1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ ngôn ngữ và tư tưởng

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 26/02/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Không thể nói rằng, ngôn ngữ là sản phẩm độc quyền của con người. Thực chất loài vật cũng có ngôn ngữ. Người ta đã làm thí nghiệm như sau:
    Có một đàn khỉ đang tụ họp vui đùa, bỗng một con báo đi đến, một con khỉ kêu chí chóe, cả đàn chạy mất. Người ta đã thu được tiếng kêu chí chóe của con khỉ này. Sau đó, họ phát tiếng kêu này cho một đàn khỉ khác cùng loại. Tất cả các con khỉ này đều chạy mất tiêu.
    Các loài vật đều có ngôn ngữ riêng của nó. Đó là điều chắc chắn. Điểm khác nhau cơ bản giữa ngôn ngữ con người và loài vật là ở đặc tính khái quát hóa, trườu tượng hóa. Vì duy nhất, chỉ có con người có khả năng tư duy. Do vậy, ngôn ngữ ở con người có những chức năng mà loài vật không có.
    Chúng ta có thể thấy chức năng ngôn ngữ của loài vật là gì: Đó là một phương thức biểu hiện tình cảm được hình thành bằng các vận động mang tính sinh học của một số bộ phận trên cơ thể, nổi bật là cuống họng.
    Lúc này, cuống họng và cái lưỡi không đơn thuần là bộ phận của cơ quan tiêu hóa nữa. Vô tình (có phải thế không?), nó có một chức năng mới nữa, chức năng ngôn ngữ thông tin. Và từ đây mọi chuyện bắt đầu.
    Quay trở lại mối quan hệ của tư tưởng và ngôn ngữ.
    Có lẽ những ký tự đầu tiên mà con người sáng tạo ra chỉ có một chức năng là dán nhãn. Giống như trên mỗi chiếc và ly phải có một cái tên để biết chiếc va ly này là của ai vậy. Người ta dán đủ thứ nhãn lên khắp mọi nơi: hòn đá, gốc cây, mây trời, sông nước.. Vậy chúng ta có các danh từ, họ dán các loại nhãn mới: chạy, nhảy, săn, bắt, hái lươmj... Chúng ta có động từ. Rồi thì buồn, vui, xanh, đỏ tím, vàng.... chúng ta có tính từ. Chính từ cái chức năng dán nhãn này mà chúng ta có thể lý giải được về sự đa dạng của ngôn ngữ (thế giới hiện có 8000 ngôn ngữ). Tôi muốn hỏi các bạn một câu. Tại sao bạn lại tên là Nguyễn Văn Tèo, tên là Lú, tên là Chít mà không phải là một cái tên nào khác. Thưa bạn, đó là do một sự ngẫu hứng vô duyên hoặc có duyên nào đó của ông bà già mà ta không thể lý giải được. Cái nhãn của các bạn (và của tôi) là một sự ngẫu nhiên mà thôi. Kết luận: ngôn ngữ có tính ngẫu nhiên bất kỳ mặc dù có thể có một vài nhân tố nào đó tác động đến quá trình hình thành (giống như sự ngẫu hứng của ông bà già chúng ta vậy. haha).
    Với chức năng là cái nhãn, ngôn ngữ chưa có liên hệ gì với tư tưởng, tri thức cả. Nhưng từ đây, mọi chuyện sẽ bắt đầu. Với khả năng tư duy (trườu tượng và khái quát) những cái nhãn này được phân loại, sắp xếp, được sáng tạo thêm với mục đích mô tả môi trường và mô tả chính bản thân quá trình tư duy. Cái hoạt động mô tả quá trình tư duy chính là cái mà chúng ta muốn bàn tới. Đó là quá trình tư tưởng. Ngôn ngữ vừa là chất liệu, vừa là hình thức trình bày.
    Vậy xin nhắc lại định nghĩa về tư tưởng mà tớ đã trình bày ở phần trên.
    Tư tưởng: Đó là hệ thống quan điểm, lý luận; kết quả của một quá trình tư duy với nguyên liệu là những tri thức có trước, được trình bày dưới hình thức của một ngôn ngữ cụ thể nào đó.
    Hãy đúc kết lại chức năng, vai trò của ngôn ngữ.
    Ngôn ngữ có chức năng thông tin với các vai trò cụ thể là: dán nhãn, chất liệu của tư duy, hình thức trình bày tư tưởng, tình cảm.
    Được nikken sửa chữa / chuyển vào 23:32 ngày 08/03/2005
  2. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu thì đây là định nghĩa của ''hệ tư tưởng'' (ideaology)chứ không phải là ''tư tưởng''. Tôi thì như đã nói, tôi hiểu ''tư tưởng'' đơn thuần là ''thought/hay representation'' thôi/là hình ảnh của thế giới khác quan trong não, hình ảnh đó có thể là dưói dạng âm thanh phi ngôn ngữ (non-linguistic audio- ví dụ như âm nhạc), hình ảnh hình hoạ phi ngôn ngữ (non-linguistíc visual: tranh vẽ, điêu khắc), hay dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên (âm thanh lời nói hay chữ viết của ngôn ngữ).
    Dù vậy, lập luận của bạn khó đứng vững đưọc vì bạn đã tách biệt ''tri thức'' với ''tư tưởng''. Bạn coi ''tư tưởng'' là kết quả của việc tư duy trừu tượng, trừu tượng hoá, khái quát hoá bằng ngôn ngữ những ''tri thức'' đã có từ trước. Như vậy phải chăng bạn muốn nói tri thức không có tính hệ thống, không có tính trừu tượng, không có tính khái quát??? Điều này có đúng không? Theo bạn ''tri thức'' là gì? Cái con ngưòi ta cần đạt đưọc là ''tư tưởng'' hay ''tri thức''?
    Bạn cũng phải làm công việc định nghĩa ''tư duy ''là gì, định nghĩa ''tư duy trừu tượng'', đối lập nó với ''tư duy cụ thể/không trừu tượng''. Nếu không chữ ''trừu tượng'' của bạn là thừa. Và cả định nghĩa ''ngôn ngữ'' nữa. Không hiểu bạn dùng từ ''ngôn ngữ'' theo nghĩa hẹp (ngôn ngữ tự nhiên) hay nghĩa rộng (có thêm cả các loại hình ngôn ngữ đặc biệt khác như ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ hội hoạ, ...
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu thì đây là định nghĩa của ''hệ tư tưởng'' (ideaology)chứ không phải là ''tư tưởng''. Tôi thì như đã nói, tôi hiểu ''tư tưởng'' đơn thuần là ''thought/hay representation'' thôi/là hình ảnh của thế giới khác quan trong não, hình ảnh đó có thể là dưói dạng âm thanh phi ngôn ngữ (non-linguistic audio- ví dụ như âm nhạc), hình ảnh hình hoạ phi ngôn ngữ (non-linguistíc visual: tranh vẽ, điêu khắc), hay dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên (âm thanh lời nói hay chữ viết của ngôn ngữ).
    Dù vậy, lập luận của bạn khó đứng vững đưọc vì bạn đã tách biệt ''tri thức'' với ''tư tưởng''. Bạn coi ''tư tưởng'' là kết quả của việc tư duy trừu tượng, trừu tượng hoá, khái quát hoá bằng ngôn ngữ những ''tri thức'' đã có từ trước. Như vậy phải chăng bạn muốn nói tri thức không có tính hệ thống, không có tính trừu tượng, không có tính khái quát??? Điều này có đúng không? Theo bạn ''tri thức'' là gì? Cái con ngưòi ta cần đạt đưọc là ''tư tưởng'' hay ''tri thức''?
    Bạn cũng phải làm công việc định nghĩa ''tư duy ''là gì, định nghĩa ''tư duy trừu tượng'', đối lập nó với ''tư duy cụ thể/không trừu tượng''. Nếu không chữ ''trừu tượng'' của bạn là thừa. Và cả định nghĩa ''ngôn ngữ'' nữa. Không hiểu bạn dùng từ ''ngôn ngữ'' theo nghĩa hẹp (ngôn ngữ tự nhiên) hay nghĩa rộng (có thêm cả các loại hình ngôn ngữ đặc biệt khác như ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ hội hoạ, ...
  4. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Phần này nếu bạn đọc sách ngôn ngữ học đại cương thì người ta gọi là ''tính võ đoán'' (arbitrariness) của ngôn ngữ.
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Phần này nếu bạn đọc sách ngôn ngữ học đại cương thì người ta gọi là ''tính võ đoán'' (arbitrariness) của ngôn ngữ.
  6. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta cần phải rõ ràng trong những vấn đề này. Định nghĩa ở trên của tôi đúng là định nghĩa về hệ tư tưởng, nhưng như vậy cũng không sao.
    Nếu tư tưởng đơn thuần là hình ảnh của thế giới khách quan được phải ánh trong trí não, ta có thể nói rằng, con ếch cũng có tư tưởng. Nhắc lại, khi nói đến tư tưởng, nghĩa là kết quả của một quá trình tư duy.
    Đúng thế. tôi chỉ cần dùng động từ tư duy là đủ. Tuy nhiên, tôi thích nhấn mạnh vào sự trừu tượng. Ai có trí tưởng tượng tốt, người đó sẽ tư duy tốt.
    Cũng cần phải nói rõ, tất cả những gì tôi trình bày là khảo luận về ngôn ngữ tự nhiên (nếu ngôn ngữ tự nhiên có nghĩa là tiếng nói và chữ viết. Thú thật, tôi cũng không hiểu ngôn ngữ tự nhiên là gì.). Vì cái chúng ta liên hệ đến là tư tưởng. Nói thế, chẳng lẽ ngôn ngữ âm nhạc và hội họa không có tư tưởng?
    Hoàn toàn không phải vậy. Chúng ta chỉ cần một bước nữa, tất cả sẽ sáng tỏ.
    Tư tưởng như tôi đã trình bày, phải gắn chặt với quá trình tư duy logic. Các quá trình thưởng thức âm nhạc hay hội họa, ở bước đầu tiên không thể có tư tưởng được hình thành. Đó đơn giản là quá trình cảm nhận mà thôi. Nó chỉ có những tác động về mặt tình cảm. Vậy Làm cách nào để trình bày những tình cảm của mình đây. Cũng chỉ bằng con đường của ngôn ngữ tự nhiên mà thôi. Từ tình cảm cho đến ý tưởng là một cách nhau không bao xa cả.
    Đây là một thí nghiệm hay ho. Người ta đã tăng năng suất cho sữa của một con bò cái bằng cách cho nó nghe nhạc Mozard. Nhưng có ai nói rằng con bò có tư tưởng không. haha. Tôi nhắc lại, khi nói về tư tưởng, đó là chúng ta đang nói đến kết quả của một quá trình tư duy.
    Thiễt nghĩ, không nên đặt câu hỏi tư tưởng và ngôn ngữ, cái nào có trước, cái nào có sau. Đó là 2 mặt của một vấn đề. Chúng ta không thể tách bạch nó riêng rẽ. Chúng có mối liên hệ nội dung và hình thức.
  7. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta cần phải rõ ràng trong những vấn đề này. Định nghĩa ở trên của tôi đúng là định nghĩa về hệ tư tưởng, nhưng như vậy cũng không sao.
    Nếu tư tưởng đơn thuần là hình ảnh của thế giới khách quan được phải ánh trong trí não, ta có thể nói rằng, con ếch cũng có tư tưởng. Nhắc lại, khi nói đến tư tưởng, nghĩa là kết quả của một quá trình tư duy.
    Đúng thế. tôi chỉ cần dùng động từ tư duy là đủ. Tuy nhiên, tôi thích nhấn mạnh vào sự trừu tượng. Ai có trí tưởng tượng tốt, người đó sẽ tư duy tốt.
    Cũng cần phải nói rõ, tất cả những gì tôi trình bày là khảo luận về ngôn ngữ tự nhiên (nếu ngôn ngữ tự nhiên có nghĩa là tiếng nói và chữ viết. Thú thật, tôi cũng không hiểu ngôn ngữ tự nhiên là gì.). Vì cái chúng ta liên hệ đến là tư tưởng. Nói thế, chẳng lẽ ngôn ngữ âm nhạc và hội họa không có tư tưởng?
    Hoàn toàn không phải vậy. Chúng ta chỉ cần một bước nữa, tất cả sẽ sáng tỏ.
    Tư tưởng như tôi đã trình bày, phải gắn chặt với quá trình tư duy logic. Các quá trình thưởng thức âm nhạc hay hội họa, ở bước đầu tiên không thể có tư tưởng được hình thành. Đó đơn giản là quá trình cảm nhận mà thôi. Nó chỉ có những tác động về mặt tình cảm. Vậy Làm cách nào để trình bày những tình cảm của mình đây. Cũng chỉ bằng con đường của ngôn ngữ tự nhiên mà thôi. Từ tình cảm cho đến ý tưởng là một cách nhau không bao xa cả.
    Đây là một thí nghiệm hay ho. Người ta đã tăng năng suất cho sữa của một con bò cái bằng cách cho nó nghe nhạc Mozard. Nhưng có ai nói rằng con bò có tư tưởng không. haha. Tôi nhắc lại, khi nói về tư tưởng, đó là chúng ta đang nói đến kết quả của một quá trình tư duy.
    Thiễt nghĩ, không nên đặt câu hỏi tư tưởng và ngôn ngữ, cái nào có trước, cái nào có sau. Đó là 2 mặt của một vấn đề. Chúng ta không thể tách bạch nó riêng rẽ. Chúng có mối liên hệ nội dung và hình thức.
  8. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Bạn định nghĩa tư tưởng thế này
    quote]Tư tưởng: Đó là hệ thống quan điểm, lý luận; kết quả của một quá trình tư duy với nguyên liệu là những tri thức có trước, được trình bày dưới hình thức của một ngôn ngữ cụ thể nào đó.[/QUOTE]
    thì tại sao tôi lại lại bảo tôi nhầm. Đọc kỹ lại định nghĩa của bạn sẽ thấy bạn coi tri thức là cái có trưóc nhưng chưa có tính hệ thống, chưa đưọc trừu tượng hoá, hệ thống hoá nên tri thức chưa phải là tư tưởng đúng không nào? Vì nếu bản thân ''''tri thức'''' đã có tính trừu tượng, tính hệ thống, tính khái quát thì tri thức chính là ''''tư tưởng'''' rồi còn gì chứ cần gì pahỉ cho nó chạy qua chương trình xử lý (tư duy bằng ngôn ngữ) làm gì nữa. Và theo bạn, tri thức chỉ biến thành tư tưởng khi nó chạy qua cái máy ''''tư duy''''! Như vậy thì rõ ràng là bạn đã tách biệt tri thức và tư tưởng rồi còn gì nữa.
    Theo bạn thì tri thức (đầu vào) + chương trình xử lý (tư duy bằng ngôn ngữ) = tư tưởng. Như vậy thì sao lại có thể nói tư tưởng là một phần của tri thức trong khi nó là một sản phẩm đầu ra mà theo bạn khác hoàn toàn với đầu vào (tri thức). Khác ở chỗ nó có tính khái quát, tính hệ thống tính trừu tượng.
    Nếu bạn thừa nhận tư tưởng = tri thức (cái mà tôi cho là đúng, tức tôi cũng cho rằng tư tưởng và tri thức là một) thì định nghĩa về tư tưởng của bạn vô giá trị/sai vì tự mâu thuẫn. Mâu thuẫn ở chỗ: đầu vào và đầu ra như nhau cho nên chương trình xử lý (tư duy ngôn ngữ) không có tác động vai trò gì hết -tức là thừa.
    Kết luận: Định nghĩa về ''''tư tưởng'''' của bạn có mâu thuẫn nội tại nên nó không có giá trị gì hết. Và dĩ nhiên mọi lập luận dựa trên cái nền có mâu thuẫn nội sẽ không có giá trị, nếu không muốn nói là ''sập tiệm''!
    Vì định nghĩa về ''tư tưởng'' của nikken đã sai/có mâu thuẫn nội tại rồi nên (như đã nói ở trên) đoạn này không có gì đáng bàn nữa.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 21:40 ngày 09/03/2005
  9. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Bạn định nghĩa tư tưởng thế này
    quote]Tư tưởng: Đó là hệ thống quan điểm, lý luận; kết quả của một quá trình tư duy với nguyên liệu là những tri thức có trước, được trình bày dưới hình thức của một ngôn ngữ cụ thể nào đó.[/QUOTE]
    thì tại sao tôi lại lại bảo tôi nhầm. Đọc kỹ lại định nghĩa của bạn sẽ thấy bạn coi tri thức là cái có trưóc nhưng chưa có tính hệ thống, chưa đưọc trừu tượng hoá, hệ thống hoá nên tri thức chưa phải là tư tưởng đúng không nào? Vì nếu bản thân ''''tri thức'''' đã có tính trừu tượng, tính hệ thống, tính khái quát thì tri thức chính là ''''tư tưởng'''' rồi còn gì chứ cần gì pahỉ cho nó chạy qua chương trình xử lý (tư duy bằng ngôn ngữ) làm gì nữa. Và theo bạn, tri thức chỉ biến thành tư tưởng khi nó chạy qua cái máy ''''tư duy''''! Như vậy thì rõ ràng là bạn đã tách biệt tri thức và tư tưởng rồi còn gì nữa.
    Theo bạn thì tri thức (đầu vào) + chương trình xử lý (tư duy bằng ngôn ngữ) = tư tưởng. Như vậy thì sao lại có thể nói tư tưởng là một phần của tri thức trong khi nó là một sản phẩm đầu ra mà theo bạn khác hoàn toàn với đầu vào (tri thức). Khác ở chỗ nó có tính khái quát, tính hệ thống tính trừu tượng.
    Nếu bạn thừa nhận tư tưởng = tri thức (cái mà tôi cho là đúng, tức tôi cũng cho rằng tư tưởng và tri thức là một) thì định nghĩa về tư tưởng của bạn vô giá trị/sai vì tự mâu thuẫn. Mâu thuẫn ở chỗ: đầu vào và đầu ra như nhau cho nên chương trình xử lý (tư duy ngôn ngữ) không có tác động vai trò gì hết -tức là thừa.
    Kết luận: Định nghĩa về ''''tư tưởng'''' của bạn có mâu thuẫn nội tại nên nó không có giá trị gì hết. Và dĩ nhiên mọi lập luận dựa trên cái nền có mâu thuẫn nội sẽ không có giá trị, nếu không muốn nói là ''sập tiệm''!
    Vì định nghĩa về ''tư tưởng'' của nikken đã sai/có mâu thuẫn nội tại rồi nên (như đã nói ở trên) đoạn này không có gì đáng bàn nữa.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 21:40 ngày 09/03/2005
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sao lại có thể nói Tư tưởng = Tri thức được. Bạn hãy hỏi đứa con của bạn xem :
    - Này con, con đã xác định được tư tưởng trong việc học chưa ?.
    Tôi vẫn còn nhiều lý lẽ để cho rằng tư duy có trước ngôn ngữ. Ta có thể sắp xếp như sau :
    - Tư tưởng - Nhận thức - Tư duy - Ngôn ngữ.
    Chẳng hạn như người Nhật, họ phát minh ra KARAOKE. Ta có thể chia làm 3 bước sau :
    1. Có một người nào đó nhận ra rằng có thể dùng kỹ thuật điện tử để ***g tiếng của bất ký ai vào một bài hát thu sẵn, kết hợp với nhu cầu về trở thành ca sĩ của nhiều người. Anh ta cho ra đời khái niệm karaoke. (Đây là quá trình nhận thức và tư duy, dĩ nhiên anh ta có tư tưởng kinh doanh).
    2. Người ta sẽ phổ biến phát minh này bằng nhiều cách như quảng cáo. Truyền đạt khái niệm và cách sử dụng cho mọi người.
    3. Bạn biết về Karaoke, bạn là một người có tư tưởng thích cái mới lạ,sẽ mua một bộ về chơi.
    Như vậy tư duy và ngôn ngữ được nhìn từ hai góc độ sẽ khác nhau. Với người phát minh và người sử dụng phát minh. Nhưng chúng ta truy xét ở độ nguyên thủy thì dĩ nhiên tư duy phải có trước chứ.

Chia sẻ trang này