1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ ngôn ngữ và tư tưởng

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 26/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    -----------------------------------trích-----------------------------------------
    Bản thân thuật ngữ tư duy được hiểu theo 2 nghĩa:
    1. Khả năng phản ánh thực tế dưới dạng khái niệm, phán đoán và kết luận. Với nghĩa này, tư duy đồng nhất với tư tưởng, tức là kết quả của quá trình suy nghĩ, quá trình tư duy.
    2. Bản thân quá trình phản ánh cuộc sống dưới dạng tư tưởng hay nói một cách đơn giản là bản thân quá trình suy nghĩ, qua strình hình thành tư tưởng.
    Chức năng biểu hiện tư duy của ngôn ngữ thể hiện ở 2 khía cạnh:
    1. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp cuả tư tưởng. Giải thích như sau:
    - Không có từ nào, câu nào mà lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng.
    - Ngược lại, không có ý nghĩ tư tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng.
    2. Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Những ý nghĩ chưa biểu hiện ra được bằng ngôn ngữ chỉ là những ý nghĩ không rõ ràng, phản ánh cái hiểu lơ mơ chứ không phải hiểu biết thực sự.
    Người ta nói rằng ý tưởng nảy sinh trong não, trước khi được biểu diễn thành lời nói, rằng tư tưởng phát sinh không cần ngữ liệu, không cần cái vỏ ngôn ngữ bọc ngoài. Nói như thế là SAI. Bất cứ những ý tưởng nào xuất hiện trong đầu óc người ta và xuất hiện vào lúc nào chăng nữa thì những ý tưởng ấy cũng chỉ xuất hiện và tồn tại được là nhờ vào ngữ liệu, nhờ vào từ ngữ và câu. Tư duy đơn thuần tách khỏi ngữ liệu là không thể có được
    Những kết luận trên đây.
    có thể áp dụng được với người câm điếc và câm mù điếc được không? Nếu ngôn ngữ là công cụ của tư duy thì những người này có tư duy hay không và nếu có thì dựa trên cơ sở nào? Như tôi đã trình bày bên box TV, những người câm điếc cũng có khả năng nhận thức, nhưng những gì mà họ lĩnh hội được vào trong đầu óc mình chỉ được hình thành và chỉ có thể tồn tại trên cơ sở những hình ảnh, những cảm giác, những tượng hình xảy ra trong đời sống thường ngày, về những vật thể của ngoại giới và về những mối quan hệ giữa những vật thể ấy với nhau, nhờ nhận thức của các giác quan. ĐÓ MỚI CHỈ LÀ NHẬN THỨC CẢM TÍNH, CHƯA ĐẠT ĐẾN TƯ DUY TRỪU TƯỢNG. Ngòai những hình ảnh cảm giác hình tượng ấy, tư duy họ tróng rỗng, không có nội dung gì cả, tức là ko tồn tại.
    Trường hợp những người mù câm điếc cũng tương tự nhưng có phần hạn chế hơn. Vì sống trong tập thể loài người, được sự giúp đỡ thường xuyên của tập thể cho nên những người mù câm điếc có tiến bộ hơn các động vật. Hiện nay, có cả loại ngôn ngữ cảm giác cho họ, nhưng họ chỉ có thể học được cách suy nghĩ bằng thứ tiếng đặc biệt của mình khi được sự hỗ trợ của ngôn ngữ thành tiếng (ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng). Đồng thời năng lực suy nghĩ của họ đến đâu thì còn là một vấn đề phải nghiên cứu. NHƯNG DẪU SAO THÌ HỌ CŨNG KHÔNG THỂ CÓ TƯ DUY TRỪU TƯƠNG ?" VỚI KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH CÁC KHÁI NIỆM, PHÁN ĐOÁN, SUY LUẬN- NHƯ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG ĐƯỢC.
    Như yeungon đã nói, tôi là kẻ chỉ biết bám vào sách vở. Những gì tôi viết trên đây cũng là những gì chúng tôi được dạy, được học và cho tới thời điểm hiện tại tôi vẫn thấy quan điểm này, VỚI HẠN ĐỊNH VỀ CÁC KHÁI NIỆM NHƯ TRÊN, là đúng đắn. Về cơ bản, những gì tôi rút ra sau cuộc tranh luận này là chúng tôi không có đựoc sự thống nhất về nội hàm và ngoại diên của các khái niệm và do đó, cứ cãi nhau vòng vo. Còn nếu yeungon và các bạn cùng thống nhất với cách hiểu các khái niệm như tôi mà vẫn thấy bất đồng thì chúng ta hãy thảo luận tiếp. Những phản biện của các bạn, nếu không chấp nhận cách quan niệm về tư duy của tôi và chúng ta không thể tìm được một thứ siêu ngôn ngữ để giải thích cho các khái niệm ấy, thì tốt nhất hãy bằng lòng với cách hiểu của mình.
    Chúc mọi người vui vẻ!
    -------------------------------------hết trích------------------------------------------
    MBM lại trích sách, lại tỏ ra thuộc bài rồi! Những ''''''''tư tưởng'''''''' trong bài của bạn đã được nói mãi ở TV rồi. Lại là toàn những khẳng định/kết luận vu vơ trơ trọi (xem những chỗ in nghiêng). Trích lại ở đây làm gì. Cái mà mọi ngưòi cần là những lý lẽ bằng chứng để đi đến những kết luận đó cơ MBM ạ. Cái mà mọi ngưòi muốn nghe là bạn trình bày tại sao bạn cho rằng những kết luận trên là đúng đắn chứ không chỉ phát ngôn ''''''''tôi cho là đúng đắn là đủ''''''''.
    Còn đọc sách rồi nói lại theo sách như bạn thì ai cũng làm được. Cần gì phải tư duy. Bạn đã biết đến cụm từ critical thinking chưa nhỉ?
    Bạn nên tập trung vào những vấn đề cụ thể mà tôi đã nêu ở bài trước và đưọc trích lại ở bài sau đây này. Được như thế thì sẽ hữu ích hơn việc ''tầm chương trích cú'' như trên đấy.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 06:16 ngày 05/03/2005
  2. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Những chỗ này này. Xin đưọc đăng lại. (phần in đậm là của tôi)
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    1. Tại vì bộ não không suy nghĩ bằng ngôn ngữ con người giao tiếp với nhau
    Sự khác nhau này là ở chỗ con người giao tiếp bằng lời nói, âm thanh của ngôn ngữ. Còn bộ não lại hoạt động bằng lời nói bên trong. Nó không phải là âm thanh mà là các hình ảnh của âm thanh ấy - cũng là một dạng tồn tại của ngôn ngữ.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thế nào là hình ảnh của âm thanh? Tại sao biết đưọc hình ảnh của âm thành rồi mà lại không chuyển dịch nó thành âm thanh/chữ viết được? Khi tôi suy nghĩ về cái ''''''''xe đạp'''''''' thì tôi có hình ảnh âm thanh của cái xe đạp trong đầu và tôi nói đưọc ra bằng âm thanh từ ''''''''xe đạp''''''''. Vậy tại sao tôi không thể làm tương tự trong các trường hợp khác?
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    2. Tại sao anh hoạ sỹ có thể thể hiện tư tưởng của mình qua bức tranh nhưng lại không thể diễn đạt chính xác cái tư tưởng đó bằng ngôn ngữ?
    Điều này liệu có thể là bằng chứng cho việc anh ta không tư duy bằng ngôn ngữ? Hoàn toàn sai lầm. Anh ta không thể diễn đạt nó ra bằng ngôn ngữ, điều này khác với anh ta đã tư duy, đã có tư tưởng ấy trong đầu mình bằng ngôn ngữ.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Sai chỗ nào? Khác chỗ nào? Chứng minh đi chứ MBM! ''''''''Đã có tư tưởng ở trong đầu bằng ngôn ngữ'''''''' thì tại sao không thể diễn đạt sổ toẹt cái tư tưởng đó ra bằng ngôn ngữ???
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    3. Tại sao cùng loài chó mà có con chúng ta có thể dạy thành chó nghiệp vụ còn có con thì có dạy cũng vô ích thôi?
    Xin đọc lại quan điểm của tôi về tư duy. Chó nghiệp vụ vẫn là chó chứ không thể là người đựợc.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Không ai nói chó nghiệp vụ là người cả. Việc lấy vì dụ này chỉ để chứng tỏ chso cũng biết tư duy/suy nghĩ, biết học, biết nhận thức đấy. Nếu chó hay loài vật muốn thành ngưòi thì như tôi đã nói bên TV, chúng phải có khả năng dựa vào tình huống mà suy ý (inference): cùng một tiếng ''''''''gâu gâu'''''''' nhưng chó phải hiểu lúc nào là ''''''''******** đi'''''''' lúc nào là ''''''''Chủ đã về'''''''', lúc nào là ''''''''Đói quá'''''''', vv...
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    4. Tại sao ngưòi câm điếc bẩm sinh lại cư xử rất người chứ không như con vật mặc dù họ không có ngôn ngữ, lại thua cả con vật ở chỗ là bị điếc?
    Cư xử khác với tư duy. Nhiều người tư duy tốt, khỏe mạnh nhưng lại cư xử như con vật đấy thôi! Những người câm điếc bẩm sinh không thể tư duy như người bình thường được, và nhất là không thể có tư duy trừu tượng với các hình thức như khái niệm, phán đoán và suy luận được.
    Có sự hỗ trợ của tai nghe, người câm điếc bẩm sinh vẫn nghe được các âm thanh xung quanh. Tuy nhiên, vì không được can thiệp sớm, quá trình tri nhận ngôn ngữ của họ phát triển chậm.
    Nếu họ được can thiệp từ rất bé và được giáo dục trong các trường câm điếc, nghĩa là đã có sự tác động về mặt bệnh học ngôn ngữ, họ sẽ biết đọc chữ, biết viết. Ai dám bảo rằng họ không dùng đến ngôn ngữ cho quá trình tư duy của mình?
    --------------------------------------------------------------------------------
    Khái niệm ''''''''cư xử'''''''' ở đây không nên gắn liền với các giá trị đạo đức. Con ngưòi bình thường dù có đểu giả, vô học, tàn bạo, ... thì cũng vẫn là con ngưòi. Con chó có tốt bụng, từ bi, có học ... thì cũng mãi là con chó.
    Người câm điếc bẩm sinh dĩ nhiên không thể tư duy như người thường đưọc (vì họ khác người bình thường ở chỗ họ ''''''''đếch thèm'''''''' nghe hay nói!), nhưng không thể nói là họ không có tư duy được. Chỉ có thể nói họ không có tư duy bằng ngôn ngữ tự nhiên mà thôi. Việc họ không thể có tư duy bằng ngôn ngữ tư jnhiên (dĩ nhiên vì họ không có ngôn ngữ tự nhiên) không đủ để kết luận họ không có tư duy.
    Hay quá nhỉ! MBM lại cấp máy trợ thính cho ngưòi câm điếc bẩm sinh rồi! Thế thì chỉ nên gọi là người điếc thôi. Cấp cho họ cái ''''''''máy trợ nói'''''''' nữa là họ lại bình thường như ... MBM và ..chúng ta hết chuyện để bàn cãi!!!

    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    .
    Bây giờ giả sử bán cầu trái của người nào đó vì tai nạn mà bị tê liệt không chạy đưọc nữa thì xin hỏi người đó có còn tư duy đưọc không? Chắc chắn MBM sẽ bảo rằng KHÔNG đúng không nào? Vì người đó đâu còn ngôn ngữ mà tư duy. Thực tế thì thế nào? Đã thấy vô lý chưa?
    Vâng, tôi muốn hỏi bạn chính cái câu mà bạn đang hỏi tôi: THỰC TẾ THÌ THẾ NÀO?
    Bạn có chứng minh được là không có bán cầu não trái, người ta vẫn có thể tư duy được không. Xin nhớ là tư duy theo cách hiểu của tôi, không phải của yeungon.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Đã có bằng chứng rồi đấy, MBM laij quên rồi sao? Trong bài báo khoa học mà tôi đã trích ở TV, ngưòi mất khả năng ngôn ngữ vẫn làm toán ngon lành. Theo quan điểm của tôi, làm toán đòi hỏi hoạt động tư duy. Còn theo MBM? Chắc không nhỉ?
    ---------------------------------------------------------------
    Tiện thể nhờ MBM cho vài ví dụ về ''''tư duy cụ thể/không trừu tượng'''' và phân biệt nó với ''''tư duy trừu tượng''''.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 03:22 ngày 05/03/2005
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Những chỗ này này. Xin đưọc đăng lại. (phần in đậm là của tôi)
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    1. Tại vì bộ não không suy nghĩ bằng ngôn ngữ con người giao tiếp với nhau
    Sự khác nhau này là ở chỗ con người giao tiếp bằng lời nói, âm thanh của ngôn ngữ. Còn bộ não lại hoạt động bằng lời nói bên trong. Nó không phải là âm thanh mà là các hình ảnh của âm thanh ấy - cũng là một dạng tồn tại của ngôn ngữ.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thế nào là hình ảnh của âm thanh? Tại sao biết đưọc hình ảnh của âm thành rồi mà lại không chuyển dịch nó thành âm thanh/chữ viết được? Khi tôi suy nghĩ về cái ''''''''xe đạp'''''''' thì tôi có hình ảnh âm thanh của cái xe đạp trong đầu và tôi nói đưọc ra bằng âm thanh từ ''''''''xe đạp''''''''. Vậy tại sao tôi không thể làm tương tự trong các trường hợp khác?
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    2. Tại sao anh hoạ sỹ có thể thể hiện tư tưởng của mình qua bức tranh nhưng lại không thể diễn đạt chính xác cái tư tưởng đó bằng ngôn ngữ?
    Điều này liệu có thể là bằng chứng cho việc anh ta không tư duy bằng ngôn ngữ? Hoàn toàn sai lầm. Anh ta không thể diễn đạt nó ra bằng ngôn ngữ, điều này khác với anh ta đã tư duy, đã có tư tưởng ấy trong đầu mình bằng ngôn ngữ.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Sai chỗ nào? Khác chỗ nào? Chứng minh đi chứ MBM! ''''''''Đã có tư tưởng ở trong đầu bằng ngôn ngữ'''''''' thì tại sao không thể diễn đạt sổ toẹt cái tư tưởng đó ra bằng ngôn ngữ???
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    3. Tại sao cùng loài chó mà có con chúng ta có thể dạy thành chó nghiệp vụ còn có con thì có dạy cũng vô ích thôi?
    Xin đọc lại quan điểm của tôi về tư duy. Chó nghiệp vụ vẫn là chó chứ không thể là người đựợc.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Không ai nói chó nghiệp vụ là người cả. Việc lấy vì dụ này chỉ để chứng tỏ chso cũng biết tư duy/suy nghĩ, biết học, biết nhận thức đấy. Nếu chó hay loài vật muốn thành ngưòi thì như tôi đã nói bên TV, chúng phải có khả năng dựa vào tình huống mà suy ý (inference): cùng một tiếng ''''''''gâu gâu'''''''' nhưng chó phải hiểu lúc nào là ''''''''******** đi'''''''' lúc nào là ''''''''Chủ đã về'''''''', lúc nào là ''''''''Đói quá'''''''', vv...
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    4. Tại sao ngưòi câm điếc bẩm sinh lại cư xử rất người chứ không như con vật mặc dù họ không có ngôn ngữ, lại thua cả con vật ở chỗ là bị điếc?
    Cư xử khác với tư duy. Nhiều người tư duy tốt, khỏe mạnh nhưng lại cư xử như con vật đấy thôi! Những người câm điếc bẩm sinh không thể tư duy như người bình thường được, và nhất là không thể có tư duy trừu tượng với các hình thức như khái niệm, phán đoán và suy luận được.
    Có sự hỗ trợ của tai nghe, người câm điếc bẩm sinh vẫn nghe được các âm thanh xung quanh. Tuy nhiên, vì không được can thiệp sớm, quá trình tri nhận ngôn ngữ của họ phát triển chậm.
    Nếu họ được can thiệp từ rất bé và được giáo dục trong các trường câm điếc, nghĩa là đã có sự tác động về mặt bệnh học ngôn ngữ, họ sẽ biết đọc chữ, biết viết. Ai dám bảo rằng họ không dùng đến ngôn ngữ cho quá trình tư duy của mình?
    --------------------------------------------------------------------------------
    Khái niệm ''''''''cư xử'''''''' ở đây không nên gắn liền với các giá trị đạo đức. Con ngưòi bình thường dù có đểu giả, vô học, tàn bạo, ... thì cũng vẫn là con ngưòi. Con chó có tốt bụng, từ bi, có học ... thì cũng mãi là con chó.
    Người câm điếc bẩm sinh dĩ nhiên không thể tư duy như người thường đưọc (vì họ khác người bình thường ở chỗ họ ''''''''đếch thèm'''''''' nghe hay nói!), nhưng không thể nói là họ không có tư duy được. Chỉ có thể nói họ không có tư duy bằng ngôn ngữ tự nhiên mà thôi. Việc họ không thể có tư duy bằng ngôn ngữ tư jnhiên (dĩ nhiên vì họ không có ngôn ngữ tự nhiên) không đủ để kết luận họ không có tư duy.
    Hay quá nhỉ! MBM lại cấp máy trợ thính cho ngưòi câm điếc bẩm sinh rồi! Thế thì chỉ nên gọi là người điếc thôi. Cấp cho họ cái ''''''''máy trợ nói'''''''' nữa là họ lại bình thường như ... MBM và ..chúng ta hết chuyện để bàn cãi!!!

    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    .
    Bây giờ giả sử bán cầu trái của người nào đó vì tai nạn mà bị tê liệt không chạy đưọc nữa thì xin hỏi người đó có còn tư duy đưọc không? Chắc chắn MBM sẽ bảo rằng KHÔNG đúng không nào? Vì người đó đâu còn ngôn ngữ mà tư duy. Thực tế thì thế nào? Đã thấy vô lý chưa?
    Vâng, tôi muốn hỏi bạn chính cái câu mà bạn đang hỏi tôi: THỰC TẾ THÌ THẾ NÀO?
    Bạn có chứng minh được là không có bán cầu não trái, người ta vẫn có thể tư duy được không. Xin nhớ là tư duy theo cách hiểu của tôi, không phải của yeungon.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Đã có bằng chứng rồi đấy, MBM laij quên rồi sao? Trong bài báo khoa học mà tôi đã trích ở TV, ngưòi mất khả năng ngôn ngữ vẫn làm toán ngon lành. Theo quan điểm của tôi, làm toán đòi hỏi hoạt động tư duy. Còn theo MBM? Chắc không nhỉ?
    ---------------------------------------------------------------
    Tiện thể nhờ MBM cho vài ví dụ về ''''tư duy cụ thể/không trừu tượng'''' và phân biệt nó với ''''tư duy trừu tượng''''.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 03:22 ngày 05/03/2005
  4. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Lưu ý bạn, yeungon nói ''''phản ánh lên bộ óc''''. Nếu bạn biết tiếng Anh thì từ ''''phản ánh'''' đó là ''''represent''''. Hỏi bạn này: hòn đá, một dạng vật chất nó phản ánh thế giới khác quan thế nào?
    Mời bạn về đọc sách. Không ai mời bạn thảo luận với tôi mà bạn phải dọa. Nhưng tôi xin hỏi bạn: đọc 1000 cuốn sách mà không biết suy thì có khác gì việc con vẹt nó học 1000 từ?
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 03:24 ngày 05/03/2005
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Lưu ý bạn, yeungon nói ''''phản ánh lên bộ óc''''. Nếu bạn biết tiếng Anh thì từ ''''phản ánh'''' đó là ''''represent''''. Hỏi bạn này: hòn đá, một dạng vật chất nó phản ánh thế giới khác quan thế nào?
    Mời bạn về đọc sách. Không ai mời bạn thảo luận với tôi mà bạn phải dọa. Nhưng tôi xin hỏi bạn: đọc 1000 cuốn sách mà không biết suy thì có khác gì việc con vẹt nó học 1000 từ?
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 03:24 ngày 05/03/2005
  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Nói thế này
    thì có mâu thuẫn không? Mâu thuẫn quá! Mâu thuẫn ở chỗ phần sau (chỗ đánh dấu) đã có tiền giả định là tư tưởng có trước rồi! Nói ''Mọi ý nghĩ tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Những ý nghĩ chưa biểu hiện ra được bằng ngôn ngữ...'' tức là thừa nhận rằng ý nghĩ tư tưởng đã tồn tại trưóc khi đưọc biểu hiện ra bằng ngôn ngữ rồi đó, bất chấp ý nghĩ/tư tưởng đó có rõ ràng hay không!!!! Bằng không, thì phát ngôn trên vô giá trị. ''''Lập luận'''' của MBM giống như kiểu nói ''Xe dừng lại'' rồi lại nói rằng ''''Trước khi dừng, xe không chạy''. Hay nói ''Tôi là mẹ của Nam'' rồi lại nói rằng ''Tôi không phải phụ nữ''.
    Có lẽ MBM nên về đọc lại phần ngữ dụng học đặc biệt là phần tiền giả định. Bạn ''chưa sạch'' tiền giả định (giống như chưa sạch nước cản trong chơi cờ) thì đừng mong biện luận đưọc cái gì nhất là những vấn đề chữ nghĩa nư thế này! Nó giống như bước đi mà cứ có dây có quàng vào chân ấy, không khác gì gà mắc tóc, Tôi nhớ hồi nọ bên TLuận có cậu mod Spirou phát ngôn như thế này ''Xin các bác tha cho Bác Hồ.'' Ý cậu ta là mọi ngưòi không nói đụng đến Bác Hồ nữa nhưng hại một cái là cậu ta lại dùng chữ ''tha'' nên có thể thấy phát ngôn trên của cậu ta dựa trên niềm tin rằng Bác Hồ phạm tội/lỗi. Khi bị vặn lại rằng ''Bác Hồ có tội lỗi gì?'', spirou không thể chối rằng ''Tôi nói thế không có nghĩa là tôi nghĩ Bác Hồ phạm tội'' . Nếu spirou từ chối công nhận (tức là spirou cho rằng Bác Hồ không có tội) thì phát ngôn của cậu ta ''Xin các bác tha cho Bác Hồ'' sẽ có mâu thuẫn nội tại (Bác Hồ không có tội mà lại bảo mọi ngưòi ''tha'' cho Bác Hồ!) cho nên không có giá trị gì hết!
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 06:26 ngày 05/03/2005
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 06:34 ngày 05/03/2005
  7. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Nói thế này
    thì có mâu thuẫn không? Mâu thuẫn quá! Mâu thuẫn ở chỗ phần sau (chỗ đánh dấu) đã có tiền giả định là tư tưởng có trước rồi! Nói ''Mọi ý nghĩ tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Những ý nghĩ chưa biểu hiện ra được bằng ngôn ngữ...'' tức là thừa nhận rằng ý nghĩ tư tưởng đã tồn tại trưóc khi đưọc biểu hiện ra bằng ngôn ngữ rồi đó, bất chấp ý nghĩ/tư tưởng đó có rõ ràng hay không!!!! Bằng không, thì phát ngôn trên vô giá trị. ''''Lập luận'''' của MBM giống như kiểu nói ''Xe dừng lại'' rồi lại nói rằng ''''Trước khi dừng, xe không chạy''. Hay nói ''Tôi là mẹ của Nam'' rồi lại nói rằng ''Tôi không phải phụ nữ''.
    Có lẽ MBM nên về đọc lại phần ngữ dụng học đặc biệt là phần tiền giả định. Bạn ''chưa sạch'' tiền giả định (giống như chưa sạch nước cản trong chơi cờ) thì đừng mong biện luận đưọc cái gì nhất là những vấn đề chữ nghĩa nư thế này! Nó giống như bước đi mà cứ có dây có quàng vào chân ấy, không khác gì gà mắc tóc, Tôi nhớ hồi nọ bên TLuận có cậu mod Spirou phát ngôn như thế này ''Xin các bác tha cho Bác Hồ.'' Ý cậu ta là mọi ngưòi không nói đụng đến Bác Hồ nữa nhưng hại một cái là cậu ta lại dùng chữ ''tha'' nên có thể thấy phát ngôn trên của cậu ta dựa trên niềm tin rằng Bác Hồ phạm tội/lỗi. Khi bị vặn lại rằng ''Bác Hồ có tội lỗi gì?'', spirou không thể chối rằng ''Tôi nói thế không có nghĩa là tôi nghĩ Bác Hồ phạm tội'' . Nếu spirou từ chối công nhận (tức là spirou cho rằng Bác Hồ không có tội) thì phát ngôn của cậu ta ''Xin các bác tha cho Bác Hồ'' sẽ có mâu thuẫn nội tại (Bác Hồ không có tội mà lại bảo mọi ngưòi ''tha'' cho Bác Hồ!) cho nên không có giá trị gì hết!
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 06:26 ngày 05/03/2005
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 06:34 ngày 05/03/2005
  8. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Ở trang 2 MBM viết thế này
    Xin hỏi MBM: nếu đã xác định đưọc các mối quan hệ giữa các vật thể với nhau thì tại sao lại không phân loại đưọc chúng (''không phân cắt được'') mà lại cứ phải là một ''đống hỗn độn'' hả???
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 06:19 ngày 05/03/2005
  9. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Ở trang 2 MBM viết thế này
    Xin hỏi MBM: nếu đã xác định đưọc các mối quan hệ giữa các vật thể với nhau thì tại sao lại không phân loại đưọc chúng (''không phân cắt được'') mà lại cứ phải là một ''đống hỗn độn'' hả???
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 06:19 ngày 05/03/2005
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Các bác tranh luận sôi nổi quá, ý tứ dồi dào, tôi đọc muốn hút hơi. Theo quan điểm của tôi, TƯ TƯỞNG luôn có ở mọi sinh vật, thậm chí thực vật (như loài hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời chẳng hạn, thế nên có người luôn ví lý tưởng như Mặt Trời, con người có lý tưởng như loài hoa, như bài thư "Từ ấy" của Tố Hữu). Và NHẬN THỨC với TƯ DUY có đôi chút khác biệt (Cognition, thinking). Theo định nghĩa của riêng tôi (tại sao lại không phải là của tôi nhỉ ?)
    TƯ DUY LÀ MỘT SỰ NỖ LỰC TRÊN NHẬN THỨC, KHI VIỆC THỰC THI NHẬN THỨC BẾ TẮC, HOẶC NHẬN THỨC SAI LẦM.
    Nếu biểu diễn toán học, thì BỐI CẢNH luôn là một đường cong, NHẬN THỨC là một đường tiếp tuyến với đường cong tại điểm "0", TƯ DUY là một điểm ngoài điểm 0 kia.
    Nếu nói về TRI THỨC. Thì tôi chia tri thức ra làm hai dạng, TRI THỨC THUẦN TÚY và TRI THỨC TIÊN ĐOÁN, tri thức tiên đoán chính là tư duy (sự nỗ lực trên nhận thức).
    Ví dụ như một con trâu rừng bị tấn công, nó có thể kêu gọi bầy đàn tiếp cứu, một con hổ vồ hụt con mồi, nó có thể nghĩ cách đón đầu con thú lắm chứ (1 dạng tư duy sơ khai), nhưng nếu bị nhốt trong chuồng thì chú hổ khó mà tư duy (việc mở khóa là khá phức tạp). Rõ ràng nhất là loài chó, loài vẹt và cá heo, chúng có thể tư duy phức tạp hơn.
    Bác Leonids, cái gọi là THỜI LƯỢNG TỐI THIỂU CHO TƯ DUY, theo tôi cũng như là việc lấy VI PHÂN vậy. Cái thời lượng ấy nó gần trùng với NHẬN THỨC QUA GIÁC QUAN.

Chia sẻ trang này