1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    https://plo.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-gui-dien-mung-toi-trieu-tien-828718.html
    Ai cũng hiểu .... chỉ bây giờ tớ mới hiểu .
    T BT vẫn bình thường ...
    Lâu nay tớ vẫn thắc mắc .... những nick chống đối đều quy kết .... chúng ta đang bị tàu khựa khống chế ... là tay sai của khựa ... thực tế thì chúng ta đang .... cảnh giác với khựa thấy mịa ???
    Tại sao vậy ?
    Thực tế là những nhân vật .... bị kết tội tham nhũng .... đa số đều chạy sang Mỹ , học hành tại Mỹ ..., người thân cũng qua Mỹ làm ăn sinh sống ... tại sao không phải là chạy qua Nga - qua khựa ???
    Qua đó mới thấy .... những thành phần này là thân Mỹ ....
    Cũng phải thôi .... gần đây TT Trump .... đã xử lý rất nhiều lãnh đạo CIA rồi FBI .... là lực lượng khống chế phe Dân chủ Mỹ .... để làm chính trị thông qua bàn tay Mafia... nội bộ nước Mỹ , và nước ngoài ... đều phải qua bàn tay nhào nặn của FBI-CIA ... VN cũng không ngoại lệ . Cho nên 1 bộ phận không nhỏ của chúng ta ... cũng do bàn tay CIA nhào nặn lên ...
    Bộ phận được nhào nặn thân Mỹ được tung hô ... bộ phận còn lại được quy kết thân khựa .... và mọi tội lỗi tham nhũng ... đều phải gắn vào.
    T BT sẽ gặp TT Trump .... và quan hệ VN-Mỹ sẽ được thắt chặt bằng con đường Ngoại giao chính thống .
    Chứ không phải bằng những quái thai do CIA nhào nặn.
    rugi thích bài này.
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Media Roundtable at Ho Chi Minh City
    By ADM Phil Davidson | U.S. Indo-Pacific Command | April 18, 2019

    ADM Phil Davidson
    Commander, U.S. Indo-Pacific Command
    Media Roundtable at Ho Chi Minh City
    U.S. Consulate's American Center in Ho Chi Minh City, Vietnam

    Remarks by ADM Davidson

    This is my first trip to Vietnam, and I have to tell you I am honored to be here, grateful for the hospitality, and humbled by the reception here for my team.

    We arrived in Hanoi on Monday and conducted various office calls with Vietnamese government and military officials.

    We flew to Cam Ranh on Wednesday to tour the Khahn Hoa Dermatology Hospital where I participated in a ribbon cutting ceremony for new rooms the U.S. military built to increase the treatment capacity for the people in and around Nha Trang. The Khanh Hoa People’s Committee identified the need and asked the U.S. for support during Pacific Partnership last year. It was an honor to participate in the event.

    We arrived in Ho Chi Minh City last evening and met with the Party Committee, and I had the opportunity to speak with U.S. business leaders about growing U.S.-Vietnam economic ties. And, earlier today we visited Hospital 175. We will depart this evening.

    Next year the U.S. and Vietnam will mark 25 years of diplomatic relations…remarkable progress and I am encouraged about the future of our relationship. President Trump has already made two visits to Vietnam, and our National Security Advisor, Secretary of State and Secretary of Defense also visited. I am honored to be here today. Our U.S. relationship with Vietnam is one that continues to grow and will certainly be enduring.

    After all, our vision of a Free and Open Indo-Pacific is for all Nations to remain independent, strong, and satellites to none.

    We want *****pport the development of a strong, prosperous, independent Vietnam that contributes to regional AND global prosperity and security, engages in free, fair and reciprocal trade, and respects human rights and the rule of law.

    I must commend Vietnam for your growing role in support of security initiatives globally. This is evidenced by the February summit between President Trump and Chairman Kim that occurred in Hanoi.

    Vietnam is a key partner in the international efforts to achieve the final, fully verified denuclearization of North Korea.

    Ad***ionally, Vietnam is playing a constructive role in facilitating diplomatic discussions while simultaneously continuing to block illicit ship-to-ship transfers of North Korean coal in the Gulf of Tonkin.

    Vietnam also plays a positive role by sharing with their North Korean counterparts about Vietnam’s experiences with economic reform and normalizing relations with the United States.

    As I mentioned, I toured Hospital 175 this morning, and Vietnam’s contribution of a level 2 medical deployment to the South Sudan is an important step in ensuring global stability.

    In all, the history of our two nations reveals the possibilities for peace and prosperity. We have moved past conflict towards a flourishing partnership that spans political, economic, security, and people-to-people ties.

    Our cooperation on war legacy issues (this includes dioxin remediation, UXO disposal and the accounting for missing personnel) is important for both sides to address. I look forward to maintaining our efforts here.

    I commend Vietnam for taking a vocal stand against the malign influence that seeks to constrain international access to the East Sea, or as we say, the South China Sea. I appreciate the continued support of U.S. Freedom of Navigation Operations. These FONOPs are intended to assert the right of every nation—small and large alike—to fly, sail, and operate in these waters, consistent with the maritime law and the 1982 UN Convention Law of the Sea.
    The militarization by China of the East Sea is concerning not only because of the global economic implications, but for what it suggests about the nation’s broader intent to reshape the international rules-based order that has enabled the astonishing economic rise of this region.

    That nation seeks to weaken regional order and the sovereignty of countries, the international rights to the global commons; the flourishing network of allies, partners and friends who seek a Free and Open Indo-Pacific; and it undermines, as well, institutions such as ASEAN and its member states.

    Such actions affect the security and the right of all nations to trade, to communicate, to develop their natural resources, and to send their financial information and communications through cables under the sea.

    Bottom line – The threat in the region seeks to undermine nation-to-nation stability and the regions overall economic growth.

    Our U.S.-Vietnam defense relations remain strong and represent one of the strongest pillars in our bilateral relationship.

    Our U.S.-Vietnam defense cooperation is based on our common strategic interests in upholding Vietnam’s sovereignty and independence and promoting a rules-based international order.

    Our momentum in defense cooperation accelerated in 2017, when we transferred a U.S. Coast Guard cutter to Vietnam, and last year with the first aircraft carrier visit to Vietnam. We plan to continue this positive momentum into 2019.

    Our security priorities for 2019 focus on two important areas. First, strengthening our bilateral defense relationship by enhancing Vietnam’s military capabilities and pursuing opportunities for mil-to-mil training and cooperation, consistent with Vietnam’s priorities and capacity.

    This will help Vietnam protect its sovereignty, deter aggression, and promote regional and global security, both unilaterally and multilaterally, and we intend to focus on Maritime security and maritime domain awareness; HADR; Peacekeeping operations; Increased intelligence sharing through progress on an information sharing agreement; Professional military education, including English language training; Military medicine; and enhanced Search and rescue skills.

    Our second priority is to continue to promote Vietnam’s global and regional leadership role, especially as Vietnam prepares to assume the ASEAN chairmanship in 2020.

    Vietnam’s leadership of ASEAN will provide a timely opportunity for building consensus and solidarity among ASEAN member states in support of upholding a Free and Open Indo-Pacific.

    The United States values the substantial and growing role ASEAN plays in regional and global security.

    ASEAN is a key component of our efforts to promote the principles enshrined in our vision of a Free and Open Indo-Pacific, to include the respect for sovereignty and independence of all nations; the peaceful resolution of disputes; free, fair and reciprocal trade; and adherence to international rules and norms, including those for freedom of navigation and overflight.

    We continue *****pport all ADMM-Plus ministerial and subordinate mechanisms, and I am looking forward to U.S. participation in the ADMM-Plus maritime security exercise in just a few weeks.

    We will continue *****pport the efforts of Vietnam and other ASEAN member states in insisting that an ASEAN Code of Conduct be consistent with international law and legally binding.

    Trade and commerce are also cornerstones of the Comprehensive Partnership between the United States and Vietnam. I know both the U.S. and Vietnam are eager for increased economic ties.

    In 2018 alone, the U.S.-Vietnam trade in goods and services was $58.9 billion. The United States exported $9.8 billion worth of goods and services in 2018. That’s more than a four-fold increase in the past decade… Remarkable!

    The economic pillar of our Indo-Pacific Vision is all about helping to create the con***ions that support private sector firms building infrastructure financed by private capital. The approach enables Vietnam to choose the world’s best quality equipment and construction companies through the kinds of transparent processes that facilitate the most competitive pricing.

    The passage of U.S. BUILD Act last year was an important step in implementing that vision. I am pleased to say that the new U.S. International Development Finance Corporation will begin operations on October 1 of this year—a key development in unleashing the strength of U.S. private enterprise to help build the infrastructure necessary for sustained economic growth and development across South-East Asia and beyond.

    Last night I met with U.S. business leaders in Ho Chi Minh City to discuss how we can continue to build the economic pillar of our relationship, and encourage private investment along the way.

    So where else - should or could – we advance our relationship?

    As a part of this, we welcome growing cooperation between Lower Mekong countries, and we look forward to assisting them in building a stronger and more resilient Mekong region together.

    We respect the vital role this important river plays in the prosperity, security and sovereignty of Vietnam and its people.

    I want to emphasize our commitment *****pporting other countries in the Mekong region in strengthening their sovereignty, countering transnational crime, and building sustainable, transparent economies.

    All countries, large and small, have a great role to play in the evolving political, economic and security architectures of the 21st Century. U.S. will do our part, and we challenge others to do the same.

    Thank you for your time. I am happy to take your questions.
    KhanhHaiDuong thích bài này.
  3. MMichelHungVII

    MMichelHungVII Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2016
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    74
    Đường lối ngoại giao của bên mình đang chuẩn. Đó là tự tin tham gia các vđ toàn cầu và điều này làm nên hình ảnh hấp dẫn các nước khác dẫn đến có nhiều ông xích lại gần ta bằng cái gật đầu và nói "Vietnam ok" dù bên cạnh đó có không it đô kỵ. Nhưng là dân tộc anh hùng, phải đối diện mọi điều xãy ra trên con đường vinh quang. Kể cả phải dùng vũ lực để bảo vệ chính nghĩa và chủ quyền.
    nhnglhn thích bài này.
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    [​IMG]
  5. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Bao nhiêu F-5E, A-37 đã di tản trước ngày 30/4?

    (Bí mật quân sự) - Lẽ ra số lượng máy bay Mỹ chiến lợi phẩm của không quân Việt Nam còn lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta đã thu được sau ngày 30/4/1975.

    Theo ước tính, thời điểm sau khi giải phóng Sài Gòn, không quân nhân dân Việt Nam đã thu được tổng cộng 87 tiêm kích F-5A/B Tiger cùng với 27 chiếc F-5E/F Tiger II từ tay không lực Việt Nam cộng hòa.

    Điều rất đáng chú ý của số F-5 chiến lợi phẩm trên là những chiếc thuộc biến thể Tiger II đều là hàng vừa được lắp ráp, chiếc ít nhất mới có 9 giờ bay trong khi nhiều nhất chỉ là 24 giờ hoạt động trên bầu trời.

    Bên cạnh đó là một số lượng lớn cường kích hạng nhẹ A-37 Dragonfly, trực thăng đa dụng UH-1, máy bay vận tải C-130, máy bay trinh sát U-17... cùng nhiều chủng loại khác.

    Những máy bay F-5, A-37... này đã đóng góp vai trò quan trọng trong hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, đặc biệt là ở chiến trường biên giới Tây Nam.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-5E được trực thăng CH-53G cẩu ra tàu sân bay USS Midway

    Trước đó, khoảng thời gian trước ngày Sài Gòn được giải phóng, nhiều phi công đã tự ý lấy máy bay chiến đấu để thực hiện cuộc di tản sang đất Thái Lan do vị trí địa lý thuận lợi.

    Số lượng máy bay đào thoát thành công hiện chưa có con số thống nhất, theo tác giả Robert Miskesh trong sách "Flying Dragons: the South Vietnamese Air Force" thì con số là 132 chiếc, gồm 25 F-5, 27 A-37, 11 A-1, 13 C-47, 6 C-130, 3 AC-119, 5 C-7 và 45 UH-1.

    Trong khi đó, tác giả Wayne Muntza viết trong sách "The A-1 Skyraider in Viet Nam: The Spad's Last War" và Ralph Wetterhahn trong "Escape to Utapao" thì tổng số máy bay được cho là 165 chiếc.

    Thống kê khác do tác giả Anthony J.Tambini đưa ra trong cuốn "F-5 Tiger over Vietnam", thì đã có 26 tiêm kích F-5 trốn thoát sang Thái Lan, bao gồm 22 F-5E cùng với 4 F-5A/B.

    [​IMG]
    Một chiếc cường kích hạng nhẹ A-37 được trực thăng CH-53 di tản
    Theo lời kể lại của các nhân chứng, sau khi hạ cánh xuống đất Thái Lan, các máy bay này ngay lập tức được sơn lại phù hiệu để trở thành máy bay Mỹ.

    Chỉ huy lực lượng Mỹ là tướng Aderholt chịu trách nhiệm cho cuộc di tản này, ông ta đã dùng các trực thăng CH-53 để cẩu số chiến đấu cơ trên ra ngoài khơi để chở về Mỹ bằng đường biển.

    [​IMG]
    Các chiến đấu cơ của Không quân Việt Nam cộng hòa trên tàu sân bay USS Midway
    Ngay khi tàu sân bay USS Midway ghé một căn cứ hải quân gần Utapao vào ngày 5/5/1975, khoảng 140 máy bay đủ loại đã được chở đi.

    Tuy nhiên trong số này không phải toàn bộ là máy bay của Việt Nam mà gồm cả một số phi cơ trong tổng số 93 chiếc của Không lực Khmer đã bay sang Thái Lan khi Khmer Đỏ tiến vào thủ đô Phnom Penh.

    Hàng không mẫu hạm USS Midway đã trở về đảo Guam với 101 máy bay của không lực Việt Nam cộng hòa, trong đó có 21 chiếc F-5E, đây có lẽ là con số khá chính xác về số lượng máy bay đã đào thoát.

    Ngoài ra còn phải kể tới 5 chiếc F-5 khác đã được tướng Aderholt "tặng" lại cho không quân hoàng gia Thái Lan để họ tạo điều kiện cho chiến dịch di tản diễn ra thuận lợi cùng một vài vận tải cơ C-130 khác đã tới đất Singapore.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bi-mat-quan-su/bao-nhieu-f-5e-a-37-da-di-tan-truoc-ngay-304-3378996/

    Máy bay Mỹ giết hại dân VN thì ngon lắm mà khi quân giải phóng vào thì chạy trốn nhục vãi
  6. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    Lúc đó Mỹ đầu tư cho không lực VNCH khá nhiều làm đơn vị này đứng 4 thế giới, ngay cả không quân Pháp, Đức, Nhật, Anh, Khựa...phải chào thua. Nhưng Mỹ hiểu điều này cho nên bọn họ di chuyển các loại khí tài về. Giá như họ để cho thì ngon:D:D:D. Ngày nay nếu có KQ lớn khả năng chiến thắng là không hề nhỏ
    Lần cập nhật cuối: 27/04/2019
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Đưa M113 lên...thùng xe tải, Mỹ vẫn thất bại trước Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Những xe tải gắn súng máy hạng nặng thường thấy trên chiến trường Trung Đông hiện nay thực chất còn thua xa cách làm của Mỹ cách đây nửa thế kỷ.

    Hiện nay trên chiến trường Trung Đông, hình ảnh những chiếc xe bán tải được phiến quân "độ chế" để tích hợp vào đó pháo phòng không ZU-23-2, dàn rocket S-5 hay súng máy hạng nặng không phải là điều hiếm gặp.

    Đó là với xe bán tải hạng nhẹ, trường hợp xe tải việt dã hạng nặng còn được sử dụng bằng cách tận dụng tháp pháo xe chiến đấu bộ binh BMP-1 hay xe tăng T-54/62 bị bắn hỏng để tạo ra phương tiện yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ.

    "Chính quy hơn", một số quân đội đã thực hiện cách làm riêng đó là đưa lựu pháo các cỡ từ 105 mm cho tới 122 mm và xa hơn nữa là pháo nòng dài 130 mm thùng xe tải nhằm tạo ra tổ hợp pháo tự hành "con nhà nghèo".

    [​IMG]
    Một chiếc xe tải yểm trợ hỏa lực của Mỹ trên chiến trường Việt Nam

    Tuy nhiên cách làm trên không phải gần đây mới xuất hiện và chỉ phù hợp với những lực lượng vũ trang có tiềm lực tài chính hạn chế mà thực chất chúng còn được quân đội Mỹ triển khai trên chiến trường Việt Nam cách đây nửa thế kỷ.

    Ban đầu Mỹ cũng tạo ra các xe tải làm nhiệm vụ phương tiện yểm trợ hỏa lực để đi theo bảo vệ đội hình tiếp vận, do xe thiết giáp chạy bánh xích thiếu tốc độ để theo kịp xe tải việt dã sử dụng bánh lốp. Họ đã cơi nới thùng xe, lắp thêm các tấm thép và bổ sung trên đó súng máy hạng nặng.

    Nhưng rồi nhận ra phương án này thiếu chắc chắn, kíp chiến đấu không được bảo vệ đầy đủ khỏi hỏa lực của đối phương cho nên Mỹ đã đưa ra một phương án rất độc đáo và còn được vài đồng minh của họ như Australia, New Zealand học tập.

    [​IMG]
    Đây là phương án tận dụng những xe bọc thép chở quân M113 bị mất khả năng hoạt động
    Cách làm được Mỹ đưa ra đó là đưa hoàn toàn phần thân xe bọc thép chở quân M113 đã bị vô hiệu hóa khả năng di chuyển (thường là bị bắn hỏng phần truyền động) lên thùng xe tải việt dã 6x6 để tạo thành module chiến đấu.

    Phương án trên khiến cho hỏa lực yểm trợ các đoàn xe vận tải tốt hơn rất nhiều, vì thân xe M113 tương đối nhẹ, không gây ảnh hưởng nhiều đến tốc độ của nền tảng mang vác, trong khi lại tạo ra hỏa lực đáng gờm và lớp giáp bảo vệ tốt hơn so với chỉ gia cố tấm thép.


    Cấu hình xe tải mang M113 thời gian đầu phát huy tác dụng tương đối hiệu quả, tuy nhiên sau một thời gian ngắn sử dụng nó đã bộc lộ ngay nhược điểm mà nghiêm trọng nhất nằm ở việc mất cân bằng do trọng tâm cao, dễ bị lật khi đi trên những con đường xấu.

    Ngoài ra vào giai đoạn sau, khi trong tay quân giải phóng có vũ khí chống tăng chuyên dụng như B-40/41 thì phương tiện này hoàn toàn mất tác dụng do lớp giáp của chúng không đủ để bảo vệ, dẫn đến kết cục là bị loại bỏ hoàn toàn không lâu sau đó.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...e-tai-my-van-that-bai-truoc-viet-nam-3379036/
  8. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Trực thăng AH-1 Cobra cơ động di tản nhanh
    (Bí mật quân sự) - Sau khi rút về nước vào năm 1973, toàn bộ trực thăng vũ trang AH-1 Cobra cùng UH-1 Gunship đã theo chân binh lính viễn chinh Mỹ hồi hương.

    AH-1 Cobra là loại trực thăng tấn công có kết cấu rotor chính hai lá, một động cơ và hai ghế ngồi ra đời từ năm 1965, đây là loại máy bay lên thẳng vũ trang mạnh nhất mà Quân đội Mỹ từng mang tới Việt Nam.

    So với UH-1, AH-1 "tỏ ra chuyên nghiệp" hơn cho các nhiệm vụ chi viện hỏa lực quân mặt đất, hộ tống và chống tăng. Mặc dù sử dụng khung thân, động cơ cánh quạt của UH-1 nhưng AH-1 khác biệt đáng kể ở thiết kế buồng lái và hỏa lực.

    Máy bay được trang bị hai cánh nhỏ bên hông cho phép mang theo pod súng máy 6 nòng 7,62 mm hoặc pod pháo 20 mm, rocket 70 mm và ở đầu mũi có tháp pháo M28 lắp 2 khẩu minigun 7,62mm hoặc 2 khẩu súng phóng lựu 40 mm M129.



    Trên chiến trường, AH-1 Cobra nổi lên với chiến thuật "nhóm tìm - diệt" kết hợp với trực thăng trinh sát OH-6A. Những chiếc OH-6 bay cực thấp và tìm kiếm, phát hiện dấu hiệu khả nghi sẽ báo cho Cobra tới "đi săn".




    [​IMG]
    Trực thăng vũ trang AH-1 Cobra của Mỹ trên chiến trường Việt Nam
    Theo thống kê của Mỹ, trong giai đoạn 1967-1973, các trực thăng AH-1 Cobra đã đạt tới 1 triệu giờ bay ở Việt Nam..

    Ước tính gần 1.110 chiếc AH-1 được chuyển giao cho Quân đội Mỹ trong đó xấp xỉ 300 chiếc bị mất do chiến đấu hoặc tai nạn. Loại trực thăng này không được Mỹ viện trợ cho Không lực Việt Nam Cộng Hòa và chúng đã theo chân các binh lính viễn chinh về nước vào năm 1973.

    [​IMG]
    Biên đội trực thăng vũ trang AH-1 Cobra của Mỹ trên chiến trường Việt Nam
    Theo tài liệu của Nga, tháng 5/1968, một nhóm đặc nhiệm Tổng cục Tình báo (Spetsnaz GRU) gồm khoảng 10 người đã tấn công một căn cứ bí mật của Mỹ nằm trong rừng sâu trên lãnh thổ Campuchia, cách biên giới Việt Nam 30 km.

    Trong trang bị của căn cứ quân sự này có 2 trực thăng hạng nhẹ, 10 trực thăng vận tải và 4 trực thăng tấn công AH-1 Cobra hiện đại nhất của Mỹ tại thời điểm đó.


    Một trong những mục tiêu hàng đầu đối với nhóm đặc nhiệm Spetsnaz GRU là lấy cho được 1 trong 4 chiếc trực thăng Cobra này. Chúng được trang bị hệ thống dẫn đường tối tân và các tên lửa có điều khiển, Quân đội Liên Xô rất cần những thiết bị như vậy.



    Sau 25 phút tấn công, 3 chiếc AH-1 đã bị phá hủy, nhóm Spetsnaz GRU mang được 1 chiếc Cobra về Việt Nam, chắc chắn chúng ta đã có dịp tiếp xúc rất gần chiếc trực thăng vũ trang này nhưng đáng tiếc là chưa thể giữ lại để phục vụ nghiên cứu.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bi-mat-quan-su/truc-thang-ah-1-cobra-co-dong-di-tan-nhanh-3379060/

  9. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Không biết rồ Mỹ có nghỉ lễ 30-4 ko ta :-D

    [​IMG]
  10. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Những cuốn băng của Nixon liên quan đến chiến tranh Việt Nam

    Tháng 4/1975, Sài Gòn thất thủ, ảo tưởng về sức mạnh của quân đội và lòng tin đạo đức vào tổng thống Mỹ biến thành mây khói...

    Sự thật vừa được giải mã qua những cuốn băng “tuyệt mật” của các đời tổng thống thời Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là của Tổng thống Nixon.

    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Richard Nixon
    Bối cảnh những cuốn băng được giải mật

    Trong bốn thập kỷ tiếp theo kể từ ngày 30-4-1975, Thư viện Nixon (NL), Lưu trữ Quốc gia Mỹ (NA) đã phát hành hơn 3.700 giờ băng ghi âm mà hai cơ sở này cho là vì lợi ích cộng đồng, giữ lại phần còn lại cho sự riêng tư của gia đình hoặc các vấn đề an ninh quốc gia trước khi phát hành loạt băng cuối cùng vào năm 2013.

    Khoảng hơn 3.700 giờ băng bí mật của Tổng thống Nixon đã được lưu trữ, sản phẩm được vị tổng thống thứ 37 của Mỹ ghi lại khoảng thời gian từ tháng 2 năm 1971 đến tháng 7 năm 1973, nhiều hơn bất kỳ tổng thống nào trước đó, tất cả đã được giải mã nhưng mới chỉ một tỷ lệ nhỏ được công bố.



    Qua các cuốn băng này cho thấy, Tổng thống Nixon là một chính khách hoang tưởng, tâm điểm của nhiều chuyện động trời, đặc biệt là vụ Watergate khét tiếng, làm rung chuyển nước Mỹ mà tâm chấn là Phòng Bầu dục Nhà Trắng hồi năm 1974, khiến Nixon phải ra đi giữa nhiệm kỳ.

    Các cuốn băng này còn tiết lộ đến sự kiện Nixon ra lệnh ngừng ném bom Miền Bắc Việt Nam, Miền Bắc Việt Nam trao trả tù binh Mỹ, chính sách của Mỹ ở Trung Đông, vụ hai nhà ngoại giao Mỹ ở Sudan bị Tổ chức Tháng Chín đen ám sát, sự kiện Quốc vương Hussein của Jordan và Thủ tướng Israel Golda Meir viếng thăm Mỹ, các chính sách kiểm soát lương và giá cả.

    Kèm theo các cuốn băng này NL còn công bố hơn 140.000 trang lưu trữ của Nixon và 75 giờ băng ghi hình các sự kiện lịch sử, trong đó có khoảng 2.500 trang tài liệu mật về các chính sách của Mỹ đối với Chile.




    Hồ sơ này nằm trong bộ sưu tập của Sanford Fox, cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng. Trong tất cả số hồ sơ đó thì những bí mật về cuộc chiến tranh Việt Nam đã lần lượt được hé lộ.

    Mặc dù người tiền nhiệm, TT Johnson hoàn toàn vỡ mộng về cuộc chiến thì Nixon, trong nhiệm kỳ 1969-1974 lại tiếp tục dệt giấc mơ toàn thắng. Qua các cuốn băng ghi âm cho thấy Nixon là một chính khách tàn nhẫn, phi đạo đức.

    Nixon từng hứa hẹn đem toàn danh dự để bảo toàn cho giải pháp hòa bình nhưng khi cân nhắc đến những hậu quả khi Mỹ tự rút lui, đặc biệt là những tác động với kết quả tái đắc cử của Nixon năm 1972. Vì vậy, giữa lời nói và hành động của Nixon hoàn toàn trái ngược nhau.

    [​IMG]
    Những cuốn băng bí mật của Nixon dài 3.700 giờ đã được giải mật
    Cuộc chiến Việt Nam qua những cuốn băng của Nixon

    Theo tờ Thời báo New York (NYT) số ra đầu năm 2017, và những cuốn băng vừa được giải mã cho thấy Nixon đã làm hết sức mình để phá hoại Hội nghị Paris mặc dù tổng thống đương nhiệm Lyndon Johnson biết rõ mọi chuyện và cảnh báo Nixon về tội “phản quốc và dính máu”.

    Mọi việc bắt đầu từ mùa hè 1968. Nixon lo hội nghị Paris sẽ chấm dứt chiến tranh, như vậy giác mơ trở thành tổng thống của ông ta sẽ tan biến nên Nixon đã cho thành lập một ủy ban bí mật do bà Anna Chennault, một cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử đảm nhận.

    Bà Chennault đã được phái tới đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa (VNCH) với một thông điệp rõ ràng, ra lệnh VNCH phải rút khỏi các cuộc đàm phán, từ chối bắt tay với Johnson và nếu Nixon đắc cử, VNCH sẽ có một thỏa thuận có lợi cho Sài Gòn. Ngay trước khi công bố kế hoạch ngừng ném bom, Johnson mới biết Sài Gòn đã rút khỏi các cuộc đàm phán.

    FBI đã nghe lén điện thoại của vị đại sứ và bản chép các cuộc điện đàm của bà Anna Chennault gửi tới Nhà Trắng. Trong một cuộc điện đàm, Chennault nói với VNCH rằng “hãy hoãn cho tới qua cuộc bầu cử tổng thống”.

    Về phần mình, bề ngoài, Nixon tỏ ra như không hay biết vì sao VNCH lại rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình nhưng bày tỏ mong muốn sang Sài Gòn để thuyết phục VNCH quay trở lại bàn đàm phán. Tổng thống Johnson biết rõ sự việc nhưng vì lợi ích quốc gia và tình thế lúc đó nên quyết định im lặng.


    Cuối cùng, Nixon giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1968 với tỷ lệ sít sao. Sau khi trở thành tổng thống, Nixon đã leo thang chiến tranh tại Lào và Campuchia, cướp đi sinh mạng của thêm 22.000 người Mỹ. Hiệp định Paris cuối cùng cũng đã được ký kết năm 1973 mà lẽ ra có thể được ký kết vài năm trước.

    Những đoạn băng, ghi chép vừa được giải mật về Nixon, Bộ trưởng Quốc phòng và mỗi quan hệ giữa Nixon với cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger về chiến tranh Việt Nam đã giúp dư luận hiểu thêm lý do vì sao chính quyền Nixon quyết định leo thang cuộc xung đột vốn không được công chúng ủng hộ.

    Đặc biệt, lộ rõ âm mưu đẩy mạnh chiến dịch không quân và hải quân chống lại Miền Bắc Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng thời đó là Melvin Laird đã khuyến cáo Nixon cân nhắc vì nó không mang lại lợi ích quân sự lẫn chính trị chưa kể làn sóng phản đối của dân chúng Mỹ. Bỏ ngoài tai mọi thứ, Nixon đã bí mật tiến hành một cuộc đánh bom lớn ở Campuchia hòng phá hủy căn cứ của quân đội miền Bắc VN.

    Đồng thời tiến hành đánh bom miền Bắc Việt Nam để chiếm lợi thế trên bàn đàm phán. Còn ở Miền Nam VN, Mỹ đề xướng cái gọi là Việt Nam hóa, đẩy gánh nặng cuộc chiến cho quân đội Sài Gòn.



    [​IMG]
    Nixon quyết định leo thang chiến tranh và phá hoại tiến trình đàm phán Hiệp định Paris
    Với thời lượng khổng lồ, các cuốn băng được giải mật còn nói đến nguyên nhân Nixon phải từ chức giữa nhiệm kỳ, đặc biệt là vụ Watergate tai tiếng (tiếng Việt gọi là Oa-tơ-ghết).

    Nó diễn ra vào thời điểm chiến tranh Việt Nam lên đỉnh điểm, phong trào phản chiến tăng cao ở cả trong lẫn ngoài nước Mỹ.

    Vụ xì-căng-đan Watergate có thể tóm tắt như sau: Sau khi bắt 5 tên trộm đột nhập văn phòng Đảng Dân chủ tại khách sạn Watergate, thủ đô Washington ngày 17 tháng 6 năm 1972, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) lần ra manh mối của chiến dịch do thám này, đó chính các nhân vật thân cận của Tổng thống Nixon, cùng với ủy ban vận động bầu cử của ông đã tổ chức vụ đột nhập này nhắm vào đối thủ chính trị là Đảng Dân chủ.

    Tuy nhiên, các kết quả điều tra của FBI đã bị ỉm đi dưới những âm mưu che đậy của Nhà Trắng cho tới khi hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post công bố công khai trên mặt báo. Quốc hội Mỹ buộc phải lập ủy ban điều tra và thấy trước mùi thất bại và lo sợ bị quốc hội phế truất, ngày 9 tháng 8 năm 1974, Tổng thống Nixon tuyên bố từ chức.

    [​IMG]
    Nixon và Kissinger trong cuộc luận hồi tháng 5- 1971
    Nixon đánh mất sự sùng kính truyền thống của người Mỹ vào tổng thống

    Liên quan đến chiến tranh Việt Nam, trang tin trực tuyến History.com (HC) của Mỹ số ra ngày 30-7-2018 đã trích dẫn những câu nói “bất hủ” của Nixon trong các cuốn băng này, nó làm cho dư luận sốc bởi phát ra từ một chính khách “nổi tiếng và tai tiếng” của thế giới tự do.



    Theo HC, Nixon biết rằng Mỹ không thể chiến thắng trong Chiến tranh Việt Nam, và ngay khi quân đội Mỹ rút lui, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ ủng hộ sẽ sụp đổ bởi sức mạnh của một dân tộc Việt Nam chính nghĩa.

    Nhưng Nixon vẫn làm hết sức để vớt vát danh tiếng cá nhân và hy vọng sẽ trở thành ông chủ Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa, và giữ thể diện cho nước Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh.




    Đó là lý do tại sao Nixon phá Hội nghị Paris đến cùng và trì hoãn đến tận năm 1973 mới ký hiệp định. Kissinger đã đề cập điều này với Nixon từ đầu năm 1971, qua đây cho thấy cách tàn nhẫn trước bầu cử của Nixon chỉ vì lợi ích cá nhân. Chúng ta hãy nghe đoạn đàm thoại giữ Nixon với Kissinger ngày 29/5/1971:

    - Kissinger: Vấn đề quan trọng nhất là chú tâm vào chuyện bầu cử năm 1972... Còn về phía cộng sản, tốt hơn hãy bàn đến trong 6 tháng trong nhiệm kỳ mới chứ không phải lúc này.

    - Nixon: Tất nhiên, tôi không muốn Thiệu bị lật đổ trước bầu cử

    - Kissinger: Tôi không mặn mà với chuyện này

    - Nixon: Còn tôi thì biết rõ chúng ta phải làm gì...

    - Kissinger: Hãy khoan, nếu phía Campuchia, Lào, Việt Nam cạn lực vào tháng 9/1972, họ sẽ phải nhờ đến tổng phống và sẽ mời ngài vào....Rất nhiều sinh mạng sẽ phải trả giá để nâng bước chân ngài, lúc đó có thể là năm đầu trong nhiệm kỳ mới.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Nixon từng lừa phỉnh Nguyễn Văn Thiệu để đạt mục đích cá nhân nhưng cuối cùng mọi thứ đều đổ bể.
    Theo Ken Hughes, chuyên gia nghiên cứu về Nixon và là thành viên nghiên cứu Dự án các cuốn băng ghi âm của Tổng thống thuộc Đại học Virginia, những gì nghe được từ các cuốn băng này cho thấy, Nixon sẵn sàng kéo dài thời gian cho Tổng thống Thiệu chấp nhận cái gọi là thiết lập hòa bình mà bản thân Thiệu lẫn Henry Kissinger và Nixon đều biết rõ sẽ dẫn đến thất bại của quân đội Mỹ tại Việt Nam.

    Nixon còn yêu cầu Kissinger thông báo với VNCH rằng, quốc hội Mỹ sẽ cắt đứt viện trợ cho Sài Gòn nếu họ không ủng hộ các kế hoạch của Mỹ còn nếu nghe lời "sẽ được tất cả”. Với những đoạn ghi âm trên đã minh oan cho chính quyền Sài Gòn rằng, Mỹ đã nuốt lời hứa bảo vệ Sài Gòn khi chính quyền VNCH sụp đổ vào năm 1975 nhưng thực tế chẳng làm được gì.

    Chuyện gì đến sẽ đến, tháng 4-1975 quân giải phóng tràn vào Sài Gòn, khiến chế độ VNCH tan rã, còn ở bên kia đại dương Nixon từ chức.


    Trong bài phát biểu từ chức đầy cay đắng trước khi di tản, Nguyễn Văn Thiệu đã gọi Mỹ là "một đồng minh vô nhân tính", đồng thời cáo buộc đội ngũ của Nixon đã ép ông ta ký Hiệp định Paris bằng những cam kết lừa phỉnh để chuốc lấy thất bại nhục nhã.

    Những cuốn băng ghi âm của Nixon vừa được giải mã không chỉ hủy hoại danh tiếng của chính bản thân Nixon mà mà còn xói mòn niềm tin của công chúng Mỹ với chính phủ, và sự sùng kính tổng thống mà trước đó người dân Mỹ vẫn thường trân trọng.

    Vài nét về TT Nixon



    Nixon tên đầy đủ Richard Milhous Nixon, luật sư, đản viên Đảng Cộng hòa, tổng thống thứ 37 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sinh ngày 9 tháng Giêng 1913, tại Yorba Linda, California, và mất ngày 22 tháng 4, 1994.

    Nixon từng tham chiến trong Thế chiến II, và Chiến tranh TBD (1942–1946 và 1946–1966). Nhiệm kỳ tổng thống bắt đầu từ năm 1969, kết thúc khi từ chức vào năm 1974, khiến Nixon là tổng thống duy nhất từ chức trong lịch sử Hoa Kỳ.

    [​IMG]
    Mộ của Nixon được xây dựng bên cạnh thư viện NL.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-...uan-den-chien-tranh-viet-nam-3379111/?paged=2

Chia sẻ trang này