1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ ngôn ngữ và tư tưởng

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 26/02/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác yeungon cho định nghĩa về ngôn ngữ và tư tưởng đi bác. Theo bác thì một đứa trẻ từ nhỏ lớn lên làm thế nào mà có tư duy?
  2. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi quan niệm thế nào thì chắc voicòi cũng ít nhiều cũng đọc ở bên tiếng Việt rồi chứ nhỉ.
    Tư tưởng (danh từ): phản ánh/đại diện (assumptions/reprensentations) của thế giới khách quan trong bộ óc. Phản ánh/đại diện này có thể đúng hay có thể sai so với thế giới khách quan. ''Tư tưởng'' như vậy chính là ''ý thức''. Có phản ánh thì có tư tưởng. Và thế giới khách quan đưọc phản ánh vào trong não qua nhiều đường/kênh/cửa số: âm thanh, màu sắc, hình dáng, mùi vị ... ngôn ngữ chỉ là một trong những kênh/cửa sổ đó mà thôi. Em bé mới sinh ra chưa có cái cửa sổ ngôn ngữ nhưng đã có các cửa sổ khác (thị giác, thính giác, cảm giác, ...). Do vậy theo tôi, em bé vẫn có ''tư tưởng'' hiểu theo nghĩa ở trên.
    Ngôn ngữ (tự nhiên): các âm thanh/ký tự được con người sử dụng như cái vỏ/áo của tư tưởng.
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi quan niệm thế nào thì chắc voicòi cũng ít nhiều cũng đọc ở bên tiếng Việt rồi chứ nhỉ.
    Tư tưởng (danh từ): phản ánh/đại diện (assumptions/reprensentations) của thế giới khách quan trong bộ óc. Phản ánh/đại diện này có thể đúng hay có thể sai so với thế giới khách quan. ''Tư tưởng'' như vậy chính là ''ý thức''. Có phản ánh thì có tư tưởng. Và thế giới khách quan đưọc phản ánh vào trong não qua nhiều đường/kênh/cửa số: âm thanh, màu sắc, hình dáng, mùi vị ... ngôn ngữ chỉ là một trong những kênh/cửa sổ đó mà thôi. Em bé mới sinh ra chưa có cái cửa sổ ngôn ngữ nhưng đã có các cửa sổ khác (thị giác, thính giác, cảm giác, ...). Do vậy theo tôi, em bé vẫn có ''tư tưởng'' hiểu theo nghĩa ở trên.
    Ngôn ngữ (tự nhiên): các âm thanh/ký tự được con người sử dụng như cái vỏ/áo của tư tưởng.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Rất đồng ý với bác yeungon. Xin hỏi bác : vậy chứ "tư tưởng" và "tư duy" có gì khá biệt ? Và chúng có ảnh hưởng qua lại như thế nào ?
    Tôi xin cho một ví dụ sau :
    Có một nhóm bọn trẻ con cấp I, chúng hỏi nhau như sau :
    - Này cậu, 1 cộng với 1 bằng mấy ?
    - Thì bằng 2 chớ mấy. Một đứa trả lời.
    _ Thế sao cậu biết ?
    - Thì thầy giáo toán bảo thế.
    Chúng vẫn không tin. Bèn kéo đến thầy toán :
    - Thưa thầy, 1 cộng 1 bằng 2, tại sao thế ạ ?
    Thầy đang tính toán điều gì đó, bèn ngẩng lên nói:
    - Ừ nhỉ, 1 cộng 1 sao lại bằng hai nhỉ ? Hay là Chúa bảo thế !?
    Theo bạn thì tư tưởng và tư duy của thầy ra sao ?
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Rất đồng ý với bác yeungon. Xin hỏi bác : vậy chứ "tư tưởng" và "tư duy" có gì khá biệt ? Và chúng có ảnh hưởng qua lại như thế nào ?
    Tôi xin cho một ví dụ sau :
    Có một nhóm bọn trẻ con cấp I, chúng hỏi nhau như sau :
    - Này cậu, 1 cộng với 1 bằng mấy ?
    - Thì bằng 2 chớ mấy. Một đứa trả lời.
    _ Thế sao cậu biết ?
    - Thì thầy giáo toán bảo thế.
    Chúng vẫn không tin. Bèn kéo đến thầy toán :
    - Thưa thầy, 1 cộng 1 bằng 2, tại sao thế ạ ?
    Thầy đang tính toán điều gì đó, bèn ngẩng lên nói:
    - Ừ nhỉ, 1 cộng 1 sao lại bằng hai nhỉ ? Hay là Chúa bảo thế !?
    Theo bạn thì tư tưởng và tư duy của thầy ra sao ?
  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Khó giải thích!
    Tôi thì cứ thích lập luận rằng 1 +1 đâu phải lúc nào cũng bằng 2 mà có vô vàn kết quả khác nhau chứ, tuỳ theo ta hiểu 1 trước là gì, ''cộng'' là gì, và 1 sau là gì. Này nhé: 1 đàn ông ''cộng'' một đàn bà thì kết quả có thể là 2 là 4 là 5 thậm chí là 15 ấy chứ!!! Một cốc bia cộng một cốc rượu không thể thành hai cốc rượu hay hai cốc bia đưọc, vv....
  7. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Khó giải thích!
    Tôi thì cứ thích lập luận rằng 1 +1 đâu phải lúc nào cũng bằng 2 mà có vô vàn kết quả khác nhau chứ, tuỳ theo ta hiểu 1 trước là gì, ''cộng'' là gì, và 1 sau là gì. Này nhé: 1 đàn ông ''cộng'' một đàn bà thì kết quả có thể là 2 là 4 là 5 thậm chí là 15 ấy chứ!!! Một cốc bia cộng một cốc rượu không thể thành hai cốc rượu hay hai cốc bia đưọc, vv....
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Không dám, lời giải thích của bác rất sư phạm. Tôi không dám bì. Xin nêu quan điểm riêng góp vui.
    Tư tưởng : cũng như bác nói trên, tương tự ý thức, nhưng theo tôi nó còn là sự tổng hợp của rất nhiều khái niệm, tri thức và bối cảnh( tôi tạm gọi là "một hiệu ứng các sự kiện" ). Chẳng hạn tư tưởng của Mác. Nó đề ra chiến lược hành động chung cho giai cấp công nhân. Còn ý thức thì mang tính thực thi hơn. Chẳng hạn như ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Cả hai đều là những nhận thức.
    Tư duy: có nhiều loại tư duy. Nó được xem như những công cụ thực để thực thi tư tưởng. Chẳng hạn kẻ có tư tưởng trộm cắp sẽ dùng nhiều công cụ thực thi như chia khóa vạn năng. Người có tư tưởng làm giàu sẽ. Tôi nghĩ có lẽ chế độ XHCN ở LX cũ đã không sử dụng hết những "công cụ tư duy".
    Còn chuyện ông thầy toán trên thì co lẽ ông ta đã sử dụng tư duy toán cho mục đích (xuất phát từ tư tưởng) khác.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Không dám, lời giải thích của bác rất sư phạm. Tôi không dám bì. Xin nêu quan điểm riêng góp vui.
    Tư tưởng : cũng như bác nói trên, tương tự ý thức, nhưng theo tôi nó còn là sự tổng hợp của rất nhiều khái niệm, tri thức và bối cảnh( tôi tạm gọi là "một hiệu ứng các sự kiện" ). Chẳng hạn tư tưởng của Mác. Nó đề ra chiến lược hành động chung cho giai cấp công nhân. Còn ý thức thì mang tính thực thi hơn. Chẳng hạn như ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Cả hai đều là những nhận thức.
    Tư duy: có nhiều loại tư duy. Nó được xem như những công cụ thực để thực thi tư tưởng. Chẳng hạn kẻ có tư tưởng trộm cắp sẽ dùng nhiều công cụ thực thi như chia khóa vạn năng. Người có tư tưởng làm giàu sẽ. Tôi nghĩ có lẽ chế độ XHCN ở LX cũ đã không sử dụng hết những "công cụ tư duy".
    Còn chuyện ông thầy toán trên thì co lẽ ông ta đã sử dụng tư duy toán cho mục đích (xuất phát từ tư tưởng) khác.
  10. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tư tưởng : cũng như bác nói trên, tương tự ý thức, nhưng theo tôi nó còn là sự tổng hợp của rất nhiều khái niệm, tri thức và bối cảnh( tôi tạm gọi là "một hiệu ứng các sự kiện" ).
    Tôi hoàn toàn tán thành với bác về chỗ tôi dánh dấu ở trên. Bản thân các khái niệm (đơn lẻ) đã chính là tư tưởng rồi (tạm goij là tư tưởng bậc 1)và các khái niệm khác nhau có thể móc nối liên kết với nhau tạo thành tư tưởng lớn hơn (tạm gọi là tư tưởng bậc 2). Tôi không hiểu ''hiệu ứng các sự kiện''. Bác có thể giải thích thêm hay cho từ tương đương bằng tiếng Anh đưọc không?
    Thực tình tôi không hiểu Ý bác trong đoạn này. Tại sao bác lại nói tư duy là công cụ thực để thực thì tư tưởng nhỉ? Vì theo tôi hiểu thì hoạt động tư duy (như tôi đã định nghĩa ở bài trưóc = phản ánh + suy luận) cho ra sản phẩm là tư tưởng chứ. Tôi luôn coi tư tưởng là danh từ là chính. Còn nếu có ai đó dùng nó làm động từ thì tôi coi nó đồng nghĩa với ''''tư duy''''. Bác biết hơn thì cũng xin nói luôn cách phân loại tư duy hộ nhé. Tôi vẫn nghe người ta nói đến cụm từ ''tư duy trừu tượng''. Nói thế tức là có ý muốn nói song song tồn tại với'' tư duy trừu tượng'' là ''tư duy cụ thể/không trừu tượng''. Vậy sự khác biệt của hai loại tư duy này là ở chỗ nào? Tôi thì vẫn cứ nghĩ bản thân chữ ''tư duy'' đã có ý trừu tượng rồi và tất cả các hình thức tư duy đều có tính trừu tượng cả. Vì hoạt động tư duy diễn ra ở bên trong đầu/óc con người mà!
    Còn về Liên Xô cũ thì tôi đồng ý với bác: người ta không đưọc tự do tư tưởng (tự do tư duy/suy nghĩ) mà phải tư duy/suy nghĩ theo mệnh lệnh của các nghị định, chỉ thị, nghị quyết,...rất chi là duy ý chí thì làm sao ngưòi ta có thể phát huy hết khả năng tư duy của người ta đưọc! Có lẽ nên nói thế thôi nhỉ.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 00:29 ngày 02/03/2005

Chia sẻ trang này