1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.749
    Đã được thích:
    10.157
    Hợp đồng vũ khí thì liên quan quái gì tới cơ quan quản lý thương mại quốc tế ITA ?

    Việc mua bán vũ khí giữa Mỹ và các đối tác là do bộ ngoại giao mỹ phụ trách. Báo cáo cho tổng thống phê duyệt. Bộ thương mại không dính dáng gì ở đây. Tổng thống tuyên bố bỏ cấm vận là coi như hợp pháp, có thể xúc tiến làm ăn.

    Bên cạnh đó thượng và hạ viện Mỹ theo hiến pháp có quyền giám sát, đôn đốc chính quyền làm việc phục vụ lợi ích quốc gia. Mỗi viện này có 2 ủy ban thường xuyên giám sát đôn đốc vấn đề quan hệ ngoại giao quân sự, đó là ủy ban quân vụ và ủy ban đối ngoại. Ở thượng viện nghị sĩ của 2 ủy ban này có quyền lực và ảnh hưởng chính trị rất mạnh, khóa trước Kerry và McCain là 2 người đứng đầu 2 ủy ban này.

    2 ủy ban này có quyền xem xét, ra nghị quyết đề nghị bán vũ khí, viện trợ tiền mua vũ khí cho các nước đối tác cũng như ra nghị quyết yêu cầu tạm dừng các hợp đồng đã được tổng thống chuẩn thuận khi cần. Nhưng các nghị quyết này cũng chỉ có giá trị tham khảo cần phải được toàn bộ thượng viện bỏ phiếu thông qua thì mới có giá trị như luật, mới chế tài được các quyết định của phủ tổng thống.

    Trong tình hình thực tế của VN thì chúng ta không lo ngại lắm về sức cản của các nghị sĩ Mỹ, nên nhớ trước khi Obama sang thăm và tuyên bố này kia McCain đã nhiều lần dẫn đoàn các nghị sĩ thuộc ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ sang VN thăm dò trước. McCain, Leiberman, Jack Reed đều là những nghị sĩ đứng đầu của ủy ban quân vụ thượng viện.
  2. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Lão giải ngố giúp tớ cái ITA được không. Theo như tớ hiểu nó thuộc về thương mại thuần túy mà sao nó còn to hơn cả cái lệnh cấm bán vũ khí sát thương vậy lão.
  3. tommyjj

    tommyjj Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2015
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    23
    nó là cái nơi duyệt những công nghệ có trong trang bị hoặc vũ khí xuất khẩu đó bác , nó xem coi thèng nào được nhập cái vũ khí hoặc trang bị nào rồi mới đưa qua cho thằng thượng viện...theo mình biết là vậy đừng gạch đá minh nếu không đúng nhé :-D
    hk111333 thích bài này.
  4. NicoLaRigoni

    NicoLaRigoni Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2014
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    131
    đúng nhưng chưa đủ vì ngày xưa tôi làm việc ở ITA đó nè, cái quan trọng nhất là chủ trương và đường lối của quai hau thôi, những điều khác chỉ là thứ yếu
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.749
    Đã được thích:
    10.157
    Đúng cái gì ? Tầm bậy cực. ITA là một ủy ban thuộc bộ thương mại Mỹ. Dưới tổng thống tới 2 cấp mà dám tuyên bố là bọn ITA này còn to hơn lệnh cấm của nhà trắng là tầm bậy.

    ITA chỉ là ủy ban giám sát thực thi các luật lệ của Mỹ về vấn đề thương mại. Luật do Thượng/hạ viện ban hành, lệ (lệnh) do tổng thống quyết định. Bọn nó chỉ là thiên lôi xem chữ viết thế nào thì làm thế ấy. Cửa ải cái gì, to thế quái nào được. Với lại bọn nó cũng không chuyển qua thượng viện gì cả. ITA Bọn nó báo cáo lên thư ký bộ thương mại. Tính ra thì cũng chỉ ngang hàm thứ trưởng ở VN.

    Nếu so sánh cơ cấu tổ chức của VN thì ITA chỉ là một vụ thuộc bộ. Tổng thống của nó = thủ tướng + C.hủ tịc.h nước của ta. Còn các ủy ban của thượng viện thì tương đương BCT/Quân ủy của Việt Nam. ITA tuổi gì để mà đòi làm cửa ải, đòi qua mặt tuyên bố/sắc lệnh của tổng thống, nghị quyết của ủy ban quân vụ/đối ngoại.
    Lần cập nhật cuối: 09/06/2016
    doc_hanh_dai_daoVietnam2016 thích bài này.
  6. tommyjj

    tommyjj Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2015
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    23
    Sự ngặt nghèo của ITAS
    Theo quy định của ITAR, mọi nhà sản xuất, xuất khẩu và môi giới chào bán vũ khí, dịch vụ quốc phòng hoặc dữ liệu kỹ thuật, như được nêu trong USML, phải đăng ký hoạt động với Bộ Ngoại giao Mỹ.
    Hoạt động đăng ký nhằm cung cấp cho chính quyền Mỹ các thông tin cần thiết, về việc ai đang tham gia các hoạt động sản xuất và xuất khẩu nào.
    ITAR quản lý mọi hoạt động xuất khẩu vũ khí của Mỹ, vốn diễn ra dưới nhiều hình thức. Đó có thể là các vụ FMS (Bán vũ khí cho quân đội nước ngoài), với chính quyền Mỹ trực tiếp bán các mặt hàng có trong USML cho một chính quyền nước ngoài.
    Đó cũng có thể là hoạt động cấp giấy phép xuất khẩu, như DSP-5, vốn cho phép việc xuất khẩu tạm thời hoặc lâu dài các mặt hàng quốc phòng và/hoặc thông tin kỹ thuật tới cho một người nước ngoài.
    Nó quản lý cả Thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật, cho phép một nhà cung cấp dịch vụ/sản xuất ở Mỹ bán dịch vụ quốc phòng cho một người nước ngoài.
    Tương tự là Thỏa thuận cấp phép sản xuất, cho phép một nhà sản xuất Mỹ cung cấp các bí kíp về chế tạo liên quan tới hàng hóa quốc phòng, cho một người nước ngoài.
    Ngoài việc quản lý hoạt động xuất khẩu hàng quân sự, ITAR còn ngăn chặn hoạt động Chuyển giao lại (Xuất khẩu lại) trái phép các mặt hàng trong danh sách USML, do một người nước ngoài thực hiện, bán cho một người nước ngoài khác.
    Theo quy định của ITAR, một công dân Mỹ muốn xuất khẩu các mặt hàng có trong danh mục USML cho một người nước ngoài phải được sự cho phép từ Bộ Ngoại giao Mỹ, trước khi hoạt động diễn ra. Cá nhân, tổ chức nào vi phạm sẽ bị phạt rất nặng.
    Từ năm 1999, chính quyền Mỹ đã tăng cường hoạt động chống các tổ chức, cá nhân vi phạm ITAR. Nổi tiếng nhất là lần Mỹ phạt 100 triệu USD nhằm vào công ty ITT, do bán lại, khi chưa được cho phép, công nghệ kính nhìn đêm cho Trung Quốc vào năm 2007.

    Các nhà thầu Mỹ khác từng bị phạt do vi phạm ITAR gần đây còn có Lockheed Martin, Motorola, Boeing, L-3 Communications và Northrop Grumman. Trong phần lớn các trường hợp, những công ty vi phạm sẽ bị thanh tra, kiểm tra rất kỹ. Các trường hợp nghiêm trọng còn bị cấm xuất khẩu trong một thời gian.

    Đối với Việt Nam, từ năm 1984, Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quản lý buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR), gồm các quốc gia bị Mỹ từ chối cấp phép bán trang thiết bị vũ khí và dịch vụ quốc phòng. Đến năm 1994 Mỹ vẫn không đưa Việt Nam ra khỏi ITAR, ngay cả khi đã chấm dứt cấm vận thương mại.
    ITAR và Luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí (AECA) là sản phẩm hình thành từ thời Chiến tranh Lạnh. Chúng ra đời trong năm 1976 với mục tiêu kiểm soát xuất khẩu vũ khí Mỹ sang các nước thuộc khối Đông Âu, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ và góp phần thực hiện các mục tiêu chính sách ngoại giao của nước này.

    ITAR và AECA kiểm soát toàn bộ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng và dịch vụ quốc phòng được nêu trong Danh sách trang thiết bị vũ khí, khí tài, đạn dược quân sự Hoa Kỳ (USML).

    Danh sách USML thay đổi thường xuyên theo thời gian và có một số mặt hàng sẽ được thêm hoặc rút khỏi danh sách sau những lần sửa đổi này.
    Lần cập nhật cuối: 10/06/2016
  7. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.844
    Đã được thích:
    7.426
    Nói nó to vì nó là luật. Luật thì to hơn tổng thống. Sắc lệnh của tổng thống Mỹ không có quyền phủ quyết luật như các nước như Pháp...Tổng thống cho bán mà không qua nổi ITAr thì cũng chịu. Về hàng quân sự, nó phải có phê chuẩn của Ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ và Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ cho từng thương vụ cụ thể nữa nếu đã vượt qua rào cản xuất khẩu công nghệ. Coi cái dòng "chú ý" ở cái hình. Bọn Mỹ nó viết vậy, bằng tiếng Việt, không phải google dịch. Ảnh chụp màn hình. Tớ không bàn thêm.

    https://www.pmddtc.state.gov/regulations_laws/itar.html

    Còn thằng @Mr_Hoang không biết thì tìm hiểu chứ bi bô linh tinh gì.

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 10/06/2016
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.749
    Đã được thích:
    10.157
    Nhặt được mấy cái tờ rơi quảng cáo thì tưởng rằng đã biết rõ được luật lệ của Mỹ rồi đấy à ?

    ITAR là một hệ thống văn bản pháp luật. Nền tảng là Luât Kiểm Soát Xuất Khẩu Vũ Khí (AECA). Luật này giao cho Bộ Ngoại Giao quản lý việc xuất khẩu vũ khí của Mỹ. BNG phối hợp BQP, và bộ thương mại với là nơi xem xét lập danh sách cái nào là vũ khí, cấm nước nào. Nếu BNG theo lệnh của tổng thống chúng nó dỡ bỏ cấm vận cho VN thì rào cản, cửa ải gì ở đây ? Toàn là xạo sự.

    Đã dỡ bỏ cấm vận thì ITAR không còn là rào cản/cửa ải gì cả. Muốn mua gì thì cứ liên lạc với nhà sản xuất, thương thuyết giá cả, sau đó nộp hồ sơ cho BNG chúng nó, BNG trình tổng thống duyệt. Hợp đồng thì tùy lớn nhỏ, hàng cấm ở mức độ nào thì mới phải trình cho ủy ban đối ngoại của 2 viện xem xét. Theo AECA thì BNG Mỹ chỉ phải báo cáo ủy ban của cả 2 viện trước 30 ngày khi giá trị hợp đồng vượt qua mức 14 triệu $. Ở đây là báo cáo cho nghị sĩ đại diện dân để biết, chứ không phải báo cáo xin chỉ thị có đồng ý hay không. Bọn nghị sĩ muốn can thiệp hoạt động mua bán vũ khí thì phải huy động đủ 63 ông ở thượng viện và 321 ông ở hạ viện thì mới cản phủ tổng thống được.

    Mua vũ khí với Mỹ thì chỉ lo có 2 chỗ, nhà trắng và thượng viện, qua 2 cửa này thì có tiền mua tiên cũng được. Itar là cái đệch gì mà đòi làm cửa ải, đòi to hơn quyết định của tổng thống chúng nó.
    despair thích bài này.
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    ITAR là công cụ luật để kiểm soát vũ khí của Mỹ, danh mục vũ khí Mỹ bị kiểm soát là Usml.
    AEC là công cụ luật để kiểm soát sản phẩm công nghệ thương mại lưỡng dụng, danh mục của nó là CCL.

    Khi các công ty Mỹ muốn bán gì cho nước ngoài phải đăng ký với DDTC thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cơ quan này sẽ sàng lọc và kiểm tra đối tượng mua, hàng hóa công nghệ đăng ký bán có đủ điều kiện ko? Thao tác này tốn rất nhiều thời gian vì phải kiểm tra rất kỹ.

    Ví dụ cụ thể dễ hiểu:
    Công ty Airbus châu Âu có ý định mua một số phụ tùng trị giá khoảng 2000 đô từ công ty Mỹ để lắp máy bay C295
    Công ty Mỹ xét thấy phụ tùng dù nhỏ nhưng có thể thuộc ITAR list nên đăng ký lên Bộ ngoại giao ( cụ thể là Ddtc ) đó.
    Ddtc triển khai thẩm vấn airbus, ông mua về lắp lên máy bay nào, vị trí nào, có liên quan mấu cứng ko, bán cho ai, đàm phán đến đâu?
    Rõ ràng Airbus chỉ là thằng mua về lắp rồi bán, nên ddtc phải hỏi vậy để lần ra người mua cuối cùng, công dụng chính xác.
    Airbus khai là bán cho ko quân Tây Ban Nha thì lành.
    Nhưng chúng ta cũng biết là đang nói về thương vụ với Việt Nam và nó bắt đầu khoảng năm 2009.
    Airbus đã khai là đã nhận được yêu cầu mua 6 chiếc C295 từ KQ Việt Nam và yêu cầu khác là 3 chiếc từ Cảnh sát biển, và chi tiết muốn mua là những cái chốt của bơm điện ko sử dụng để điều khiển mấu cứng ( có thể mang và thả bom hoặc tên lửa ).
    SOLOMONT của Đại sứ quán Hk tại Hà Nội được giao theo sát vụ này, phối hợp cùng dsq hk tại Madrid để có kết luận cuối cùng cho Ddtc chấp thuận hoặc reject vụ này.
    xét Việt Nam là nước đang chịu cấm vận vũ khí sát thương, chi tiết nói trên thuộc ITAr list nhưng việc sử dụng thực tế là phi sát thương, năm 2007 thì Bush đã nới lỏng cấm vận mua bán vũ khí phi sát thương với Việt Nam, Ddtc đã phê chuẩn vụ mua bản này và vì giá trị rất nhỏ đã trả kết quả positive cho công ty Mỹ được bán.
    Như chúng ta đã biết, C295 đã về, nhưng nhiều người ko biết nó đã thai nghén sinh đẻ khó nhọc như thế nào, và thêm hiểu vì sao Việt Nam hối thúc Hoa Kỳ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí với VN.
    Vì trên thế giới phương Tây hiếm có vũ khí gì được chế tạo mà ko dính tý phụ tùng và công nghệ Hoa kỳ.
    --- Gộp bài viết: 10/06/2016, Bài cũ từ: 10/06/2016 ---
    -------------------
    Hệ quả của bỏ cấm vận vũ khí có thể xảy ra
    Mỹ bỏ cấm vận, Việt Nam sẽ mua tên lửa Rafael Israel, Máy bay P3 Nhật Bản, F16 Hà Lan, Gripen...
    Do đó Mỹ trì hoãn bỏ cấm vận 1 năm để các công ty vk Mỹ tìm hiểu kỹ khách hàng , nếu ko, bỏ cấm vận lại giúp các cty nước ngoài bán ..
    Lần cập nhật cuối: 10/06/2016
  10. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Chúng ta cũng phải tìm hiểu và làm quen với Luật Mỹ .
    Người VN , khựa .... cứ quen cái kiểu tư duy phá luật .... có tiền thì đi đêm là có tất cả .
    Nhưng với Mỹ thì Luật là Luật .
    Khi vấn đề gì đó chưa thành Luật thì cứ tự do tranh luận .... đi đêm ....để thành luật ... sao cho có lợi ích riêng thì tốt .... tất nhiên phải được QH thông qua .
    Khí thông qua rồi thì phải tuân thủ ... đừng có đùa .
    Ví dụ các đại gia Mỹ muốn bán VK cho VN nhưng chưa có Luật thì không dám .... vì nếu bán ra thu lợi 1 đồng .... khả năng cơ quan thực thi PL bắt ói ra 100 đồng .
    Ngược lại khi ra luật rồi mà còn bị cấm cản thì cơ quan cấm cản dễ bị kiện sát ván .
    Tất nhiên 1 số luật liên quan thì có phân khúc .... ví dụ bán vũ khí , đến cấp độ nào thì bán tự do , đến cấp độ nào thì xem xét của TT hay QH , còn cấp độ nào thì tuyệt đối cấm .....

Chia sẻ trang này