1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ giữa Nhật với Asean + VN và TQ.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tridunghtvc, 03/07/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    copy, paste từ từ để anh em bình loạn tý nào ...

    Trung Quốc đang cho thấy nhu cầu năng lượng và nguyên liệu giảm,
    họ cũng dần để lộ ra những hứa hẹn rót những khoản tiền khổng lồ ra nước ngoài chỉ với suy nghĩ làm lợi cho bản thân họ, còn đâu bất chấp hậu quả xấu tại các nước nhận đầu tư

    Dự án đường ống dẫn dầu thô từ ngoài khơi Miến Điện vào Vân Nam trở nên vô nghĩa vì TQ cũng ko thèm khởi công nhà máy lọc dầu ở Vân Nam. Đường sắt 1200 km song song vơi đường ống dù đã ký ghi nhớ 3 năm cũng ko có triển khai gì, coi như dấp sọt rác, vì tốn kém ( chủ yếu do địa hình phía TQ toàn núi đá cao, vô cùng hiểm trở ) và vô nghĩa, cũng ko mang lợi ích gì cho nước sở tại khi TQ đòi quản lý trong 50năm độc quyền ...khi Miến Điện dần thân phương Tây hơn ...

    Đường sắt nối Vân Nam với Viêng Chăn, TQ cũng còn xem xét và chờ Thái Lan có nhất trí cho đấu nối với đường sắt của họ ko, trước khi bỏ tiền ... chứ ko phải TQ có thiện chí giúp Lào đi TQ chơi cho tiện ...
    tridunghtvc thích bài này.
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nhật phải mang công nghệ để triệt tiêu thói ăn bẩn của khựa ..... :rolleyes::P
    =========================================================
    Brazil hy vọng hợp tác với Nhật trong dự án dầu khí khổng lồ
    (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 25/07/14 08:56

    [​IMG]Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff. (Nguồn: scmp.com)

    Hãng Kyodo đưa tin Brazil đang có kế hoạch sử dụng công nghệ của Nhật Bản để xây dựng và lắp đặt một kết cấu nổi với kích thước 300m dài và 100m rộng, được xem như là một "trung tâm hậu cần."

    Kế hoạch này nằm trong dự án lớn phát triển hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi của Brazil.

    Dự kiến, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff sẽ thảo luận về dự án trên nhân chuyến công du Brazil của ông Abe vào ngày 1/8 tới.

    Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo sẽ thông báo một chương trình nâng cao năng lực cho ngành công nghiệp đóng tàu Brazil trong năm nay thông qua các khóa đào tạo chuyên gia, với sự hỗ trợ của Nhật Bản.

    Trong năm 2011, sản lượng dầu thô của Brazil đứng thứ 13 thế giới, phần lớn được khai thác từ các mỏ dầu ở ngoài khơi.

    Theo tờ Nikkei của Nhật Bản số ra mới đây, Petrobras, tập đoàn dầu khí quốc gia của Brazil, đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ bắt đầu khai thác một khu mỏ ngoài khơi (thuộc dự án trên) có trữ lượng ước tính trên 50 tỷ thùng.

    Petrobras sẽ cần mua 50 sàn nổi phục vụ hoạt động khai thác dầu khí, có chi phí xấp xỉ 100 tỷ yen (987 triệu USD)/sàn và 50 tàu khoan nước sâu trị giá 60 tỷ yen (592 triệu USD)/tàu. Tổng kinh phí cho dự án khoảng 20.000 tỷ yen (197 tỷ USD)./.
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Ngày cuối tuần vui vẻ .... :P:D
    =============================================
    Chúng ta đấu tranh > cái dàn khoan lui rồi - tắm thôi ....
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Trước việc Nga-khựa đầu tư mạnh vào Mỹ la tinh thì Nhật với nhiều ưu thế về vốn và công nghệ cũng không ngồi yên .... :eek::cool:
    =================================
    Nhật Bản không ngồi yên

    Nhật Bản cũng cần các nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài, vì vậy hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới dường như đang lao vào cuộc cạnh tranh quyết liệt giành các nguồn năng lượng trên thế giới. Theo đánh giá của Nhật Bản, Nam Mỹ là thị trường tiêu thụ rộng lớn với 590 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 5.800 tỷ USD, lớn gấp 2,5 lần tổng GDP của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

    Dĩ nhiên, Mỹ không thể hài lòng ngồi nhìn các cường quốc lớn ở phía Đông bán cầu tự do thể hiện các vũ điệu ở Mỹ Latinh, nơi vốn được coi là sân sau của Washington.

    Trong chuyến công du lần này, Nhật Bản mong muốn giúp đỡ Brazil khai thác mỏ dầu nước sâu có trữ lượng 50 tỷ thùng bằng việc cung cấp các công nghệ cần thiết phục vụ việc khai thác. Cùng với Trung Quốc, Nhật Bản cũng dự định tham gia các dự án phát triển hạ tầng để nhập khẩu lương thực từ Brazil, quốc gia hiện đang cung cấp tới 40% nhu cầu lương thực cho Nhật Bản.
    Đáng chú ý, cộng đồng các quốc gia vùng Caribe gồm 14 quốc gia cũng thể hiện mối quan tâm tới sự trợ giúp kỹ thuật của Nhật Bản trong việc khắc phục thảm họa thiên nhiên, khai thác năng lượng và đánh bắt cá. Ngoài lợi ích kinh tế, Nhật Bản còn mong muốn nhận được sự ủng hộ chính trị của các nước khu vực trong cuộc chạy đua giành ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chuyến đi Mỹ Latinh của ông Abe diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động ngoại giao trên trường quốc tế và đưa giá trị Nhật Bản ra các khu vực.


    TTK
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Bắt quả tang bạn xì-bam nhé, đừng làm Mod khó xử. Lần sau rút kinh nghiệm, nếu muốn cài thông tin vui vẻ nhẹ nhàng thì nên gộp chung với bài có nội dung phù hợp với chủ đề nhé.
    Connuocviettridunghtvc thích bài này.
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Đã không làm thì thôi ..... còn khi đã làm thì phải là số 1 .... :rolleyes::D
    ===============================================
    Nhật Bản chi gần 3 tỷ USD đóng tàu khu trục Aegis
    9:22 PM, 24/07/2014, Views: 2230 | By VNH
    VietnamDefence - Chính phủ Nhật Bản đã phê chuẩn chương trình đóng 2 tàu khu trục mới trang bị hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu đa năng Aegis.

    [​IMG]
    Tàu khu trục lớp Kongo (defenseindustrydaily.com)
    Họ dự định chi gần 300 tỷ yên (2,9 tỷ USD) để đóng các tàu này. Tàu đầu tiên sẽ được khởi công vào tài khóa 2015 (bắt đầu ngày 1/4/2015), tàu thứ hai vào tài khóa 2016.

    Theo đánh giá sơ bộ, để đóng 1 tàu trang bị hệ thống Aegis sẽ mất gần 5 năm, nhưng tiến độ này có thể rút ngắn.

    Chương trình hiện đại hóa Hải quân Phòng vệ Nhật Bản trù tính tăng số lượng tàu khu trục Aegis từ 6 chiếc hiện nay lên 8 chiếc vào tài khóa 2020. Các tàu khu trục mới sẽ được lắp biến thể mới nhất của hệ thống Aegis.

    Các tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis của Nhật Bản hiện gồm 4 tàu lớp Kongo và 2 tàu lớp Atago. Chúng được trang bị các tên lửa đánh chặn Standart SM-2 và SM-3. Hiện nay, Nhật Bản đang hiện đại hóa các tàu khu trục lớp Atago; dự kiến chúng sẽ trở lại hạm đội Nhật vào năm 2018.


    Nguồn: The Japan Times, Lenta, 24.7.2014.

  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Quan sát của khựa từ cuộc tập trận chung Rimpac 2014......... :P
    ===================================================
    ẢNH: "Sát thủ" P-3C Nhật Bản phóng tên lửa diệt hạm Harpoon
    Ly Vy - theo [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    (Soha.vn)- Tờ China News ngày 25/7 cho hay, trong khuôn khổ cuộc tập trận RIMPAC 2014, máy bay P-3C của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã thực hành bắn tên lửa chống hạm Harpoon.
    Cuộc thực hành nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của phi đội máy bay tuần thám biển/săn ngầm P-3C của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.

    Hiện nay, các máy bay P-3C là loại máy bay tuần thám biển/chống ngầm nòng cốt của Nhật Bản, với khoảng hơn 100 chiếc P-3C trong biên chế Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Đây cũng là đội bay thực hiện nhiệm vụ tuần tra giám sát khu vực biển Hoa Đông, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập.
    [​IMG]
    Hình ảnh tên lửa Harpoon được phóng đi từ máy bay P-3C của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản trong cuộc tập trận vừa qua.
  8. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    chuyện TQ tập trận trên vịnh Bắc Bộ sát VN trước chuyến thăm VN của Ngoại Trưởng Nhật nó vẻ nó muốn dằn mặt luôn cả VN và Nhật
    và mặt tích cực là giúp VN và Nhật thắc chặt quan hệ chiến lược kinh tế an ninh QP hơn
    bluesaigontridunghtvc thích bài này.
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Trong các nước bị ảnh hưởng của khựa thì Nhật - Phillipine là gần giống với VN nhất > tuy nhiên Phi quá yếu .... chỉ còn trông mong vào Nhật . Nhật tích cực thì rõ ràng VN bớt đơn độc trong việc đề phòng khựa .... như 1 số lo nghĩ trước đây .
    ==========================================
    Nhật Bản ồ ạt xuất khẩu vũ khí, mong hợp tác với Việt Nam
    Hồi tuần trước, Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản (NSC) đã phê chuẩn việc xuất khẩu lô thiết bị quân sự đầu tiên sang Anh và Mỹ, đồng thời chuẩn bị bán tàu ngầm cho Úc, máy bay cho Ấn Độ.
    [​IMG]
    Nhật Bản đang hợp tác với Anh trong việc phát triển và sản xuất tên lửa không đối không Meteor.
    Kể từ tháng 4/2014, Quốc hội Nhật Bản đã chính thức phê chuẩn việc xóa bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đối với các tập đoàn công nghiệp của nước này. Tuy nhiên, phải đợi đến tháng 7/2014, khi Hiến pháp Nhật Bản được sửa đổi, các lô hàng vũ khí đầu tiên mới chính thức được “lên đường”.

    Trên thực tế, việc điều chỉnh của lệnh cấm xuất khẩu vũ khí Nhật Bản được thay đổi “theo lộ trình” và kéo dài qua nhiều năm. Ban đầu, lệnh cấm ngăn cản Nhật Bản bán vũ khí cho các nước đang can dự vào các cuộc xung đột quốc tế hay bị Liên hợp quốc cấm vận.

    Đến năm 2011, lệnh cấm được nới lỏng thêm, cho phép Nhật Bản tiến hành phát triển và hợp tác sản xuất vũ khí với Mỹ, nhất là trong khuôn khổ hệ thống phòng thủ tên lửa. Và đến tháng 4/2014, lệnh cấm này được hủy bỏ hoàn toàn.

    Các nguyên tắc mới này cho phép phát triển và sản xuất vũ khí trong quan hệ đối tác với Mỹ và các nước khác. Nhật Bản cũng có thể xuất khẩu thiết bị quân sự cho các nước nằm cạnh tuyến đường biển có liên hệ mật thiết và có tầm quan trọng sống còn đối với nền kinh tế Nhật Bản.

    Nhờ có Hiến pháp sửa đổi, ngoài việc xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản còn có thể chuyển giao công nghệ quân sự cho các đối tác hoặc các đồng minh và cùng nhau phát triển các hệ thống vũ khí.

    Trong lô hàng xuất sang Anh lần này, Nhật Bản gửi đi một số thành phần của tên lửa không đối không Meteor – dự án mà Nhật hợp tác, phát triển với Anh.

    Meteor là loại tên lửa có khả năng dẫn bằng radar chủ động, nghĩa là trên tên lửa có gắn cả radar, phát sóng đến mục tiêu và lái đầu dò theo tín hiệu phản xạ. Đặc điểm đó cho phép tên lửa Meteor có thể diệt mục tiêu từ rất xa (tầm bắn lên đến 300 km), tránh cho phi công phải tiếp cận gần máy bay địch.

    Tên lửa Meteor có nhiệm vụ phục vụ cho việc cải thiện khả năng của các máy bay Eurofighter Typhoon, Gripen và Rafale.

    Bên cạnh đó, các nhà phát triển Meteor còn có dự định đưa nó lên gắn trên máy bay tiêm kích F-35. Nhật Bản đã đặt mua 42 tên lửa loại này, trong đó có bốn quả nằm trong nguồn chi của ngân sách quốc phòng năm 2014. Trong hợp tác với nước Anh liên quan tới tên lửa không đối không Meteor, phía Nhật Bản bảo đảm sản xuất một số thành phần có yêu cầu kỹ thuật rất cao và vô cùng tốn kém.

    Trong trường hợp với Mỹ, tập đoàn công nghiệp Mitsubishi Heavy Industries (MHI) xuất khẩu các thiết bị, chi tiết, được sử dụng trong hệ thống tên lửa PAC-2 sẽ được bán cho Qatar. Quyết định xuất khẩu này diễn ra sau khi Mỹ ký một thỏa thuận với Qatar hôm 14/7 vừa qua, để bán các máy bay lên thẳng tấn công Apache cho Vương quốc vùng Vịnh này và các hệ thống phòng không Patriot và Javelin với tổng giá trị của lô hàng khoảng 11 tỷ USD.

    Theo tiết lộ của nhật báo "Nikkei" (Nhật Bản), lô hàng xuất khẩu sang Mỹ lần này của Nhật Bản là một thành phần chủ yếu của một thiết bị hồng ngoại được đặt ở đầu tên lửa, xác định và vây dồn các mục tiêu.

    Không chỉ xuất khẩu sang Mỹ và Anh, hôm 8/7, Nhật Bản và Australia đã ký một thỏa thuận về việc chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng trong lĩnh vực tàu ngầm. Việc bán tàu ngầm 4.200 tấn lớp Soryu của Nhật Bản cho Australia đã được hai bên bàn thảo.

    [​IMG]
    Tàu ngầm 4.200 tấn lớp Soryu của Nhật Bản
    Báo chí Nhật Bản không giấu giếm rằng nước này đã bày tỏ mong muốn tiến hành kiểu hợp tác như vậy với Việt Nam, trong bối cảnh giới quan sát cho rằng sự hợp tác về công nghệ và công nghiệp quốc phòng hoặc bán vũ khí của Nhật Bản cho các nước láng giềng rõ ràng đang tạo thuận lợi cho việc tăng cường các liên minh của Nhật Bản để đối phó với Trung Quốc.

    Ngoài ra, được biết trong tương lai gần, Nhật Bản cũng xuất khẩu thiết bị quân sự cho Ấn Độ, một nước châu Á khác mà Tokyo duy trì quan hệ đối tác chiến lược từ hơn một thập niên nay. Và nếu không có gì thay đổi, lô hàng đầu tiên sẽ được bán cho New Delhi là máy bay quân sự US-2.

    Lương Minh (Tổng hợp)
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Việc tập trận cũng rất bình thường > để ra oai hù dọa + để tiêu hủy đạn hết date rất lớn hàng năm + để lính khựa quen tiếng súng ...

Chia sẻ trang này