1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ ngôn ngữ và tư tưởng

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 26/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Chào cụ!
    Cụ khỏi phải vẽ đường cho ... các ''hươu ngôn ngữ học'' các ''hươu triết học'' thời đại internet chạy làm gì! Trên mạng bây giờ thiếu gì các ''nhà'' thuộc bài, thuộc sách, thích tầm chương trích cú, nói hươu nói vượn thì nhiều còn lý lẽ lập luận chứng cớ thì hơi bị hiếm! Tôi đã chẳng liên tục bêu danh đó là gì!
    Lưu ý các cụ: các cụ đọc Mác, đọc Anghen, đọc Dac-uyn, đọc F de Sassure hay của nhà khoa học hay nhà tư tưởng nào đi nữa thì hãy đọc với thái độ phê phán (crittical thinking). Chớ nên đọc sách khoa học như đọc Kinh Thánh hay Kinh Cô-ran nhé! Khoa học khác với tôn giáo mà!
  2. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi mọi người dễ dàng công nhận một điều là computer có nguyên tắc hoạt động gần giống như con người ở một điểm là : bộ nhớ + các chương trình + các lập trình viên đóng vai trò tương tự như bộ não của chúng ta. Chúng ta hãy thử xem cơ chế làm việc của nó như thế nào và mối quan hệ giữa tư tưởng và ngôn ngữ ra sao?
    Lấy thí dụ:
    Giả sử ban đầu máy tính có bộ nhớ trống rỗng các lập trình viên nạp vào đó một chương trình nhận dạng có chức năng phân biệt màu sắc một trong các chức năng tương tự như đôi mắt của chúng ta, một kho dữ liệu các hình ảnh khác nhau về thế giới bên ngoài ở đây cho đơn giản chúng ta chỉ nói về mầu sắc thôi. Ở đây bỏ qua cái cách tự nhận biết ánh sánh của đôi mắt (nhìn) mà chỉ nói đến chúng ta đưa một hình ảnh vào cho máy tính (giống như khi mắt của chúng ta thu nhận hình ảnh chuyển sang ngôn ngữ của riêng mình), máy tính nhận được và bắt đầu sử lý lục tìm và so sánh trong kho dữ liệu của mình xem ảnh có mầu gì và sẽ đưa ra một đáp án theo cái gì đã có sẵn trong kho dữ liệu của mình. Quá trình lục tìm này có giống với quá trình tư tưởng của chúng ta hay ko? Nếu thế trong trường hợp này file hình ảnh và quá trình sử lý của máy tính ở trên có quan hệ theo nguyên tắc ?ocái này có thì cái kia có, cái này ko có thì cái kia cũng ko có? nó tương tự như thuyết duyên khởi của Phật giáo, ở đây file hình ảnh đóng vai trò như ngôn ngữ còn quá trình lục tìm đóng vai trò như tư tưởng. Nói thế thì nghĩ hình ảnh phải có trước, nhưng nếu không có cái chương trình nhận biết kia thì file hình ảnh cũng mất đi cái chức năng truyền đạt thông tin và ko còn được gọi là ngôn ngữ nữa (theo cái định nghĩa mà chúng ta đã đưa ra). Chúng ta ko nên lầm lẫn giữa quá trình sử lý (tư tưởng) và bộ nhớ của máy tính vì bản thân bộ nhớ máy tính vẫn tồn tại khi có hay ko có file hình ảnh và quá trình chạy chương trình.
    Vì vậy theo tôi hình ảnh (ngôn ngữ) và quá trình sử lý (tư tưởng) ko thể nói cái nào có trước cái nào, nó giống như quan hệ mua bán có người bán và người mua khi vụ mua bán kết thúc thì mỗi người đi một đằng chẳng còn người bán và cũng ko còn người mua.
    Ở đây khi xem xét quá trình tư tưởng của con người thì phải gắn ngay vào một sự kiện xảy ra ngay tại thời điểm cố định, phải xét phản ứng của cơ thể - tư tưởng với các hiện tượng xung quanh ?" ngôn ngữ cùng một ko gian và thời gian. Tư tưởng là một quá trình làm việc của bộ não, chứ ko phải bản thân bộ não. Nếu ko có hiện tượng nào tác động vào ta thì trong bộ não cũng ko có quá trình tư tưởng, nhưng bộ não vẫn tồn tại cùng với tất cả kho dữ liệu của nó. Nhưng nếu có hiện tượng tác động thì sẽ có ngay quá trình tư tưởng về hiện tượng đó. Ở đây mọi người sẽ cho rằng các ?ohiện tượng? có trước, nhưng nếu ko có "ta" thì các ?ohiện tượng? đó xảy ra với ai? ai biết nó?
    Theo tôi con người với các loài hữu tình khác ở chỗ chúng ta tư tưởng nhưng có óc phán xét. Vì thế tư tưởng hay ngôn ngữ được sử dụng đúng thì sẽ đem lại hạnh phúc cho mình và mọi người.
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi mọi người dễ dàng công nhận một điều là computer có nguyên tắc hoạt động gần giống như con người ở một điểm là : bộ nhớ + các chương trình + các lập trình viên đóng vai trò tương tự như bộ não của chúng ta. Chúng ta hãy thử xem cơ chế làm việc của nó như thế nào và mối quan hệ giữa tư tưởng và ngôn ngữ ra sao?
    Lấy thí dụ:
    Giả sử ban đầu máy tính có bộ nhớ trống rỗng các lập trình viên nạp vào đó một chương trình nhận dạng có chức năng phân biệt màu sắc một trong các chức năng tương tự như đôi mắt của chúng ta, một kho dữ liệu các hình ảnh khác nhau về thế giới bên ngoài ở đây cho đơn giản chúng ta chỉ nói về mầu sắc thôi. Ở đây bỏ qua cái cách tự nhận biết ánh sánh của đôi mắt (nhìn) mà chỉ nói đến chúng ta đưa một hình ảnh vào cho máy tính (giống như khi mắt của chúng ta thu nhận hình ảnh chuyển sang ngôn ngữ của riêng mình), máy tính nhận được và bắt đầu sử lý lục tìm và so sánh trong kho dữ liệu của mình xem ảnh có mầu gì và sẽ đưa ra một đáp án theo cái gì đã có sẵn trong kho dữ liệu của mình. Quá trình lục tìm này có giống với quá trình tư tưởng của chúng ta hay ko? Nếu thế trong trường hợp này file hình ảnh và quá trình sử lý của máy tính ở trên có quan hệ theo nguyên tắc ?ocái này có thì cái kia có, cái này ko có thì cái kia cũng ko có? nó tương tự như thuyết duyên khởi của Phật giáo, ở đây file hình ảnh đóng vai trò như ngôn ngữ còn quá trình lục tìm đóng vai trò như tư tưởng. Nói thế thì nghĩ hình ảnh phải có trước, nhưng nếu không có cái chương trình nhận biết kia thì file hình ảnh cũng mất đi cái chức năng truyền đạt thông tin và ko còn được gọi là ngôn ngữ nữa (theo cái định nghĩa mà chúng ta đã đưa ra). Chúng ta ko nên lầm lẫn giữa quá trình sử lý (tư tưởng) và bộ nhớ của máy tính vì bản thân bộ nhớ máy tính vẫn tồn tại khi có hay ko có file hình ảnh và quá trình chạy chương trình.
    Vì vậy theo tôi hình ảnh (ngôn ngữ) và quá trình sử lý (tư tưởng) ko thể nói cái nào có trước cái nào, nó giống như quan hệ mua bán có người bán và người mua khi vụ mua bán kết thúc thì mỗi người đi một đằng chẳng còn người bán và cũng ko còn người mua.
    Ở đây khi xem xét quá trình tư tưởng của con người thì phải gắn ngay vào một sự kiện xảy ra ngay tại thời điểm cố định, phải xét phản ứng của cơ thể - tư tưởng với các hiện tượng xung quanh ?" ngôn ngữ cùng một ko gian và thời gian. Tư tưởng là một quá trình làm việc của bộ não, chứ ko phải bản thân bộ não. Nếu ko có hiện tượng nào tác động vào ta thì trong bộ não cũng ko có quá trình tư tưởng, nhưng bộ não vẫn tồn tại cùng với tất cả kho dữ liệu của nó. Nhưng nếu có hiện tượng tác động thì sẽ có ngay quá trình tư tưởng về hiện tượng đó. Ở đây mọi người sẽ cho rằng các ?ohiện tượng? có trước, nhưng nếu ko có "ta" thì các ?ohiện tượng? đó xảy ra với ai? ai biết nó?
    Theo tôi con người với các loài hữu tình khác ở chỗ chúng ta tư tưởng nhưng có óc phán xét. Vì thế tư tưởng hay ngôn ngữ được sử dụng đúng thì sẽ đem lại hạnh phúc cho mình và mọi người.
  4. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Mẹ kiếp, Đừng bảo tớ tầm chương trích cú chứ, chẳng qua là các bác không thuộc bài nên bàn luận om sòm. Sách vở nó nói hay lắm cơ. Hay hơn các cụ nói nhiều. Thế nên tớ mới có lời khuyên các cụ. Ví như tớ đây thì tớ sẽ viết thế này:
    Khi đề cập đến mối liên hệ giữa tư tưởng và ngôn ngữ, chúng ta cần phải bàn đến 2 việc. Thứ nhất, bản chất của tư tưởng là gì. Thứ 2, vai trò của ngôn ngữ.
    Bản chất của tư tưởng: Đó là hệ thống quan điểm, lý luận; là kết quả của một quá trình tư duy trườu tượng, khái quát hóa các tri thức có trước. Vậy thì chúng ta thấy rõ, logic là phương pháp và chất liệu sẽ là ngôn ngữ.
    Nếu biện chứng hơn, người ta sẽ thấy rằng thực chất, ngôn ngữ và tư tưởng thực ra chỉ là 2 mặt của một thực thể, đó là tri thức. Với định nghĩa về tư tưởng ở trên, thực chất, bản chất của tư tưởng là tri thức, tùy theo phương pháp logic và tri thức nguồn mà có các nội dung khác nhau. Và hình thức của tri thức là gì, đó là ngôn ngữ. phổ quát hơn, chúng ta cần bàn đến mối liên hệ giữa tri thức và ngôn ngữ. Đó là mối liên hệ giữa nội dung và hình thức.
    Lại mở rộng hơn nữa, có người sẽ hỏi, khi một cô gái nói chuyện tình yêu với một chàng trai, phải chăng, đó là một quá trình tư tưởng. haha. Có thời gian, tớ sẽ viết tiếp, hoặc có cụ nào hứng thì cứ phét tí. Bằng cách trả lời câu hỏi, vậy nội dung của ngôn ngữ là gì?
  5. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Mẹ kiếp, Đừng bảo tớ tầm chương trích cú chứ, chẳng qua là các bác không thuộc bài nên bàn luận om sòm. Sách vở nó nói hay lắm cơ. Hay hơn các cụ nói nhiều. Thế nên tớ mới có lời khuyên các cụ. Ví như tớ đây thì tớ sẽ viết thế này:
    Khi đề cập đến mối liên hệ giữa tư tưởng và ngôn ngữ, chúng ta cần phải bàn đến 2 việc. Thứ nhất, bản chất của tư tưởng là gì. Thứ 2, vai trò của ngôn ngữ.
    Bản chất của tư tưởng: Đó là hệ thống quan điểm, lý luận; là kết quả của một quá trình tư duy trườu tượng, khái quát hóa các tri thức có trước. Vậy thì chúng ta thấy rõ, logic là phương pháp và chất liệu sẽ là ngôn ngữ.
    Nếu biện chứng hơn, người ta sẽ thấy rằng thực chất, ngôn ngữ và tư tưởng thực ra chỉ là 2 mặt của một thực thể, đó là tri thức. Với định nghĩa về tư tưởng ở trên, thực chất, bản chất của tư tưởng là tri thức, tùy theo phương pháp logic và tri thức nguồn mà có các nội dung khác nhau. Và hình thức của tri thức là gì, đó là ngôn ngữ. phổ quát hơn, chúng ta cần bàn đến mối liên hệ giữa tri thức và ngôn ngữ. Đó là mối liên hệ giữa nội dung và hình thức.
    Lại mở rộng hơn nữa, có người sẽ hỏi, khi một cô gái nói chuyện tình yêu với một chàng trai, phải chăng, đó là một quá trình tư tưởng. haha. Có thời gian, tớ sẽ viết tiếp, hoặc có cụ nào hứng thì cứ phét tí. Bằng cách trả lời câu hỏi, vậy nội dung của ngôn ngữ là gì?
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hôm qua không viết được gì được vì chiếc máy của tớ chỉ toàn tiếng Tàu. Chà, có bác nào có cỡ trăm triệu lại chỗ tôi kinh doanh Net chắc ngon ăn. Ở đây Tàu nhiều lắm, họ đang mở cả lớp tiếng Hoa cho CN.
    Bác Sea ạ, máy tính luôn xử lý một cách TUẦN TỰ, còn con người thì lại xử lý một cách ngẫu hứng, nhưng con người cũng phải tuần tự khi "cư xử" với 1 chiếc máy tính. Mặt khác người ta vẫn chưa hiểu hết về bộ não con người, nên không thể so sánh như thế.Tôi sẽ trình bày tiếp về CON NGƯỜI TRONG MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN, con người đã trải qua giai đoạn 3 trong công cuộc xác lập thế lực, TỰ NHIÊN, CƠ GIỚI VÀ THÔNG TIN.
    NGÔN NGỮ theo tôi chỉ là một công cụ để PHÂN BIỆT, phân biệt 1 con nai với một con hươu hay một con dê chẳng hạn, phân biệt ông bà, cha mẹ, vợ con, cháu chắt, phân biệt những người quen, vùng lãnh địa. Ngôn ngữ đã hình thành trong quá trình tư duy, và theo tôi nó là sản phẩm của tư duy. bạn có biết từ PERMANCULTURE. Nó có trứơc hay sau quá trình tư duy ? Ta cũng nên phân biệt người đã phát minh ra nó với người truyền đạt nó cho bạn.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hôm qua không viết được gì được vì chiếc máy của tớ chỉ toàn tiếng Tàu. Chà, có bác nào có cỡ trăm triệu lại chỗ tôi kinh doanh Net chắc ngon ăn. Ở đây Tàu nhiều lắm, họ đang mở cả lớp tiếng Hoa cho CN.
    Bác Sea ạ, máy tính luôn xử lý một cách TUẦN TỰ, còn con người thì lại xử lý một cách ngẫu hứng, nhưng con người cũng phải tuần tự khi "cư xử" với 1 chiếc máy tính. Mặt khác người ta vẫn chưa hiểu hết về bộ não con người, nên không thể so sánh như thế.Tôi sẽ trình bày tiếp về CON NGƯỜI TRONG MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN, con người đã trải qua giai đoạn 3 trong công cuộc xác lập thế lực, TỰ NHIÊN, CƠ GIỚI VÀ THÔNG TIN.
    NGÔN NGỮ theo tôi chỉ là một công cụ để PHÂN BIỆT, phân biệt 1 con nai với một con hươu hay một con dê chẳng hạn, phân biệt ông bà, cha mẹ, vợ con, cháu chắt, phân biệt những người quen, vùng lãnh địa. Ngôn ngữ đã hình thành trong quá trình tư duy, và theo tôi nó là sản phẩm của tư duy. bạn có biết từ PERMANCULTURE. Nó có trứơc hay sau quá trình tư duy ? Ta cũng nên phân biệt người đã phát minh ra nó với người truyền đạt nó cho bạn.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trích bài của Ni:
    [sub]
    Lại mở rộng hơn nữa, có người sẽ hỏi, khi một cô gái nói chuyện tình yêu với một chàng trai, phải chăng, đó là một quá trình tư tưởng. haha. Có thời gian, tớ sẽ viết tiếp, hoặc có cụ nào hứng thì cứ phét tí. Bằng cách trả lời câu hỏi, vậy nội dung của ngôn ngữ là gì?[/sub]
    Đó là TƯ TƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH, và quá trình đó là NHẬN THỨC, và dĩ nhiên có cả TƯ DUY nữa, khi xảy ra những chuyện ghen tuông, giận hờn. Cô ta phải luôn nhận thức những cử chỉ, lời nói của hắn xem tư tưởng của hắn ra sao ? Yêu, thương hại hay chỉ tạm thời thôi, và cô ta sẽ phản kích (tư duy) nếu có bất kỳ sự nghi ngờ nào.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trích bài của Ni:
    [sub]
    Lại mở rộng hơn nữa, có người sẽ hỏi, khi một cô gái nói chuyện tình yêu với một chàng trai, phải chăng, đó là một quá trình tư tưởng. haha. Có thời gian, tớ sẽ viết tiếp, hoặc có cụ nào hứng thì cứ phét tí. Bằng cách trả lời câu hỏi, vậy nội dung của ngôn ngữ là gì?[/sub]
    Đó là TƯ TƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH, và quá trình đó là NHẬN THỨC, và dĩ nhiên có cả TƯ DUY nữa, khi xảy ra những chuyện ghen tuông, giận hờn. Cô ta phải luôn nhận thức những cử chỉ, lời nói của hắn xem tư tưởng của hắn ra sao ? Yêu, thương hại hay chỉ tạm thời thôi, và cô ta sẽ phản kích (tư duy) nếu có bất kỳ sự nghi ngờ nào.
  10. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Không thể nói rằng, ngôn ngữ là sản phẩm độc quyền của con người. Thực chất loài vật cũng có ngôn ngữ. Người ta đã làm thí nghiệm như sau:
    Có một đàn khỉ đang tụ họp vui đùa, bỗng một con báo đi đến, một con khỉ kêu chí chóe, cả đàn chạy mất. Người ta đã thu được tiếng kêu chí chóe của con khỉ này. Sau đó, họ phát tiếng kêu này cho một đàn khỉ khác cùng loại. Tất cả các con khỉ này đều chạy mất tiêu.
    Các loài vật đều có ngôn ngữ riêng của nó. Đó là điều chắc chắn. Điểm khác nhau cơ bản giữa ngôn ngữ con người và loài vật là ở đặc tính khái quát hóa, trườu tượng hóa. Vì duy nhất, chỉ có con người có khả năng tư duy. Do vậy, ngôn ngữ ở con người có những chức năng mà loài vật không có.
    Chúng ta có thể thấy chức năng ngôn ngữ của loài vật là gì: Đó là một phương thức biểu hiện tình cảm được hình thành bằng các vận động mang tính sinh học của một số bộ phận trên cơ thể, nổi bật là cuống họng.
    Lúc này, cuống họng và cái lưỡi không đơn thuần là bộ phận của cơ quan tiêu hóa nữa. Vô tình (có phải thế không?), nó có một chức năng mới nữa, chức năng ngôn ngữ thông tin. Và từ đây mọi chuyện bắt đầu.
    Quay trở lại mối quan hệ của tư tưởng và ngôn ngữ.
    Có lẽ những ký tự đầu tiên mà con người sáng tạo ra chỉ có một chức năng là dán nhãn. Giống như trên mỗi chiếc và ly phải có một cái tên để biết chiếc va ly này là của ai vậy. Người ta dán đủ thứ nhãn lên khắp mọi nơi: hòn đá, gốc cây, mây trời, sông nước.. Vậy chúng ta có các danh từ, họ dán các loại nhãn mới: chạy, nhảy, săn, bắt, hái lươmj... Chúng ta có động từ. Rồi thì buồn, vui, xanh, đỏ tím, vàng.... chúng ta có tính từ. Chính từ cái chức năng dán nhãn này mà chúng ta có thể lý giải được về sự đa dạng của ngôn ngữ (thế giới hiện có 8000 ngôn ngữ). Tôi muốn hỏi các bạn một câu. Tại sao bạn lại tên là Nguyễn Văn Tèo, tên là Lú, tên là Chít mà không phải là một cái tên nào khác. Thưa bạn, đó là do một sự ngẫu hứng vô duyên hoặc có duyên nào đó của ông bà già mà ta không thể lý giải được. Cái nhãn của các bạn (và của tôi) là một sự ngẫu nhiên mà thôi. Kết luận: ngôn ngữ có tính ngẫu nhiên bất kỳ mặc dù có thể có một vài nhân tố nào đó tác động đến quá trình hình thành (giống như sự ngẫu hứng của ông bà già chúng ta vậy. haha).
    Với chức năng là cái nhãn, ngôn ngữ chưa có liên hệ gì với tư tưởng, tri thức cả. Nhưng từ đây, mọi chuyện sẽ bắt đầu. Với khả năng tư duy (trườu tượng và khái quát) những cái nhãn này được phân loại, sắp xếp, được sáng tạo thêm với mục đích mô tả môi trường và mô tả chính bản thân quá trình tư duy. Cái hoạt động mô tả quá trình tư duy chính là cái mà chúng ta muốn bàn tới. Đó là quá trình tư tưởng. Ngôn ngữ vừa là chất liệu, vừa là hình thức trình bày.
    Vậy xin nhắc lại định nghĩa về tư tưởng mà tớ đã trình bày ở phần trên.
    Tư tưởng: Đó là hệ thống quan điểm, lý luận; kết quả của một quá trình tư duy với nguyên liệu là những tri thức có trước, được trình bày dưới hình thức của một ngôn ngữ cụ thể nào đó.
    Hãy đúc kết lại chức năng, vai trò của ngôn ngữ.
    Ngôn ngữ có chức năng thông tin với các vai trò cụ thể là: dán nhãn, chất liệu của tư duy, hình thức trình bày tư tưởng, tình cảm.
    Được nikken sửa chữa / chuyển vào 23:32 ngày 08/03/2005

Chia sẻ trang này