1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Nga - Trung xưa và nay

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dragonboy1080, 30/03/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Mấy hôm nay trẻ trâu TQ dám chém cả Nga mới kinh (trước chỉ dám chém Việt, Phi, Miến). Giờ mà TQ phát động chiến tranh với Nga thì Việt ta có thể tổ chức ăn mừng :))

    Kế hoạch 'đánh chiếm nước Nga' trong 2 tháng của cư dân mạng Trung Quốc
    Cộng đồng mạng - Truyền thông
    Đăng ngày Thứ hai, 30 Tháng 3 2015 09:10
    Toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” với Nga…

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]“Hãy trả lại Sibir và Viễn Đông cho Trung Quốc”
    Vào tháng 3/2012, trên diễn đàn trang điện tử quân sự của Trung Quốc Club.mil.news.sina.com.cn đã đăng một bài viết có tiêu đề: "Nga cần trả lại Sibir và vùng Viễn Đông cho Trung Quốc để tạo điều kiện phát triển tình hữu nghị và hòa bình trên toàn thế giới!". Những bài viết kiểu này đã trở nên đặc trưng đối với mạng internet Trung Quốc thời gian gần đây.

    Trong bài viết, tác giả dẫn lại một câu nói được cho là của ông Putin: "Bất kỳ tổng thống Nga nào cũng cần làm tất cả để trả lại cho Trung Quốc những vùng lãnh thổ Viễn Đông của họ".

    Tác giả khẳng định những vùng lãnh thổ Sibir và Viễn Đông từ phía Đông dải Ural từ xa xưa thuộc đã về Trung Quốc. Tại đây, các dân tộc thiểu số du mục phía Bắc Trung Quốc thời xa xưa đã từng sinh sống. Trong thời gian chuyến đi thăm của mình đến Liên Xô, Mao Trạch Đông đã từ chối xuống ga nằm tại khu vực biển Bắc (hồ Baikal). Một người tháp tùng hỏi Mao vì sao không rời con tàu. Mao mắng người này vì thiếu kiến thức lịch sử và "bằng giọng cáu giận nặng nề" nói rằng: "Ở đây mục phu Trung Quốc Xinchen Xu U đã chăn đàn gia súc của mình". Mao ngầm ý rằng vùng đất này là tổ quốc cổ xưa của nhân dân Trung Quốc, nay bị Liên Xô chiếm đóng bất hợp pháp.

    Tác giả bài viết cũng khẳng định rằng nhiều triều đại Trung Quốc đã đặt các cơ quan quản lý hành chính ở "Sibir lạnh lẽo". Nhưng sau đó người Nga vượt qua dãy núi Ural, bắt đầu thẩm lậu sang phía Đông vào Sibir và tiếp tục tiến đến bờ biển Thái Bình Dương. Tác giả tỏ ra căm phẫn khi cho rằng địa danh Heiluntszyan của Trung Quốc đã bị đổi thành Nicolaievsk, một điều tương tự như việc Nga chiếm của Nhật Bản đảo Osima giàu có về gỗ và khí đốt thiên nhiên và đổi tên thành Sakhalin.

    Cuộc xâm lấn của Nga đã gây ra "nỗi căm thù lịch sử", và nhiều người Trung Quốc sẽ không quên mối nhục này, tác giả viết. Và sự trỗi dậy của Trung Quốc đòi hỏi những vùng lãnh thổ Viễn Đông đã mất phải được hoàn trả.

    Tác giả tin chắc, Nga không có các nguồn nhân lực, tài chính, vật chất để kiểm soát được vùng Viễn Đông. Người Trung Quốc cần giành thế chủ động để lấy lại vùng lãnh thổ này. “Nếu Putin thực tế sẽ trả lại cho chúng ta những vùng đất đã mất, điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đẹp đến mối ổn định quan hệ Trung-Nga. Đây sẽ là minh chứng của tình hữu nghị đích thực, sự tôn trọng lẫn nhau và tình đoàn kết giữa hai nước của chúng ta” tác giả bình luận.

    Ở phần bình luận, rất nhiều độc giả đã ủng hộ bài viết với những lời lẽ kiểu như: "Việc lấy lại những vùng đất đã mất là nhiệm vụ của chúng ta!". Có người còn phân tích: “Cần trả cho Nga nhiều tỷ USD để mua những mảnh đất này, bởi vì sắp đến những trái phiếu của Hoa Kỳ sẽ biến thành những tờ giấy lộn. Đây là một viên đạn giết chết hai con thỏ: vừa tránh được những trái phiếu đang mất giá trị và đồng thời có được những vùng đất giàu khoáng sản”.

    Tuy vậy, cũng có độc giả bày tỏ sự ngạc nhiên khi một trang mạng “đáng kính” như Sina.com.cn lại có thể đăng tải bài viết phi lý của một kẻ có đầu óc bệnh hoạn.

    Kịch bản chiến tranh chống Nga

    Không chỉ dừng lại ở những lời hô hào chung chung, trên các diễn đàn quân sự của Trung Quốc đã diễn ra những cuộc tranh luận hoàn toàn nghiêm túc về viễn cảnh của "cuộc thập tự chinh xe tăng mật tập" vào miền Đông nước Nga. Vào đầu năm 2012, nhiều trang mạng phát tán một kịch bản chi tiết về cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành nhằm chiếm đất của Nga.

    Kịch bản này đặt ra giả thuyết, vào cuối tháng 2/2012, Trung Quốc sẽ bắt đầu các hoạt động quân sự xâm chiếm đóng các vùng Sibir, Viễn Đông và Zabaikal của Nga. Khu vực Trung và Tây Sibir sẽ là hướng tấn công chính. Những hướng khác sẽ phụ thuộc vào quân số, gồm Primore, Viễn Đông và Zabaikal.

    Theo các “chiến lược gia internet”, toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và các binh lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” giữa Nga và Trung Quốc.

    Thành phố Yakutsk sẽ bị chiếm và các tuyến đường BAM, Magadan, Irkutsk và Krasnoyarsk sẽ bị cắt đứt bởi các chiến dịch của lực lượng đổ bộ hàng không vào những ngày đầu cuộc chiến. Sau khi chiếm được các mỏ dầu và khí đốt, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiềm chế các hoạt động của NATO nhằm ủng hộ Nga.

    Vào cuối tháng 4, vùng Kamchatka và Chukotka sẽ bị chiếm đóng bởi chiến dịch của các đơn vị đổ bộ đường không. Quân Trung Quốc sẽ tiến công với tốc độ nhanh, từ 200 - 500 km mỗi ngày. Khác chiến thuật của những cuộc chiến tranh trước đây, Trung Quốc sẽ không tập trung quân sát biên giới Nga. Sau khi nhận các nhiệm vụ chiến đấu và lịch hành trình, các binh sỹ theo đội hình hành quân từ các vị trí của mình vào ban đêm với tốc độ cao tiến thẳng vào các điểm thực hiện nhiệm vụ tác chiến.

    Các đơn vị và phân đội đụng độ với bính lính Nga sẽ độc lập thực hiện nhiệm vụ của mình. Các lực lượng chính sẽ hành quân đến các vị trí thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đã định. Như vậy cuộc tấn công sẽ không bị chậm lại. Tiến độ của các chiến dịch sẽ đúng như kế hoạch. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không thể xảy ra trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, bởi vì tập đoàn đột kích sẽ hoàn toàn ở trên lãnh thổ Nga.

    Trước khi cuộc chiến bắt đầu, hơn một nghìn các toán biệt kích trinh sát đặc nhiệm của Trung Quốc đã xâm nhập vào nước Nga dưới vỏ bọc thường dân để tiến hành trinh sát các cơ sở quân sự Nga. Trong những ngày đầu chiến tranh, các nhóm đặc nhiệm này sẽ chỉ điểm cho các đơn vị tên lửa chiến lược, và không quân Trung Quốc tiêu diệt các tổ hợp phòng không, kho vũ khí, các điểm chỉ huy ít được bảo vệ của Nga...

    Tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng, Trung Quốc sẽ tiến hành đổi đồng rúp ra đồng nhân dân tệ theo tỷ giá ưu đãi cho nhân dân địa phương, cung cấp các sản phẩm ăn uống và hàng hóa do mình sản xuất với giá rẻ hơn hai - ba lần so với giá mà những người Nga hiện nay phải mua.

    Trong thời hạn ngắn, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng nhà ở và triển khai sản xuất trên các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng. Những người gốc Nga từ thời điểm bị Trung Quốc chiếm đóng sẽ không chỉ được nâng cao mức sống của mình gấp hai - ba lần, mà còn có được công việc ổn định nhờ sự phát triển nhanh chóng của các vùng đất dưới sự quản lý của Trung Quốc.

    Để ngăn chặn triệt để sự phản kháng từ người dân địa phương, Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động tuyên truyền ồ ạt với những khẩu hiệu kiểu như:

    - “Chúng tôi giúp những người anh em Nga thoát khỏi bọn quan chức thối nát và lũ đầu sỏ trộm cướp!”
    - “Sibir – chúng tôi sẽ trao trả cho những người dân Sibir” v..v và v.v…

    Trên thực tế, lính Trung Quốc sẽ xử bắn những kẻ tham nhũng và kẻ tham ô công quỹ mà nhân dân cũng như các đơn vị tình báo Trung Quốc đều đã biết rõ. Một số quan chức không kịp chạy trốn sẽ phải hợp tác với Trung Quốc để bảo đảm an toàn cho bản thân. Và chỉ sau 2 tuần chiếm đóng, Trung Quốc đã thiết lập một trật tự mới trên vùng lãnh thổ cũ của Nga.

    Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nga - Trung

    Những nguyên nhân, theo dân mạng Trung Quốc, sẽ khiến cuộc chiến tranh với Nga là không tránh khỏi:

    - Nhiều phần lãnh thổ Nga trong lịch sử thuộc về Trung Quốc và người Trung Quốc có quyền đòi lại chúng.

    - Sự cần thiết mở rộng không gian sống, cũng như nhu cầu chảy bỏng về các nguồn dầu mỏ, khí đốt và nhiều nguồn tài nguyên khác.

    - Tranh thủ sự yếu kém về kinh tế cũng như chính trị, sự thụt lùi của Nga về quân sự để tiến hành chiến tranh.

    - Trung Quốc đã từng bị Liên Xô “vả vào mặt” trong những cuộc xung đột và mâu thuẫn năm 1969, 1982. Với bản tính “thù dai”, người trung Quốc không thể không “rửa nhục”.

    Những biểu hiện chuẩn bị chiến tranh, theo quan sát của dân mạng Trung Quốc

    - Các công trình xây dựng trục đường chính và các con đường dọc theo mặt trận tại các khu vực giáp biên giới với Nga để vận chuyển binh lính ở dạng đường 6-8 làn xe đã hoàn tất. Khả năng lưu thông như vậy của các xa lộ chẳng phục vụ điều gì khác ngoài việc nhanh chóng chuyển quân ra mặt trận.

    - Trung Quốc đã chấm dứt các khoản đầu tư to lớn vào Nga, và sẽ không phải chịu những thiệt hại kinh tế nếu chiến tranh nổ ra.

    - Người Trung Quốc đang ồ ạt học tiếng Nga dưới sự khuyến khích của nhà nước (chứ không phải là tiếng Anh).

    - Hoạt động chuẩn bị chiến đấu của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa thường xuyên được hoàn thiện, sẵn sàng cho những cuộc chiến tranh quy mô lớn. Có lẽ, không phải ngẫu nhiên khi các cuộc thử nghiệm xe tăng mới và các phương tiện bọc thép khác chủ yếu được tiến hành ở vùng Nội Mông. Điều kiện khí hậu nơi đây rất giống khu vực Viễn Đông và Sibir của Nga.

    Theo KICHBU
  2. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Lịch sử không mấy mặn mà giữa 2 nước:
    Hình ảnh tàn khốc về cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc 1969
    Tháng 3/1969, xung đột biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc đã bùng nổ trên hòn đảo tranh chấp mà Liên Xô gọi là Damanski, Trung Quốc gọi là Trân Bảo.

    [​IMG]

    Căng thẳng đã gia tăng trong cuối thập niên 1960 dọc theo tuyến biên giới dài 4.380 km giữa Liên Xô và Trung Quốc. Vào ngày 2/3/1969, Trung Quốc đã tấn công đảo Damanski trên dòng sông Ussury - khu vực tranh chấp giữa hai nước, nơi quân đội Liên Xô đang kiểm soát, khiến 31 binh sĩ Liên Xô thiệt mạng và 14 bị thương. Sau đó Liên Xô đáp trả bằng pháo phản lực BM-21.

    Liên Xô tuyên bố rằng Quân đội Trung Quốc dùng chiến thuật lấy dân thường làm lá chắn khi tiến công. Sau một vài lần đụng độ liên tiếp ở Damanski này và trong khu vực Trung Á, mỗi bên chuẩn bị cho cuộc đối đầu hạt nhân...

    Dưới dây là một số hình ảnh về cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc được đăng tải trên trang Damanski-zhenbao.ru.

    * *

    *

    Những hình ảnh do phía Liên Xô thực hiện:

    [​IMG]

    Tháng 12/1967, chiến sĩ Liên Xô I. Skladnyuk ở đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka thuộc phân khu Dalnerechenski (Imanski) quan sát tình hình sau khi ngăn chặn các cuộc xâm nhập lãnh thổ của công dân Trung Quốc.

    [​IMG]

    Tháng 1/1969. lực lượng dự bị của đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka và Sopki Kulebyakiny tập trung trên xe bọc thép trước khi đẩy lùi dân Trung Quốc ra khỏi đảo Damanski trên dòng sông Ussury - khu vực tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Quốc.

    [​IMG]

    Tháng 12/1967, phái viên Trung Quốc yêu cầu ngừng bắn để sang xác minh vụ việc 5 người Trung Quốc được cho là bị xe quân sự Liên Xô đâm thiệt mạng.

    [​IMG]

    25/1/1969, trực thăng Liên Xô tuần tra trên khu vực đảo Damanski.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Tháng 3/1969, đài quan sát của đồn biên phòng Sopki Kulebyakiny.

    [​IMG]

    Tháng 3/1969, tuyết phủ trắng đảo Damanski.

    [​IMG]

    Tháng 2/1969, phóng viên chiến trường N. Petrov đang chụp ảnh đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka ở Dalnerechenski (Imanski). Ít lâu sau, anh đã bị lính Trung Quốc giết chết.

    [​IMG]

    Lính Trung Quốc di chuyển trên băng ở Damanski. Đây là một trong những bức ảnh cuối cùng của N. Petrov.

    [​IMG]

    Thi thể Thượng úy I.I. Strelnikov, bị quân Trung Quốc giết ngày 2/3/1969.

    [​IMG]

    Ngày 3/3/1969, thi thể hàng chục chiến sĩ Liên Xô hi sinh sau cuộc đụng độ với quân Trung Quốc.

    [​IMG]

    Những vết tích của cuộc đụng độ với lính Trung Quốc.

    [​IMG]

    Ngày 6/3/1969, tang lễ của các tử sĩ đảo Damanski được tổ chức tại đồn biên phòng ở Dalnerechenski.

    [​IMG]

    Ngày 6/3/1969, thi hài của Thượng úy I.I. Strelnikov và N.M. Buinevich trong tang lễ diễn ra tại Iman (nay là Dalnerechinsk), khu vực Primorski.

    [​IMG]

    I.I. Strelnikov và N.M. Buinevich đã hi sinh trong cuộc đối đầu với quân Trung Quốc ngày 2/3/1969.

    [​IMG]

    Các đồng đội tiễn đưa hai chiến sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng.

    [​IMG]

    11/3/1969, Liên Xô chuyển quân về mặt trận Damanski.
    hk111333tonkin2007 thích bài này.
  3. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    [​IMG]

    Ngày 14/3/1969, một trong những hình ảnh cuối cùng của đại tá D.V. Leonov. Lúc này ông đang đứng trên mặt nước đóng băng của sông Ussury, cạnh đảo Damanski. Leonov đã hi sinh trong ngày 14 trong cuộc đối đầu với quân Trung Quốc.

    [​IMG]

    Tháng 3/1969. Đám tang Đại tá Leonov ở Iman.

    [​IMG]

    Ngày 15/3/1969, sau cái chết của đại tá D.V. Leonov, các chiến sĩ ở đồn Nizhne-Mikhailovka dưới quyền chỉ huy của Trung tá A.D. Konstantinov chuẩn bị thực hiện cuộc phản kích vào Damanski.


    [​IMG]

    Tháng 4/1969. Trung tá E.I. Yanshin, chỉ huy lực lượng cơ giới ở Dalnerechenski đang nói chuyện với những người lính.

    [​IMG]

    Người dân viếng mộ các chiến sĩ Liên Xô hi sinh trong cuộc chiến ở Damanski, 1969.

    [​IMG]

    Toàn cảnh đảo Damanski, tháng 5/1969. Lúc này Trung Quốc đã đẩy lùi, nhưng tình trạng căng thẳng vẫn thường trực.

    [​IMG]

    Đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka năm 1970, sĩ quan biên phòng Liên Xô thăm mộ chiến sĩ đã hi sinh trong xung đột biên giới.

    [​IMG]

    Cặp vợ chồng mới cưới viếng đài tưởng niệm các chiến sĩ biên phòng hi sinh năm 1969 ở thị trấn Dalnerechensk, nhiều thập niên sau cuộc chiến.

    [​IMG]

    Lực lượng biên phòng Xô Viết ở Damanski, tháng 3/1969.

    [​IMG]

    Bức ảnh của N. Petrov chụp lính Trung Quốc tiến đến biên giới Liên Xô ngày 2/3/1969, trước khi xung đột bùng nổ. Petrov bị giết chỉ vài phút sau khi chụp bức ảnh này. Cuộc chiến đã bùng nổ sau đó, khi 300 quân Trung Quốc tràn lên đảo Damanski.

    [​IMG]

    Thi thể Thượng úy N.M. Buinevich, bị quân Trung Quốc giết ngày 2/3/1969.

    [​IMG]

    Một chiến sĩ không rõ danh tính của Liên Xô bị quân Trung Quốc giết ngày 2/3/1969.

    [​IMG]

    Vợ của Thượng úy I.I. Strelnikov sau khi nghe tin chồng mình hi sinh.

    [​IMG]

    Một thiết bị quân sự bị bỏ lại ở khu vực xung đột.

    [​IMG]

    Chôn cất các chiến sĩ hi sinh, ngày 7/3/1969.

    [​IMG]









    * *

    *
    hk111333 thích bài này.
  4. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Ngày 6/3/1969, thi hài các chiến sĩ Liên Xô trong lễ tang diễn ra ở Nizhne-Mikhailovka.

    [​IMG]

    Người nhà các chiến sĩ nhìn mặt người thân yêu lần cuối cùng.

    [​IMG]

    Các chiến sĩ cơ giới Liên Xô tuần tra ở Dalnerechenski, phía trước đảo Damanski, tháng 3/1969.

    [​IMG]

    Ngày 12/3/1969, một xe thiết giáp của Liên Xô di chuyển tại Dalnerechenski.

    [​IMG]

    Thi hài Đại tá Leonov được đưa bằng xe pháo trong tang lễ.

    [​IMG]

    Cô Y.D. Leonova, con gái Đại tá Leonov trong tang lễ của cha mình.

    [​IMG]

    16/3/1969. Cuộc họp của các chiến sĩ Liên Xô ở đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka.

    [​IMG]

    Ngày 17/3/1969. Chân dung Trung tá A. D. Konstantinov, người đã có mặt trong cuộc xung đột với quân Trung Quốc.
    [​IMG]

    Tại đồn Nizhne-Mikhailovka, giữa tình hình căng thẳng, các chiến sĩ vẫn bỏ phiếu cho cuộc Bầu cử đại biểu vào Hội đồng tối cao của Liên Xô như mọi công dân Xô viết khác.

    [​IMG]

    Anh hùng Xô Viết Y.V. Babanski có mặt tại Damanski để thực hiện nhiệm vụ, tháng 4/1969.


    [​IMG]

    Các chiến sĩ Liên Xô đi ngang qua những vòng hoa tưởng niệm đồng đội hi sinh ở Damanski.

    [​IMG]

    1978, các cựu binh Xô viết của cuộc tranh biên giới 1969 hội ngộ.
  5. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Những hình ảnh do phía Trung Quốc thực hiện

    [​IMG]

    Lực lượng Liên Xô đối phó với các cuộc đột nhập mang lớp vỏ dân sự của Trung Quốc bằng những chiếc cọc gỗ dài.

    [​IMG]

    Lực lượng biên phòng Xô - Trung chạm trán trên mặt sông đóng băng trước đảo Damanski, trước khi chiến sự bùng nổ.

    [​IMG]

    Lính Trung Quốc tiến vào Damanski.


    [​IMG]

    Lính Trung Quốc di chuyển trên băng tuyết ở Damanski.

    [​IMG]

    Lực lượng cơ giới Trung Quốc ở Damanski.

    [​IMG]

    Xác xe tăng Liên Xô ở Damanski.




    [​IMG]

    Các chiến sĩ biên phòng Liên Xô đứng trên bờ để đẩy lùi các cuộc xâm nhập của người Trung Quốc lên đảo Damanski.

    [​IMG]

    Binh sĩ Trung Quốc chuẩn bị thực hiện chiến dịch ở Damanski.

    [​IMG]

    Quân Trung Quốc nã pháo vào các điểm đóng quân của Liên Xô.

    [​IMG]

    Một người lính Trung Quốc tạo dáng với súng chống tăng.

    [​IMG]

    Nhóm lính Trung Quốc hả hê trước một chiếc mũ sắt lỗ chỗ vết đạn của biên phòng Liên Xô.


    [​IMG]

    Trang bị của các chiến sĩ biên phòng Liên Xô bị Trung Quốc thu giữ sau trận chiến.

    [​IMG]

    Một con tem xuất bản năm 1970 của Trung Quốc thể hiện hình ảnh binh sĩ Trung Quốc trong cuộc chiến ở đảo Damanski.
  6. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Một số hình ảnh trên báo chí Liên Xô về cuộc chiến năm 1969

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    hk111333tonkin2007 thích bài này.
  7. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Theo KIẾN THỨC

    [​IMG]
    tonkin2007alsou1 thích bài này.
  8. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Kế hoạch khổng lồ của Nga xây dựng đường bộ mới xuyên Siberi tới tận bờ Thái Bình Dương về bản chất là một đề phòng, đối sách của Nga chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc.
    dragonboy1080 thích bài này.
  9. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Mình có cảm nhận trung về các cuộc xung đột Trung - Nga, Trung - Ấn, Trung - Việt là:

    1 - Trung Quốc nhìn chung trang bị kém hơn nhưng luôn chiếm thế thượng phong nhờ tinh thần và quyết tâm cao (công tác tuyên truyền, chính trị - tư tưởng làm khá tốt).

    2 - Bên đối thủ của Trung Quốc đều bị bất ngờ dẫn đến bị tràn ngập và dẫn đến thiệt hại khá lớn trong những trận đầu (công tác tình báo, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, đánh giá chiến lược - chiến thuật chưa chính xác).

    3 - Bên đối thủ của Trung Quốc luôn trong thế phải kiềm chế, tránh leo thang trong khi TQ thì ngược lại ==> TQ luôn giành thế chủ động (về thời điểm đánh - rút, về quy mô tác chiến v.v..)

    4 - Kết cục là TQ đều thắng về mặt chiến lược (đạt được mục đích, ít nhất về về đất đai).
    ltgbaumeo-u thích bài này.
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    [​IMG]

    Những nét chính về vấn đề biên giới giữa Nga với Trung Quốc trước và trong chiến tranh lạnh

    Sự hình thành, phát triển của quốc gia dân tộc luôn gắn bó chặt chẽ với biên giới quốc gia. Về cơ bản lãnh thổ và biên giới của Trung Quốc hình thành ổn định vào triều đại Mãn Thanh (1644-1911). Sau cải cách nông nô năm 1861, nước Nga tiến nhanh vào chủ nghĩa tư bản; cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đế quốc Nga – “đế quốc phong kiến – quân phiệt” đã mở rộng lãnh thổ của mình sang Châu Âu, Châu Á, nhiều nhất là về phía Đông (khu vực Xibêri và Viễn Đông) và phát triển ảnh hưởng ở Đông Bắc Á.

    Trong khoảng thời gian từ sau Chiến tranh Nha phiến giữa Trung Quốc với Anh (1840-1842) đến cách mạng Tân Hợi năm 1911, do suy yếu, bạc nhược và thất bại, triều đình phong kiến Mãn Thanh Trung Quốc đã buộc phải ký rất nhiều hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc thực dân Âu – Mỹ mà kết quả là mất nhiều đất, phải bồi thường chiến phí và phụ thuộc vào các nước châu Âu và Hoa Kỳ([1]).

    Thời kỳ trước Đại chiến Thế giới thứ nhất, nước Nga có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc, các biểu hiện là: năm 1895 Nga thành lập Ngân hàng Nga – Trung, 1896 Nga Hoàng và Mãn Thanh ký Hiệp ước liên minh chống Nhật Bản, Nga xây dựng và khai thác tuyến đường sắt Đông Trung Quốc (từ Hắc Long Giang, Cát Lâm đến Hải Sâm Uy), 1898 Trung Quốc cho Nga thuê bán đảo Liêu Đông và pháo đài Đại Liên, 1900 Nga Hoàng đưa quân tới Mãn Châu Lý, 1903 Nga và Nhật đàm phán về số phận Mãn Châu Lý và Triều Tiên không đi đến kết quả([2]).

    Năm 1917, nước Nga Xô Viết thành lập sau thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga, năm 1922 Liên Xô ra đời. Năm 1949 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được tuyên bố thành lập sau chiến thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nội chiến với Quốc Dân đảng. Vấn đề biên giới Xô – Trung trở thành một vấn đề quan trọng trong quan hệ Xô – Trung. Đã diễn ra sự tranh chấp và giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trong thời gian Chiến tranh Lạnh, điều này thể hiện như sau:

    Thứ nhất, gián tiếp liên quan đến vấn đề biên giới Xô – Trung là vấn đề Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Mông Cổ – quốc gia nằm giữa Liên Xô và Trung Quốc có lịch sử bi hùng. Năm 1921 với sự giúp đỡ của nước Nga Xô Viết, Mông Cổ làm cách mạng thành công và tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội. Lãnh đạo Trung Quốc luôn có ý định sát nhập Mông Cổ vào Trung Quốc. Điều này gặp phải sự phản đối của Liên Xô và chính Mông Cổ. Các nhà lãnh đạo Xô Viết phản đối Trung Quốc “thôn tính” Mông Cổ do Liên Xô cần một đồng minh láng giềng Mông Cổ tồn tại, cần Mông Cổ làm “phên dậu” ngăn cách giữa Liên Xô với Trung Quốc và không bao giờ muốn có một nước Trung Quốc hàng xóm mở rộng biên giới quốc gia, lớn mạnh.

    Năm 1936, khi nói chuyện với nhà báo Hoa Kỳ E. Snow, lãnh tụ Mao Trạch Đông đã khẳng định dự định sau khi Đảng Cộng sản lên nắm chính quyền ở Trung Quốc sẽ đưa Mông Cổ gia nhập nước Trung Hoa mới([3]).

    Lãnh đạo Trung Quốc đã đề cập trực tiếp vấn đề trên với lãnh đạo Liên Xô. Mùa xuân 1949 khi thắng lợi trong nội chiến Quốc – Cộng đã nằm trong tầm tay Đảng Cộng sản, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nêu kiến nghị với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Xtalin về việc sát nhập Mông Cổ vào Trung Quốc, Xtalin trả lời Mao Trạch Đông rằng Liên Xô không nghĩ đến việc Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ sẽ từ bỏ nền độc lập của mình và việc Mông Cổ gia nhập Trung Quốc hoàn toàn công việc nội bộ, tự quyết của nhân dân Mông Cổ([4]). Năm 1954, khi Trung Quốc kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tham dự của đoàn đại biểu Liên Xô và đoàn đại biểu Mông Cổ tại Bắc Kinh Trung Quốc lại đặt vấn đề trên với Liên Xô, Mông Cổ và Liên Xô, Mông Cổ đã bác bỏ yêu cầu đó([5]).

    Các tài liệu Trung Quốc luôn luôn khẳng định Mông Cổ là một phần của Trung Quốc. Trong sách “Tóm tắt lịch sử các dân tộc Mông Cổ” xuất bản năm 1977 tại Trung Quốc ở trang đầu khẳng định, Mông Cổ là một bộ phận của Trung Quốc; trong tạp chí “èýớóúửỗú” in ở Trung Quốc số 2-1994, khi phân tích các sự kiện xảy ra ở hồ Khaxan năm 1938 và khu vực sông Khankingôn năm 1939 (nơi xảy ra chiến tranh giữa liên quân Liên Xô – Mông Cổ với quân đội Nhật Bản) tác giả bài viết đã khẳng định rằng: Mông Cổ là một bộ phận của Trung Quốc và được gọi là Nội Mông([6]).

    Thứ hai, Liên Xô và Trung Quốc đã tranh chấp và giải quyết vấn đề biên giới Xô – Trung trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Sự vận động vấn đề biên giới giữa Liên Xô với Trung Quốc trong thời gian từ 1949-1991 có thể chia làm các giai đoạn: 1949-1960, 1960-1969, 1970-1991.

    Trong giai đoạn 1949-1960: Liên Xô và Trung Quốc liên minh với nhau, cùng chống chủ nghĩa đế quốc, hai nước đã tranh luận về vấn đề biên giới, bước đầu bàn biện pháp để hợp tác phân định biên giới chung.

    Sau Hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ lẫn nhau ký giữa lãnh đạo cao cấp Liên Xô và Trung Quốc ngày 14 tháng 2-1950([7]), quan hệ Xô – Trung phát triển. Một số minh chứng là: Chính phủ Liên Xô cho Trung Quốc vay dài hạn 520 triệu rúp, giúp Trung Quốc xây dựng mới 15 xí nghiệp công nghiệp và cung cấp thiết bị để cải tạo, mở rộng 141 xí nghiệp([8]).

    Về vấn đề biên giới quốc gia, năm 1951 Trung Quốc xuất bản “Bản đồ các tỉnh Trung Quốc” trong đó nhiều lãnh thổ đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng xung quanh như Triều Tiên, Mông Cổ, Cadắcxtan, Cưdơgưxtan, Ápganixtan, Ấn Độ, Liên Xô… được xem là phần đất của Trung Quốc. Theo yêu cầu của Trung Quốc năm 1952, Đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh đã chuyển cho Chính phủ Trung Quốc bản đồ chi tiết biên giới Xô – Trung do Liên Xô vẽ trên đó ghi nhiều điểm Liên Xô đang chiếm giữ, theo quan điểm của Liên Xô là đất của Liên Xô mà Trung Quốc tự nhận là lãnh thổ của mình theo Át lát Trung Quốc 1951; về bản đồ này Trung Quốc không có ý kiến phản bác([9]).

    Do sự phản đối từ các nước láng giềng, năm 1953 Trung Quốc in bản đồ Trung Quốc mới với một số sửa chữa so với bản đồ năm 1951, nhiều vùng đất đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đã được Trung Quốc “trả lại” như với Ápganixtan (là tỉnh Bađátxan), đối với Liên Xô (là tỉnh miền núi Bađátxan)… Theo bản đồ này, biên giới Xô – Trung theo hệ thống núi phía bắc khu vực Carátcôrun và vùng Ur-Ben là “chưa xác định”. Cần lưu ý rằng trong thời gian này, lãnh đạo Trung Quốc không công nhận các hiệp ước bất bình đẳng mà nhà Thanh đã ký với các cường quốc Âu, Mỹ vì Bắc Kinh cho rằng trong các hiệp ước này các nước đế quốc thực dân đã “lấy và cướp đi” rất nhiều đất của Trung Quốc. Trong vấn đề biên giới quốc gia, Trung Quốc không thừa nhận các hiệp định mà triều đình Mãn Thanh đã ký với thực dân Anh cuối thế kỷ 19 lấy dãy Himalaya làm biên giới giữa Trung Quốc với các thuộc địa của Anh và Hiệp ước Lítva ký năm 1879 phân định biên giới giữa Nga Hoàng và Trung Quốc Mãn Thanh([10]).

    Trong giai đoạn 1960-1969, quan hệ Liên Xô và Trung Quốc xấu đi, hai nước thi hành chính sách đối đầu, thù địch với nhau và đã xảy ra chiến tranh biên giới Xô – Trung năm 1969.

    Cuộc đàm phán lần thứ nhất về biên giới Xô – Trung được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1964, trong vòng đàm phán này hai bên đã trao đổi bản đồ, đạt được sự nhất trí miệng về đường biên giới phía Đông, nhưng chưa ký được hiệp định chính thức nào coi như hội đàm không có kết quả([11]). Do đó, tháng 9-1964, Trung Quốc yêu cầu xét lại các vùng lãnh thổ Châu Á mà các hoàng đế Trung Hoa đã để mất vào tay Nga Hoàng ở thế kỷ XIX([12]). Tháng 8-1968 quân đội khối Vácxava do Liên Xô lãnh đạo vào thủ đô Praha và cứu chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc, ngày 23-8-1968 trong buổi tiếp Đại sứ Rumani tại Bắc Kinh Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lần đầu tiên đã gọi Liên Xô là “đế quốc xã hội chủ nghĩa”, “Đại bá Xô Viết”([13]).

    Mâu thuẫn Xô – Trung phát triển gay gắt dẫn tới chiến tranh biên giới Xô – Trung. Lực lượng vũ trang Liên Xô và quân đội Trung Quốc đã đánh nhau ở các đảo thuộc vùng Đaman trên sông Ussuri (Nga) tháng 3-1969 và khu vực Dalanacôn (Cadắcxtan) vào tháng 8-1969 và một số điểm khác trên biên giới Xô – Trung. Xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc ở biên giới được chấm dứt sau khi diễn ra cuộc gặp giữa Thủ tướng Liên Xô Côxưgin và người đồng cấp Trung Quốc Chu Ân Lai tại sân bay Bắc Kinh ngày 11-9-1969, lãnh đạo hai nước đạt thỏa thuận về đình chiến ở biên giới và mở cuộc đàm phán để giải quyết các tranh chấp([14]).

    Đàm phán lần thứ hai về biên giới giữa Liên Xô với Trung Quốc diễn ra trong gần 9 năm, từ tháng 10-1969 đến tháng 6-1978 và vẫn không đi đến kết quả cuối cùng. Đầu tháng 10-1969, cuộc đàm phán Trung – Xô về biên giới giữa hai nước bắt đầu tiến hành ở Bắc Kinh, nhưng quan điểm hai bên hoàn toàn khác nhau: phía Trung Quốc cho rằng vùng tranh chấp biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc có diện tích khoảng 33.000 km2 còn bên Liên Xô chỉ đồng ý giải quyết tranh chấp biên giới chung giữa hai nước theo các hiệp ước ký cuối thế kỷ XIX giữa Nga Hoàng với chính quyền Mãn Thanh, do đó hội đàm giữa hai nước không có kết quả([15]).

    Mặt khác, theo hồi ký của nguyên Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm – nhà ngoại giao lão thành đã tham gia đàm phán giữa Trung Quốc với Liên Xô về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và phân định biên giới Xô – Trung: “Do những nguyên nhân lịch sử, đoạn biên giới trên sông Amur (sông Hắc Long) giữa Trung Quốc và Liên Xô thời nhà Thanh chỉ đơn giản lấy sông làm biên giới chứ không hoạch định cụ thể và nghiêm túc. Phía Liên Xô vẫn đứng trên lập trường ngang ngược của Nga Sa hoàng, tuyên bố biên giới Trung Quốc cần được hoạch định theo đường ven sông giới tuyến (sông giáp ranh) thuộc phía Liên Xô. Nếu như vậy, các đảo trên sông nghiễm nhiên thuộc về phía Liên Xô, trong khi các sông Hắc Long và Ô Tô Lý đã là những sông thuộc lãnh thổ Liên Xô. Phía Trung Quốc đương nhiên không thể nhất trí mà chủ trương căn cứ luật pháp và thông lệ quốc tế, cần vạch trung tâm trên đường lưu thông chính của sông giáp ranh làm đường biên giới chung. Năm 1969 xung đột đẫm máu xảy ra ở đảo Trân Bảo giữa hai nước suy cho cùng cũng do nguyên nhân này”([16]).

    Về chiến tranh biên giới Xô – Trung (nhiều tác giả trong và ngoài nước gọi là xung đột biên giới Xô – Trung), trong Tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc ngày 8-10-1969, Thủ tướng Chu Ân Lai khẳng định Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp, bất đồng về biên giới với các nước trên cơ sở công bằng, thông qua thương lượng hòa bình, không sử dụng vũ lực([17]).

    Giai đoạn thứ ba 1970-1991: trong hơn 10 năm đầu quan hệ giữa Liên Xô với Trung Quốc vẫn ở thế đối đầu, chỉ vào cuối những năm 1980 hai nước tiến hành cải thiện quan hệ, bình thường hóa, đàm phán và bướcđầu giải quyết vấn đề biên giới Nga – Trung.

    Sau chiến tranh biên giới Xô – Trung, cả Liên Xô và Trung Quốc đều đưa ra các kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước.

    Năm 1971, Liên Xô đề nghị Trung Quốc và Liên Xô ký Hiệp ước không sử dụng vũ lực trong quan hệ với nhau, 1973 lãnh đạo Liên Xô lại kiến nghị ký Hiệp định không tấn công nhau giữa hai nước, song Bắc Kinh đã bác bỏ hai yêu cầu trên của Mátxcơva. Ngày 26-2-1978, báo cáo trước Quốc hội Trung Quốc, Chủ tịch Hoa Quốc Phong cho rằng: “Để cải thiện quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc, Liên Xô phải rút các lực lượng vũ trang ra khỏi các vùng biên giới tranh chấp Xô – Trung, rút quân ra khỏi Mông Cổ, khôi phục biên giới Xô – Trung về hiện trạng đầu những năm 1960…”; Ngày 9-3-1978, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chuyển công hàm với nội dung như trên cho V.S. Tônschicốp Đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh([18]).

    Liên quan đến quan hệ và biên giới giữa Liên Xô với Trung Quốc cuối năm 1979, quân đội Xô Viết tiến vào Cabun, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố phản đối và yêu cầu rút quân đội Liên Xô ra khỏi Ápganixtan và theo báo “Nhân dân nhật báo” hành động đưa quân vào Ápganixtan của Mátxcơva đã tạo ra “sự đe dọa với an ninh Trung Quốc từ hướng Tây”([19]).

    Quan hệ giữa Liên Xô với Trung Quốc được cải thiện, tiến tới bình thường hóa chỉ sau khi Đại hội XII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (1982) xác định lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm thay cho trước đó lấy đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội và thực thi chính sách đối ngoại hòa bình, Liên Xô từ 1985 thực hiện “Cải tổ” từ đối đầu chuyển sang đối thoại với các “đối thủ” trước đó.

    Về phía Trung Quốc: năm 1982, Đảng Cộng sản Trung Quốc họp Đại hội XII xác định hòa bình và phát triển là xu thế chính dòng chủ lưu của thời đại và quyết định phát triển kinh tế đất nước là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, chuyển trọng tâm đối ngoại từ ý thức hệ và đấu tranh giai cấp sang lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm hàng đầu. Trong quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc chủ trương đàm phán tiến tới bình thường và giải quyết phân định biên giới Trung – Xô theo quan điểm của Bắc Kinh. Mùa hè 1982, Trung Quốc chính thức yêu cầu Liên Xô giải quyết 3 trở ngại lớn trong quan hệ giữa hai nước([20]). Gặp gỡ và đàm phán Trung – Xô về bình thường hóa quan hệ và phân định biên giới giữa hai nước đã được thực hiện trong thập niên 80 thế kỷ XX từ cấp Vụ trưởng đến Thứ trưởng, Bộ trưởng, Phó Thủ tướng và cấp cao nhất – Nguyên thủ quốc gia.

    Về phía Liên Xô, sau nhiều năm đối đầu Xô – Trung, tháng 3-1982 tại Tasken (thủ đô Udơbêchxtan) của Liên Xô nhà lãnh đạo Xô Viết Brezhnev phát biểu thừa nhận Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa, chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan và tuyên bố sẵn sàng cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tiếp theo đó, trong tuyên bố của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goócbachốp ở Vlađivốtxtốc (7-1986) và Crátxnôđarơ (9-1988), Liên Xô điều chỉnh chính sách với khu vực Đông Bắc Á, theo đó: Liên Xô sẽ giảm quân đội ở phía Đông và rút hết lực lượng vũ trang từ Mông Cổ về nước, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc([21]); điều cần lưu ý là tại Vlađivốtxtốc, Goócbachốp đã chấp nhận lập trường của Trung Quốc về vấn đề biên giới giữa hai nước, đồng ý phân chia đường biên giới trên sông Amur (sông Hắc Long) theo chỉ giới trung tâm trên đường lưu thông chính. Năm 1989 là năm quyết định trong quan hệ Xô – Trung: vào mùa xuân năm này Liên Xô đã rút hết lực lượng vũ trang từ Ápganixtava và Mông Cổ về nước, giảm quân ở biên giới Xô – Trung, tháng 5-1989 Goócbachốp đi thăm chính thức Trung Quốc, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố quan hệ giữa hai nước và hai đảng cộng sản bình thường hóa hoàn toàn([22]).

    Trong bối cảnh đó, Liên Xô và Trung Quốc đã trở lại thảo luận và phân định về biên giới Xô – Trung.

    Cuộc đàm phán về biên giới Xô – Trung lần thứ ba diễn ra từ tháng 2-1987 tại Mátxcơva ở cấp thứ trưởng ngoại giao. Trong 3 vòng đàm phán của cuộc đàm phán lần ba này Liên Xô và Trung Quốc đã đạt được phần lớn nội dung hiệp định nguyên tắc về đoạn biên giới phía Đông. Đoạn biên giới phía Tây phức tạp hơn, hai nước đã nhất trí nguyên tắc hoạch định và đồng ý thành lập nhóm chuyên gia công tác thảo luận cụ thể, thành lập đội chụp ảnh hỗn hợp từ trên không… Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm thì tiến triển của cuộc đàm phán thứ ba đã giúp làm hòa hoãn tình trạng đối đầu gay gắt về đường biên giới, trở thành một bộ phận thúc đẩy quan hệ song phương giữa Trung Quốc với Liên Xô.

    Sau khi bình thường hóa quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc năm 1989, vấn đề biên giới Xô – Trung đã bước đầu được giải quyết: 16-5-1991 Nga và Trung Quốc đã ký Hiệp định biên giới phía Đông giữa hai nước, theo Hiệp định này biên giới phía Đông Nga – Trung dài 4375 km được phân định bằng đường trung tuyến các con sông Amua, Ussuri, Tuman và khoảng 1500 ha đất, đảo Đaman trên sông Ussuri chuyển về Trung Quốc([23]). Tuy nhiên, cuối năm 1991, Liên Xô tan rã và vấn đề biên giới Xô – Trung vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn.


    Vấn đề biên giới Nga và Trung Quốc thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Chia sẻ trang này