1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    ai ngụy biện cải quanh? ai nói mặt trận dân tộc giải phóng miền nam chiến đấu Việt Nam Cộng Hòa để khôi phục chính phủ quốc gia của Bảo Đại
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.366
    Đã được thích:
    26.709
    Ờ QGVN chỉ đến Genève hóngvchuyện chơi cho vui thôi. Phía VNDCCH thấy họ nói chuyện vui quá nên để họ ở đó.

    Uất nhỉ
  3. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    nó đến hóng chuyẹn hay không là chuyện của nó. Chính Phủ này không co tư cách ký hiệp định Giơ nevo và nó không ký hiệp định này Đó là sự thật. chỉ có thằng thần kinh mới nói nó có tư cách ngồi ký hiệp định Giơ neo và được quyền quản lý lãnh thổ miền nam
  4. huyenthoaimuathu8888

    huyenthoaimuathu8888 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2013
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    350
    Vào đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, năm 1909, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hoà bình và thực thi liên tục theo đúng nguyên tắc pháp lý quốc tế lúc bấy giơ với những chứng cứ sau đây:

    - Một là với tính cách nhà nước, đội Hoàng Sa, một tổ chức bán quân sự đã được giao nhiệm vụ, riêng một mình kiểm soát và khai thác định kỳ, liên tục và hoà bình hải sản quý cùng các sản vật kể cả súng ống của các tàu đắm tại các đảo Hoàng Sa suốt thời Đại Việt, trong thời các chúa Nguyễn và thời Tây Sơn, tức từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1801 và sau đó là buổi đầu triều Nguyễn từ 1802 – đến trước 1815. Từ năm 1816, đội Hoàng Sa phải phối hợp với thủy quân. Hàng năm, đội Hoàng Sa hoạt động trong 6 tháng từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch (tháng 4 đến tháng 9 dương lịch) để phù hợp với điều kiện thời tiết ở vùng biển của quần đảo Hoàng Sa.

    - Hai là suốt thời nhà Nguyễn, bắt đầu từ 1816 , thủy quân được giao trọng trách liên tục kiểm soát, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa.

    - Ba là về mặt quản lý hành chánh liên tục suốt trong 4 thế kỷ từ thế kỷ XVII đến năm 1974 (khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm), Hoàng Sa được các chính quyền ở Việt Nam để thể hiện quyền lực tối thiểu của mình, đặt dưới sự quản lý hành chánh của Quảng Ngãi (khi là phủ hoặc là trấn hay tỉnh qua từng thời kỳ lịch sử) hoặc của tỉnh Thừa Thiên (thời Pháp thuộc) hoặc của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (thời chia cắt Nam Bắc) rồi đến thành phố Đà Nẵng (thời thống nhất đất nước). Việc xác định sự quản hạt này hoặc đựợc ghi trong các sách địa lý của nhà nước biên soạn như bộ Hoàng Việt Địa Dư Chí hoặc Đại Nam Nhất Thống Chí dưới triều Nguyễn, hoặc do chính hoàng đế hay triều đình (Bộ Công) như thời vua Minh Mạng khẳng định, hoặc bằng các dụ, sắc lệnh, quyết định của chính quyền ở Việt Nam như dụ của Bảo Đại, triều đình Huế, Toàn Quyền Đông Dương ở thời Pháp thuộc, hoặc tổng thống, tổng trưởng trong thời kỳ Việt Nam bị chia cắt, hoặc quyết định, nghị quyết của nhà nước, quốc hội thời độc lập thống nhất. Điều này khác với Trung Quốc, chỉ xác định sự quản lý hành chánh sau năm 1909 tức vào năm 1921 và rồi vào năm 1947… có nghĩa là sau Việt Nam hơn 3 thế kỷ. Còn tất cả chỉ là suy diễn không có bằng chứng cụ thể rõ ràng. Chính quyền ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, ngay cả thời Pháp thuộc, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, nên ngay cả khi bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép sau chiến tranh thế giới thứ 2 hay năm 1974, quần đảo Hoàng Sa vẫn được tỉnh Quảng Nam và từ năm 1997 đến nay là thành phố Đà Nẵng quản lý.

    -Bốn là trước thời kỳ bị xâm phạm, bất cứ dưới thời đại nào, nhà nước ở Việt Nam cũng có những hành động tiếp tục khẳng định và thực thi chủ quyền hàng năm như đo đạc thủy trình, để vẽ bản đồ do đội Hoàng Sa cuối thời chúa Nguyễn hay do thủy quân từ năm 1816 dưới triều Nguyễn (bộ Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên hoặc Đại Nam Hội Điển Sự Lệ của Nội Các, hoặc Châu Bản triều Nguyễn đã ghi rất rõ, đã được trình bày trong phần tài liệu). Sau này, từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1974, Việt Nam cũng tiếp tục tổ chức các đoàn thám sát, đo đạc, vẽ bản đồ.

    -Năm là trước thời kỳ bị xâm phạm, dưới triều Nguyễn, nhất là từ năm 1836 trở thành lệ, hàng năm đều luôn luôn tổ chức xây dựng bia chủ quyền từng hòn đảo. Trong thời bị xâm phạm cũng thế, các chính quyền ở Việt Nam luôn tiếp tục cho dựng bia chủ quyền thay thế bia bị hư hỏng.

    - Sáu là trước thời kỳ bị xâm phạm, các triều đại Việt Nam, nhất là thời vua Minh Mạng của triều Nguyễn đã cho dựng miếu thờ làm bằng nhà đá (đá san hô), đào giếng mà năm 1909 các đoàn khảo sát đầu tiên của Trung Quốc ở Hoàng Sa đã trông thấy và khẳng định không biết có từ thời nào. Riêng tại đảo Phú Lâm, tài liệu Trung Quốc [ ghi có miếu ghi rõ Hoàng Sa Tự của Việt Nam. Sau khi có sự xâm phạm, chính quyền ở Việt Nam cũng tiếp tục cho xây miếu và nhà thờ.

    -Bảy là trước thời kỳ bị xâm phạm, dưới triều Nguyễn nhất là thời vua Minh Mạng đã cho trồng cây tại các đảo để cho thuyền bè ở đàng xa nhận thấy, tránh bị nạn, và các nhà nghiên cứu thực vật như La Fontaine cũng thừa nhận các thực vật cây cối ở Hoàng Sa phần lớn có nguồn gốc ở Miền Trung Việt Nam.

    - Tám là trước thời kỳ bị xâm phạm, dưới triều Gia Long như tài liệu phương Tây của Gutzlaff viết trong The Journal of The Geographical Society of London, vol 19, 1849, trang 97, đã cho biết Việt Nam đã thiết lập trại binh nhỏ và một điểm thu thuế. Đến thời kỳ bị xâm phạm từ năm 1909, các chính quyền Việt Nam lại là chính quyền sớm nhất đã tổ chức các trại lính đồn trú ở đảo Hoàng Sa (Patlle). Trong khi Trung Quốc chỉ cho quân chiếm đóng một thời gian ngắn sau chiến tranh thế giới lần 2 rồi rút đi (năm 1956, Trung Quốc chiếm lại đảo Phú Lâm (Ile Boisée). Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm trái phép các đảo còn lại trong các trận đánh trên đảo và ở biển với hải quân Việt Nam Cộng Hoà, kết thúc vào ngày 20 –1-1974).

    -Chín là chính quyền ở Việt Nam đã cho xây trạm khí tượng đầu tiên tại đảo Hoàng Sa (Pattle) vào năm 1938 hoạt động trong thời gian dài cho đến khi Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực năm 1974.

    -Mười là trước thời kỳ bị xâm phạm tức năm 1909, chính các hoàng đế Việt Nam như vua Minh Mạng và triều đình, cụ thể là Bộ Công đã lên tiếng khẳng định Hoàng Sa là nơi hiểm yếu trong vùng biển của Việt Nam, nằm trong cương vực của Quảng Ngãi.

    -Mười một là trước khi bị xâm phạm, chưa có một hải đảo nào được nhiều tài liệu chính thức của nhà nước, từ chính sử địa lý của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn như Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên, hoặc địa dư như Hoàng Việt Dư Địa Chí, Đại Nam Nhất Thống Chí, hoặc sách hội điển, một loại pháp chế ghi những điển chương pháp chế của triều đình như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ. Cũng chưa có một hải đảo nào tại Việt Nam lại được những nhà sử học lớn của nước Việt Nam đề cập đến như Lê Quí Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục (1776), Phan Huy Chú (1821) trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí , Dư Địa Chí, hay Nguyễn Thông trong Việt Sử Cương Giám Khảo Lược. Đặc biệt việc xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa lại còn do sách của chính người Trung Hoa viết như Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán viết năm 1696. Đó là chưa kể nhiều tác giả tây Phương như là Le Poivre (1749), J Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)… cũng đã khẳng định rõ ràng Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam!

    -Mười hai là bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ Của Giám mục Taberd trong cuốn Tự Điển Việt – La Tinh, nhan đề Latino – Anamiticum xuất bản năm 1838 đã ghi rõ : Paracel Seu Cát Vàng ở Biển Đông. Trong khi bản đồ "An Nam" này chỉ vẽ có Paracel Seu Cát Vàng, lại không có vẽ Hải Nam của Trung Quốc trong biển Đông. Rõ ràng bản đồ An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ đã minh chứng Cát Vàng tức Hoàng Sa chính là Paracel nằm trong vùng biển của Việt Nam. Như thế với chức năng kiểm soát sự khai thác các sản vật ở Biển Đông và những hành động cụ thể trực tiếp khai thác các sản vật của Đội Hoàng Sa, một tổ chức dân binh liên tục gần hai thế kỷ suốt từ đầu thế kỷ XVII cho đến năm 1816 cùng những hành động xác lập và thực thi chủ quyền rất cụ thể như nêu cột mộc, dựng bia, xây miếu,trồng cây, đo đạn thủy trình vẽ bản đồ của thủy quân Việt Nam từ năm 1816 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của vua và triều đình cũng như những lời tuyên bố của vua , triều đình nhà Nguyễn và sự quản hạt hành chánh vào Quảng Ngãi từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX là những bằng chứng hiển nhiên, bất khả tranh nghị về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Mọi sự tranh giành chủ quyền với Việt Nam là hành động trái phép với luật pháp quốc tế.------------
    longmuonhieu, hk111333tiemkich thích bài này.
  5. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Bạn Ất í mà, lại quên đọc một câu chuyện là Nhật cũng đòi trao trả độc lập chủ quyền cho Bảo Đại mất rồi. Giờ bạn í cứ lộn quanh. Khi không lại còn đòi bưng đảo cho Nhật nữa, đến là mệt.
    --- Gộp bài viết: 03/08/2015, Bài cũ từ: 03/08/2015 ---
    Mà thôi - em hỏi các cụ là cãi cái gì mà xôm dữ vậy.
  6. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    thằng Nhật khi chiếm đóng hai quần đảo nó tuyên bố mình có chủ quyền trên hai quần đảo, vì vậy khi Nhật thua trận và tại hội nghị Sanfransisco Nhật tuyên bố từ bỏ chủ quyền chiếm đóng của mình. Tôi nói nhật từ bỏ chủ quyền của mình cũng chẳng sai.
    Nhật trao chủ quyền cho bảo Đại chỉ là chuyện tào lao. Nhật chiếm lãnh thổ Việt nam bất hợp pháp, lấy quyền gì mà trao chứ
    --- Gộp bài viết: 03/08/2015, Bài cũ từ: 03/08/2015 ---
    vấn đè mấu chốt chỉ là câu hỏi khi Nhật tuyên bố từ bỏ toàn bộ chủ quyền chiếm đóng của mình trên 2 quần đảo năm 1951 chính phủ nào có đủ tư cách đại diện cho toàn thể nhân dân và dân tộc Việt nam đứng ra trình bày chứng cứ chủ quyền và tiếp nhận hai quần đảo này từ tay Nhật?
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.366
    Đã được thích:
    26.709
    Càng nói càng khùng...
    Mới hôm trước lôi QGVN ra tiếp nhận HS&TS giờ lại vu cho nó không có tư cách về lãnh thổ... sau khi ký hiệp định Genève thì phía nam vĩ tuyến 17 do người ngoài hành tinh quản lý =))
  8. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    anh không cần biết chuyện đó. Anh chỉ cần biết có thằng thần kinh tuyên bố Chính Phủ Quốc gia Việt Nam ngồi ký Hiệp Định Giơneovo và được quyền tiếp nhận lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 là anh buồn cười rồi. chưa kể nó còn sáng suốt hơn khi tuyên bố mặt trận dân tộc giải phóng chiến đấu với Việt nam cộng hòa để khôi phục chính phủ Quốc gia Việt nam của ông Bảo Đại.
    Phía nam vĩ tuyến 17 từ 1954-1956 do Pháp tạm quản lý về mặt hành chính, sau đó khi Pháp rút quân theo hiệp định Gơneo nó sẽ được tổng tuyển cử nhưng bị Mỹ và tay sai phá hoại tạm chiếm vì vậy nó vẫn thuộc quản lý của Việt nam dân chủ Cộng Hòa theo hiến pháp 1946
  9. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Bạn này đọc sử mà cứ cà giựt thế này thì chết.
    Nhật - Pháp vốn dĩ 2 thằng nó cùng đô hộ nước mình nghe ất. Một cổ đôi tròng nô lệ ất ạ. Nhưng cơm không lành canh không ngọt. Nhật hất cẳng thằng Pháp đi. Đuổi xong nó đòi trả lại cho Bảo Đại đó. Không biết thiệt à?

    Đây là mốc thời gian nè:
    Quân Nhật rút khỏi quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa vào năm 1946, Pháp trở lại Việt Nam và làm chủ Biển Đông, lập tức cử một phân đội bộ binh Pháp đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza đến thay thế quân đội Nhật từ tháng 5/1946, nhưng đơn vị này chỉ ở đó trong vài tháng. Trong thời gian từ 20 đến 27/5/1946, đô đốc D’Argenlieu, Cao ủy Đông Dương cũng đã phái tốc hạm L’Escarmouche ra nắm tình hình đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa.

    Vào lúc quân đội viễn chinh Pháp và Chính phủ VNDCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra, thì ngày 26-10-1946, lợi dụng thời cơ, hạm đội đặc biệt của Trung Hoa dân quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc Trung đội độc lập về cảnh vệ của hải quân (tiền thân của quân thủy đánh bộ) xuất phát từ cảng Ngô Tùng ngày 9-10-1946. Ngày 29-11-1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây. Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa (mà lúc này Trung Quốc còn gọi là Đoàn Sa, chưa phải mang tên Nam Sa – tác giả nhấn mạnh).

    Trong phiên họp ngày 11-10-1946, Ủy ban liên bộ về Đông Dương thuộc Chính phủ lâm thời Pháp quyết định cần khẳng định quyền của Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và thể hiện việc tái chiếm bằng việc xây dựng một đài khí tượng. Đại tướng Juin cho rằng “lợi ích cao nhất” của nước Pháp là phòng ngừa mọi ý đồ của một cường quốc nào muốn chiếm lại các đảo có khả năng kiểm soát việc ra vào căn cứ tương lai Cam Ranh, con đường hàng hải Cam Ranh – Quảng Châu – Thượng Hải [Thư số 199/DN/S. col ngày 7-10-1946 của Đại tướng Juin, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp tại Paris].

    Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp trên của Trung Hoa dân quốc và ngày 17-10-1947 Thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Phú Lâm nhưng họ không rút. Pháp gửi một Phân đội lính trong đó có cả quân lính “Quốc gia Việt Nam” đến đóng một đồn ở đảo Pattle (Hoàng Sa). Chính phủ Trung Hoa dân quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25-2 đến ngày 4-7-1947 tại Paris. Tại đây, Chính phủ Trung Hoa dân quốc đã từ chối không chấp nhận đề xuất của Pháp nhờ trọng tài quốc tế giải quyết. Ngày 1-12-1947, Bộ Nội vụ Chính quyền Tưởng Giới Thạch công bố tên Trung Hoa cho hai quần đảo và đặt chúng thuộc lãnh thổ Trung Hoa.
    hk111333, kuyomukonguhayuo thích bài này.
  10. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    có anh đọc sử cà giựt thì có:
    thứ nhất nước Pháp có quyền gì với vùng lãnh thổ Việt Nam sau năm 1945 hay không? nước Pháp không có quyền gì với vùng lãnh thổ này hết vì chủ tịch Hồ Chí Minh khi đọc tuyên ngôn độc lập đã tuyên bố thoát ly vĩnh viễn quan hệ với nước Pháp và Việt nam đã thành một nước độc lập có quốc hội có tổng tuyển cử có chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng Hoà. Và chỉ có chính phủ này mới là chính phủ duy nhất được quốc hội Việt Nam dân chủ Cộng Hoà cho phép có quyền đại diện cho dân tộc Việt nam đối với các vấn đề đối nội đối ngoại.
    Nước Pháp không có quyền gì đối với hai quần đảo này nên nó không có quyền trao hai quần đảo này cho bất cứ quốc gia hay tổ chức nào.
    Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.


    Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.


    Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuyên_ngôn_độc_lập_(Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa)

    Chính phủ Quốc Gia được tiếp nhận hai quần đảo này không phải do Pháp trao mà là do được cộng đồng quốc tế công nhận là nhà nước đại diện hợp pháp cho toàn thể dân tộc Việt Nam tại Sanfransisco năm 1951. Nhưng sự thực chính phủ này không phải đại diện cho toàn thế dân tộc Viẹt Nam và không có quyền gì thay mặt dân tộc Việt Nam trong các vấn đề đối nội đối ngoại.
    Nước Pháp chi có quyền với lãnh thổ Việt nam trước 1945. Sau khi rút lui và đặc biệt là khi chính phủ Việt Nma dân chủ Cộng Hoà ra đời Nươc Việt nam đã thuộc về người Việt Nam và đại diện là chính phủ Việt nam dân chủ Cộng Hoà. Nước Pháp sau khi thua trận rút chạy trước 1945 đã hoàn toàn không có quyền gì đối với vùng lãnh thổ Việt Nam. Vùng lãnh thổ này chỉ có 1 chính phủ duy nhất là chính phủ Việt nam dân chủ Cộng Hoà. Và sự thật nước Pháp cũng không có quyền tiếp nhận 2 quần đảo này từ tay Nhật, chỉ có đại diện cho Việt Nam mới có quyền tiếp nhận 2 quần đảo này và được quốc tế thừa nhận.

Chia sẻ trang này