1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Hàn Quốc?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi zom8x, 09/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zom8x

    zom8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Hàn Quốc?

    Trước đây mình được biết có cụ Lý Long Tường vì trong nước có nội biến chậy loạn sang CaoLy .Sau đó lập nhiều công lớn trong việc đánh đuổi quân Nguyên sang xâm lược CaoLy (Hàn Quốc -Bắc Triều Tiên).năm 2006 có con cháu của Lý Long Tường về Việt Nam tìm lại tổ tiên nhận lại họ hàng ?
    Mới đây tôi nghe nói Mạc Đĩnh Chi cũng từng có người thiếp tại CaoLY trong lần đi sứ Trung Quốc trích "Cụ Mạc Đĩnh Chi khi xưa đi sứ sang bên Tàu đồng thời với Trạng của nước Cao Ly, nhân lúc có một nước đến cống mấy cái quạt , vua Tàu ra bài Phiêu Minh ( Thơ đề quạt) cho hai trạng làm. Mạc Đĩnh Chi đang còn đắn đo tìm tứ thơ thì sứ Cao Ly đã cầm bút viết thoăn thoắt. Liếc theo quản bút lông , Mạc Đĩnh Chi thấy sứ Cao Ly viết rằng :
    ?o Nóng nực oi ả thì như Y Doãn , Chu Công
    Rét mướt lạnh lùng thì như Bá Di , Thúc Tề?
    Thế là Mạc Đĩnh Chi vội phát triển ý và viết luân :
    ?o Chảy vàng tan đá, trời đất là lò lửa
    Người lúc ấy như Y Doãn , Chu Công là các bậc cự nho
    Gió bấc lạnh lùng, mưa tuyết đầy đường
    Người lúc ấy như Bá Di , Thúc Tề là những ông già chết đói
    Ôi ! Dùng thì chuyên tay , bỏ thì xếp xó
    Chỉ có ta và ngươi là như thế chăng ? ?
    Cuối cùng , bài của Mạc Đĩnh Chi xong trước mà ý tứ lại cao hơn , sâu sắc hơn bài thơ của sứ Cao Ly . Vua Nguyên xem xong gật gù , khen mãi và phê sau chữ ?oÔi? bốn chữ : ?o Lưỡng Quốc Trạng Nguyên?.
    Vì bài ?oPhiêu Minh? ở trên mà vua Nguyên cho hai trạng làm : ?oLưỡng quốc trạng nguyên?. Hai trạng được phong rồi làm quan ở bên Tàu ít lâu. Khi trạng Cao Ly về nước có mời Mạc Đĩnh Chi về chơi nhà . Lần đầu , Mạc Đĩnh Chi ở chơi bên Cao Ly bốn tháng. Lần ấy , Trạng Cao Ly làm mối cho Mạc Đĩnh Chi một người cháu gái trong họ để làm thiếp . Mạc Đĩnh Chi đưa người thiếp ấy cùng về bên Tàu , được 5 năm thì bà thiếp ấy trở về nước Cao Ly, có dắt về 2 đứa con : một con trai và một con gái. Bà thiếp ấy về nhà có nói với anh em rằng : ?o Khi ông trạng tôi về nước An Nam có viết mấy chữ để lại cho tôi rằng : Ngày nay tôi về nước là theo lệnh quân vương, ngày sau sang thì không có kỳ hạn nào cả . Ơn trời , chúng ta sinh hạ được hai đứa con , nhờ nàng nuôi nấng , dạy dỗ cho nên người . Về sau này nàng sẽ có nơi trông cậy , mà ta cũng không đắc tội với chúng nó là chỉ biết sinh con mà không biết nuôi , biết dạy con .Cứ như thế thì tôi không còn hy vọng ông trạng Mạc nhà tôi trở lại nữa mà thân tôi đây bỗng dưng trở nên người vị vong rồi vậy?. Ai nghe thấy cũng phải ái ngại cho người thiếp đó mới ngoài hai mươi tuổi đầu không goá cũng thành như goá , lại thêm bên kẽ nách hai đứa con thơ, biết lấy gì nuôi nhau cho được nên người , giữ làm sao cho được toàn danh tiết ? Ở vào địa vị bà thiếp ấy thật là khó khăn!
    Thấm thoắt đã mười năm trời , một hôm bà thiếp ấy đang ngồi khâu vá chợt thấy ông trạng Mạc đến , bà giật mình lăn đùng ra . Ông Trạng Mạc chạy lại ôm lấy bà , gọi mãi mới tỉnh. Khi tỉnh lại rồi vẫn còn bâng khuông như một giấc chiêm bao , lại thỉnh thoảng nói một câu như mơ mẩn. Ông Trạng Mạc an ủi hồi lâu thì người thiếp đó tỉnh lại, trước còn ngại ngùng , sau ra êm đềm, sảng khoái . Lần này , Mạc Đĩnh Chi lưu lại ở nước Cao Ly trong sáu tháng trời. Trong khoảng thời gian 6 tháng trời ấy, ông đi du lịch gần khắp nước Cao Ly. Ông đi đến đâu , ai cũng hoan nghênh, vì ai cũng biết ông là bậc thông minh xuất chúng , lại là người rể trong nước . Ông có làm tập thơ truyền lại cho hậu thế , hiện nay vẫn còn nhiều người truyền tụng. Hết sáu tháng thì ông trở lại Tàu , khi ấy bà thiếp vừa có mang 3 tháng. . Lần này , bà thiếp nhớ ông quá nên lập bàn thờ sống ở trong nhà, để sớm tối hương hoa cho thoả lòng hoài vọng . Cái bàn thờ sống đó chẳng qua là bà thiếp đặt ra để kỷ niệm sự thương nhớ chồng thôi , ban đầu không có nguyện khấn gì như các bàn thờ thánh khác. Đến tháng sinh con trai út, bà thiếp có biện xôi gà làm lễ ở trong bàn thờ ấy là lần đầu tiên. Khi người con trai út được một tuổi thì bị một cơn sốt mê man , bất tỉnh nhân sự , hai ba hôm không ăn uống gì được. Các thầy thuốc đến xem bệnh ai cũng nói là rất nguy kịch , không thể chữa được nữa. Bà thiếp lại sửa lễ xôi gà, đến quỳ trước bàn thờ chồng cầu nguyện vào lúc chập tối thì đến lúc nửa đêm người con trai út đã ngớt cơn sốt , đến sáng hôm sau thì tỉnh hẳn. Cả nhà ai cũng thấy là lạ.
    Từ ấy trở đi, tiếng linh ứng truyền đi khắp mọi nơi. Trước hết là một vài nhà hàng xóm xin duệ - hiệu ông Trạng về thờ , sau đó dần dần lan ra khắp cả châu, cả huyện , khắp cả nước không mấy nhà là không lập bàn thờ ông. Việc thờ phụng Mạc Đĩnh Chi bên Cao Ly cũng linh ứng , chẳng kém gì như thờ đức Thánh Quân ở nước An Nam .
    Khi cụ Trạng Mạc sang tàu để trở về An Nam, bà thiếp chịu thương chịu khó nuôi nấng, dạy bảo các con, khi các con đã khôn lớn , dựng vợ gả chồng xong rồi, bà thường ở với người con trai út. Ở được hai năm thì bà từ biệt , đi vào chùa ở . Bà hưởng thọ 93 tuổi. Trong cửa thiền , bà ăn ở rất từ bi và độ lượng , mọi người đều cảm phục . Khi bà tịch ở chốn thiền môn , người ta lập đàn cầu nguyện cho bà rất linh đình , xưa nay chốn thiền môn chưa có đám tang nào rực rỡ, vẻ vang như thế.
    Con trai cả của ông , sau này xuất thân làm quan võ , sinh được 12 người con gồm 8 trai , 4 gái . Sau còn hai ba đời đỗ đạt làm quan , không hiển hách lắm. Ngành này , phần nhiều là người giàu có . Con trai út khi được 19 tuổi thì đỗ cử nhân , không chịu ra làm quan , chỉ ở nhà làm thuốc và dạy học . Ông này sinh được 4 con trai đều học giỏi. Người con thứ 3 của ông này sinh được một người con văn võ song toàn , đã từng đánh đuổi quân Tàu , đánh đông dẹp bắc hiển hách một đời."
    Mình chỉ thắc mắc là câu chuyện này không thấy nói trong lịch sử VN ?
    Con cháu của MĐC bây giờ ở đâu?Liệu có đền thờ MĐC ở Hàn Quốc ?
    Lịch sử HQ và VN có nhiều điểm tương đồng liệu có câu chuyện nào về người Cao Ly ở VN tương tự như trên k ?
  2. kass

    kass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    hoá ra MĐC là ông tổ của trò cọp pi bài àh
  3. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Ngoài 2 nhân vật Lý Long Tường và Mạc Đĩnh Chi người Việt Nam ra không còn ai nữa?

    Con cháu của Trạng Mạc có thật không còn phải đợi xem họ có về Việt Nam nhận họ không đã.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 18:48 ngày 09/07/2008
  4. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi có vợ con bên xứ Hàn hình như được đề cập đến trên 1 tờ báo vào khoảng những năm 30 của thế kỷ 20. Tác giả trên 1 chuyến tầu đi Hải phòng thì phải, có gặp 1 người bán thuốc, đựơc nguời này kể cho câu chuyện gần như trên và nói rằng mình là con cháu của cụ Mạc. Gần đây có 1 số tư liệu nhắc lại việc này.
    @ chauphi: ở Hàn có 2 dòng họ Lý đều gốc gác từ vương triều Lý bên ta, nếu tính cả "hậu duệ" cụ Mạc nữa là 3. Nhưng xét thấy khi 2 vị hoàng thân nhà Lý vượt biển sang xứ Hàn đều mang theo thuyền bè cùng quân lính, như vậy ko chỉ có họ Lý mà còn cả họ của các quân tướng kia nữa chứ.
    Chứng tỏ ngoài con cháu họ Lý còn có con cháu của các quân tướng, nhưng chẳng rõ lúc sang xứ người đều lấy theo họ Lý hay vẫn giữ họ cũ, nếu vậy biết đâu mấy cái họ Kim, Haw, Moo miếc gì đó có gốc Việt chăng ?
  5. Oliver_Reis

    Oliver_Reis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Trạng đi sứ, liếc trộm văn bài của sứ Cao Ly tớ cũng đã từng đọc. Ý nghĩ đầu tiên lúc đó là: Trạng tuy chưa đến nỗi mắc tội đạo văn (vì lúc đó bài của sứ Cao Ly chưa được published :D), nhưng cũng là ăn cắp ý tưởng của người khác.
  6. zom8x

    zom8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Đây là nguồn bài viết mình đọc được của Bùi xuân Giang trong cuộc thi về Hàn Quốc 2006.
    Phần 1;
    Hàn Quốc và Việt Nam vốn là hai nước ?othông gia? , có mối quan hệ vô cùng mật thiết từ rất xa xưa, với rất nhiều truyền thuyết tuyệt đẹp về các Hoàng tử tại Hàn Quốc, các cuộc hội ngộ giữa các sứ thần hai nước khi đi sứ sang Trung Quốc , tiêu biểu nhất phải kể đến là truyền thuyết về Hoàng tử Lý Long Tường của Việt Nam đã trở thành người đầu tiên sáng lập ra dòng họ Lý ở Hwa San , Hàn Quốc và huyền thoại về mối tình của lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với một nữ nhân thời Ko ryo .
    Trước hết tôi xin đề cập đến truyền thuyết về Hoàng Tử Lý Long Tường của nước Đại Viêt ta. Theo các tư liệu của nhà sủ học Trần Văn Giáp, Sở Cuồng ( Lê Dư), giáo sư Pyon Hong Kee ( Phiến Hoàng Cơ),Thôi Thường Thọ , Giáo sư Phan Huy Lê , Hội khoa học lịch sử Việt Nam , văn bia(Thụ hàng môn ký tích bi) ... thì có thể tóm tắt như sau : Lý Long Tường là Hoàng tử con thứ của vua Lý Anh Tông ( 1138-1175), em vua Lý Cao Tông Long Trát (1176-1210) sinh khoảng sau năm 1173 và trước năm 1175 hoặc đầu năm 1176. Năm 1225 , Trần Thủ Độ phế bỏ triều Lý lập triều Trần , cho quân đánh sập Thái Đường ở Mai Lâm chôn sống quan lại, họ hàng nhà Lý khi họ đang tế tổ. Một năm sau khi nhà Lý mất ngôi ( năm 1226), ông muốn giữ việc thờ cúng tổ tiên (học theo cách của Vi Tử nhà Ân ), nên đã cùng Bình Hải Công ( Lý Quang Bật ) mang đồ tế khí , trốn khỏi thành Thăng Long, đóng thuyền vượt biển Đông. Nhà Lý đã từng binh phạt Chiêm Thành ở phía Nam, đánh Tống ở phía Bắc nên không thể vào Nam hay lên Bắc. Ông đã đi ra biển Đông. Bão đã đánh dạt thuyền của ông vào sông Phú Lương, huyện Bồn Tân , nước Cao Ly, ẩn ở Trấn Sơn , phía Nam phủ thành , lấy hiệu là Vi Tử Động . Khi đó vua Cao Ly nằm mơ thấy một con chim lớn bay mệt mỏi từ phương Nam đến , lượn ba vòng rồi hạ xuống biển Tây Hải . Vua Cao Ly cho người đi tìm và đã tìm thấy Lý Long Tường. Vua than rằng : ?o Tệ ấp cũng đang gặp phải giặc Mông hung hãn , sắp sửa vượt biển ồ ạt kéo đến , con cháu của ta sau này giả sử gặp phải tai hoạ như người ấy, thì có khác nào cảnh ngộ của công tử. Hơn nữa , An Nam và nước ta từ Tiền Triều đã giao hiếu với nhau ?. Thế rồi đem đất Hoa Sơn (Hwa San) tặng cho làm thực ấp vì ở An Nam cũng có đất tên là Hoa Sơn ,và phong làm ?oHoa Sơn Quân?. Vùng này ấp nghèo dân túng, chỉ là một huyện nhỏ ở ven biển cách đất Đăng Lai của Trung Quốc và Nhật Bản một eo biển nhỏ. Thời Cao Ly, vùng đất này bị giặc cướp xâm hại nhiều lần, nhiều viên tri huyện đã chết trận. Nơi Lý Long Tường cập thuyền sau này có tên là : ?oNak Nae Wae? có nghiã là : ?onơi cập bờ của khách phương xa có mang theo đồ tế khí và nhỡ rơi xuống?. Ngày nay cách làng Hoa Sơn không xa dưới ngọn núi Di Ất , xã Đỗ Môn còn thấy được mộ của Hoa Sơn Quân và con cháu các đời sau. Riêng ở núi Hoa Sơn (Hwa San) , tên là núi Quảng Đại Sơn , có một nền đá nhẵn gọi là Việt Thanh Nham (Tức là nghế Ngoạ Nham) ở trên đỉnh núi có tên là Vọng Cố Hương (Xưa kia gọi là : Vọng Quốc Đàn) được truyền tụng là trong quãng đời còn lại , ông Tường thường lên đứng đó , ngày hai buổi trông về hướng Nam khóc nhớ quê nhà.
    Năm Quý Sửu (1253), tức năm 40 của Cao Ly Vương, vua Mông Cổ là Dã Quật Tùng Quế sai các vương đem một vạn quân từ nước Đông Đan vượt qua sông Hồn Đồng ... đến tháng Tám thì tiến vào Tây Hải . Trứớc tiên , chúng kéo đến phá sơn thành An Lăng . Số người chết trong thành kể hơn 700. Sau đó chúng dùng chiến thuyền men theo bờ biển , đến thẳng Ưng Tân công phá Đại Tiểu Thanh và Xương Lân Điểu , chém chết viên tướng giữ thành , chôn sống tất cả quân dân trong trấn đó của Cao Ly. Quân Mông Cổ làm theo kế sách của Cự Tâm Đà, như đi vào chỗ không người . Quân Mông Cổ hung hãn dữ tợn dường như không có gì ngăn giữ nổi . Khi quân Mông Cổ đánh vào kinh đô , triều đình Cao Ly phải lánh ra đảo Giang Hoa . Quân giặc lại tràn sang đánh Bồn Tân . Trong tình thế nguy ngập ấy , Lý Long Tường đã cùng với tri huyên đi thẳng vào trung quân , cùng với Vi Hiếu Khoan lập ra kế sách phòng thủ kiên cố : đắp đất xây thành kiên cố ba mặt , phía trước có dựng chòi cao, tích trữ khí giới , lương thảo giữ vững thành, không ra đánh. Quân Mông Cổ đóng doanh trại liền kề san sát đến mấy chục dặm , bao vây đánh thành. Quân tướng trong thành thua trận tan vỡ , chỉ còn Hoàng Thúc Lý Long Tường và tri phủ tu sửa lại thành trì , tích trữ khí giới, lương thảo , lại cho đào hào , chứa củi để đánh giặc. Quân Mông Cổ pháo kích vào thành, quân ta pháo kích lại. Hoàng Thúc Lý Long Tường biết rất rõ thuật đánh thành của quân Mông nên ngài dự báo cho quân sỹ biết hôm nay quân dịch ắt dùng binh thế nào và ta nên phòng bị thế nào. Quả đúng như dự đoán của Hoàng Thúc. Người trong thành tán thưởng rằng ngài giỏi như thần. Ngài lại cho đốt xe, khoét thành , dựng đài , bắn đá , tháo nước , phá thang...bày nhiều kỳ kế. Chiến trận ác liệt kéo dài trong suất 5 tháng , quân Mông Cổ thua to, tuyên bố muấn xin đầu hàng . Chúng đem tặng 5 hòm vàng. Hoàng Thúc Lý Long Tường biết ngay là mưu gian bèn sai khoét hòm ra , dội nước sôi vào. Cả 5 thích khách cầm gươm trong hòm đều bị giết chết. Hoàng thúc sai vít hòm tại , cho quân sỹ mang trả quân Mông Cổ và nói : ?o Nước ta đường đường là nước văn hiến lễ nghĩa lại đi nhận hàng lạ của nước địch thì chẳng ra thể thống gì ?.
    Quân Mông Cổ kinh sợ cho rằng đây là thần tướng . Một tên tướng già quân Mông tiến đến chân thành , quan sát khí giới, hào luỹ của quân ta rồi than rằng: ?oTa tham gia quân ngũ từ ngày tóc còn để chỏm , từng xem xét các tướng đánh trận trong thiên hạ , chưa bao giờ bị đánh trả mạnh mẽ thế này , làm sao mà lại không thất bại được?. Thế rồi bọn Tùng Quế thu quân trở về , nhụt hết nhuệ khí , tranh nhau tháo chạy. Hoàng Thúc Lý Long Tường cho quân tinh nhuệ mai phục hai bên , khiến quân Mông Cổ thua chạy tan tác . Quân ta ào ạt xông lên tiếng trống vang lừng , rung động cả trời đất. Quân ta chém chết mấy viên tướng giặc , bắt sống được mấy trăm quân . Quan quân ta vừa múa vừa hát rằng : ?oỞ ngoài thành thụ hàng tháng trời , diệt tan giặc giống như Mã Phục Ba ngày xưa?. Đó là vào tháng 12 , mùa đông năm Quý Sửu 1253.
    Như ở phần trên đã giả định Lý Long Tường sinh trong khoảng từ năm 1173 đến 1175 , muộn nhất là đầu năm 1176 . Nếu tạm giả định ông sinh năm 1175 thì khi rời nước An Nam vào năm 1226 , ông 51 tuổi và khi tổ chức kháng chiến đánh bại quân Mông Cổ trên đất Cao Ly năm 1253, ông đã là một lão tướng 78 tuổi . Chiến công của ông trên quê hương thứ hai này diễn ra 5 năm trước khi quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt và bị thảm bại năm 1258.
    Chiến công của Lý Long Tường được vua Cao Ly rất khen ngợi , cho đổi tên Trấn Sơn thành Hoa Sơn , phong cho ông tước Hoa Sơn Quân lấy nghĩa là : nước An Nam có núi Hoa Sơn.
    Vua Cao Ly cấp 30 dặm đất , nhân khẩu 2000 người cho ông lập ấp ăn lộc để thờ cúng tổ tiên , lại cho dựng nhà lưu niệm gọi là : ?o Thụ Hàng Môn?, đề biển ghi công đức của ông. Di tích Thụ Hàng Môn được nhân dân Hàn Quốc giữ gìn và cảm phục.
    Lý Long Tường thường cưỡi ngựa trắng đi đây đó: khi thư thả ung dung chốn giang hồ, khi thì tung vó mịt mù nơi chiến địa . Người đương thời quen gọi là : ?o Bạch Mã Tướng Quân ?. Nhân dân địa phương tỏ lòng ngưỡng mộ làm bài ca tán thán rằng : ?o Hữu khách hữu khách, diệc bạch kỳ mã - Có khách có khách, vẫn là ngựa trắng?.
    Hoàng thúc Lý Long Tường cho xây dựng trường học ở phía Bắc huyện ngay dưới chân thành Thụ Hàng , dựng miếu thờ Chí Thánh Tiên Sư , cho xây dựng Văn Nhã Đài và Độc Thư Đường ở hai bên tả hữu . Chính Hoàng Thúc Lý Long Tường và quan tri huyện tự làm thầy dạy sỹ nhân : Xuân , Thu dạy bảo thi thư, Đông , Hè rèn luyện lễ nhạc . Ông lại cho dựng một ngôi am nhỏ ngay dưới chân núi Cựu Chân ở phía Nam huyện , Hoàng thúc tự tay viết ba chữ : ?oĐộc Thư Đường? treo ở trước cửa , lại để hòm tiền , kho thóc để giúp cho con em , học trò đi lại , học tập. Học trò theo học đông đến hàng nghìn người , phong thái văn học của sỹ nhân vùng Tây Hải dần dần được chấn hưng. Trước đó , giặc Ly nhiều lần đến cuối phá, rồi quân Mông Cổ đến xâm phạm khiến cho dân cư thưa thớt , văn chương học nghiệp thoi thóp thì đến đây trường học được mở lại , học phong được xây dựng và ngày càng thịnh đạt . Nay ở nền cũ của Văn Nhã Đài còn thất một cây ngân hạnh lớn , tương truyền là do chính tay Lý Long Tường tự trồng và Ngài dạy học ngay dưới gốc cây , do vậy mà người đời gọi là : ?o Hạnh Đàn Công Tử?.
    Con cháu của Hoàng Thúc Lý Long Tường đời đời sống trên đất Hoa Sơn. Ông đã dạy con cháu trở thành những người có ích trên mảnh đất cưu mang ông. Văn bia : ?oThụ Hàng Môn Ký Tích Bi? có ghi sự tích về ông và cả tên tuổi các con cháu thành đạt của ông. Nhiều người đã đỗ Tiến sỹ và làm quan to . Ví dụ như: con là Cán làm : ?oNghệ văn đại đề học? ; con là Huyền Lượng làm : ?o Tham nghị bộ Lễ ? ; con nữa là Dụ làm : ?o Thượng thư hữu bộc xạ? ; con nữa là Mạnh Vân làm : ?oĐiển thư bộ Hộ?

  7. ddhn

    ddhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Tháng trước Lý Vĩnh Thuỵ - Hậu duệ đời thứ hai mươi mấy của hoàng tử Lý Long Tường cùng mấy người bạn đến nhà tôi ăn cơm, được tặng chai rượu sâm..Hắn ta than thở rằng về VN làm ăn toàn bị lừa..nghĩ mà thấy thương.. May mà hắn ta vẫn còn hiền lành, chưa quay sang ghét những người cùng một nòi giống với mình.
  8. QDNDVN2010

    QDNDVN2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    1
    Quan hệ VN-HQ
    1-Trong chiến tranh VN, HQ là đồng minh của Mỹ và VNCH , mang quân sang tham chiến
    2- Hiện tại HQ là nhà đầu tư nước ngoài số 1 tại VN, phụ nữ VN rất mê các bộ fim tình cảm ung thư của HQ và chịu nhiều ảnh hưởng của fong cách thời trang HQ, một số ngôi sao HQ rất đc hâm mộ tại VN ( Jang Na Ra và Bi Rên ) và rất nhìu fụ nữ VN muốn làm dâu HQ
    3- Trong lich sử PK thì VN và Cao Ly ( Nam và Bắc TT bi giờ ) đều là 1 trong những nước chư hầu và đều fải coi TQ là Thiên Triều ( cũng có thể Ly-Mung-Phắc là hậu duệ của cụ Lý )
  9. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Quân tướng theo họ Lý sang bên Hàn, theo hầu trong phủ. Nếu được vua Hàn ban cho thái ấp thì cũng ở trong thái ấp đó. Nghe nói người Hàn rất thuần chủng, con trai con gái không lấy người ngoài nước. Theo thống kê, họ Lý gốc Việt nay chỉ có đến số nghìn, chẳng hơn thời xưa lúc cụ Lý cùng tướng lĩnh mới vượt biển sang là mấy Con cháu cụ Mạc chắc cũng ít hơn.
  10. Dungma71

    Dungma71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Quân tướng theo họ Lý sang bên Hàn, theo hầu trong phủ. Nếu được vua Hàn ban cho thái ấp thì cũng ở trong thái ấp đó. Nghe nói người Hàn rất thuần chủng, con trai con gái không lấy người ngoài nước. Theo thống kê, họ Lý gốc Việt nay chỉ có đến số nghìn, chẳng hơn thời xưa lúc cụ Lý cùng tướng lĩnh mới vượt biển sang là mấy Con cháu cụ Mạc chắc cũng ít hơn.

    Gửi lúc 19:09, 11/07/08
    _________________________________
    cái vàng vàng: Bác này ở trên trời rớt xuống hay ở dưới đất chui lên vậy ta? Thế những vụ môi giới hôn nhân lấy chồng HQ là lừa đảo à? Hay là chúng nó lừa đảo chị em sang đó cho đi chửa đẻ thuê rồi bán con sang TQ?
    Được dungma71 sửa chữa / chuyển vào 19:41 ngày 11/07/2008

Chia sẻ trang này