1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Nga - Trung xưa và nay

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dragonboy1080, 30/03/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Tây Bắc (Mường Lễ) đã được Lê Thái Tổ đánh chiếm năm 1432 rồi nhé.
    dragonboy1080 thích bài này.
  2. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    @atlas03 Anh Ất ơi, công lao họ Nguyễn bị chúng nó xoá sạch này =))
    =))
    nobita1102meo-u thích bài này.
  3. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Nga đối phó “hiểm họa TQ”: “Kịch bản Crimea” ở Viễn Đông

    Căn cứ vào nhiều nguồn thông tin, Trung Quốc đang chuẩn bị từng bước để giành lấy miền Viễn Đông và Đông Siberia từ tay Nga

    Tình hình ở miền Viễn Đông Nga trong thời gian gần đây đã trở nên căng thẳng liên quan đến dân nhập cư Trung Quốc (TQ). Ở TP Blagoveshensk, 30 công dân TQ đã gây bạo động phản đối sự trả lương chậm trễ. Từ đó, các chuyên gia lưu ý đến số lượng vượt trội của người TQ trong khu vực và cảnh báo về khả năng Bắc Kinh sẽ áp dụng “kịch bản Crimea” ở Viễn Đông và Đông Siberia.

    Trung Quốc không giấu tham vọng

    Theo hãng tin MixNews, ông Leon Taivans, một nhà Đông phương học tại Trường ĐH Latvia, nhấn mạnh sau khoảng 20 năm nữa, đất nước TQ quá đông đúc có thể sẽ lặp lại “kịch bản Crimea” ở Viễn Đông cũng với lý do công dân TQ cư ngụ ở đó quá vượt trội. Theo ông, ở phía Đông vùng Ural chỉ có 3 triệu người Nga sinh sống trong khi có 100.000 người TQ đã chuyển sang ở luôn bên Nga. Hơn nữa, ông dự đoán 90 triệu người từ TQ sẽ tràn sang biên giới nước Nga trong tương lai. Nhà Đông phương học trên cho rằng sự kiện Nga sáp nhập Crimea có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về địa – chính trị của Nga ở miền Viễn Đông.

    [​IMG]
    Các công nhân đang thi công tại một nhánh đường ống dẫn từ Đông Siberia vào Trung Quốc Ảnh: ITAR-TASS

    Đầu tháng 3-2014, nhà báo Jeoff Dyer của tạp chí Foreign Policy (Mỹ) đã lưu ý rằng người TQ có thể xem động thái sáp nhập Crimea của Nga là hành vi “bật đèn xanh” để họ thúc đẩy một cách quyết đoán các tham vọng về lãnh thổ của riêng mình. Cũng theo lời nhà phân tích trên, TQ cảm thấy dao động trước các sự kiện xảy ra ở Ukraine. Một mặt, họ chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác; mặt khác, TQ dị ứng đối với các phong trào ly khai.

    [​IMG]
    Nhóm lao động nhập cư Trung Quốc bị bắt ở TP Blagoveshensk hôm 15-5 Ảnh: AMUR-INFO


    Sau khi Hàn Quốc và Nhật Bản lên án hành động sáp nhập Crimea của Nga, TQ kêu gọi các bên bình tĩnh và giải quyết các vấn đề xung quanh bán đảo này bằng con đường hòa bình. Đáng lưu ý là trong suốt cả quá trình xảy ra khủng hoảng ở Ukraine, TQ đã cố duy trì thế trung lập. Mỗi khi được yêu cầu bày tỏ quan điểm về sự xâm lấn của Nga ở Ukraine, TQ đều tìm cách lảng tránh. TQ cũng đã bỏ phiếu trắng về tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý ở CH Crimea tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

    Phát biểu trên kênh truyền hình BTB, nhà phân tích chính trị nổi tiếng người Nga Alexander Paly cho rằng trên cơ sở kinh nghiệm từ sự kiện Nga sáp nhập Crimea, TQ có khả năng bộc lộ tham vọng to lớn đối với lãnh thổ của Liên bang Nga. Theo ông, TQ đang nghiên cứu “bài học Crimea” và một lúc nào đó họ sẽ đặt ra trước Nga những vấn đề về lịch sử bởi vì theo Điều ước Nerchinsk năm 1689 giữa Nga và TQ về vấn đề biên giới và thương mại, cả miền Viễn Đông là của TQ![​IMG]

    Chờ thời cơ để ra tay?

    Vào thế kỷ XIX, TQ đã miễn cưỡng nhượng lại cho Nga quyền kiểm soát miền Viễn Đông và Siberia. Tuy nhiên, trong suốt 50 năm qua, TQ đã gia tăng động thái tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với khu vực này. Theo trang web Global Politician, các nhà lãnh đạo ở TQ đều đã công khai khẳng định rằng các TP Vladivostok và Khabarovsk là của TQ. Hơn nữa, một số nhà sử học TQ còn quả quyết biên giới Nga – Trung hiện nay là không đúng và Nga đã “đánh cắp” miền Viễn Đông bằng vũ lực.

    Thực tế đã chứng minh nhận định của các chuyên gia là xác thực: TQ áp dụng chiến lược tiếp tục theo đuổi các thỏa thuận song phương với Nga trong các lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng và sản xuất, bao gồm việc xây dựng các đường ống dẫn, đường bộ và đường ray. TQ sẽ chơi trò chờ đợi với Nga, hy vọng nước này cuối cùng sẽ “nổ tung” do phải đương đầu cùng một lúc với tình trạng xung đột sắc tộc, tệ nạn tham nhũng, phong trào Hồi giáo nổi dậy, sự quản lý tài chính kém cỏi và nền kinh tế hàng hóa thiếu đa dạng. Khi đó, TQ sẽ ra tay hành động với miền Viễn Đông và Siberia.

    Báo The Kiev Times khẳng định lãnh đạo TQ đã quyết định trang bị chiến thuật thôn tính lãnh thổ nước khác dưới dạng bảo vệ công dân của mình sinh sống trên lãnh thổ đó, giống như Nga đã làm đối với Crimea. Tại đại hội các đại biểu nhân dân toàn TQ cuối tháng 2-2014, nữ đại biểu Tôn Vạn Hàn đã đệ trình một dự luật cho phép sáp nhập một phần lãnh thổ quốc gia khác vào thành phần nước CHND Trung Hoa như một chủ thể mới trong trường hợp không có thỏa thuận quốc tế, theo phương cách như sau: TQ có thể công nhận lãnh thổ đó khi đa số cư dân bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập qua cuộc trưng cầu dân ý hoặc nếu chính quyền hợp pháp tại lãnh thổ đó yêu cầu.

    Ngoài ra, các đại biểu còn đề nghị xem xét dự luật đơn giản hóa thủ tục công nhận quốc tịch TQ cho cư dân Nga. Theo đó, các điều kiện để được cấp quốc tịch TQ là yêu cầu đó gắn liền với nhu cầu sinh sống trên lãnh thổ TQ, có nguồn thu nhập hợp pháp, từ chối quốc tịch Nga, thời hạn nhận quốc tịch là trong vòng 2 tháng chứ không phải 1 năm.

    Bà Tôn Vạn Hàn nhấn mạnh rằng có thể so sánh các dự luật này với “ngọn hải đăng” sẽ soi sáng cho tất cả những người bị lạc ngoài biển khơi. Bà tuyên bố: “Các đạo luật trên sẽ trở thành công cụ làm tăng cao vị thế địa chính trị của CHND Trung Hoa”.[​IMG]

    Theo Nld
  4. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Căn nguyên mối hận của người Trung Quốc:

    1 - Điều ước Nerchinsk
    [​IMG]

    Điều ước Nerchinsk năm 1689 hay điều ước Ni Bố Sở là thỏa thuận đầu tiên giữa Nga và Trung Quốc. Người Nga đã "từ bỏ" khu vực từ phía bắc sông Amur (Hắc Long Giang) cho đến dãy núi Stanovoy(Ngoại Hưng An Lĩnh) và giữ khu vực giữa sông Argun (Ngạch Nhĩ Cổ Nạp hà) và hồ Baikal (Hãn Hải/Bắc Hải). Biên giới giữa hai đế quốc nằm dọc theo sông Argun và dãy núi Stanovoy cho đến vụ thôn tính Amur vào năm 1860.

    Điều ước được ký kết tại Nerchinsk vào ngày 27 tháng 8 năm 1689 (Lịch ******).[1] Những người ký tên là Sách Ngạch Đồ thay mặt cho Hoàng đế Khang HyFedor Golovin thay mặt cho Sa hoàng Pyotr IIvan V.

    Phiên bản dùng để căn cứ là phiên bản tiếng Latinh, với bản dịch sang tiếng Ngatiếng Mãn, nhưng các phiên bản khác nhau đáng kể. Điều ước không có phiên bản tiếng Hán[2] song các dấu mốc biên giới được ghi bằng tiếng Hán cùng với tiếng Mãn, tiếng Nga và tiếng Latinh.[3]

    Sau đó, vào năm 1727, Điều ước Kiakhta đã cố định biên giới hiện nay của Mông Cổ ở phía tây sông Argun và mở cửa cho các đoàn lữ hành thương mại. Năm 1858, theo Điều ước Aigun, Nga đã sáp nhập vùng đất ở phía bắc Hắc Long Giang và đến năm 1860, theo (Điều ước Bắc Kinh, Nga lại sáp nhập vùng đất ven biển ở phía đông Ô Tô Lý Giang (Ussuri) cho đến Vladivostok. Biên giới Trung-Nga ngày nay chạy dọc theo các sông Argun, Amur và Ussuri.

    Lịch sử

    [​IMG]
    Biên giới phía bắc của "Tartary thuộc Trung Quốc", thể hiện trên bản đồ năm 1734. Nerchinsk thể hiện trên bản đồ (bên phía Nga).

    [​IMG]
    Một bức tượng nhỏ thể hiện một người châu Âu trên lưng ngựa – một tượng đồ sứ xuất khuẩ của nhà Thanh, khoảng đầu thế kỷ 18

    Từ khoảng năm 1640, người Nga xâm nhập vào lưu vực Hắc Long Giang từ phía bắc, vùng đất này được người Mãn tuyên bố chủ quyền, tuy nhiên người Mãn lúc này đang bắt đầu cuộc chinh phục Trung Quốc. Năm 1685, hầu hết người Nga bị đuổi ra khỏi khu vực. Người Mãn vào thập niên 1680 đã hoàn thành công cuộc chinh phục Trung Quốc và loại bỏ triều Nam Minh ở phía nam.[4] Nhà Thanh của người Mãn nay đã kiểm soát một cách vững chắc đối với phương Nam, và để tâm hơn đến cuộc lấn chiếm của Nga tại Mãn Châu, là đất tổ của triều đại.[5]

    Sau chiến thắng đầu tiên của họ tại Nhã Khắc Tát (Albazin) vào năm 1685, người Mãn đã gửi hai lá thư cho Sa hoàng bằng tiếng Latinh đề nghị hòa bình và yêu cầu những kẻ cướp người Nga rời khỏi Hắc Long Giang. Triều đình Nga biết rằng họ không thể bảo vệ được khu vực Hắc Long Giang trong khi quan tâm nhiều hơn tới các sự kiện ở phía tây của đế quốc, họ đã cử Fyodor Golovin đến phía đông với vị thế là đại diện toàn quyền. Golovin rời Moskva vào tháng 1 năm 1686 với 500streltsy (đơn vị vệ binh) và đến Selenginsk gần hồ Baikal vào tháng 10 năm 1687, từ đây ông ta cử người đưa thư đi đến trao cho triều đình nhà Thanh. Hai bên đồng ý cuộc gặp sẽ được tiến hành tại Selenginsk vào năm 1688. Vào thời điểm nàyngười Oirat (Vệ Lạp Đặc, người Mông Cổ Tây) dưới quyền Cát Nhĩ Đan đã tấn công người Khalka (Khách Nhĩ Khách, người Mông Cổ Đông) tại khu vực nằm giữa Selenginsk và Bắc Kinh và các cuộc đàm phán bị trì hoãn. Đế tránh giao tranh, Golovin di chuyển về phía đông để đến Nerchinsk nơi hai bên đồng ý sẽ tiến hành đàm phán hòa bình. 3.000 đến 15.000 lính người Mãn dưới quyền Sách Ngạch Đồ rời Bắc Kinh vào tháng 6 năm 1689 và đến nơi vào tháng 7. Đàm phán được tiến hành từ ngày 22 tháng 8 đến ngày 6 tháng 9.

    Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Latinh, dịch giả phía Nga là một người Ba Lan tên là Andrei Bielobocki và bên phía Trung Quốc là các linh mục Dòng Tên Jean-Francois GerbillonThomas Pereira. Để tránh các vấn đề về thứ bậc, các lều được dựng cạnh nhau để không bên nào bị xem là khách. Gerbillon và Pereira nhận xét rằng không có quan lại đi cùng, do hành trình được tiến hành trên lưng ngựa và chỉ có vài sĩ đại phu người Hán nắm vững kỹ năng này.[6] Tuy nhiên, cuộc tiếp xúc này cần rất ít các quan người Hán, cũng như không có nhu cầu về một bản dịch ngay lập tức bằng tiếng Hán. Ngôn ngữ của triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ vẫn là tiếng Mãn, và tiếng Mãn vẫn là ngôn ngữ triều đình "chính thức" vào thế kỷ 18.[7] Đáng kể hơn, người Nga chấp thuận một điều ước được nới lỏng so với thời triều Minh, triều đình này có tư tưởng cứng rắn trong ngoại giao, bắt buộc các bên phi Hán phải chấp thuận các cụm từ mô tả người ngoại quốc có địa vị thấp kém hơn hay là chư hầu.[8][9] Dễ thấy rằng những từ như vậy vắng mặt trong điều ước Nerchinsk,[10] cùng với sự vắng mặt của tiếng Hán và người Hán, đã cho thấy rằng việc Hoàng đế Khang Hi sử dụng tiếng Mãn (và Latinh[11]) là một điều đã được cân nhắc để giúp đối phó với các quan người Hán bảo thủ. Đây là một chiến thuật được hoàng đế nhà Thanh sử dụng thường xuyên đối với những vấn đề đặc biệt nhạy cảm hoặc bí mật.[12]

    Người Mãn muốn loại bỏ người Nga khỏi Hắc Long Giang. Họ quan tâm đến Hắc Long Giang do nó là biên giới phía bắc của vùng đất gốc của người Mãn. Họ có thể bỏ qua khu vực phía tây sông Argun do nó nằm dưới sự kiểm soát của người Oirat. Hoàng đế Khang Hy cũng muốn giải quyết với Nga để rảnh tay đối phó với Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ của người Mông Cổ tại Trung Á, thuộc phía tây bắc của Đại Thanh.[13][14] Người Mãn cũng muốn có một biên giới được hoạch địch để tránh việc dân du mục và những kẻ ngoài vòng pháp luật chạy trốn qua biên giới.[15]

    Người Nga, biết rằng họ không thể bảo vệ Hắc Long Giang và quan tâm nhiều hơn đến việc thiết lập thương mại, điều mà bị Hoàng đế Khang Hy đe dọa ngăn chặn cho đến khi trnah chấp biên giới được giải quyết.[16] Golovin chấp nhận mất vùng lưu vực Hắc Long Giang để đổi lấy Ngoại Baikal và việc triều Thanh mở cửa thị trường Trung Hoa cho các thương nhân Nga. Người Nga cũng lưu tâm đến sức mạnh quân sự của Mãn Thanh, đã được chứng minh hai lần vào các năm 1685 và 1686, với hai lần tràn qua tiền đồn của Nga tại Albazin.[17]

    Biên giới
    Biên giới được thỏa thuận là sẽ nằm ở sông Argun ở phía bắc đến nơi nó hợp lưu với sông Shilka, trên Shilka đến 'sông Gorbitsa', trên Gorbitsa đến đầu nguồn của nó, sau đó dọc theo đường phân nước đông-tây qua dãy núi Stanovoy và xuống sông Uda đến biển Okhotsk.

    Biên giới ở phía tây sông Argun không được xác định, vào thời điểm đó, khu vực này do người Oirat kiểm soát. Không bên nào có kiến thức thật sự chính xác về dòng chảy của sông Uda. Gorbitsa khó có thể tìm thấy trên bản đồ hiện đại. Ravenstein viết vào năm 1861, cho rằng có hai con sông Gorbitsa. Ông nghĩ rằng Gorbitsa hạn là sông Almazar hiện nay, sông này chảy vào Amur khoảng 25 dặm về phía hạ nguồn từ điểm hợp lưu Argun-Shilka và Gorbitsa thượng nay là Chernaya, sông này chảy vào Shilka khoảng 100 dặm về phía thượng nguồn từ điểm hợp lưu. Ông cho rằng Almazar gần như chắc chắn là Gorbitsa trong điều ước. Ông sau đó lặp lại nhiều lần một câu chuyện để gây tác động rằng vào khoảng năm 1710 một khu vực Tungus bị bỏ hoang ở bên phía Nga của biên giới. Ông tránh việc bị gửi trả lại bằng cách tuyên bố Gorbitza thượng là biên giới thực sự. Người Trung Quốc hài lòng với điều này và di chuyển mốc đá ranh giới.
    Lần cập nhật cuối: 31/03/2015
    TNT_NTNOnlySilverMoon thích bài này.
  5. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    2 - Điều ước Ái Hồn

    Điều ước Ái Hồn hay Điều ước Aigun là một hiệp ước 1858 giữa Đế quốc NgaĐế quốc Thanh, thiết lập phần lớn biên giới hiện đại giữa Viễn Đông của Nga và Mãn Châu (quê hương của những người Mãn Châu và triều đại nhà Thanh), mà ngày nay được gọi là Đông Bắc Trung Quốc[1]. Điều ước này đảo ngược quy định của Điều ước Nerchinsk (năm 1689) bởi quy định chuyển khu vực đất giữa các dãy núi Stanovoysông Amur từ nhà Thanh sang cho Đế quốc Nga. Nga đã nhận được hơn 600.000 km² đất từ Trung Quốc[2][3].

    Bối cảnh
    Kể từ thế kỷ 18, Nga đã mong muốn trở thành một cường quốc hải quân ở Thái Bình Dương. Nga đã thực hiện điều này bằng cách thiết lập các tiền đồn hải quân gần lưu vực sông Amur, khuyến khích Nga đến đó và định cư, và dần triển khai hiện diện quân sự mạnh mẽ trong khu vực. Trung Quốc thực sự chưa giờ thực sự cai trị khu vực này, và việc người Nga tiến vào khu vực đã không được phía Trung Quốc chú ý.

    Từ 1850 đến 1864, triều đình Trung Quốc đã phải chống chọi với quân Thái Bình Thiên Quốc, và Toàn quyền Viễn Đông Nikolay Muraviev đã cắm hàng chục ngàn doanh trại binh lính trên biên giới với Mông Cổ và Mãn Châu, chuẩn bị để thực hiện việc kiểm soát de facto (trên thực tế) hợp pháp của Nga đối với Amur từ khu định cư quá khứ[2]. Muraviev nắm lấy cơ hội khi nó đã rõ ràng rằng phía Trung Quốc đã thua trong cuộc chiến tranh Nha phiến thứ hai, và đe dọa chiến tranh với Trung Quốc trên một mặt trận thứ hai[3]. Nhà Thanh đã chấp nhận đàm phán với Nga.[2].

    Đàm phán và ký kết
    Các cuộc đàm phán đã căng thẳng và kéo dài sáu ngày, lực lượng Nga liên tục bắn đạn súng thần công và đe dọa trục xuất người dân địa phương. Đại diện Nga là Nikolay Muravyov và đại diện nhà Thanh Ái Tân Giác La Dịch Sơn, cả hai đều là thống đốc quân sự của khu vực này, đã cùng ký kết hiệp ước này vào 28 tháng 5 năm 1858, ở Ái Hồn.

    Kết quả
    [​IMG]
    Điều ước đã thiết lập một đường biên giới giữa các đế quốc Nga và Trung Quốc dọc theo sông Amur, vượt xuống phía nam so với biên giới trước khi ký điều ước. Theo các điều khoản của điều ước này:

    1. Nga đã đạt được tả ngạn của sông Amur vốn đã được giao cho Trung Quốc nhờ kết quả của Điều ước Nerchinsknăm 1689. (Cư dân người Mãn tại sáu mươi bốn làng phía đông của sông Hắc Long Giang được phép ở lại, dưới quyền tài phán của chính phủ Mãn Châu). Các sông Amur, Tùng Hoa, Ussuri đã được mở riêng cho cả tàu của Trung Quốc và Nga. Lãnh thổ bao quanh ở phía tây bởi Ussuri, phía bắc bởi Amur, phía đông và phía nam bởi biển Nhật Bản được đồng quản lý bởi Nga và Trung Quốc, một sự sắp xếp "chế độ quản lý chung" tương tự như mà người Anh và người Mỹ đã thoả thuận cho Lãnh thổ Oregon trong Hiệp ước 1818 [2] (Nga giành quyền kiểm soát duy nhất đối với vùng đất này hai năm sau đó) [4] Tính cả phần mất mát lãnh thổ của vùng đất này nữa, Trung Quốc trên thực tế đã bị mất hơn một triệu cây số vuông lãnh thổ.
    2. Những cư dân dọc theo các con sông Amur, Sungari, và Ussuri được phép giao thương.
    3. Người Nga sẽ giữ lại các văn bản tiếng Ngatiếng Mãn còn người Trung Quốc sẽ giữ lại bản bằng tiếng Mãn vàtiếng Mông Cổ.
    4. Tất cả các hạn chế thương mại được hủy bỏ dọc theo biên giới.
    Hoàng đế Hàm Phong xem điều ước này là một cách câu giờ trước khi hiệp ước "đối phó với người Nga kiên quyết hơn", nhưng cơ hội như vậy đã không bao giờ đến. Trên thực tế, Nga đã trở lại Trung Quốc trong tháng 11 năm 1860 và yêu cầu quyền sở hữu duy nhất của đối với vùng lãnh thổ mà hai bên cùng quản lý, lập ra vùng Primorsky, dẫn đến việc chặn đường ra biển Nhật Bản của Trung Quốc[4]. Trung Quốc đã không công nhận điều ước bất bình đẳng này nhưng Trung Quốc đã phải được xác nhận trong Điều ước Bắc Kinh.
  6. khoaia1pro

    khoaia1pro Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    102
    nguồn tin chính xác vãi
    dragonboy1080 thích bài này.
  7. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    Đúng là các nước thực dân, đế quốc đã làm nhiều việc khẳng định chủ quyền của VN. Nhưng ta phải luôn tỉnh táo chủ động đối phó kịp thời không để bọn phản cách mệnh và bọn cơ hội khác thực hiện âm mưu PĐ của chúng
    dragonboy1080 thích bài này.
  8. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Nga - Trung và cuộc chiến tranh giành Mông Cổ:
    Nga mượn Mông Cổ phòng xa Trung Quốc?
    (Tin tức 24h) - Chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Putin ghi nhận sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước, đồng thời cũng là cách để Nga phòng Trung Quốc.

    Ngày 3/9, Mátxcơva và Ulan Bator đã ký gói văn kiện gồm 15 thỏa thuận hợp tác. Dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj, hai bên đã ký nghị định thư về hỗ trợ kỹ thuật-quân sự cho Mông Cổ, thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực tư pháp, biên bản ghi nhớ về phát triển hợp tác kinh tế-thương mại và nhiều văn kiện thuộc các lĩnh vực khác…

    [​IMG]
    Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj
    Phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga, Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj cho biết đã đề nghị Mátxcơva bãi bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mông Cổ vào thị trường Nga nhằm tăng kim ngạch trao đổi thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2020.

    Ngoài ra, Mátxcơva và Ulan Bator đang xem xét khả năng ký thỏa thuận với Trung Quốc về vận tải quá cảnh, đồng thời dự định điện khí hóa và hiện đại hóa tuyến đường sắt của Mông Cổ từ nay đến năm 2020.

    Về phần mình, người đứng đầu nước Nga, ông Putin thông báo Mátxcơva sẽ dỡ bỏ những hạn chế đối với sản phẩm từ ngành chăn nuôi của Mông Cổ vào thị trường Nga, song Ulan Bator phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh của Nga. Trước đó, Mátxcơva đã hạn chế nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Mông Cổ do lo ngại dịch bệnh lở mồm long móng ở nước này.

    Theo Tổng thống Putin, các bộ ngành liên quan sẽ xúc tiến soạn thảo lộ trình để mở rộng hợp tác đa phương, trong đó bao gồm thành lập các cơ sở sản xuất mới, kích thích thương mại và đầu tư song phương, cũng như mở rộng các cuộc tiếp xúc. Ông Putin cũng nhấn mạnh cuộc hội đàm lần này cho thấy hai bên đều quyết tâm củng cố hợp tác đa ngành.


    Nhiều ý kiến cho rằng Mátxcơva đã rất khôn ngoan khi tăng cường quan hệ với Mông Cổ, nước chèn giữa Nga và Trung Quốc. Thời gian gần đây, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trở nên cực kỳ nồng ấm trong bối cảnh Mỹ và phương Tây áp đặt một loạt lệnh trừng phạt đối với Nga do cáo buộc nước này can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine. Tổng thống Putin đã gọi quan hệ Nga-Trung là "mô hình chuẩn" của quan hệ quốc tế, tuy nhiên không vì thế mà Nga trở nên thiếu cẩn trọng với đối tác chiến lược toàn diện của mình, đặc biệt là tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.

    Bởi vậy, lấy được cảm tình của Mông Cổ, Nga sẽ có một tấm lá chắn trước Trung Quốc, đặc biệt là khi Mông Cổ cũng đang tìm đường "thoát Trung".

    Ảnh hưởng lớn nhất của Trung Quốc đối với Mông Cổ là sự trao đổi thương mại, trong đó 70% xuất khẩu là sản phẩm thiên nhiên cung cấp năng lượng hoặc nguyên vật liệu cho các nhà máy ở Trung Quốc.

    Sự đầu tư của Trung Quốc vào Mông Cổ chủ yếu là đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực khoáng sản và xây dựng. Trong thập niên vừa qua, hơn 2/3 vốn FDI trong số tiền 2,5 tỉ USD đến từ Trung Quốc so với 200 triệu USD đến từ Mỹ.

    Để "thoát Trung", Mông Cổ đã giao thiệp với những quốc gia khác trên thế giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự. Ngoài việc tăng cường quan hệ với Nga, Mông Cổ cũng phát triển quan hệ ngoại giao sâu đậm với nhiều quốc gia khác trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản đồng thời phát triển thương mại tương xứng với Mỹ trong tương lai gần.

    An Nhiên
  9. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Giữa Nga và Trung Quốc, Mông Cổ chọn... Washington???
    Tú Anh
    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc (T) và Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj (P). Ảnh chụp ngày 21/08/2014, tại Ulan Bator.Reuters
    Trước sau không đầy hai tuần lễ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin lần lượt đến thủ đô Oulan-Bator.

    Sự kiện này biểu lộ vị thế tế nhị khó khăn của Mông Cổ. gần một phần tư thế kỷ sau ngày Liên Xô sụp đổ, quốc gia Trung Á giàu tài nguyên này chưa hoàn toàn “thoát Nga” nhưng lại có nguy cơ bị Trung Quốc kềm chế bằng kinh tế.

    Trong chuyến công du Mông Cổ ngày 22/08 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình long trọng tuyên bố “ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Mông Cổ”.

    Lãnh đạo Bắc Kinh tự cảm thấy cần phải trấn an Quốc hội Mông Cổ vì nhiều lý do mà đặc biệt hơn hết là công luận Mông Cổ lo ngại Bắc Kinh chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên qua những hợp đồng bất lợi cho đất nước.

    Tại quốc gia “vệ tinh” của của Liên Xô trước đây, kỹ nghệ quặng mỏ chiếm đến 20% tổng sản lượng quốc nội. Do vậy, nhượng quyền khai thác cho các tập đoàn nước ngoài luôn là một vấn đề nóng bỏng. Tài nguyên dồi dào của Mông Cổ đang làm cho Trung Quốc thèm muốn và đã trở thành nguồn đầu tư số một, gần như độc quyền nhập khẩu đồng và than đá.

    Trung Quốc còn là bạn hàng xuất khẩu hàng tiêu dùng giá rẻ sang Mông Cổ. Chỉ trong vòng có 10 năm, trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng từ 341 triệu đôla lên 6 tỷ (năm 2013) theo tin của Tân Hoa Xã.

    Tình trạng này làm Mông Cổ rất lo ngại nhất là dân số ít ỏi, chỉ độ 3 triệu người, mà phải bảo vệ một diện tích gần gấp 5 lần Việt Nam. Thêm vào đó, do giá than đá sụt giảm trên thị trường quốc tế, giới đầu tư cũng rút dần ra khỏi Mông Cổ.

    Chuyên gia Shurkuu Dorj, giám đốc Viện nghiên cứu Quốc tế ở Oulan-Bator nhận định là Mông Cổ rất cần đầu tư nước ngoài và Trung Quốc cho nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, ông cảnh báo là phải “dè chừng Trung Quốc” và đây là một “thách thức lớn” của đất nước khi làm ăn với Bắc Kinh.

    Chỉ không đầy hai tuần lễ sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình với một loạt thỏa thuận cho Mông Cổ xuất khẩu than đá và kim loại sang Trung Quốc, đến lược Vladimir Putin đến Oulan-Bator để ký nhiều hợp đồng thương mại và để kỷ niệm “quan hệ lịch sử”giữa hai nước hôm 03/09.

    Theo ghi nhận của giới phân tích thì có sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời điểm qua sự kiện lãnh đạo Trung Quốc và Nga, kẻ trước người sau, đến Mông Cổ gặp Tổng thống Tsakhiagiyn Elbeegdorj.

    Julian Dierkes, chuyên gia về Mông Cổ thuộc đại học British Columbia lưu ý chính sách đối ngoại của Mông Cổ đặt trên nền tảng “quân bình” giữa Nga và Trung Quốc.

    Chính vì để tự vệ trước tham vọng xâm lược của Trung Hoa mà vào đầu thế kỷ 20, Mông Cổ bắt tay với Nga và sau đó là theo Liên Xô.

    Đến năm 1990, Mông Cổ thành công thoát khỏi chế độ độc tài cộng sản nhưng không hoàn toàn thoát được ảnh hưởng của Matxcơva, phần lớn vì nhu cầu năng lượng: khí đốt, dầu hỏa.

    Thật ra, theo chuyên gia chính trị quốc tế Sergey Radchenko,đại học Aberystwyth, Anh Quốc, thì Nga đã mất ảnh hưởng tại Mông Cổ từ lâu. Để phục hồi uy thế, Matxcơva đã xóa nợ cũ của Mông Cổ từ thời Liên Xô và tham gia vào một số dự án xây dựng hạ tầng và mỏ quặng nhưng không tạo lại được trọng lượng như Vladimir Putin từng hy vọng.

    Trong tinh thần giữ gìn độc lập, Oulan-Bator theo đuổi chính sách “ con đường thứ ba”: vừa duy trì hòa khí với Nga và Trung Quốc, vừa mở rộng quan hệ mật thiết với các nước Á châu khác đặt biệt là Nhật Bản mặc dù nhiều quan sát viên cho rằng Hoa Kỳ thực sự đã trở thành “láng giềng thứ ba” của Mông Cổ.

    Washington đã tiến hành các biện pháp tăng cường hợp tác quân sự với Oulan-Bator và kỳ vọng vào nền dân chủ non trẻ ở Trung Á này đóng vai trò đối trọng với hai chế độ độc tài Nga –Trung.

    Mặc dù một bộ phận dân chúng vẫn gắn bó với Nga về văn hóa và chính trị và nhiều người Mông Cổ nói tiếng Nga nhưng theo nhà nghiên cứu Franck Billé, đại học Cambridge, Mông Cổ tự cho có cùng nền văn hóa với Tây phương và muốn chứng tỏ khác biệt với các nước châu Á khác.
  10. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    Khu vực viễn Đông là 1 nơi thuận lợi cho sự bành trướng của Bắc Kinh. Vì tình hình chánh trị của Nga sau nhiều năm cầm quyền của các đảng cánh hữu vẫn bộc nhiều yếu kém của mình, thành phần dân cư phức tạp, có nhiều yếu tố nước ngoài. Địa hình hiểm trở khó khăn trong tiếp vận, vùng viễn Đông rộng lớn nhưng dân thưa thớt, nông thôn trên đà suy tàn, chánh quyền đang bỏ rơi vùng này, nơi đây lạc hậu nhiều so với các vùng khác. Những điều trên tạo điều kiện cho các lực lượng nước ngoài xâm nhập, thuận lợi cho khai thác gỗ trái phép, trộm cắp lưu lạc về, buôn lậu quốc tế....TQ sẽ không đem quân chiếm đóng và cai trị nhưng thôn tính là có thể
    dragonboy1080Everest_V thích bài này.

Chia sẻ trang này