1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nói thật là việc cứ nhăm nhăm đòi lôi kinh tế ngầm ra để 'làm thịt' thì cũng chẳng ra gì.

    Kinh tế ngầm là một phản ứng của ND, là phương pháp của ND ( giống như khoán 10) nhằm tồn tại và duy trì để tránh rủi ro cho dù nền kinh tế chính thức có mắc sai lầm đi chăng nữa.

    Tại sao không thể thống kê được kinh tế ngầm? (Nếu thống kê được chẳng hoá ra là quản lý được à?). Tại vì chưa đủ lòng tin của dân. Tại vì môi trường kinh doanh chưa đảm bảo sự minh bạch. Tại vì hướng đi và cách thức vận hành của nền kinh tế chưa đảm bảo chắc chắn đạt được mục đích tốt đẹp như mong đợi chủ quan của ai đó. Mọi mưu mô nhằm lôi kéo nền kinh tế ngầm này đều thất bại.

    Nó vận hành một cách tự thân, trước hết nhằm duy trì tồn tại của những đơn vị, những cá thể kinh tế và sau đó là toàn dân tộc VN.

    Ở VN, trong thời kỳ bao cấp, tại sao dân thành thị vẫn sống được? Nhờ 'gạo quê' đấy các Bác ạ.
    Dân ta dù không có ô tô đi nhưng gạo để ăn thì chẳng bao giờ thiếu. Đó là nhờ vào 'đất'. Có ai thống kê được nền kinh tế từ 'đất' này là bao nhiêu USD không? Đố biết đấy! Nó là vô hạn. Mãi mãi là thế. Nó từng nuôi dân Việt hàng ngàn đời nay.

    Có một sự biện chứng rằng:
    Nền kinh tế thiếu minh bạch sẽ sinh ra kinh tế ngầm.
    Nền kinh tế ngầm thì không bao giờ minh bạch.

    Chung quy lại là thói quen tự cung tự cấp của dân ta thôi. Tự làm và tự hưởng tránh lọt lợi ích ra ngoài. Mà không lọt ra ngoài thì ai mà thống kê được đây?

    Từ đời xưa, các Cụ chẳng support cho kinh tế ngầm là gì?: Khoan thư sức dân để làm kế rễ sâu bền gốc.

    Từ đó, khi nước nhà có biến, một lời hiệu triệu chính nghĩa huy động được sức mạnh khổng lồ, chưa từng được thống kê đo đếm.

    Nếu ai đó, dù có ý gì muốn vặt, véo vào 'nền kinh tế ngầm' này là gặp vấn đề lớn đấy!
    Chỉ có thể vun đắp hoặc tạo điều kiện để nó hoạt động một cách rõ ràng hơn, hiệu quả hơn mà thôi.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cung cấp dịch vụ tốt cho nền kinh tế ngầm là cách làm hiệu quả nhất.
  2. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    OK! Vấn đề đang ở chỗ lượng trong dân nhiều rồi nó sẽ thành chất. Đang lo cái đó từ đại hội 9.
  3. X-Zero

    X-Zero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Chẹp, ngơi một chút rồi quay lại mà thấy hỗn độn quá.

    Với bạn Vuhuynh, thôi thì bạn bảo đo lường đc KT ngầm, miềng cho là bạn giỏi quá, ko đủ trình tranh luận với bạn nữa. Lại còn đo lường đc cả lượng hàng Tàu trong dân nữa chứ. Thế mới làm mình tự hỏi, hàng hoá mình sx đủ dùng cho tận 80tr dân thì chắc doanh nghiệp sx hàng tiêu dùng chắc nhiều như mây. Ko biết 2 con số cung và cầu nó có khớp nhau ko ta?

    Về chuyện hàng Tàu thua ở Vjt, thật tình thì nếu đc như thế thì mừng quá, nhưng tiếc là, giả dụ miềng ko biết j mà bạn vẫn cố convince mình thì vưỡn chưa đc. Tỉ trọng hàng hoá của Vjt mình gia công là giá trị gia tăng chính, và chiếm tỉ trọng nhỏ so với đầu vào - cái phần nhập từ Tàu là phổ biến, thì ko khỏi vướng. Chủ trương Vjt tự chủ cái phần đó, OK, coi như Vjt sẽ làm đc, coi như sống sót giai đoạn trẻ con. Nhưng để lớn không nên người thì sao?
    Những thứ hàng chất lượng cao hơn thì sao? máy móc công nghệ thì thế nào? Những thứ đó tỉ trọng tiêu dùng của Vjt còn ít, nhưng KT lớn dần, tiêu dùng tăng lên thì Vjt tự làm đc ko, hay là Tàu nó sẽ bóp chết từ trong trứng?
    Miềng ko nói là Vjt chắc chắn sẽ chết, nhưng cái nguy cơ nhãn tiền thì đó.

    Chuyện KT ngầm, thời trước là một chủ trương đúng đắn, trong chiến lược "dân giàu, nước mạnh". Thứ nhất là khoan thư sức dân, tạo tích luỹ trong dân cao, thứ nhì là đỡ gánh nặng thuế má, phát triển cho dân trong khi ta vẫn đi xin, đi vay được của bọn giàu, thứ 3 là ta thả nổi để tạo sức phát triển tự do. Tuy nhiên đến một lúc nào đó thì cái này cũng sẽ thể hiện mặt trái của nó: thứ nhất là nhà nước ko quản đc, ko biết đc số liệu, dẫn tới ko biết đc thực tế và ko đưa ra chính sách đúng đc. Chính sách đưa ra toàn trên nền tảng số liệu sai thì hèn gì nó phát huy méo mó loạn tùng bậy, chứ chắc chả phải do Nhà nước xấu xa độc ác cố tình làm cho thị trường và nhân dân đứt cước đâu; thứ nhì, đó là nguồn tự do trong dân nếu có thể huy động tập trung thì sẽ phát triển đc rất nhiều thứ, như là hạ tầng, dịch vụ, rồi định hướng xây dựng doanh nghiệp, ngành nghề công nghiệp... KT ngầm mà lớn quá thì cũng giống như một người có thừa sức lực nhưng ko thể sử dụng đc sức mạnh, giống như một thằng béo bụng yếu nhớt, chỉ khoẻ dạ dày, trong khi nếu tất cả nổi lên thì có thể điều chỉnh nền KT thành một anh cỡ Văn Mách, loại bỏ thành phần dư thừa vô ích mà tằng cường sức mạnh ở những chỗ chủ chốt và hiệu quả.
  4. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Thông điệp của Tân Đại sứ Hoa Kỳ David Shear gửi tới Việt Nam

  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Hiểu như thế này 10 phần mới chỉ được 6.
    Còn 4 phần quan trọng cốt lõi thì chưa được.
    Phát triển hiệu quả là như thế nào?

    Sự phát triển tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyên môn hoá trong xã hội và từ đó xuất hiện thường xuyên các khái niệm trách nhiệm và bổn phận.

    Nền kinh tế ngầm như vậy đó. Nó có đủ hay và dở nhưng cần thiết.
    Nếu bạn chưa đủ tâm và tầm lãnh đạo nó thì đừng 'vụng múa chê đất lệch' nhé.

    Vâng để được cái cơ thể hoành tá tràng như anh Văn Mách thì câu hỏi là: Làm sao ta phải làm sao? - đụng đến điều cốt lõi đấy.
  6. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Thứ nhất, về trao đổi thương mại không thống kê Việt - Trung. Nhà nước với công cụ là các cơ quan chức năng như : Bộ đội biên phòng, cảnh sát kinh tế, cảnh sát giao thông, quản lý thị trường, ban quản lý các chợ đầu mối, UBND phường có các hộ kinh doanh cá thể, cộng với việc kết hợp dữ liệu từ các cơ quan của TQ, hoàn toàn có thể đưa ra một con số gần chính xác về hàng lậu qua biên giới. Vấn đề là hiệu quả của các cơ quan đó hoạt động như thế nào mà thôi.

    Đơn cử như số liệu về lượt xe tải chạy từ biên giới Việt - Trung dọc theo quốc lộ 1A và các tỉnh lộ nhỏ khác, một giám đốc hoặc đội trưởng đội cảnh sát giao thông phụ trách các tuyến có thể khai ra số xe tải đang nộp phế hàng tháng để tránh kiểm soát. Tôi hy vọng bạn X-Zero hiểu thế nào là nộp phế.

    Thứ hai, nền sản xuất chung của ta chưa đủ đáp ứng 100% tiêu dùng nội địa về bề rộng. Tức là còn nhiều mặt hàng chưa sản xuất được. Bạn X-Zero hiểu sai về việc tôi cho rằng hàng nội áp đảo hoàn toàn hàng Trung Quốc. Tôi viết rằng : "hàng TQ bị hàng nội đập tơi bời..." chứ không phải là một chiến thắng tuyệt đối. Mà đúng vậy, ở thập kỷ 90, gần như tất cả hàng hóa tiêu dùng đều tới từ Trung Quốc. Giờ mọi người hãy bình tình đi khắp các siêu thị lớn, nhỏ trong các thành phố lớn, kiểm chứng xem : gạo, bánh kẹo, đường sữa, bột giặt, hóa mỹ phẩm... là được sản xuất tại Việt Nam hay Trung Quốc. Riêng tôi thấy hàng dệt may Việt Nam đã đấm một cú ngoạn mục vào đối thủ. Dệt may VN đang áp sát kim ngạch 14 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2011 (lớn gấp đôi dầu khí).

    Thứ ba, là các mặt hàng công nghệ cao. Ngành điện + điện tử + vi mạch của Việt nam chỉ lớn hơn con số 0 có chút xíu. Các nhà chuyên môn điện tử của Việt Nam còn đang bận thảo luận xem nên đầu tư sản xuất vào mặt hàng nào : đèn LED, đèn huỳnh quang, đèn... mà quên rằng : hàng chục năm qua nếu họ chịu đầu tư một nhà máy sản xuất bảng mạch để cung ứng cho các hãng lớn của Nhật đang đứng chân ở Việt Nam là ngành điện tử đã có lãi rồi. Nhưng xét cho cùng cũng tại không có vốn. Giới tài phiệt mới ở Việt Nam còn đang mải cắm mặt vào vàng và bất động sản.

    Kết quả cũng tương tự như ở ngành cơ khí chế tạo. Ngoại trừ ngành công nghiệp xe máy, các doanh nghiệp FDI và nội địa Việt Nam cũng đáp ứng được gần như 100% linh kiện cho các hãng lớn của Nhật, 1-2 năm tới thì sẽ là 100%. Cách đâu không lâu, công ty cơ khí Thăng Long nhận được thầu cung ứng khung sườn cho xe Honda. Nhưng khi một doanh nghiệp FDI chào hàng cho Honda cùng thể loại hàng đó với giá rẻ hơn, lập tức cơ khí Thăng Long bị gạt ra. Nhìn cơ sở, nhà xương của Cơ khí Thăng Long mà thấy thảm, lèo tèo vài người thợ, lèo tèo vài cái máy hàn, lúc đó mới biết sản phẩm chính của họ là các cột ăng ten viba, hoàn toàn không thể đọ sức được với dây chuyền : ép thủy lực, mạ điện, hàn, đánh bóng, sơn như của doanh nghiệp FDI kia. Cũng tại không có vốn, chứ nguyên liệu đầu vào cho cơ khí chế tạo thì ở Việt Nam hầu như đã sản xuất được, MIREX đã cho ra lò các sản phẩm phôi thép hợp kim đầu tiên từ lâu rồi.

    Tôi biết bạn X-Zero cũng có kiến thức về sản xuất công nghiệp khi bạn nhắc tới chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm. Nếu bạn cũng quan tâm tới công nghiệp Việt Nam thì bạn làm giống tôi đang làm nè, dùng internet sục sạo vào các ngành công nghiệp như hóa chất, luyện kim, chế phẩm từ hóa dầu... bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam. Bài toán thương hiệu sẽ là cứu cánh cho hàng Việt chống lại sự áp đảo từ TQ, giống như các thương hiệu dệt may mà tôi nhắc ở bài trước... hy vọng là cơ hội vẫn còn cho các ngành khác.

    Nói chung là ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là kém. Tôi cũng không hiểu vì sao giới tài phiệt mới lại cứ nhao nhao, chen chúc, cào cấu nhau để đầu tư vào bất động sản. Ở Việt nam nói tới đầu tư là nói tới bất động sản :)) hễ mở mồm ra là bất động sản. Trong khi thị phần ngon lành có giá trị tới hàng chục tỷ USD là công nghiệp phụ trợ lại buông cho nước ngoài. Đơn cử, tôi tính rằng nếu Việt Nam lo được 100% nguyên liệu đầu vào cho dệt may và da giày là đã có tới 4 ngành dầu khí hàng năm thu về gần 30 tỷ USD mà chẳng phải lo nịnh bợ ai cả :)) Đến nỗi mà một chiến lược gia Nhật đã cảnh báo : "Giá bất động sản ở HN và TPHCM cao gần ngang ngửa với giá BĐS ở Nhật và Mỹ, điều này cho thấy sự mất cân đối trong đầu tư, và sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường... sự thất bại của công nghiệp phụ trợ Việt Nam sẽ là sự thất bại mang tính chiến lược"

    Lãi suất ngân hàng vừa mới chân ướt chân ráo giảm về 19% là y như rằng các danh mục bất động sản lại ngo nghoe gọi thầu :))
  7. smallvjlle

    smallvjlle Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/12/2010
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    em nghe nói những năm 90 nhật bổn có đề nghị giúp chúng ta xây dựng công nghiệp hỗ trợ nhưng ta ko làm, ko biét thật ko, thật thì h ngồi tiếc lòi. h muốn phát triển cũng chả dễ bên cạnh có anh Tàu và thái lan, mấy thằng nước ngoài chịu vào ta nữa.
  8. X-Zero

    X-Zero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Hỏng có đơn như jị đâu. Giả sử các ban ngành THỐNG NHẤT quản lý đc, tổng kết đc dữ liệu, nhằm vào bộ phận Việt Tàu, thế bộ phần Việt Lào và Việt Cam, Viêt Việt có quản đc ko, trong khi rất nhiều đường là đầu phân phối chính đồ từ Tàu sang cả?
    Thôi, ko cần nói chuyện đó nữa, ko có số má, giống như nhắm rượu suông vậy.
    Nói về chuyện tổng kết dữ liệu hỉ? Xin thưa là Vjt chưa có một cơ sở dữ liệu đồng chuẩn, nghiên cứu tập trung và truy cập mở rộng, đừng nói đến chuyện tập trung dữ liệu cho đúng, với những dữ liệu có thể đong đếm đc mà còn tính sai lộn bậy nữa là, như cái chuyện mỗi tỉnh tính GDP một kiểu, chồng lấn lên nhau loạn bậy đấy thôi. Cứ đi hỏi các ông bà giáo ở các trường ĐH xem cái cơ sở dữ liệu thống nhất quốc gia của mình thế nào thì biết. Không biết là do trứng hay do gà, ko thống nhất dẫn tới tính lộn bậy, hay tính lộn bậy nên dẫn tới ko thống nhất, cả hai đều đúng. Giới nghiên cứu nhà mình bao năm tây học chả kém đến mức ko biết gì, nhưng với cái mớ bòng bong thì cứ đợi đấy mà tính.
    Bạn đi các nước mọi rợ bên tây thì thấy nó chỉ hơn mình ở công tác số má dữ liệu, mà cái đó nó làm khác biệt bao nhiêu thứ.

    Chẹp, miềng nói rồi, Tàu ko hướng vào thị trường Vjt vì sang tây hay hơn. Miềng đi thăm nhiều nhà máy dệt may Vjt, hỏi thì biết các bạn ý nhập vải Tàu nhiều lắm. Trong khi sang Tàu, một mẫu xuân hè hay thu đông mới từ Ý hay Pháp gửi về, 2 ngày sau nó dệt ra mẫu vải gần như y chang, làm ra cái áo bắt chước giống hệt, và đặc biệt là mẫu mã thì các bạn ý tự chủ hết, mô đi fê đi một tí cho nó khác mẫu thiết kế của tây để khỏi vi phạm bản quyền, rồi cứ thế và cứ thế...Đồ cao cấp Tàu thừa sức làm tuốt, và làm với giá cực rẻ. Công nhân Tàu bị bóc lột rất tàn tệ, nhưng phải cái tay nghề và lao động cao hơn thợ Vjt nghi ngút...Nói chung, đó là cả một cụm ngành nghề khép kín, và cái cluster hạng 2 này nó đẩy toàn bộ ra vùng nông thôn từ hơn thập kỷ nay rồi. Dệt may hay giày da thì vậy, đến đồ gỗ công nghiệp hay nội thất thì khỏi nói, đò Vjt đắt ít nhất là gấp đôi đồ Tàu, mà toàn nhập từ Tàu, đủ thấy ngành sx ta ra sao. Những đồ thực phẩm, theo lý là phải bảo hộ cho nông nghiệp, và đúng là ta có làm tí đỉnh, nhưng chỉ mới tí tẹo, đầu tư nông nghiệp Vjt cực kém và ko đồng bộ, thử hỏi Vjt ta tự xưng tự sản xuất nông sản cung ứng cho toàn bộ cả nước, nhưng thức ăn gia súc, phân bón, máy nông nghiệp, máy chế biến nông sản, máy để chế ra máy nông nghiệp và chế biến nông sản, phụ gia chế biến ... đều nhập từ Tàu cả thì hàng ta đánh thắng Tàu ở chỗ quái nào?

    Cứu cánh là quy hoạch ngành công nghiệp, phát triển thành một cụm theo đúng nghĩa, toàn diện, trọn vẹn và toàn phần. Cụm CN là khái niệm giới nghiên cứu nói hàng thập kỷ và giới quản lý mới chỉ nói trong vòng vài năm gần đây. Nhựt bửn đang giúp Vjt mình quy hoạch các cluster này, nhưng xem ra có Vjt vào quy hoach là đầu voi đuôi chuột, cố quy hoạch miền trung rồi bán đất bán dân cho bọn nước ngoài nó tổ chức kiến tạo khu vực cung cấp tập trung xem có tiến bộ hơn không. Miềng thì bảo là hành động bán nước này thực sự là yêu nước.

    Tiếc thay, BĐS này lại thực sự một ngành mà Vjt thành công trọn gói, tức là ngành xây dựng, nó sẽ đảm bảo cho sự phát triển ngành cũng như hạ tầng và KT Vjt trong vòng 50 năm nữa. Sự đời tréo nghoe vậy đấy.
  9. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Để hoàn thiện chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất hàng hóa thông qua việc hiện đại hóa các ngành công nghiệp cơ bản như khai khoáng, luyện kim, hóa chất..., hoàn thiện khả năng quản lý, xây dựng cơ chế vận động chung thông qua các ngành dịch vụ : phân phối, vận tải.... cần cỡ gần 2 ngàn tỷ USD :-*

    Cú đấm trượt mang tên Vinashin đã làm hao hụt một lượng lớn nội lực :-* Giá mà cú đấm đó chuyển hướng sang Dệt may, Điện Tử thì giờ các bác đã có hợp đồng 30 chiếc Mig 35 :-*
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    - Các cơ quan chức năng vận hành chuẩn (ước vọng :))) thì tính được cho thằng TQ và tính được luôn cho mọi thằng khác có chung đường biên giới.

    - Việc hướng vào đâu không phải do chủ trương chủ quan của nó, do liên tục đánh tụt giá đồng CNY nên xuất khẩu sang EU và Mỹ có lãi và quay vòng nhanh hơn là đem hàng sang bày bán ở vỉa hè nhà Vịt :)) Nếu vịt giàu cỡ EU nó cũng không tha. Quan trọng nhất, các chủ buôn Việt đi khắp các tỉnh Quảng Đông, Quảng Châu, vào Nam Ninh, lên Thượng Hải... nhắm miếng nào ngon là đánh về bán ngay, vậy ta có kết quả là hàng nào của Tàu ngon với Việt rồi, hàng tốt, đắt tiền không mua :))

    - Vốn bây giờ là quan trọng nhất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật thì dễ :)), khó nhất là ngăn các lãnh đạo địa phương nhúng chân, nhúng tay vào ăn bớt (lãnh đạo các địa phương đang đòi mỗi tỉnh có 1 sân bay kìa, thấy bở quá nhao nhao). Quy hoạch cấu trúc cũng không khó, nhà mình ối tiến sĩ làm được, không được thì thuê Nhật. Còn vốn, một là huy động toàn lực (khó làm nổi) đầu tư tham gia chuỗi. Hai là mở banh ra cho FDI vào. Mấy vụ bán đất, bán rừng, bán tài nguyên là do các bác cán bộ về hưu mang tư duy tít tận thập kỷ 50 ngồi công viên tán thôi.

    - Vậy mình mới nói, nếu cứ lề rề thế này thì các bác đợi tới 2025 ngắm hàng mới, nếu muốn nhanh thì chỉ cách huy động toàn lực trong dân.
  10. bravo0412

    bravo0412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Cha này, từng trợ lý H.Clinton đưa ra tiếng nói Mẽo 2010 ở ĐNA, thông hiểu tiếng Trung và tình hình khựa, còn rảnh luyện đc cả kiếm đạo Nhựt pủn nữa :)) Có vẻ như xác đinh sẽ ngồi thông 3 nhiệm kỳ ở VN đây.

Chia sẻ trang này