1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    Tự kiếm cớ cho cu mỹ nó trét tro trét trấu vào mặt chứ có ai làm gì nó đâu,giờ thằng mỹ nó lôi bao nhiêu năm ăn cắp trí tuệ chèn ép công ty nước ngoài chưa kể tòa tq ếu bao giờ xử cty tq thua thì có mà đi kiện mà mình lại vào tù,mà còn vụ thao túng để nó tiếp tục hưởng quyền lợi của các quốc gia đang phát triển trong khi nó là nền kinh tế lớn thứ 2 sau mỹ
    Chỉ sợ nó học cu nhật bổn,mỹ bóp cổ dữ quá thằng nhật nó chơi luôn trân châu cảng,giờ tq nó liều nó tấn công các căn cứ quân sự của mỹ ở tây thái bình dương đồng thời tấn công đài loan và quần đảo của vn,chống lưng cho triều tiên độp hàn lần 2 thì dù cho mỹ có quay lại thì cũng đã là sự đã rồi,cùng lúc độp nhiều mặt trận để ép mỹ mất ít nhất 6 tháng để tái thiết lập lực lượng ở châu á thái bình dương,ngắn hạn có thể như nhật bổn ở đầu thế chiến 2,phần sau có ăn **** như nhật bổn hay ko thì tùy
  2. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Tập trận Mỹ-ASEAN: 'Mỹ sẽ không đứng yên nếu TQ tiếp tục ép VN'

    BBC Vietnamese

    6 tháng 9 2019


    Cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Hoa Kỳ và 10 thành viên ASEAN từ 2 - 6/9/2019 , ở ngoài khơi Vịnh Thái Lan và mở rộng cho tới vùng Cà Mau ở cực Nam của Việt Nam tiếp tục thu hút sự chú ý.

    Cuộc tập trận kéo dài 5 ngày có sự tham dự của ít nhất tám tàu hải quân và một số phi cơ được cho là có nhiều ẩn ý chính trị, nhất là đối với Hoa Kỳ, Việt Nam và Trung Quốc.

    Trong bài viết ''Trung Quốc có nên lo lắng về tập trận hàng hải chung Mỹ-Asean?'', Tiến sĩ Collin Koh, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, phân tích ý nghĩa của cuộc tập trận hàng hải chung với Mỹ lần đầu tiên có sự hiện diện của cả 10 nước thành viên ASEAN, với Hà Nội, Washington, và Bắc Kinh.

    TS Collin Koh: Tập trận hàng hải ASEAN-US với tất cả các quốc gia ASEAN mang tính biểu tượng lớn. Điều đó có nghĩa là bất chấp sự bất mãn của Trung Quốc với những gì nước này xem là hành động bên ngoài xen vào tình hình Biển Đông, ASEAN rất muốn thấy sự tham gia của Mỹ trong một hiện diện quan trọng về quốc phòng và an ninh khu vực.

    Riêng với Hà Nội, cuộc tập trận này cũng có thể tạo thành một hình thức ngăn chặn Bắc Kinh vượt qua ngưỡng sử dụng vũ lực để tìm cách thay đổi hiện trạng tranh chấp lãnh hải với Việt Nam.

    BBC: Theo ông, với Hoa Kỳ, cuộc tập trận này mang ý nghĩa gì?

    TS Collin Koh: Từ thời Tổng thống Obama, Hoa Kỳ đã muốn có cuộc tập trận này nhưng mãi đến giờ mới thực hiện được. Cuộc tập trận này và tầm quan trọng của nó cần được nhìn thấy trong bối cảnh cuộc tập trận hàng hải ASEAN-Trung Quốc gần một năm trước, và đề xuất của Trung Quốc trong Dự thảo Duy nhất Bộ quy tắc Ứng xử về Biển Đông (SDNT), hiện đang được các nước ASEAN đàm phán. Đề xuất này quy định rằng "các bên không được tham gia tập trận với những nước ngoài vùng, trừ khi tất cả các bên liên quan được thông báo trước, và không phản đối."

    Về cơ bản, cuộc tập trận hàng hải ASEAN-US khẳng định vị thế của Hoa Kỳ đối với các cam kết an ninh liên tục trong khu vực.

    BBC:Bài viết của ông đề cập đến vị thế của Hoa Kỳ theo Báo cáo Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố gần đây. Theo ông thì những điểm quan trọng nhất mà Việt Nam và Trung Quốc cần rút ra từ báo cáo này là gì?

    TS Collin Koh: Điểm nổi bật của Báo cáo Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương là chính sách tham gia quốc phòng và an ninh của Hoa Kỳ vào trong khu vực này không hề thay đổi mà còn sẽ tiếp tục được tăng cường. Về phía Việt Nam, Hà Nội có thể khai thác cơ hội này, nhờ Mỹ để đối phó với khẳng định chủ quyền ngày càng quyết liệt của Trung Quốc tại vùng Biển Đông. Còn với Trung Quốc thì Bắc Kinh phải thấy là trong việc vẫn cam kết giúp duy trì hòa bình và an ninh khu vực, Mỹ đã rất quan tâm tới những hành vi của Trung Quốc tại vùng biển này.

    Điều này có thể có nghĩa là Bắc Kinh phải nhận ra rằng họ không thể hoàn toàn thống trị để đạt được những gì họ muốn trong khu vực, mặc dù họ đã phát triển mạnh mẽ.

    BBC: Ông có thể giải thích ý nghĩa chính trị của cuộc tập trận này đối với các cuộc xung đột ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhìn theo quan điểm của Bắc Kinh?

    TS Collin Koh: Mỹ muốn hợp tác khai thác năng lượng với Việt Nam. Nhìn trong bối cảnh rộng lớn hơn của mối quan hệ chiến lược vừa chớm nở giữa Hà Nội và Washington, cuộc tập trận này không chỉ báo hiệu sự bền vững của hiện diện an ninh của Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông, mà còn có thể ám chỉ rằng Mỹ sẽ không đứng yên nếu Bắc Kinh tiếp tục tìm cách ép buộc Việt Nam phá vỡ các quyền lợi trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

    Điều này có thể phục vụ như một tín hiệu cảnh báo xác thực cho Trung Quốc. Ngay cả khi Bắc Kinh không rút lại mối đe dọa vũ lực ở cường độ thấp, ít nhất điều này có thể ngăn cản họ bắt tay vào các hành động quyết liệt hơn.

    BBC:Ông viết rằng ''ASEAN có thể là phe chiến thắng lớn nhất trong cuộc tập trận này''. Tại sao?

    TS Collin Koh: Tất nhiên, ASEAN có thể khẳng định tính trung lập của mình, và quan trọng hơn, khẳng định khái niệm bao gồm (inclusivity) của nó - khác với quan điểm loại trừ (exclusivity) của Bắc Kinh - đối với kiến trúc khu vực. Tham gia tập trận với Mỹ cho thấy ASEAN và các quốc gia thành viên sẽ bảo vệ quyền tự chủ về chiến lược của họ trong việc lựa chọn với ai, và khi nào, họ muốn tham gia vào các hoạt động quốc phòng và an ninh bao gồm các cuộc tập trận chung. Và họ sẽ không phải chịu ảnh hưởng của bất kỳ quyền lực bên ngoài nào.

    Về lâu dài, điều này chỉ có lợi cho ASEAN, và các cuộc tập trận có tính chất tương tự như vậy cũng có thể được tiến hành với các cường quốc khác.

    BBC: Việc cuộc tập trận chung mở rộng đến mũi Cà Mau của Việt Nam, theo ông, có mang ý nghĩa gì không?

    TS Collin Koh: Việc cuộc tập trận có thể kéo đến mũi Cà Mau, theo tôi, có thể có nghĩa là Trung Quốc phải xem xét yếu tố Biển Đông đằng sau cuộc tập trận hàng hải giữa các nước ASEAN và Mỹ. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng việc tập trận đến tận đây được thiết kế có chủ đích truyền tải một thông điệp như vậy.

    Tôi không có thông tin riêng tư về lý do tại sao cuộc tập trận lại đến gần Cà Mau, nhưng có lẽ sẽ không sai khi cho rằng ít nhất một số quốc gia thành viên ASEAN sẽ không thoải mái nếu việc tập trận đến Cà Mau rõ ràng là có ý định gửi tín hiệu Biển Đông tới Bắc Kinh, vì họ ngại bị cáo buộc tham gia nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo.

    BBC:Với chuyến đi dự kiến của TBT Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào tháng 10, ông có nghĩ là chủ đềquan hệ chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam sẽ được mang ra bàn thảo luận không?

    TS Collin Koh: Tôi tin như vậy. Như đã nói, Hoa Kỳ có lợi ích trực tiếp trong việc hợp tác năng lượng với Việt Nam, đặc biệt là dự án ngoài khơi của ExxonMobil tại vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, khía cạnh này sẽ tạo thành một phần của cuộc thảo luận về mối quan hệ chiến lược rộng lớn hơn. Nó cũng có thể bao gồm thảo luận về cách Hoa Kỳ có thể tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực xây dựng năng lực an ninh hàng hải của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải và thậm chí là chuyển giao phần cứng tiềm năng như tàu tuần tra.

    BBC:Ông có nghĩ rằng Việt Nam đã sẵn sàng cho quan hệ chiến lược với Mỹ chưa, tại saocó hay không? Và trong mỗi kịch bản, yếu tố then chốt nào sẽ ảnh hưởng quyết định của Hà Nội?

    TS Collin Koh: Trước bối cảnh những gì đang xảy ra ở Biển Đông cho đến giờ, tôi tin rằng Việt Nam, dù có thể sẽ không có ngay một hiệp ước liên minh với Mỹ, vẫn rất muốn, và sẵn sàng để tìm hiểu cách tăng cường thêm nữa quan hệ đối tác chiến lược của hai bên. Yếu tố Trung Quốc và tình hình căng thẳng trên Biển Đông sẽ là động lực chính cho kịch bản như vậy. Nhưng có thể vẫn có những thách thức cản trở việc này.

    Bất chấp mong muốn đến gần nhau hơn về mặt chiến lược mà cả Hoa Kỳ và Việt Nam cùng có, đặc biệt là trong quan điểm của họ về một trật tự thế giới dựa trên quy tắc, và đương nhiên, Việt Nam hoan nghênh việc duy trì sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, vẫn có những khác biệt chính trị chưa được giải quyết về vấn đề nhân quyền. Khía cạnh này cho đến nay chưa được đề cập đến, và dường như đã được gác qua một bên, khi hai nước đang tìm cách nhấn mạnh sự tương đồng, thay vì khác biệt, trong quan hệ đối tác của họ. Tuy nhiên, chúng ta không thể giảm khả năng là vấn đề này sẽ tái xuất hiện để ám ảnh giới tinh hoa về chính sách ở cả hai thủ đô.
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Lưu ý các tiến sĩ chỉ dựa vào các nguồn đã được công khai hóa, tức là báo chí, tin tức ...
    do đó dễ bị lèo lái theo hướng bị dắt mũi theo các dữ liệu được công bố có chủ ý

    Ví như: VN đâm húc TQ bao năm nay, có tiến sĩ nhà nghiên cứu nào biết đâu,
    giờ quốc tế hóa nên 1 tháng họp báo qte 3 lần, ... thì các nhà nghiên cứu quốc tế rêu lên là "diễn biến nghiêm trọng, bất ngờ"
  5. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Cái này vả vào miệng thằng cẩu khựa rugi gì đó .
    https://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/tu...m-dam-phan-mua-t-6-texan-ii/20190908125452322
    Chắc là khựa rất sợ VN quay sang mua VK Mỹ , vì sau đó khựa sẽ chẳng còn ưu thế nào trước VN.
    Tất nhiên cái T-6 chỉ là bước đầu , sau khi cụ Tổng qua Mỹ chắc có nhiều cái hay .
    Cũng có lẽ 1 phần vì vậy mà khựa gây sức ép mạnh ở bãi Tư Chính
  6. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    Giờ cu mỹ chuyển giao công nghệ tên lửa hay uav cho vn thì thằng khựa giãy đành đạch hô hô hô hay cho vn tham gia chương trình phát triển loại vũ khí mới nào đó,hoặc là cho không vn một vài thứ coi như chào sân đồng thời đặt cục gạch mở đường vào thị trường vũ khí việt nam chẳng hạn
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Viết về hợp tác năng lượng Việt Nam Hoa Kỳ:

    Lấy khởi điểm là xử lý lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt:
    1. Lò này Mỹ xây cho VNCH trước 75 VN tiếp quản và tiếp tục vận hành, với các thanh nhiên liệu làm giàu mức độ cao do Liên Xô cung cấp.
    Đây là 1 mối lo của Mỹ, vì VN hoàn toàn có thể sử dụng để nghiên cứu vũ khí HN, mà đây là 1 sự lo ngại của phía Mỹ cũng như ĐNA về 1 nước cộng sản kiểu Triều Tiên.

    2. Để giải quyết vấn đề này, phía Mỹ trong các cuộc tiếp xúc đề nghị VN thay đổi quay về sử dụng thanh nhiên liệu làm giàu mức độ thấp, vốn ko thể sx VNHN uy lực, cùng lắm chỉ làm bom bẩn.
    VN lý luận rằng, năng lượng chúng tôi đang cạn kiệt, chúng tôi đang hợp tác với Nga để nghiên cứu về công nghệ hạt nhân hòa bình, trước mắt là dùng nhiệt điện than công nghệ TQ

    Mỹ cũng đề xuất sẽ suy nghĩ về cung cấp công nghệ hạt nhân an toàn hơn, nhưng việc này sẽ mất thời gian
    do phải thuyết phục nhiều người.

    trước mắt, Mỹ đã bật đèn xanh sẽ hỗ trợ VN công nghệ sx điện nhờ các công nghệ sạch và hiệu suất cao hơn như sử dụng turbine nhiệt điện hiệu suất cao GE, turbine gió và các hợp tác về khai thác khí gần bờ.
    để đáp ứng nhu cầu năng lượng của VN, mà chưa phải tính tới NL hạt nhân.

    Như đã biết, VN chấp nhận đề xuất này, chuyển trả các thanh nhiên liệu làm giàu cao về cho Nga dưới sự giám sát của IAEA, và Mỹ đã chấp thuận để GE sx các động cơ turbine ngay tại VN cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện từ Bắc tới Nam, cũng như nhà máy điện gió,
    Exxon ăn ngay mỏ Cá Voi Xanh ... khi khai thác sẽ đưa khí vào bờ, bán cho EVN sau đó sử dụng ngay công nghệ GE để chuyển đổi thành điện năng tại Quảng Nam. Nên nhớ, điều này cực kỳ có lợi cho Mỹ, do khu vực này đã được khảo sát từ trước 75 khi còn thuộc lãnh thổ VNCH kiêm soát. Chứ Ấn Độ thì ăn lô 128 bao năm ko thu được 1 kết quả gì, kể cả NEON, Kris/ENI ăn lô 105/ 120 cũng ko đạt kết quả gì, Exxon ăn ngay lô 118 ra trữ lượng khí khủng ( nhưng họ bao cả lô 117, 118, 119 ).

    Exxon làm cái hình rất buồn cười "Cá Voi Xanh đủ cung cấp điện cho Hà Nội trong 20 năm"

    Sau này, Mỹ và VN đã vận động được Thỏa thuận 123 về hạt nhân, qua đó Mỹ ko phản đối các cty Mỹ và đồng minh cung cấp các công nghệ, thiết bị hạt nhân hòa bình cho VN.

    Khi mà nhà máy điện hạt nhân của Nga bị các thành phần khác nhau tìm mọi cách phá quấy ko có tiến triển, thì lộ trình điện hạt nhân Mỹ, Nhật ... là khá rõ ràng. Nhật trong khi đàm phán với VN về điện HN đều mật báo cho Mỹ như cam kết, kể cả việc Nga tiến đến đâu trong đàm phán thỏa thuận nhà máy điện HN.

    ----
    Đây là 1 bài báo ngày 27/4/1975 nói về việc các công ty dầu mỏ của Mỹ rời khỏi VN
    https://www.nytimes.com/1975/04/27/archives/oil-companies-abandon-operations-in-vietnam.html
    Lần cập nhật cuối: 14/09/2019
    yetkieu thích bài này.
  8. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Lò thời VNCH là loại lò cũ quá rồi cụ, công nghệ sản xuất mà ra bom A chắc làm giàu cỡ 100 năm. Cụ kêu làm bom A là phi lý lắm. Kể cả nghiên cứu để làm bom.
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Khối lượng HEU chuyển trả lên tới gần nửa tấn.
    Nghe nói đủ làm 11 quả rồi
  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Việt Nam đã sẵn sàng nâng tầm đối tác chiến lược với Mỹ?

    17 tháng 9 2019

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49711589

    …………….

    …. Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập "quan hệ đối tác toàn diện" tháng 7/2013. Như vậy, Việt Nam đứng sau Philippines, Thái Lan, Indonesia và Singapore - các đối tác chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực - về tầm quan trọng đối với Washington.

    Trong khi đó, Việt Nam đã nâng tầm "quan hệ chiến lược" với 16 nước gồm Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011), Pháp, Indonesia, Ý, Singapore và Thái Lan ( 2013), Malaysia và Philippines (2015) và Úc (2017).

    Trong ngôn ngữ ngoại giao của Hà Nội, tất nhiên, Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, trong khi Mỹ là một trong những quốc gia ít quan trọng nhất. Trên giấy tờ, mối "quan hệ đối tác toàn diện" của Việt Nam với Mỹ - nền kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới - thậm chí còn xếp sau quan hệ "đối tác toàn diện" của Việt Nam với Myanmar - được thiết lập năm 2017.

    Nhưng trên thực tế, Mỹ là đối tác quan trọng thứ hai của Việt Nam. Ở nhiều khía cạnh, Mỹ cũng quan trọng không kém Trung Quốc. Và Hà Nội hiểu rằng có một mối quan hệ khỏe mạnh với Mỹ mang tính sống còn với đất nước, giúp ổn định sự phát triển và tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, ông Đoàn Xuân Lộc nhận định.

    Hiện nay, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong các yếu tố chính để Việt Nam tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ, đặc biệt trong an ninh quốc phòng.

    Nhìn chung, mặc dù vẫn có những khác biệt nhất định, đặc biệt là về các quyền tự do chính trị và nhân quyền, lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phù hợp với nhau. Đối với Việt Nam, mối quan hệ với Mỹ hiện tại về cơ bản là chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng, như an ninh và quốc phòng, mặc dù về tên gọi nó mới chỉ là "quan hệ đối tác toàn diện", vẫn theo tác giả Đoàn Xuân Lộc.

Chia sẻ trang này