chung một chiến tuyến với Nhật Bản, cục diện khu vực sẽ có những thay đổi sâu sắc. Đặc biệt, Trung Quốc sẽ là người chịu tổn thất nặng nề trong trường hợp này. Bởi hai phía tây, đông của Trung Quốc đều bị hai gọng kìm Ấn – Nhật siết chặt.

    [​IMG]
    Hải quân Ấn Độ tập trận chống khủng bố và cướp biển
    Đặt liên minh ấy vào chuỗi đảo mà Mỹ gây dựng được trong chiến lược chuyển trục châu Á – Thái Bình Dương sẽ tạo thành một vòng khép kín hoàn hảo để cô lập Trung Quốc. Khi từ đông sang Tây có thể kể tên: Ấn Độ - Úc – Philippines – Hàn Quốc – Đài Loan – Nhật Bản. Đường ra biển của Trung Quốc, giấc mơ Trung Hoa của họ hoàn toàn tỉnh mộng từ đây.

    Nhưng để hiện thực hóa giả thiết vừa đề ra, mấu chốt vấn đề là quyết sách của Ấn Độ. Thực tế, cả Nga và Mỹ đều đang ra sức tranh giành sự ủng hộ của New Dehli, tuy nhiên, sẽ chỉ có một người thắng lợi trong cuộc kéo co đó. Đứng về phía Nga đồng nghĩa với việc đối đầu với Mỹ, chung hàng ngũ với Trung Quốc, mà điều này gần như không thể thành hiện thực khi mâu thuẫn giữa hai quốc gia này ngày càng lên tới đỉnh không thể hóa giải.

    Còn đứng về phía Mỹ, có lẽ chưa đến thời điểm thích hợp, nhưng không sớm thì muộn, Ấn Độ sẽ phải hạ quyết tâm, bởi Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng của mình.

    Những hành động ngang ngược, bất chấp của Bắc Kinh sẽ khiến tức nước vỡ bờ, đẩy Ấn Độ về phía Mỹ và đồng minh. Tất cả chỉ còn chờ thời gian

Chia sẻ trang này