1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ ngôn ngữ và tư tưởng

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 26/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Các bác tranh luận sôi nổi quá, ý tứ dồi dào, tôi đọc muốn hút hơi. Theo quan điểm của tôi, TƯ TƯỞNG luôn có ở mọi sinh vật, thậm chí thực vật (như loài hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời chẳng hạn, thế nên có người luôn ví lý tưởng như Mặt Trời, con người có lý tưởng như loài hoa, như bài thư "Từ ấy" của Tố Hữu). Và NHẬN THỨC với TƯ DUY có đôi chút khác biệt (Cognition, thinking). Theo định nghĩa của riêng tôi (tại sao lại không phải là của tôi nhỉ ?)
    TƯ DUY LÀ MỘT SỰ NỖ LỰC TRÊN NHẬN THỨC, KHI VIỆC THỰC THI NHẬN THỨC BẾ TẮC, HOẶC NHẬN THỨC SAI LẦM.
    Nếu biểu diễn toán học, thì BỐI CẢNH luôn là một đường cong, NHẬN THỨC là một đường tiếp tuyến với đường cong tại điểm "0", TƯ DUY là một điểm ngoài điểm 0 kia.
    Nếu nói về TRI THỨC. Thì tôi chia tri thức ra làm hai dạng, TRI THỨC THUẦN TÚY và TRI THỨC TIÊN ĐOÁN, tri thức tiên đoán chính là tư duy (sự nỗ lực trên nhận thức).
    Ví dụ như một con trâu rừng bị tấn công, nó có thể kêu gọi bầy đàn tiếp cứu, một con hổ vồ hụt con mồi, nó có thể nghĩ cách đón đầu con thú lắm chứ (1 dạng tư duy sơ khai), nhưng nếu bị nhốt trong chuồng thì chú hổ khó mà tư duy (việc mở khóa là khá phức tạp). Rõ ràng nhất là loài chó, loài vẹt và cá heo, chúng có thể tư duy phức tạp hơn.
    Bác Leonids, cái gọi là THỜI LƯỢNG TỐI THIỂU CHO TƯ DUY, theo tôi cũng như là việc lấy VI PHÂN vậy. Cái thời lượng ấy nó gần trùng với NHẬN THỨC QUA GIÁC QUAN.
  2. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay tôi nghĩ về vấn đề ngôn ngữ và tư duy này khá nhiều.
    Đến bây giờ, tôi lại cho rằng, về mặt nào đó MBM đúng, tất nhiên theo một cách mà tôi nghĩ chính MBM cũng chưa nhận thức được.
    Theo tôi, chúng ta đã sai lầm khi gắn tư duy với một bộ óc đơn lẻ. Đó chưa phải tư duy thực thụ. Chúng ta phải coi toàn bộ xã hội loài người như là một thể thống nhất, quá trình nhận thức của xã hội loài người chính là quá trình tư duy mà ta cần xét. Dưới góc độ như thế thì đúng là chúng ta đang tư duy, nhận thức bằng công cụ ngôn ngữ.
    Kho tri thức khổng lồ của loài người ngày nay hình thành do đâu? Do hàng trăm, hàng ngàn thế hệ con người cùng nhau xây dựng, trong đó không có phát kiến nào không dựa trên một phát kiến trước đó. Và ngày nay, không một bộ óc đơn lẻ nào đủ mạnh để có thể nhận thức được đầy đủ kho tri thức này. Mỗi người chỉ có thể nắm được một phần của khối kiến thức đó, trong khi mối liên quan giữa những phần của nó ngày càng nhiều, điều này dẫn đến yêu cầu làm việc theo nhóm ngày càng tăng với quy mô ngày càng lớn. Nói cách khác, ngày nay, tư duy hay nhận thức không còn ở quy mô của một bộ óc đơn lẻ mà là hoạt động của toàn xã hội, xã hội con người đang vận động như một thực thể thống nhất, có năng lực nhận thức riêng. Trong quá trình nhận thức tập thể đó, chính ngôn ngữ đã đóng vai trò cầu nối chuyển tải thông tin và như thế nó chính là công cụ của tư duy.
    PS: Tôi không phải là người học triết hay ngôn ngữ nên tôi sử dụng những từ "tư duy", "tư tưởng", "nhận thức" ... có lẽ không đúng chỗ.
    Ngoài ra, có topic này có vẻ có liên quan, các bạn hãy thử đọc xem:
    [topic]316710[/topic]
  3. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay tôi nghĩ về vấn đề ngôn ngữ và tư duy này khá nhiều.
    Đến bây giờ, tôi lại cho rằng, về mặt nào đó MBM đúng, tất nhiên theo một cách mà tôi nghĩ chính MBM cũng chưa nhận thức được.
    Theo tôi, chúng ta đã sai lầm khi gắn tư duy với một bộ óc đơn lẻ. Đó chưa phải tư duy thực thụ. Chúng ta phải coi toàn bộ xã hội loài người như là một thể thống nhất, quá trình nhận thức của xã hội loài người chính là quá trình tư duy mà ta cần xét. Dưới góc độ như thế thì đúng là chúng ta đang tư duy, nhận thức bằng công cụ ngôn ngữ.
    Kho tri thức khổng lồ của loài người ngày nay hình thành do đâu? Do hàng trăm, hàng ngàn thế hệ con người cùng nhau xây dựng, trong đó không có phát kiến nào không dựa trên một phát kiến trước đó. Và ngày nay, không một bộ óc đơn lẻ nào đủ mạnh để có thể nhận thức được đầy đủ kho tri thức này. Mỗi người chỉ có thể nắm được một phần của khối kiến thức đó, trong khi mối liên quan giữa những phần của nó ngày càng nhiều, điều này dẫn đến yêu cầu làm việc theo nhóm ngày càng tăng với quy mô ngày càng lớn. Nói cách khác, ngày nay, tư duy hay nhận thức không còn ở quy mô của một bộ óc đơn lẻ mà là hoạt động của toàn xã hội, xã hội con người đang vận động như một thực thể thống nhất, có năng lực nhận thức riêng. Trong quá trình nhận thức tập thể đó, chính ngôn ngữ đã đóng vai trò cầu nối chuyển tải thông tin và như thế nó chính là công cụ của tư duy.
    PS: Tôi không phải là người học triết hay ngôn ngữ nên tôi sử dụng những từ "tư duy", "tư tưởng", "nhận thức" ... có lẽ không đúng chỗ.
    Ngoài ra, có topic này có vẻ có liên quan, các bạn hãy thử đọc xem:
    [topic]316710[/topic]
  4. nikkken

    nikkken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Chào các cụ.
    Các cụ thân mến, thật ra thì mấy cái này trong sách có đầy, các cụ chỉ cần ra nhà sách, tìm một cuốn sách triết học bất kỳ, giá cả cũng chỉ độ hai chục nghìn (nếu mua sách cũ chỉ khoảng 4 nghìn) các cụ sẽ trả lời câu hỏi này dễ ợt, các cụ hót nhiều làm gì cho mệt.
  5. nikkken

    nikkken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Chào các cụ.
    Các cụ thân mến, thật ra thì mấy cái này trong sách có đầy, các cụ chỉ cần ra nhà sách, tìm một cuốn sách triết học bất kỳ, giá cả cũng chỉ độ hai chục nghìn (nếu mua sách cũ chỉ khoảng 4 nghìn) các cụ sẽ trả lời câu hỏi này dễ ợt, các cụ hót nhiều làm gì cho mệt.
  6. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    có lý lắm. Thế cháu có biết cuốn sách nào hay không, chỉ cho cụ đi?
    Mà thôi, cụ đang bí tiền. Ngày xưa học triết không chịu học kỹ, bây giờ khổ thế đấy!
  7. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    có lý lắm. Thế cháu có biết cuốn sách nào hay không, chỉ cho cụ đi?
    Mà thôi, cụ đang bí tiền. Ngày xưa học triết không chịu học kỹ, bây giờ khổ thế đấy!
  8. YanCanCook

    YanCanCook Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ là biểu hiện vật chất của tư tưởng .
    Tôi có trong tay cuốn " Nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ " của giáo sư Trần Đức Thảo được tặng giải Hồ Chí Minh . Mới mua , chưa đọc . Các bạn nên mua cuốn đó . Ông Thảo này nổi tiếng lắm đó . Nếu ông ấy sống ở một nước phát triển , biết quý trọng trí thức có lẽ sự nghiệp học thuật của ấy đồ sộ gấp mấy lần ấy chứ .
  9. YanCanCook

    YanCanCook Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ là biểu hiện vật chất của tư tưởng .
    Tôi có trong tay cuốn " Nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ " của giáo sư Trần Đức Thảo được tặng giải Hồ Chí Minh . Mới mua , chưa đọc . Các bạn nên mua cuốn đó . Ông Thảo này nổi tiếng lắm đó . Nếu ông ấy sống ở một nước phát triển , biết quý trọng trí thức có lẽ sự nghiệp học thuật của ấy đồ sộ gấp mấy lần ấy chứ .
  10. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Chào cụ!
    Cụ khỏi phải vẽ đường cho ... các ''hươu ngôn ngữ học'' các ''hươu triết học'' thời đại internet chạy làm gì! Trên mạng bây giờ thiếu gì các ''nhà'' thuộc bài, thuộc sách, thích tầm chương trích cú, nói hươu nói vượn thì nhiều còn lý lẽ lập luận chứng cớ thì hơi bị hiếm! Tôi đã chẳng liên tục bêu danh đó là gì!
    Lưu ý các cụ: các cụ đọc Mác, đọc Anghen, đọc Dac-uyn, đọc F de Sassure hay của nhà khoa học hay nhà tư tưởng nào đi nữa thì hãy đọc với thái độ phê phán (crittical thinking). Chớ nên đọc sách khoa học như đọc Kinh Thánh hay Kinh Cô-ran nhé! Khoa học khác với tôn giáo mà!

Chia sẻ trang này