1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Dennis Via ( US Army Materiel Command ) muốn có trạm hậu cần ở Việt Nam, Campuchia.


    [​IMG]
    Xe bọc thép Bradley M2A3 tại cảng Pusan, Hàn Quốc năm 2011 chờ vào kho dự trữ của quân đội Mỹ tại căn cứ Carroll – Ảnh: Quân đội Mỹ
    Lần cập nhật cuối: 12/06/2016
    Vietnam2016 thích bài này.
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Nói về tiếp nhiên liệu, ngày tôi còn thực tập tại Vinapco, tôi có nghe các anh các chú nói chuyện "dù giá bán dầu của Việt Nam đắt nhưng máy bay bay tới Việt Nam thường chỉ nạp đủ nhiên liệu cho chiều tới , và chắc chắn sẽ nạp dầu ở ta, thay vì nạp đủ 2 chiều"
    vì đơn giản là chỉ phải chịu giá dầu đắt hơn tẹo cho 1 chiều, các hãng có thể tăng tải trọng hàng hóa vận chuyển 2 chiều, vốn mang lại bộn tiền.

    Máy bay, tàu chiến nhà ta mà được đỗ Philippines nạp nhiên liệu khi tuần thám biển Đông thì ngon phải biết.

    Chỉ nói vậy là thấy vì sao Việt Nam Campuchia lại được nêu đích danh?
    vị trí miền Trung Việt Nam nằm ngay giữa chặng đường dài từ Guam đến Garcia ở Ấn Độ Dương, cụ thể lấy Cam Ranh làm tâm vẽ vòng tròn có bán kính nhỏ hơn tầm bay của vận tải quân sự C17 toàn tải 1 chút ( khoảng 4000km - Mỹ thiết kế C-5, C-17 đều đạt tầm bay 4,400km khi mang tải trọng tối đa ) sẽ có Garcia, Guam và Darwin, Yokosuka, Gunsan nằm trên đó. Nếu liệt kê thì còn nhiều cơ sở nằm trong cái cung vẽ từ Nam Á tới Đông Á đó như Okinawa, Singapore, Clark ...

    nếu chuyển hàng ( bằng đường biển ) tới dự trữ, sửa chữa, bảo trì ... tại Đà Nẵng, Cam Ranh, thì khi có lệnh chỉ sau 1 chuyến bay 5 tiếng là hầu hết các căn cứ khác trong khu vực có thể nhận được tiếp tế.
    Với điều kiện kho trung tâm ở Việt Nam chứ không phải là ở các căn cứ còn lại. Ví dụ Garcia tới Clark là hơi quá tầm và sẽ chịu ảnh hưởng nặng bởi thời tiết thất thường tại Phi.

    Mỹ mà được đặt lại kho tại Biên Hòa, Đà nẵng, tàu bè ở Cam Ranh thì quá mỹ mãn cho họ.
    Cam Ranh khỏi phải nói, khu vực trú đậu tiếp liệu cực kỳ lý tưởng cho các hạm đội lớn, nó lại tương đối yên tĩnh ( ko phải chung với cụm cảng hàng hóa lớn như các nơi khác ) và có sân bay kế bên.

    sân bay Đà Nẵng là sân bay quốc tế lớn trong khu vực, đã và đang được mở rộng, cho đến nay thường xuyên tiếp nhận các máy bay vận tải cỡ lớn của các nước, bao gồm Mỹ.

    Kho Long Bình chính là kho đạn dược lớn nhất khu vực trước đây, và nó lại nằm chính ở Long Thành - Đồng Nai, nơi dự kiến xây sân bay quốc tế lớn nhất nói riêng khu vực Đông Nam Á, với tham vọng biến nơi đây làm trạm trung chuyển hàng lớn nhất khu vực. Đó là dự án sân bay Long Thành.
    [​IMG]

    Hôm 1/10/2015, báo Khánh Hòa tường thuật: “Do yêu cầu về an ninh quốc phòng, mới đây, Vùng 4 Hải quân đã lên phương án nạo vét luồng lạch trong vùng nước quân sự. Tuy nhiên, khi kế hoạch mới bắt đầu triển khai, người dân ở phường Cam Phúc Bắc đã liên tục có những hành vi gây rối cản trở, nhiều hành vi đã vượt quá giới hạn”.

    Báo này còn dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Cam Ranh: “Việc người dân ra ngăn cản thi công là không đúng, trái với quy định của pháp luật.

    Đây là dự án phục vụ an ninh quốc phòng nên dứt khoát phải tiến hành. Nếu người dân không hợp tác sẽ bị cưỡng chế di dời. Trước mắt, Ủy ban chỉ đạo cơ quan công an làm rõ những đối tượng gây rối để xử lý theo pháp luật”.
    Lần cập nhật cuối: 12/06/2016
    minh883Vietnam2016 thích bài này.
  3. Javelin1

    Javelin1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2015
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    430
    Nhu cầu của Mỹ thì rõ rồi nhưng tham vọng của Mỹ không chỉ như vậy , nếu chỉ có nhu cầu như vậy thì việc hợp tác đã xong từ khuy . Tớ thấy nội bộ phía Mỹ vẫn chưa dàn xếp được .
    Trọng tâm hợp tác giữa VN và Mỹ, Nhật,Hàn...vẫn là biển Đông , hiện giờ vẫn đang tiến triển tốt , ngoài ra những cái khác vẫn còn xa vời quá .
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Còn nhớ cách đây 2 năm Tư lệnh Marine Corp nói, tôi ko dám chắc 100% những có lẽ sang năm quân của tôi có thể được đặt chân lên Việt Nam trong các cuộc tập trận chung. Nội bộ của họ cũng bàn thảo khá nhiều rồi.
    Vấn đề là hiện nay qua thực tế, 2 bên đã rút ra nhận xét, bỏ cấm vận hoàn toàn vũ khí ko phải nâng cái "floodgate" để tháo nước, mà sẽ từ từ ...
  5. Javelin1

    Javelin1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2015
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    430
    Ý định của các tướng lĩnh hai bên thì đã rất rõ ràng rồi , nhưng cái tiến tới hợp tác cuối cùng ở mức độ tin tưởng nhau hoàn toàn thì không nằm ở quyết định của tướng lĩnh .
    Thống nhất với Cụ là đường còn dài ...Thanks Cụ vì có bài viết hay . Cụ có nhìn nhận gì về lợi ích của bên phi quân sự trong chính quyền Mỹ !?
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Nói về tham vọng của Mỹ,
    - Mỹ cho Nhật Bản dịch lại Hiến pháp, vì họ đã tạo cho Nhật Bản 1 kẻ đối địch, đó là Trung Quốc.
    Và giờ họ sẽ để cho nước Nhật 1 lần nữa tái trang bị vũ khí.
    - Mỹ cũng buộc chặt thêm Hàn Quốc vào mình, vì vấn đề Triều Tiên
    - Họ triển khai máy bay ném bom tầm xa và lính tới Darwin để backup cho chiến trường tiềm năng.
    - Họ tăng cường hợp tác Ấn Độ để thêm mũi đột phá Trung Quốc từ phía Tây - Tây Nam
    - Họ ủng hộ Aung San Suu ky và đưa được đảng của bà này lên nắm chính quyền, đồng thời hất cẳng tham vọng Trung Quốc vươn ra Ấn Độ Dương lối này
    - Không một quốc gia có tiềm lực và vị trí chiến lược nào ở Đông và Nam châu Á còn chịu ảnh hưởng bởi Trung Quốc, sau khi Mỹ đưa nốt Việt Nam vào vòng ảnh hưởng của họ.
    Cẩn thận hơn, chỉ sau khi ok với Việt Nam, Mỹ sẽ làm nốt nước Lào, trong chuyến thăm tới nước ASEAN cuối cùng Obama chưa thăm, vào tháng 9 năm nay.
    >>> Chúc mừng nước Mỹ đã chuẩn bị hoàn thành xiết cái vòng da mềm mại nhưng chắc chắn ( cả kinh tế và quân sự ) quanh cổ con chó điên Khựa
    ------------------------
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chính là đại diện dân sự trong giám sát hoạt động của quân đội Mỹ.
    Ông ta đã nói "chúng ta đã bàn kỹ về vấn đề này ( bỏ cấm vận ) và tôi đồng ý"

    John McCain ủy ban quân vụ là TNS phe Cộng hòa, đại diện cho các hãng vũ khí Mỹ, các hãng dầu, và phe ưa dùng quân sự, muốn trang bị vũ khí cho kẻ thù của Khựa để Khựa phải hao tiền tốn của hơn duy trì ưu thế lực lượng

    Obama là tổng thống phe Dân chủ, đại diện cho phe tìm kiếm cơ hội việc làm cho dân Mỹ, nâng cao phúc lợi , ông ta rất tự tin vào TPP có thể giúp nâng cao vị thế của nước Mỹ, giảm bớt sức mạnh ( thu nhập ) của Khựa bằng kinh tế.

    Việt Nam thì sao ? "Bỏ cấm vận vũ khí mới là bình thường hóa, ko thể có quan hệ bình thường nếu vẫn áp đặt 1 lệnh cấm vận vũ khí
    " Và vì vậy ông giữ 1 rào cản về hợp tác kinh tế, nhưng hứa sẽ cởi mở hơn và tham gia TPP nếu lệnh cấm vận vũ khí được cởi bỏ. Rộ lên trong dư luận ( ko biết có ai định hướng ) , tìm đường thoát Trung, tham gia TPP để nâng cao thu nhập, ... ( thoát Trung thì rơi vào tay Mỹ, Nhật, ... còn đi đâu nữa )

    Quyết định bình thường hóa của Obama dựa trên " là do chúng tôi đã đạt tới mức độ cao hơn trong xây dựng niềm tin và hợp tác, bao gồm cả quân đội"

    Quyết định như vậy hài hòa cả nhu cầu 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ, dù trong cán cân chính sách, nghiêng hơn về bên nào cũng có lợi cho nước Mỹ, nhưng chắc ko thể có sự thiên lệch và tách biệt như vậy.
    Khi đã có một mức độ tin cậy nhất định, ( có thể giao cả công nghệ thiết bị và nguyên liệu hạt nhân ) thì có thể bán máy bay dân sự, lưỡng dụng hay quân sự, vệ tinh ( đã bán ) ... và bán là có việc cho nước Mỹ.
    100 cái máy bay Boeing đã được lượng hóa ngay thành 61,000 việc làm ngành công nghệ và kỹ thuật ( ko phải lao động phổ thông )

    Obama nhảy lung tung ở Việt Nam như muốn nói, tôi không thấy người Việt Nam nào muốn bắn vào tôi, vào nước Mỹ cả. Vậy chúng ta có thể bán vũ khí cho Việt Nam như 1 biện pháp nâng cao an ninh của nước Mỹ, tương tự như vậy khi họ chi tiền cấp học bổng để phi công Việt Nam học lái, học tổ chức trường dạy lái trong tương lai cho thế hệ phi công tiếp theo của Việt Nam, lái máy bay Mỹ. Qua đó cũng giúp máy bay , vũ khí Mỹ có thể được mua sớm hơn.

    --------
    Kế hoạch 2 -2 -3 : đề xuất sớm có nhiều các cuộc viếng thăm của các tàu chiến Mỹ, 2 ngày tại Đà nẵng, 2 ngày tâp trận chung trên biển và 3 ngày thăm tại cảng Cam Ranh. thể hiện sự sốt sắng của người Mỹ, và phản hồi từ phía Việt Nam ( chưa có ) sẽ thể hiện thái độ của phía Việt Nam.

    Nên nhớ phát ngôn của phía Mỹ nó khác với ý kiến mấy ông diều hâu, về hưu, hay loa phường của Trung Quốc, nó chỉ là sự công bố 1 phần của những toan tính, bàn bạc kỹ lưỡng, thống nhất, chứ họ ko có văn hóa chém gió.
    --- Gộp bài viết: 13/06/2016, Bài cũ từ: 13/06/2016 ---
    ----------------
    Nếu nhìn vào động thái của Trung Quốc thì biết họ đã hiểu ý đồ của Mỹ, nhưng rất khó để thoát khỏi vòng vây nay.
    - ý đồ của Mỹ, gia tăng khoảng đệm giữa Trung Quốc và các căn cứ chính của Mỹ ( cho nước Nhật tái vũ trang ; lắp THAAD ở Hàn Quốc ; bán vũ khí cho Đài Loan ; tái triển khai tới các căn cứ của Phi ở biển Đông, tăng cường căn cứ tại Úc ; tăng cụm tác chiến tàu sân bay và tàu ngầm các loại trong khu vực ; bình thường hóa và tăng cường hợp tác Việt Nam, thúc đẩy châu Âu và Úc hợp tác tuần tra biển Đông)
    - đáp trả của Trung Quốc : phát triển DF-21D, DF-26, tăng tầm H-6K bằng động cơ mới của Nga nhằm uy hiếp Guam và các căn cứ Mỹ tại Nhật, xây và quân sự hóa đảo nhân tạo ở biển Đông ; ve vãn Maldives và Srilanka để đặt cảng mưu tính uy hiếp căn cứ Garcia; đầu tư vào cảng Darwin của Úc.
    -------
    có thể thấy các căn cứ, cơ sở hải ngoại của TQ quá mong manh, dễ đổ vỡ ( có thể nói trong 1 nốt nhạc ), Trung Quốc còn rất lâu nữa mới dám tấn công phủ đầu Mỹ, cho tới lúc đó, Mỹ luôn có thể quét sạch mấy cái tàu sân bay ko chìm ( nhưng cũng chẳng biết chạy ) của Khựa.

    còn của Mỹ thì liên kết rất chặt chẽ và liên quan đa phương rất khó phá vỡ

    Do đó Trung Quốc dù chê bai, nhưng phải dồn rất nhiều lực để xây dựng các tàu sân bay lớn, chưa có tàu sân bay thì Trung Quốc vẫn chỉ chật vật là quyền lực ở chuỗi đảo thứ 1.
    Và Một vành đai nữa.
    Lần cập nhật cuối: 13/06/2016
    usadok, kachiusa07, engkhoi11 người khác thích bài này.
  7. Javelin1

    Javelin1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2015
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    430
    Có một vấn đề cực lớn là truyền thông phía Mỹ , phương Tây vẫn chưa thay đổi chính sách nhiều về VN , mà quyền lực của truyền thông không kém cạnh chính phủ là mấy có thể nói nó là phát ngôn của các tài phiệt , tài phiệt vũ khí thì có thể đã dàn xếp được , còn tài phiệt về các mảng khác thì VN chỉ là một mẩu bánh cỏn con liệu TTP có là đủ cho họ !?
    engkhoi thích bài này.
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Việt Nam ko đứng đơn độc, mà là thành viên liên kết sâu rộng trong ASEAN AEC.
    Việc Mỹ làm thời gian qua, ko phải chỉ là tìm cách bình thường hóa với Việt Nam, mà là rốt ráo làm nốt mấy bạn cứng đầu ( Việt Nam, Myanmar, ... ) để lôi kéo cả khối ASEAN về phía mình.

    Tài phiệt thì chỉ tìm cách kiếm lợi cho mình, vũ khí chẳng qua là 1 mặt hàng kinh doanh có nhiều điều kiện hơn,
    các nhà tài phiệt vũ khí đã chờ đợi quá lâu để đón "cơ hội lâu lâu mới mở ra một lần" như thế này.
    Liệu các nhà tài phiệt khác có lợi gì nếu hướng nước Mỹ bất hợp tác với ASEAN ?

    Còn chính sách lâu dài thì rõ ràng, vì an ninh nước Mỹ, thượng viện Mỹ sẽ bác mọi vấn đề có lợi cho Trung Quốc.
    Một trong những đối sách, đó là tăng cường hợp tác với Asean.
    --- Gộp bài viết: 13/06/2016, Bài cũ từ: 13/06/2016 ---
    Có sự khác biệt giữa :

    - Có vài cụm tàu sân bay và luôn có thể ghé thăm 1 trong nhiều cảng thân thiện trên đường tuần tra
    - và chật vật xây dựng năng lực cụm tàu sân bay và chật vật tìm kiếm nơi chịu cho ghé.

    cũng có sự khác biệt giữa :
    - có một số quốc gia đồng minh mời đặt vũ khí phòng thủ tại đất nước họ, vốn có vị trí chiến lược với nước Mỹ
    - và phải tự tôn nền, giữa nơi hoang đảo, nơi công dễ thủ khó, để đặt 1 số vũ khí có tác dụng răn đe nhất định trong thời bình, nhưng hoàn toàn vô dụng nếu bị phủ đầu.
    engkhoi, hk111333, hinado4 người khác thích bài này.
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Tháng 5-6/2014, hội té nước bắt đầu,

    Tháng 7/2014, công ty Tân Cảng Petro Cam Ranh được thành lập, với mục đích xây cảng quốc tế Cam Ranh
    13/9 dự án xây dựng cảng được phê duyệt, với kế hoạch có thể tiếp nhận tàu chiến lớn nhất thế giới ( ko biết của ai )

    Cuối năm 2014, 2 tàu Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng lần đầu tiên thực hiện tour chó đái bờ rào, đi thăm Indonesia, Brunei và Philippines, khi về tạt thẳng qua lối Gạc Ma, rất hiếm hoi để bắt gặp cảnh tàu tên lửa cỡ 2000 tấn chứ ko còn là tàu vận tải Việt Nam chạm trán tàu hộ vệ tên lửa của Khựa ở Trường Sa.
    [​IMG]
    thời điểm này Việt Nam có đủ thông tin hình ảnh và tiến độ kẻ địch đang cải tạo xây đảo, nhìn quy mô là biết địch cải tạo để tàu lớn có thể cập âu tàu, máy bay có thể triển khai xuống đường băng trên đảo, chứ ko dừng ở việc đi vòng quanh thả xuồng cao su.

    gần nửa năm sau ngày "hội té nước" với Khựa, Việt Nam tới thăm các bạn hàng xóm như cách 1 võ sĩ quyền Anh giơ nắm tay đi vòng quanh sàn đấu, nhận sự cổ vũ của khán giả, trước khi ra chạm găng đối thủ đang ở giữa sàn đấu.

    ---------
    Thời khắc chuẩn bị bước vào vòng đấu sinh tử đã sắp tới.
    ----
    Đầu năm 2015, lần đầu tiên Việt Nam từ chối cho nhóm tàu chiến Nga nghiễm nhiên vào sử dụng quân cảng Cam Ranh, dự kiến đúng ngày Lễ tình nhân. Nhóm tàu này tiếp tục hoạt động trên biển Đông và sau cùng cập cảng Bangkok, một cảng tạm coi là khá xa tâm điểm của tranh chấp.

    Ở ngoài khơi Khựa xây đảo, ở trong bờ Việt xây cảng, thấm thoát đã 1 năm sau ngày phê duyệt Dự án, dân phượt hò nhau tận dụng cơ hội cuối cùng thăm Bình Ba, trước khi khu vực biến thành khu vực an ninh quốc phòng.
    tháng 10/2015, dân thả bè tôm ở Vịnh Cam Ranh kéo 200 người ra vịnh ném đá lên tàu biên phòng và xà lan của Nhà thầu xây dựng cảng đang nạo vét luồng lạch ( éo phải để cho tàu Việt Nam đi lại cho dễ, mà cho tàu lớn hơn hàng chục lần ). Khác với mọi vụ tranh chấp khác, câu trả lời của địa phương và quân đội là "vì an ninh đất nước bằng mọi giá phải làm, ai chống lại sẽ bị ủi sạch". Một số bạn sinh ra ở Khựa, sống ở Cam Ranh, cũng được quét khỏi khu vực.

    Vụ việc này cũng có đổ cá ra đường quốc lộ, nhưng ngoài vài trang tin của Vịt Tần, ko có bất cứ ý kiến bảo vệ nhân quyền nào của Tòa đại sứ Mỹ cả.

    Tháng 1/2016, tàu Lý Thái Tổ lại lên đường đi chuyến xa nhất trong đời, tới Singapore, sau đó tới Ấn Độ chuyển lời mời của Cam Ranh tới Hải quân Singapore, Ấn Độ, hẹn ngày đón bạn.

    Cảng hoàn thành tháng 3, trong ngày khai trương, Việt Nam không biết kiếm đâu đủ tàu để giúp cảng trông tấp nập, đành nhờ đám tàu vận tải 561, 571, tàu DN 2000 cho kiểm ngư và cả tàu huấn luyện Lê Quý Đôn, không có tàu nào mang vũ khí hạng nặng cả.

    -----
    Những người bạn sẽ tới, kẻ thù thì không, vì chúng sợ

    Sau chưa tới 10 ngày anh bạn hàng xóm gần nhất ( Sing ) đã nhanh chóng tới mở hàng với chiếc tàu đổ bộ loại lớn, full load tới gần 9,400 tấn, nhưng trông anh bạn thật còi giữa khu cảng rộng rãi và cầu tàu dài tới 640m
    [​IMG]

    như một lời hẹn ước sau chuyến thăm của Bộ trưởng QP Nhật tới Cam Ranh chỉ vài tháng trước đó ( 11/2015 ), 2 tàu chiến của Nhật sang nghiệm thu cảng mới ( có lẽ họ cũng góp chút công của ở đây ). 2 tàu này vốn hộ tống tàu ngầm huấn luyện Nhật tới Subic.

    Sau đó anh bạn Pháp cũng có hẹn ước với anh Mỹ, vào đầu tháng 5 khi 1 chiếc tàu nhỏ mang trực thăng có nhiệm vụ tuần tra thách thức chủ quyền thực hành diễn tập với cụm tàu SB Stennis ngoài khơi, thì chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral - Tonnerre lặng lẽ tiến vào cập cầu cảng quốc tế Cam Ranh, chiếc tàu đồ sộ sáng choang này dài tới 199m, ước mơ không bao giờ thành hiện thực của Hải quân Nga, được cập vào vị trí trang trọng nhất của Cảng quốc tế, trong khi chiếc tàu Nguyên soái Gelovani rỉ hoen của Nga lần đầu tiên nhận dịch vụ của cảng quốc tế, khiêm nhường ghé cầu cảng phụ, như để làm tránh đi sự tương phản và dấu hiệu suy tàn của Hải quân Nga.

    [​IMG]

    Những chuyến thăm như thế này có lẽ phải hoạch định trước từ rất lâu rồi, ít nhất trước khi những chiếc tàu này nhổ neo for SCS, và dự kiến đến nơi sau ngày Cảng khánh thành.

    Các bạn Ấn Độ tới Cam Ranh và Subic cùng lúc, 1 tàu lớp Shivalik và 1 tàu frigate tới Cam Ranh ; 1 tàu lớp Shivalik và 1 tàu tiếp dầu tới Subic.
    và các bạn sẽ còn ở lại SCS trong hơn 2 tháng rưỡi. Welcome
    ------------
    Một anh bạn lạc quan nghĩ ra 1 viễn tưởng khó tin, Tàu sân bay Stennis sẽ ghé Cam Ranh vào thời điểm tổng thống Obama ghé thăm Việt Nam, 1 chuyến on board giữa vịnh Cam Ranh ?

    Hahaha.

    Không. Chúng tôi bình thường hóa quan hệ không nhắm tới Trung Hoa.
    ( nói nhỏ ) cứ để các nước khác tới trước: Sing, Pháp, Nga, Nhật, Ấn Độ ... và để giữa thanh thiên bạch nhật Shangrila Dialogue, Comrade Vịnh mời tàu Hải quân Trung Quốc ghé thăm nữa đi.

    Tiên sư thằng quân sư mưu sâu, thậm chí báo Khựa đã bắt đầu nói Việt Nam chọn giải pháp xây dựng lòng tin, giảm căng thẳng ở biển Đông và tôn trọng Trung Hoa. Comrade Vịnh đã nói thật, ko phải 1 mà 2 lần chính thức mời Khựa thăm Cam Ranh, điều xưa nay, trước khi xây căn cứ ở biển Đông, Khựa xin mãi mà không được.

    Có điều, chả khác gì mời Khựa vào TPP, éo dám vào
    Lần cập nhật cuối: 13/06/2016
    conag, kachiusa07, engkhoi7 người khác thích bài này.
  10. PhamTuanNhat

    PhamTuanNhat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/01/2016
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    51
    Cụ viết cứ như bác Lê Ngọc Thống bên Đất Việt ý nhể . Tuy có phần tự sướng cơ mà em thích :-D . Đọc cho có cái vui sướng gọi là giữa muôn vàn phong ba bão táp dìm hàng Vịt của ối cụ trên này :-p
    vietnameastseaminh883 thích bài này.

Chia sẻ trang này